Tặng sách Sổ tay nghiên cứu Vô tỷ pháp

Hiện nay, tại thư viện Phật Giáo Nguyên Thủy, tọa lạc tại 171/10 Quốc lộ 1A, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, có tặng sách Sổ tay nghiên cứu Vô Tỷ Pháp (Biên soạn: Visischaysuvan) & Vô tỷ pháp là Phật ngôn (Biên soạn: Bhikkhu Gandhasarabhivamsa), Việt dịch: Tk Siêu Thành. Kính mời các bạn độc giả nào muốn xin sách thì liên lạc trực tiếp quản thư theo giờ hành chánh: Cư sĩ Bính, đt 0908 475521.

Mục Lục

Lời dẫn_ 4

SỔ TAY NGHIÊN CỨU_ 6

VÔ TỶ PHÁP_ 6

Vô Tỷ Pháp Là Gì?_ 6

Ý Nghĩa Của Pháp Siêu Lý_ 13

Ý Nghĩa Của Pháp Chế Định_ 15

Pháp Siêu Lý Là Pháp Vượt Trội Hơn Sự Định Đặt Chế Định_ 15

Lịch Sử Của Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) 17

Diệu Pháp Lý Hợp Là Gì ?_ 21

Tụng Vô Tỷ Pháp Trong Nghi Thức Tang Lễ_ 25

Lợi Ích Từ Việc Nghiên Cứu Vô Tỷ Pháp_ 27

VÔ TỶ PHÁP LÀ PHẬT NGÔN_ 31

Vô Tỷ Pháp là Phật Ngôn_ 34

Ý Nghĩa Của Vô Tỷ Pháp_ 34

Sự Hình Thành Của Abhidhamma - Vô Tỷ Pháp_ 38

Những câu chuyên liên quan đến Vô Tỷ Pháp gặp trong Kinh và Luật. 40

Việc Nói Phản Đối Vô Tỷ Pháp Không Phải Là Phật Ngôn_ 47

Chương kết 68

Lời dẫn

Khi nói tới danh từ Vô Tỷ Pháp cũng thường luôn bị hỏi Vô Tỷ Pháp là chi? Học Vô Tỷ Pháp liên quan đến những gì? Ai là người soạn ra Vô Tỷ Pháp? Học Vô Tỷ Pháp được những lợi ích gì? Phần lớn người ta sẽ hiểu, nhưng hiểu Vô Tỷ Pháp là đọc tụng trong nghi thức tang lễ, hay có người chưa từng nghe biết vấn đề, ngay cả chính nhiều người tụng cũng không biết.

Vô Tỷ Pháp là phần cốt lõi đề cập đến pháp cao siêu. Pháp cao siêu ở đây là nói về bốn điều như là Tâm (Citta), Sở Hữu (Cetasika), Sắc (Rūpa) và Níp-bàn (Nibbāna). Vô Tỷ Pháp là cốt lõi của đạo Phật, có ý nghĩa vi tế, sâu xa, dẫn đến sự biết, sự hiểu về pháp bản thể của cuộc sống, vấn đề của nghiệp và sự trổ quả của nghiệp, vấn đề về các cõi khác nhau, vấn đề của vòng luân hồi sanh tử và vấn đề của sự thực hành pháp cho được thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Đó là mục đích tối thượng trong đạo Phật.

Tất cả các môn học trên thế giới mà chúng ta đã từng học, từng nghe và từng đọc qua không phải chỉ trong kiếp này hay trong những kiếp trước mà ở quanh quẩn trong vòng sanh tử vô số kiếp cho tới khi đếm không chính xác. Có lẽ chúng ta cũng từng được học, từng nghe và từng đọc nhiều lắm rồi, nhưng cũng không làm cho ta thoát ra khỏi sự khổ, thoát ra sự khó khăn hay thoát khỏi phiền não. Nay cũng trình bày cho thấy là những chuyên môn ấy không làm cho chúng ta sanh khởi trí tuệ cho đúng đắn về bản chất thật, mà chỉ biết được con đường hiệp thế để sử dụng, tự mình duy trì mạng sống chỉ trong thế giới này, kiếp này mà thôi.

Hơn nữa là để cho sanh khởi tri kiến, sự thấu hiểu trong phần cơ bản liên quan đến lịch sử có mặt và ý nghĩa chính của Vô Tỷ Pháp. Vô Tỷ Pháp sẽ dẫn chúng ta đến sự nghiên cứu vi tế sâu xa, sự tu tiến để cho sanh trí tuệ, hiểu thấu đáo trạng thái pháp theo bản chất thật kế tiếp của chính chúng ta. Vì thế, quyển sách này được tập hợp và soạn lại cho dễ hiểu, nhất là liên quan đến Vô Tỷ Pháp.

Với phước thiện nào phát sanh qua việc tập hợp và biên soạn lại cho đến khi thành tựu quyển sách này, tôi xin cúng dường đến Tam bảo, nhà chú giải và giáo thọ sư, tất cả được thừa hưởng gia tài Pháp bảo quí giá này được truyền lại cho đến tận bây giờ.

Và xin cho bình yên, là người có trí tuệ thấu triệt trong pháp lõi, là lời dạy của bậc Chánh đẳng Chánh giác, sự che chở phát sanh đến toàn thể chúng sanh đang luân hồi trong 31 cõi và xin cho thành tựu trên mọi lĩnh vực, nhất là con đường tu tập.

Bhikkhu Visischaysuvan

-----

Lời Tùy Hỷ

Phật giáo được truyền bá từ hai thiên niên kỉ trong các xứ quốc giáo, giống như các xứ chùa tháp, là sự vinh quang và tràn đầy những ân đức cao thượng trong thâm tâm người Phật tử, người muốn lợi ích cho mình và lợi ích cho người. Nhưng tháp cổ này ắt hẳn sẽ hư hoại theo thời gian thuận theo lý vô thường. Sự suy đồi, hư hại của chánh pháp mà nguyên nhân là do nhiều sự “cải tiến” chánh pháp.

Sự “cải tiến” chánh pháp muốn nói đến nguyên nhân không nghiên cứu học hỏi Pāḷi và Vô Tỷ Pháp là điều rõ ràng nhất. Vì vậy, khi thảo luận theo ý kiến của cá nhân, thì không làm cho đi đến kết luận là ý kiến của ai đúng, giống cuộc tranh luận của ba hoàng tử dòng Sakya là hoàng tử Kimbila, hoàng tử Bhaddiya và hoàng tử Anuruddha trong thời Đức Phật còn tại thế. Ngày thứ nhất, cả ba hoàng tử tranh luận với nhau rằng “Cơm sanh từ đâu?”. Hoàng tử Kimbila nói rằng “Cơm sanh từ vựa thóc”, hoàng tử Bhaddiya nói rằng “Cơm sanh từ cái nồi” còn hoàng tử Anuruddha nói rằng “Cơm sanh từ mâm vàng”. Ý kiến của những hoàng tử đó, mỗi người khác nhau theo kinh nghiệm của mình là thấy cơm ở nơi nào thì nói là ở nơi đó.

Bởi lý do này, việc biên soạn bộ sách “Vô Tỷ Pháp Là Phật Ngôn” là để giúp cho việc học hỏi, nghiên cứu và giúp kéo dài tuổi thọ của Phật giáo được trường tồn, giống như việc phục hồi phần hư hại bị xâm thực của bảo tháp và được cho là đại thiện cao thượng hơn việc xây dựng những công đức khác trong Phật giáo như là xây chánh điện hay chùa và tô tượng .v.v... Bởi vì tượng Phật không thể dạy ai được, nhưng giáo pháp mà Bậc Đạo Sư đã thuyết giảng có thể dẫn dắt chúng sanh thoát khổ được, chính xác như Phật ngôn sau đây:

‘‘Siyā kho panānanda, tumhākaṃ evamassa – ‘atītasatthukaṃ pāvacanaṃ, natthi no satthā’ti. Na kho panetaṃ, ānanda, evaṃ daṭṭhabbaṃ. Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā”.

“Này Ānanda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)". Này Ānanda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ānanda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi”.[1]

Dù đức vua Ajātasattu đã thực hiện việc giết cha được xếp vào vô gián nghiệp là một loại nghiệp cho quả đọa vào địa ngục A Tỳ vô số kiếp đến nỗi đếm không chính xác là bao nhiêu. Nhưng Ngài đã hộ trợ đại hội kết tập Tam tạng lần thứ nhất tại hang động Sattapaṇṇa ở thành Vương Xá. Quả báo từ việc ủng hộ lần này cho Ngài thoát khỏi địa ngục A Tỳ mà chỉ rơi vào địa ngục Đồng Sôi là địa ngục cạn hơn. Ngài bị đọa khoảng 60,000 năm rồi sẽ giác ngộ thành Phật Độc Giác.

Như vậy, nên thấy rằng việc tuyên dương giáo pháp có nhiều quả phúc to lớn, người làm tội nhiều nhận quả khổ nhẹ hơn, người làm phước ít sẽ được lên cõi trời cao, còn người làm phước nhiều sẽ đạt được sự an lạc, tiến hóa trong lúc luân chuyển trong vòng luân hồi, như Ngài vua sãi To Brammaraṅsī nói rằng:

“Việc làm cho tuổi thọ giáo pháp càng thêm trường tồn là việc làm phước thiện to lớn, người bị đọa sâu vào địa ngục thì sẽ giảm nhẹ phần nào, người rơi vào địa ngục thấp sẽ được lên cõi trời; người lên cõi trời rồi nếu ở cõi trời thấp sẽ được lên cõi cao hơn. Chúng ta nên nhớ rằng, việc xiển dương, hộ trì giáo pháp này sẽ giúp cho chúng ta không bị sa đọa vào cõi thấp trong lúc sanh tử của vòng luân hồi cho đến khi thật sự đạt được mục đích giải thoát”.

Xin chia quả phước thanh cao của thí chủ trong việc soạn quyển sách này cho việc truyền bá để hiểu lời Đức Phật dạy, xin cho tất cả các Ngài có thân tâm thường lạc và gặp sự tiến hóa trong giáo pháp của bậc Thánh nhân.

 

Mahāthera DhammĀnanda

Chùa Thamao tỉnh LamPang

 

[1]Trường bộ kinh – Kinh Đại Níp-bàn – Việt dịch: HT Thích Minh Châu.

Bình luận
| Mới nhất