2. Bộ Thứ Hai - Bộ Phân Tích

Dịch giả: Đại Trưởng lão Tịnh Sự

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
 --o-O-o--

TẠNG VÔ TỶ PHÁP
(ABHIDHAMMAPIṬAKA)
  

BỘ THỨ HAI
 
BỘ PHÂN TÍCH
(VIBHAṄGA)

 
CẢO BẢN


Đại trưởng lão Tịnh Sự
(Mahāthero Santakicco)
Chuyển ngữ từ bản tiếng Pāli-Thái Lan sang tiếng Việt
Phật lịch 2519 - Dương lịch 1975

 

MỤC LỤC

 

PHẦN I - UẨN PHÂN TÍCH.. 11

  1. UẨN PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH.. 11

1) Sắc uẩn. 11

2) Thọ uẩn. 12

3) Tưởng uẩn. 14

4) Hành uẩn. 16

5) Thức uẩn. 18

  1. UẨN PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 20

1) Sắc uẩn đó ra sao?. 20

2) Thọ uẩn đó ra sao?. 21

3.)Tưởng uẩn đó ra sao?. 28

4) Hành uẩn đó ra sao?. 34

5) Thức uẩn đó ra sao?. 40

  1. UẨN PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 46

1) Đáp theo đầu đề tam.. 46

2) Đáp theo đầu đề nhị 48

PHẦN II - XỨ PHÂN TÍCH.. 55

  1. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH.. 55
  2. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 55
  3. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 56

1) Đáp theo đầu đề tam.. 56

2) Đáp theo đầu đề nhị 58

PHẦN III - CHẤT PHÂN TÍCH.. 65

  1. CHẤT PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH (Suṭtantabhājanīya) 65

Lục chất - phần thứ nhất 65

Lục chất - phần thứ hai 67

Lục chất - phần thứ ba. 67

  1. CHẤT PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 68
  2. CHẤT PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 70

1) Đáp theo đầu đề tam.. 70

2) Đáp theo đầu đề nhị 72

PHẦN IV - ĐẾ PHÂN TÍCH (Saccavibhaṅga) 81

  1. ĐẾ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH.. 81

1) Khổ thánh đế. 81

2) Khổ tập thánh đế. 82

3) Khổ diệt thánh đế. 83

4) Thánh đế tiến hành nhân diệt khổ. 85

  1. ĐẾ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 86

1) Phần bát chi 86

2) Phần ngũ chi đạo (pañcaṅgikavāra) 88

3) Phần tất cả chi (sabbasaṅgāhikavāra) 89

  1. ĐẾ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 90

1) Đáp theo đầu đề tam.. 90

2) Đáp theo đầu đề nhị (dukamātikā) 92

PHẦN V - QUYỀN PHÂN TÍCH.. 99

PHẦN VẤN ĐÁP. 100

1) Quyền phân tích đáp theo đầu đề tam.. 101

2) Quyền phân tích đáp theo đầu đề nhị 103

PHẦN VI - DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH.. 111

  1. DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH.. 111
  2. ĐẦU ĐỀ DIỆU PHÁP. 113

1) Tứ phần duyên khởi 113

2) Tứ phần nhân. 113

3) Tứ phần tương tế. 115

  1. DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 116

1) Bất thiện xiển minh. 116

2) Thiện xiển minh. 133

3) Vô ký xiển minh. 137

4) Xiển minh phần căn vô minh đối với thiện. 144

5) Xiển minh phần thiện căn dị thục quả. 146

6) Xiển minh phần bất thiện căn dị thục quả. 148

PHẦN VII - NIỆM XỨ PHÂN TÍCH.. 151

  1. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH.. 151

1) Niệm thân xiển minh. 151

2) Niệm thọ xiển minh. 153

3) Niệm tâm xiển minh. 154

4) Niệm pháp xiển minh. 156

  1. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 159
  2. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 161

1) Đáp theo đầu đề tam.. 161

2) Đáp theo đầu đề nhị (dukamātikā) 162

PHẦN VIII - TỨ CHÁNH CẦN PHÂN TÍCH.. 165

  1. TỨ CHÁNH CẦN PHÂN THEO KINH.. 165
  2. TỨ CHÁNH CẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 167
  3. TỨ CHÁNH CẦN PHẦN VẤN ĐÁP. 169

PHẦN IX - NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH.. 173

  1. TỨ NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH.. 173
  2. TỨ NHƯ Ý TÚC PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 176
  3. TỨ NHƯ Ý TÚC PHẦN VẤP ĐÁP. 179

PHẦN X - GIÁC CHI PHÂN TÍCH.. 183

  1. GIÁC CHI PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH.. 183

Phần thứ nhất của thất giác chi 183

Phần thứ hai của thất giác chi 183

Phần thứ ba của thất giác chi 184

  1. GIÁC CHI PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 184

Vấn đáp phần riêng. 184

Vấn đáp phần chung. 185

Phần vấn đáp riêng. 186

Vấn đáp phần chung. 186

  1. GIÁC CHI PHÂN TÍCH - PHẦN VẤN ĐÁP. 187

1) Đáp theo đầu đề tam.. 187

2) Đáp theo đầu đề nhị 188

PHẦN XI - ĐẠO PHÂN TÍCH.. 191

  1. ĐẠO PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH.. 191

Phần thứ nhất của bát chánh đạo. 191

Phần thứ hai của bát thánh đạo. 192

  1. ĐẠO PHÂN TÍCH - PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 192

1) Phần bát chi 192

2) Phần ngũ chi 193

3) Phần bát chi 194

4) Phần ngũ chi 194

  1. ĐẠO PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 195

1) Đáp theo đầu đề tam.. 196

2) Đáp theo đầu đề nhị 196

PHẦN XII - THIỀN PHÂN TÍCH.. 199

  1. ĐẦU ĐỀ.. 199
  2. THIỀN PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO KINH.. 200
  3. THIỀN PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 215

Thiền thiện theo bốn bực. 215

Thiền thiện theo năm bực. 215

Thiền thiện siêu thế theo bốn bực. 216

Thiền thiện siêu thế theo năm bực. 216

Thiền dị thục quả theo bốn bực và năm bực. 217

Thiền dị thục quả siêu thế theo bốn và năm bực. 217

Thiền tố (kiriyā) theo bốn và năm bực. 218

  1. THIỀN PHÂN TÍCH PHẦN VẤP ĐÁP. 218

Đáp theo đầu đề tam.. 219

Đáp theo đầu đề nhị 220

PHẦN XIII - VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH.. 223

  1. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH - PHẦN PHÂN THEO KINH.. 223

1) Từ vô lượng xiển minh. 223

2) Bi vô lượng xiển minh. 224

3) Tùy hỷ vô lượng xiển minh. 224

4) Xả vô lượng xiển minh. 225

  1. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH - PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 226

1) Thiền thiện từ theo bốn bực. 226

2) Thiền thiện từ theo năm bực. 226

3) Thiền thiện bi theo bốn bực. 227

4) Thiền thiện bi theo năm bực. 227

5) Thiền thiện tuỳ hỷ theo bốn bực. 228

6) Thiền thiện tùy hỷ theo năm bực. 228

7) Thiền thiện xả. 228

8) Thiền dị thục quả từ theo bốn bực. 229

9) Thiền dị thục quả bi theo bốn và năm bực. 229

10) Thiền dị thục quả tùy hỷ theo bốn và năm bực. 230

11) Thiền dị thục quả xả. 230

12) Thiền tố (kiriyā) từ theo bốn và năm bực. 230

  1. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 231

PHẦN XIV - ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH.. 235

  1. ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 235

1) Năm điều học phân theo tám tâm thiện dục giới. 235

2) Chia ngũ giới theo tám tâm thiện dục giới 236

3) Pháp thành điều học. 238

  1. ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 238

PHẦN XV - ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH.. 243

  1. ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH.. 243

Phân năm phần. 243

  1. ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP. 244

1) Tứ đạt thông phân theo tám tâm thiện dục giới 244

2) Tứ đạt thông phân theo tâm thiện sắc giới 245

3) Tứ đạt thông phân theo tâm thiện vô sắc giới 245

4) Tứ đạt thông phân theo tâm thiện siêu thế. 245

5) Tứ đạt thông phân theo 12 tâm bất thiện. 246

6) Tam đạt thông phân theo tám tâm dị thục quả thiện vô nhân. 246

7) Tam đạt thông phân theo tám tâm dị thục quả thiện dục giới 248

8) Tam đạt thông phân theo tâm dị thục quả sắc giới 248

9) Tam đạt thông phân theo tâm dị thục quả vô sắc giới 248

10) Tam đạt thông phân theo tâm dị thục quả siêu thế. 249

11) Tam đạt thông phân theo bảy tâm dị thục quả bất thiện. 249

12) Tam đạt thông phân theo ba tâm tố vô nhân (ahetukakiriyā) 250

13) Tam đạt thông phân theo ba loại tâm tố. 250

  1. ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP. 251

1) Đáp theo đầu đề tam.. 251

2) Đáp theo đầu đề nhị 252

PHẦN XVI - TRÍ PHÂN TÍCH.. 255

  1. TRÍ PHÂN TÍCH PHẦN ĐẦU ĐỀ (Mātikā) 255

Đầu đề phần một 255

Đầu đề phần hai 255

Đầu đề phần ba. 257

Đầu đề phần tứ. 260

Phần năm, phần sáu, phần bảy, phần tám và phần chín. 260

Đầu đề phần thập. 260

  1. TRÍ PHÂN TÍCH PHẦN XIỂN MINH.. 262

Xiển minh phần một 262

Xiển minh phần hai 264

Xiển minh phần ba. 267

Xiển minh phần bốn. 269

Xiển minh phần năm.. 274

Xiển minh phần sáu. 274

Xiển minh phần bảy. 275

Xiển minh phần tám.. 275

Xiển minh phần chín. 275

Xiển minh phần mười 276

PHẦN XVII - TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH.. 285

  1. TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH PHẦN ĐẦU ĐỀ.. 285

Đầu đề phần một điều (ekakamātikā) 285

Đầu đề phần hai điều. 285

Đầu đề phần ba điều. 286

Đầu đề phần bốn điều. 286

Đầu đề phần năm điều. 286

Đầu đề phần sáu điều. 286

Đầu đề phần bảy điều. 286

Đầu đề phần tám điều. 286

Đầu đề phần chín điều. 286

Đầu đề phần mười điều. 287

  1. TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH PHẦN XIỂN MINH.. 287

Xiển minh phần một điều. 287

Xiển minh phần hai điều. 295

Xiển minh phần ba điều. 298

Xiển minh phần bốn điều. 307

Xiển minh phần năm điều. 310

Xiển minh phần sáu điều. 313

Xiển minh phần bảy điều. 315

Xiển minh phần tám điều. 317

Xiển minh phần chín điều. 321

Xiển minh phần mười điều. 322

Xiển minh phần mười tám điều. 323

PHẦN XVIII - PHÁP TÂM PHÂN TÍCH.. 331

1) PHẦN CHƯ YẾU HIỆP. 331

2) PHẦN TÂM BẤT SANH.. 332

3) PHẦN LIÊN QUAN BẤT LIÊN QUAN.. 335

4) PHẦN DANH SIÊU PHI DANH SIÊU.. 337

5) PHẦN KIẾN (Dassanavāra) 342

6) PHẦN NGHIỆP SANH SỐNG BAO NHIÊU.. 343

7) PHẦN THẤU TRIỆT (Abhiññeyyadivāra) 346

8) PHẦN CẢNH.. 347

9) PHẦN HIỆN TẠI (Diṭṭhādivāra) 349

10) PHẦN TAM ĐỀ THIỆN.. 349

11) PHẦN TAM ĐỀ THỌ.. 350

12) PHẦN TAM ĐỀ DỊ THỤC QUẢ.. 351

13) PHẦN ĐẦU ĐỀ THỦ CẢNH THỦ.. 352

14) PHẦN ĐẦU ĐỀ HỮU TẦM... 353

15) PHẦN NHỊ ĐỀ SẮC.. 354

16) PHẦN NHỊ ĐỀ HIỆP THẾ.. 354

                                             



BỘ PHÂN TÍCH

(Vibhaṅga)

CUNG KÍNH ĐỨC THẾ TÔN, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI

hhhhhhögggggg

PHẦN I - UẨN PHÂN TÍCH

A. UẨN PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH

 

  1.  

Ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

 

1) Sắc uẩn

  1.  

Sắc uẩn đó ra sao? Mỗi thứ sắc nào như là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, sắc thô, sắc tế, sắc tốt, sắc xấu, sắc gần hoặc sắc xa gồm chung lại một cho dón gọn. Đây gọi là sắc uẩn.

  1.  
  • Sắc quá khứ đó ra sao? Những sắc nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương tứ đại. Đây gọi là sắc quá khứ.

-   Sắc vị lai đó ra sao? Những sắc nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau nữa mới phát ra đầy đủ, đều thuộc về vị lai nên gồm chung lại thành phần vị lai tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương tứ đại. Đây gọi là sắc vị lai.

-   Sắc hiện tại đó ra sao? Những sắc nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, nên gồm chung lại sắp thành phần hiện tại tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương tứ đại. Đây gọi là sắc hiện tại.

  1.  

-   Sắc bên trong đó ra sao? Những sắc nào tự phần của riêng mỗi chúng sanh, trong mình, trong thân ta, trong mình ta, trong phần thân thể con người của ta do nghiệp liên quan ái kiến chấp trước, tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương sắc tứ đại. Đây gọi là sắc bên trong.

  • Sắc bên ngoài đó ra sao? Những sắc nào ngoài ra thân thể ta mà có ra cho tha nhân, phần của tha nhơn, sanh theo tha nhơn, thuộc về phần tha nhơn mà liên quan với nghiệp ái kiến, tức là sắc tứ đại sung và sắc y sinh nương sắc tứ đại. Đây gọi là sắc bên ngoài.

 

 

  1.  
  • Sắc thô đó ra sao? Như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ và xúc xứ. Đây gọi là sắc thô.
  • Sắc tế đó ra sao? Như là nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, thân biểu tri, khẩu biểu tri, hư không chất, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc thích dụng, sắc sinh (upacaya), sắc thừa kế (santati), sắc lão (jarata), sắc vô thường (aniccata) và đoàn thực. Đây gọi là sắc tế.
  1.  
  • Sắc xấu đó ra sao? Những sắc nào đối với chúng sanh đều coi rẻ, đáng gớm, đáng chê, đáng ghê gớm, không thích, không đáng ưa, không đáng ham muốn, xấu xa, ai cũng biết là xấu xa, đều cho rằng xấu xa như là sắc, thinh, khí, vị, xúc (không ưa). Như thế gọi là sắc xấu.
  • Sắc tốt đó ra sao? Những sắc nào chúng sanh không coi rẻ, không chê, không gớm, chẳng ghê ghét, đáng ưa, đáng thích, đáng ham, tốt, biết rằng tốt, đều cho là tốt như là sắc, thinh, khí, vị, xúc (đáng ưa). Như thế gọi là sắc tốt. Hay là những sắc tốt xấu do so sánh với sắc khác…
  1.  
  • Sắc viễn đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Hoặc có sắc nào khác ở xa, phi cận, chẳng gần sát. Sắc nào như thế đây gọi là sắc viễn.
  • Sắc cận đó ra sao? Nhãn xứ… xúc xứ. Hoặc có sắc nào khác ở gần, ở sát, dựa kế, không xa. Sắc nào như thế đây gọi là sắc cận. Hay là nên biết sắc gần, xa do sự so sánh đối với nó.

 

2) Thọ uẩn

  1.  
  • Thọ uẩn đó ra sao? Mỗi thọ nào như là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa gồm chung cho gọn thành nhóm, như thế gọi là thọ uẩn.
  1.  
  • Thọ quá khứ đó ra sao? Những thọ nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ, tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ quá khứ.
  • Thọ vị lai đó ra sao? Những thọ nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau nữa mới phát ra đầy đủ, đều thuộc vị lai nên gồm chung lại thành phần vị lai tức là khổ thọ, lạc thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ vị lai.
  • Thọ hiện tại đó ra sao? Những thọ nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, vững vàng rồi, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, nên gồm chung lại thuộc về phần hiện tại tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ hiện tại.
  1.  
  • Thọ bên trong đó ra sao? Những thọ nào tự nội riêng của mỗi chúng sanh, trong mình, trong thân ta, trong mình ta, trong phần thân thể con người của ta do nghiệp liên quan ái kiến chấp trước tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ bên trong.
  • Thọ bên ngoài đó ra sao? Những thọ nào ngoài ra thân thể ta có ra cho tha nhơn, phần của tha nhơn, sanh theo tha nhơn, thuộc về phần của tha nhơn mà liên hệ với nghiệp do ái kiến tức là lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Đây gọi là thọ bên ngoài.
  1.  
  • Thọ thô thọ tế đó ra sao?
  • Thọ bất thiện là thọ thô. Thọ thiện và thọ vô ký là thọ tế.
  • Thọ thiện và thọ bất thiện là thọ thô. Thọ vô ký là thọ tế.
  • Khổ thọ là thọ thô. Lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ tế.
  • Lạc thọ và khổ thọ là thọ thô. Phi khổ phi lạc thọ là thọ tế.
  • Thọ của người không nhập thiền là thọ thô. Thọ của bực nhập thiền là thọ tế.
  • Thọ hưởng cảnh lậu là thọ thô. Thọ hưởng cảnh phi lậu là thọ tế.

Hoặc nên biết thọ thô, thọ tế là do so sánh mỗi bực thọ với thọ.

  1.  
  • Thọ xấu thọ tốt đó ra sao?
  • Thọ bất thiện là thọ xấu. Thọ thiện và thọ vô ký là thọ tốt.
  • Thọ thiện và thọ bất thiện là thọ xấu. Thọ vô ký là thọ tốt.
  • Khổ thọ là thọ xấu. Lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ tốt.
  • Lạc thọ và khổ thọ là thọ xấu. Phi khổ phi lạc thọ là thọ tốt.
  • Thọ của người không nhập thiền là thọ xấu. Thọ của bậc nhập thiền là thọ tốt.
  • Thọ hưởng cảnh lậu là thọ xấu. Thọ hưởng phi cảnh lậu là thọ tốt.

Hoặc nên biết thọ xấu, thọ tốt bằng cách so sánh mỗi bực thọ với thọ.

  1.  
  • Thọ viễn đó ra sao?
  • Thọ bất thiện xa lìa thọ thiện và thọ vô ký.
  • Thọ thiện và thọ vô ký xa lìa thọ bất thiện.
  • Thọ thiện là thọ xa lìa thọ bất thiện và thọ vô ký.
  • Thọ bất thiện và thọ vô ký là thọ xa lìa với thọ thiện.
  • Thọ vô ký là thọ xa lìa với thọ thiện và thọ bất thiện.
  • Thọ thiện và thọ bất thiện là thọ xa lìa thọ vô ký.
  • Khổ thọ là thọ xa lìa lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ xa lìa khổ thọ.
  • Lạc thọ là thọ xa lìa khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ là thọ xa lìa lạc thọ.
  • Phi khổ phi lạc thọ là thọ xa lìa lạc thọ và khổ thọ.
  • Lạc thọ và khổ thọ là thọ xa lìa phi khổ phi lạc thọ.
  • Thọ của người không nhập thiền là thọ xa lìa thọ của bực nhập thiền.
  • Thọ của bực nhập thiền là thọ xa lìa thọ của người không nhập thiền.
  • Thọ mà thành cảnh của lậu là thọ xa lìa thọ mà không thành cảnh của lậu.
  • Thọ không thành cảnh của lậu là thọ xa lìa thọ mà thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thọ viễn.

  • Thọ cận đó ra sao?
  • Thọ bất thiện là thọ gần với thọ bất thiện.
  • Thọ thiện là thọ gần với thọ thiện.
  • Thọ vô ký là thọ gần với thọ vô ký.
  • Khổ thọ là thọ gần với khổ thọ.
  • Lạc thọ là thọ gần với lạc thọ.
  • Phi khổ phi lạc thọ là thọ gần với phi khổ phi lạc thọ.
  • Thọ của người không nhập thiền là thọ gần với thọ của người không nhập thiền.
  • Thọ của bực nhập thiền là thọ gần với thọ của bực nhập thiền.
  • Thọ mà thành cảnh của lậu là thọ gần với thọ thành cảnh của lậu.
  • Thọ mà không thành cảnh của lậu là thọ gần với thọ không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thọ cận.

Hoặc nên biết thọ gần, thọ xa là do theo sự so sánh mỗi bực mỗi thọ.

 

3) Tưởng uẩn

  1.  

Tưởng uẩn đó ra sao? Mỗi tưởng nào như là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, tưởng thô, tưởng tế, tưởng tốt, tưởng xấu, tưởng gần, tưởng xa gồm chung lại một cho dón gọn. Đây gọi là tưởng uẩn.

  1.  
  • Tưởng quá khứ đó ra sao? Những tưởng nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ như là tưởng nhãn xúc, tưởng nhĩ xúc, tưởng tỷ xúc, tưởng thiệt xúc, tưởng thân xúc, tưởng ý xúc, thuộc tưởng quá khứ, yếu hiệp trong phần quá khứ.
  • Tưởng vị lai đó ra sao? Những tưởng nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau sẽ phát ra đầy đủ, như là tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc, thuộc về vị lai, yếu hiệp trong phần vị lai.
  • Tưởng hiện tại đó ra sao? Những tưởng nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, yếu hiệp thành phần hiện tại.
  1.  
  • Tưởng bên trong đó ra sao? Những tưởng nào trong tự phần của mỗi chúng sanh, trong mình, trong thân ta, trong mình ta, trong phần thân thể con người của ta do nghiệp liên quan ái kiến chấp trước như là tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Đây gọi là tưởng bên trong.
  • Tưởng bên ngoài đó ra sao? Những tưởng nào sanh cho tha nhơn ngoài ra tâm ta, phần của tha nhơn, sanh theo tha nhơn, thuộc về phần của tha nhơn mà liên hệ với nghiệp do ái kiến chấp trước như là tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Như thế gọi là tưởng bên ngoài.
  1.  
  • Tưởng thô tưởng tế đó ra sao?
    • Tưởng mà sanh từ nơi xúc phẫn nhuế (tức là tưởng sanh từ ngũ môn) là tưởng thô. Tưởng mà sanh từ xúc vô phóng dật (là tưởng sanh từ ý môn) là tưởng tế.
    • Tưởng bất thiện là tưởng thô. Tưởng thiện và tưởng vô ký là tưởng tế.
    • Tưởng thiện và tưởng bất thiện là tưởng thô. Tưởng vô ký là tưởng tế.
    • Tưởng tương ưng khổ thọ là tưởng thô. Tưởng tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng tế.
    • Tưởng tương ưng lạc thọ và khổ thọ là tưởng thô. Tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ là tưởng tế.
    • Tưởng của người không nhập thiền là tưởng thô. Tưởng của bực nhập thiền là tưởng tế.
    • Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng thô. Tưởng không thành cảnh của lậu là tưởng tế.

Hoặc nên biết tưởng thô và tưởng tế bằng cách so sánh mỗi bực mỗi cách tưởng.

  1.  
  • Tưởng xấu tưởng tốt đó ra sao?
    • Tưởng bất thiện là tưởng xấu. Tưởng thiện và tưởng vô ký là tưởng tốt.
    • Tưởng thiện và tưởng bất thiện là tưởng xấu. Tưởng vô ký là tưởng tốt.
    • Tưởng tương ưng khổ thọ là tưởng xấu. Tưởng tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng tốt.
    • Tưởng tương ưng lạc thọ và khổ thọ là tưởng xấu. Tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ là tưởng tốt.
    • Tưởng của người không nhập thiền là tưởng xấu. Tưởng của bực nhập thiền là tưởng tốt.
    • Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng xấu. Tưởng không thành cảnh của lậu là tưởng tốt.

Cũng nên biết tưởng tốt, tưởng xấu bằng cách so sánh mỗi bực mỗi tưởng.

  1.  
  • Tưởng viễn đó ra sao?
  • Tưởng bất thiện là tưởng viễn ly tưởng thiện và tưởng vô ký.
  • Tưởng thiện và tưởng vô ký là tưởng viễn ly tưởng bất thiện.
  • Tưởng thiện là tưởng viễn ly tưởng bất thiện và tưởng vô ký.
  • Tưởng bất thiện và tưởng vô ký là tưởng viễn ly tưởng thiện.
  • Tưởng vô ký là tưởng viễn ly tưởng thiện và tưởng bất thiện.
  • Tưởng thiện và tưởng bất thiện là tưởng viễn ly tưởng vô ký.
  • Tưởng mà tương ưng với khổ thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Tưởng mà tương ưng với lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng khổ thọ.
  • Tưởng mà tương ưng với lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Tưởng mà tương ưng với khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng lạc thọ.
  • Tưởng mà tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng lạc thọ và khổ thọ.
  • Tưởng mà tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là tưởng viễn ly với tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Tưởng của người không nhập thiền là tưởng viễn ly với tưởng của bực nhập thiền.
  • Tưởng của bực nhập thiền là tưởng viễn ly với tưởng của người không nhập thiền.
  • Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng viễn ly với tưởng không thành cảnh của lậu.
  • Tưởng mà không thành cảnh của lậu là tưởng viễn ly với tưởng thành cảnh của lậu.

Đây gọi là tưởng viễn.

  • Tưởng cận đó ra sao?
  • Tưởng bất thiện là tưởng gần với tưởng bất thiện.
  • Tưởng thiện là tưởng gần với tưởng thiện.
  • Tưởng vô ký là tưởng gần với tưởng vô ký.
  • Tưởng tương ưng khổ thọ là tưởng gần với tưởng tương ưng khổ thọ.
  • Tưởng tương ưng lạc thọ là tưởng gần với tưởng tương ưng lạc thọ.
  • Tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ là tưởng gần với tưởng tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Tưởng của người không nhập thiền là tưởng gần với tưởng của người không nhập thiền.
  • Tưởng của bực nhập thiền là tưởng gần với tưởng của bực nhập thiền.
  • Tưởng mà thành cảnh của lậu là tưởng gần với tưởng thành cảnh của lậu.
  • Tưởng mà không thành cảnh của lậu là tưởng gần với tưởng không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là tưởng cận.

Hoặc nên biết tưởng cận, tưởng viễn là do nương theo sự so sánh mỗi bực mỗi tưởng.

 

4) Hành uẩn

  1.  

Hành uẩn trong khi đó ra sao? Mỗi hành nào là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa, thuộc về hành, gồm chung lại một theo phần hành. Đây gọi là hành uẩn.

  1.  
  • Hành quá khứ đó ra sao? Những hành nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, gồm chung lại một thành phần quá khứ, tư nhãn xúc, tư nhĩ xúc, tư tỷ xúc, tư thiệt xúc, tư thân xúc, tư ý xúc. Đây gọi là hành quá khứ.
  • Hành vị lai đó ra sao? Những hành nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau sẽ phát ra đầy đủ như là tư nhãn xúc… tư ý xúc. Đây gọi là hành vị lai.

 

  • Hành hiện tại đó ra sao? Những hành nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại nên gồm chung lại sắp thành phần hiện tại. Đây gọi là hành hiện tại.
  1.  
  • Hành bên trong đó ra sao? Hành nào mà của tự mỗi chúng sanh có ra cho ta, phần ta, sanh trong ta, riêng phần người mà thủ chấp trước như là tư nhãn xúc… tư ý xúc. Đây gọi là hành bên trong.
  • Hành bên ngoài đó ra sao? Những hành nào là của mỗi chúng sanh, riêng người khác, về phần của người, chấp trước phần ta, sanh trong ta, có cho ta như là tư nhãn xúc… tư ý xúc. Đây gọi là hành bên ngoài.
  1.  
  • Hành thô hành tế đó ra sao?
  • Hành bất thiện là hành thô. Hành thiện và hành vô ký là hành tế.
  • Hành thiện và hành bất thiện là hành thô. Hành vô ký là hành tế.
  • Hành tương ưng khổ thọ là hành thô. Hành tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là hành tế.
  • Hành tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là hành thô. Hành tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là hành tế.
  • Hành của người không nhập thiền là hành thô. Hành của bực nhập thiền là hành tế.
  • Hành mà thành cảnh của lậu là hành thô. Hành không thành cảnh của lậu là hành tế.

Hoặc nên biết hành thô và hành tế do nương theo so sánh mỗi hành và mỗi bực.

  1.  
  • Hành xấu hành tốt đó ra sao?
  • Hành bất thiện là hành xấu. Hành thiện và hành vô ký là hành tốt.
  • Hành thiện và hành bất thiện là hành xấu. Hành vô ký là hành tốt.
  • Hành mà tương ưng với khổ thọ là hành xấu. Hành tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là hành tốt.
  • Hành tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là hành xấu. Hành tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là hành tốt.
  • Hành của người không nhập thiền là hành xấu. Hành của bực nhập thiền là hành tốt.
  • Hành mà thành cảnh của lậu là hành xấu. Hành không thành cảnh của lậu là hành tốt.

Hoặc nên biết hành xấu và hành tốt do nương theo sự so sánh mỗi hành mỗi bực.

  1.  
  • Hành viễn đó ra sao?
  • Hành bất thiện là hành viễn ly với hành thiện và hành vô ký.
  • Hành thiện và hành vô ký là hành viễn ly với hành bất thiện.
  • Hành thiện là hành viễn ly với hành bất thiện và hành vô ký.
  • Hành bất thiện và hành vô ký là hành viễn ly với hành thiện.
  • Hành vô ký là hành viễn ly với hành thiện và hành bất thiện.
  • Hành thiện và hành bất thiện là hành viễn ly với hành vô ký.
  • Hành tương ưng khổ thọ là hành viễn ly với hành tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Hành tương ưng với lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng khổ thọ.
  • Hành tương ưng lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Hành tương ưng khổ thọ và hành tương ung phi khổ phi lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng lạc thọ.
  • Hành tương ưng với phi khổ phi lạc thọ là hành viễn ly với hành tương ưng lạc thọ và khổ thọ.
  • Hành tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là hành viễn ly với hành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Hành của người không nhập thiền là hành viễn ly với hành của bực nhập thiền.
  • Hành của bực nhập thiền là hành viễn ly với hành của người không nhập thiền.
  • Hành mà thành cảnh của lậu là hành viễn ly với hành không thành cảnh của lậu.
  • Hành không thành cảnh của lậu là hành viễn ly với hành mà thành cảnh của lậu.

Đây gọi là hành viễn.

  • Hành cận đó ra sao?
  • Hành bất thiện là hành cận với hành bất thiện.
  • Hành thiện là hành cận với hành thiện.
  • Hành vô ký là hành cận với hành vô ký.
  • Hành tương ưng khổ thọ là hành cận với hành tương ưng khổ thọ.
  • Hành tương ưng lạc thọ là hành cận với hành tương ưng lạc thọ.
  • Hành tương ưng phi khổ phi lạc thọ là hành cận với hành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Hành của người không nhập thiền là hành cận với hành của người không nhập thiền.
  • Hành của bực nhập thiền là hành cận với hành của bực nhập thiền.
  • Hành mà thành cảnh của lậu là hành cận với hành thành cảnh của lậu.
  • Hành không thành cảnh của lậu là hành cận với hành không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là hành cận.

Hoặc nên biết hành viễn, hành cận là do nương so sánh mỗi hành và mỗi bực.

 

5) Thức uẩn

  1.  

Thức uẩn đó ra sao? Mỗi thức nào là quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc gần, hoặc xa, dón gọn lại chung thành một gọi là thức uẩn.

  1.  
  • Thức quá khứ đó ra sao? Thức nào đã diệt, đã mất, đã qua, xa lìa rồi, đã biến chuyển, vắng bặt, đã mất hết, đã sanh ra rồi diệt mất, thuộc về quá khứ, yếu hiệp thành phần quá khứ, như là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Đây gọi là thức quá khứ.
  • Thức vị lai đó ra sao? Thức nào sau này sinh, sẽ sanh, sẽ phát ra đủ, chưa sanh đầy, sẽ hiện bày, chưa phát ra, chưa sanh trụ, sẽ sanh trụ, sau sẽ phát ra đầy đủ, thuộc về vị lai, yếu hiệp thành phần vị lai như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức vị lai.
  • Thức hiện tại đó ra sao? Thức nào đang có, đang còn, vừa sanh, đang đầy đủ, đang trụ, đã vững vàng, chưa diệt mất, hiện có đồng đều, hoàn toàn đầy đủ, hiện mỹ mãn trọn thành, thuộc về hiện tại, yếu hiệp thành phần hiện tại như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức hiện tại.
  1.  
  • Thức bên trong đó ra sao? Thức nào riêng của mỗi chúng sanh chấp trước như là có nơi mình, phần mình, sanh trong mình, phần của mỗi người, nhân riêng của mỗi người như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức bên trong.
  • Thức bên ngoài đó ra sao? Thức nào mà của chúng sanh khác thuộc phần tha nhơn, riêng chấp tự phần trong người của tha nhơn, sanh cho tha nhơn, có cho tha nhơn, riêng về phần tha nhơn như là nhãn thức… ý thức. Đây gọi là thức bên ngoài.
  1.  
  • Thức thô thức tế đó ra sao?
  • Thức bất thiện là thức thô. Thức thiện và thức vô ký là thức tế.
  • Thức thiện và thức bất thiện là thức thô. Thức vô ký là thức tế.
  • Thức tương ưng khổ thọ là thức thô. Thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức tế.
  • Thức tương ưng lạc thọ và khổ thọ là thức thô. Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức tế.
  • Thức của người không nhập thiền là thức thô. Thức của bực nhập thiền là thức tế.
  • Thức mà thành cảnh của lậu là thức thô. Thức không thành cảnh của lậu là thức tế.

Hoặc nên biết thức thô và thức tế là do nương theo cách so sánh mỗi thức và mỗi bực.

  1.  
  • Thức xấu thức tốt đó ra sao?
  • Thức bất thiện là thức xấu. Thức thiện và thức vô ký là thức tốt.
  • Thức thiện và thức bất thiện là thức xấu. Thức vô ký là thức tốt.
  • Thức tương ưng với khổ thọ là thức xấu. Thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức tốt.
  • Thức tương ưng với lạc thọ và khổ thọ là thức xấu. Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức tốt.
  • Thức của người không nhập thiền là thức xấu. Thức của bực nhập thiền là thức tốt.
  • Thức mà thành cảnh của lậu là thức xấu. Thức không thành cảnh của lậu là thức tốt.

Hoặc nên biết thức tốt và thức xấu là do nương theo so sánh mỗi thức mỗi bực.

  1.  
  • Thức viễn đó ra sao?
  • Thức bất thiện là thức xa với thức thiện và thức vô ký.
  • Thức thiện và thức vô ký là thức xa với thức bất thiện.
  • Thức thiện là thức xa với thức bất thiện và thức vô ký.
  • Thức bất thiện và thức vô ký là thức xa với thức thiện.
  • Thức vô ký là thức xa với thức thiện và thức bất thiện.
  • Thức thiện và thức bất thiện là thức xa với thức vô ký.
  • Thức tương ưng khổ thọ là thức xa với thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Thức tương ưng lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức xa với thức tương ưng khổ thọ.
  • Thức tương ưng lạc thọ là thức xa với thức tương ưng với khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ.
  • Thức tương ưng khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ là thức xa với thức tương ưng lạc thọ.
  • Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức xa với thức tương ưng lạc thọ và khổ thọ.
  • Thức tương ưng lạc thọ và khổ thọ là thức xa với thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Thức của người không nhập thiền là thức xa với thức của bực nhập thiền.
  • Thức của bực nhập thiền là thức xa với thức của người không nhập thiền.
  • Thức mà thành cảnh của lậu là thức xa với thức không thành cảnh của lậu.
  • Thức không thành cảnh của lậu là thức xa với thức thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thức viễn.

  • Thức cận đó ra sao?
  • Thức bất thiện là thức gần với thức bất thiện.
  • Thức thiện là thức gần với thức thiện.
  • Thức vô ký là thức gần với thức vô ký.
  • Thức tương ưng khổ thọ là thức gần với thức tương ưng khổ thọ.
  • Thức tương ưng lạc thọ là thức gần với thức tương ưng lạc thọ.
  • Thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ là thức gần với thức tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Thức của người không nhập thiền là thức gần với thức của người không nhập thiền.
  • Thức của bực nhập thiền là thức gần với thức của bực nhập thiền.
  • Thức mà thành cảnh của lậu là thức gần với thức thành cảnh của lậu.
  • Thức mà không thành cảnh của lậu là thức gần với thức không thành cảnh của lậu.

Đây gọi là thức cận.

Hoặc nên biết thức viễn, thức cận nương theo so sánh riêng mỗi thức thành ra mỗi bực.

Dứt phần phân theo Kinh

 

B. UẨN PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP

 

  1.  

Ngũ uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

1) Sắc uẩn đó ra sao?

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành một như là tất cả sắc pháp thành phi nhân, thành vô nhân, thành bất tương ưng nhân, thành hữu duyên, thành hữu vi, thành sắc, thành hiệp thế, thành hữu lậu, thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ, thành cảnh phiền não, thành vô ký, thành cảnh vô tri, thành phi sở hữu, thành bất tương ưng tâm, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi hữu tầm hữu tứ, thành phi vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ, thành phi đồng sanh (pháp) hỷ, thành phi đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả, chẳng phải pháp sơ đạo hay ba đạo cao tuyệt trừ, chẳng phải pháp hữu nhân sơ đạo hay ba đạo cao tuyệt trừ, phi nhân sanh tử, phi nhân đến Níp-bàn, phi hữu học phi vô học, cũng thành hy thiểu, thành Dục giới, phi Sắc giới, phi Vô sắc giới, liên quan luân hồi, chẳng phải không liên quan luân hồi, cũng thành bất định, thành phi nhân xuất luân hồi, thành sanh tồn, lục thức biết đặng, bị vô thường bị lão ép uổng. Sắc uẩn phân phần thành một bằng cách như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành hai như là sắc thủ, sắc phi thủ, sắc do thủ, sắc phi do thủ, sắc thủ cảnh thủ, sắc phi do thủ cảnh thủ, sắc kiến, sắc bất kiến, sắc hữu đối chiếu, sắc vô đối chiếu, sắc quyền, sắc phi quyền, sắc đại sung, sắc phi đại sung, sắc biểu tri, sắc phi biểu tri, sắc y tâm, sắc bất y tâm, sắc đồng còn với tâm, sắc không đồng còn với tâm, sắc tùng hành với tâm, sắc không tùng hành với tâm, sắc nội phần, sắc ngoại phần, sắc thô, sắc tế, sắc viễn, sắc cận, sắc đoàn thực, sắc phi đoàn thực. Sắc uẩn phân phần làm hai bằng cách như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành ba như là sắc nội thành thủ, sắc ngoại thành thủ, sắc ngoại phi thủ, sắc nội do thủ, sắc ngoại do thủ, sắc ngoại bất do thủ, sắc nội do thủ cảnh thủ, sắc ngoại do thủ cảnh thủ, sắc ngoại bất do thủ cảnh thủ… sắc nội đoàn thực, sắc ngoại đoàn thực, sắc ngoại phi đoàn thực. Sắc uẩn phân phần thành ba như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành bốn như là sắc thủ thành do thủ, sắc thủ phi thành do thủ, sắc phi thủ thành do thủ, sắc phi thủ phi thành do thủ, sắc thủ do thủ cảnh thủ, sắc thủ phi do thủ cảnh thủ, sắc phi thủ do thủ cảnh thủ, sắc phi thủ phi do thủ cảnh thủ, sắc thủ hữu đối chiếu, sắc thủ vô đối chiếu, sắc phi thủ hữu đối chiếu, sắc phi thủ vô đối chiếu, sắc thủ thô, sắc thủ tế, sắc phi thủ mà thô, sắc phi thủ mà tế, sắc thủ viễn, sắc thủ cận, sắc phi thủ mà viễn, sắc phi thủ mà cận… sắc thấy, sắc nghe, sắc ngửi, sắc biết. Sắc uẩn phân phần thành bốn như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành năm như là địa chất, thủy chất, hỏa chất, phong chất, sắc y sinh. Sắc uẩn phân phần thành năm như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành sáu như là sắc nhãn thức biết, sắc nhĩ thức biết, sắc tỷ thức biết, sắc thiệt thức biết, sắc thân thức biết, sắc ý thức biết… Sắc uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành bảy như là sắc nhãn thức biết… sắc ý giới biết, sắc ý thức giới biết. Sắc uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành tám như là sắc nhãn thức biết… sắc thân thức xúc lạc biết, sắc thân thức xúc khổ biết, sắc ý giới biết, sắc ý thức giới biết. Sắc uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành chín như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền và sắc phi quyền. Sắc uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành mười như là nhãn quyền… mạng quyền, sắc phi quyền mà hữu đối chiếu, sắc phi quyền mà vô đối chiếu. Sắc uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

  1.  

Sắc uẩn phân phần thành mười một như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ và sắc không thấy không đối chiếu liên quan trong pháp xứ. Sắc uẩn phân phần thành mười một bằng cách như thế.

            Đây gọi là sắc uẩn.

 

2) Thọ uẩn đó ra sao?

  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.
  • Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn hữu nhơn, thọ uẩn vô nhơn.
  • Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thiện, thọ uẩn bất thiện và thọ uẩn vô ký.
  • Thọ uẩn phân phần thành bốn như là thọ uẩn Dục giới, thọ uẩn Sắc giới, thọ uẩn Vô sắc giới và thọ uẩn siêu thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành năm như là thọ uẩn lạc quyền, thọ uẩn khổ quyền, thọ uẩn hỷ quyền, thọ uẩn ưu quyền, thọ uẩn xả quyền. Thọ uẩn phân phần thành năm bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành sáu như là thọ nhãn xúc, thọ nhĩ xúc, thọ tỷ xúc, thọ thiệt xúc, thọ thân xúc, thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành bảy như là thọ nhãn xúc… thọ thân xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới xúc. Thọ uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành tám như là thọ nhãn xúc… thọ thân lạc xúc, thọ thân khổ xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới xúc. Thọ uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành chín như là thọ nhãn xúc… thọ thân xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới thiện xúc, thọ ý thức giới bất thiện xúc, thọ ý thức giới vô ký xúc. Thọ uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành mười như là thọ nhãn xúc… thọ thân lạc xúc, thọ thân khổ xúc, thọ ý giới xúc, thọ ý thức giới thiện xúc, thọ ý thức giới bất thiện xúc, thọ ý thức giới vô ký xúc. Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.
  • Thọ uẩn phân phần thành hai tức là thọ uẩn hữu nhơn, thọ uẩn vô nhơn.
  • Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn dị thục quả, thọ uẩn dị thục nhân, thọ uẩn phi dị thục quả phi dị thục nhân.
  • Thọ uẩn thành do thủ cảnh thủ, phi thành do thủ cảnh thủ, phi do thủ phi cảnh thủ.
  • Thọ uẩn phiền não cảnh phiền toái, phi phiền não cảnh phiền toái và phi phiền não phi cảnh phiền toái.
  • Thọ uẩn hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ và vô tầm vô tứ.
  • Thọ uẩn sơ đạo tuyệt trừ, ba đạo cao tuyệt trừ và phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thọ uẩn hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, phi hữu nhơn sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thọ uẩn nhân sanh tử, nhân đến Níp-bàn, phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
  • Thọ uẩn hữu học, vô học, phi hữu học phi vô học.
  • Thọ uẩn hy thiểu, đáo đại, vô lượng.
  • Thọ uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng.
  • Thọ uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương.
  • Thọ uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai).
  • Thọ uẩn có đạo là cảnh, có đạo là nhơn, có đạo là trưởng.
  • Thọ uẩn sanh tồn, phi sanh tồn, sẽ sanh.
  • Thọ uẩn quá khứ, vị lai, hiện tại.
  • Thọ uẩn cảnh quá khứ, cảnh vị lai, cảnh hiện tại.
  • Thọ uẩn nội phần, ngoại phần, nội và ngoại phần.
  • Thọ uẩn cảnh nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội và ngoại…

Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.
  • Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng nhân, bất tương ưng nhân.
  • Thọ uẩn phi nhân hữu nhân, phi nhân vô nhân.
  • Thọ uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế.
  • Thọ uẩn có tâm biết đặng, có tâm không biết đặng.
  • Thọ uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu.
  • Thọ uẩn tương ưng lậu, bất tương ưng lậu.
  • Thọ uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, phi lậu bất tương ưng lậu.
  • Thọ uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền.
  • Thọ uẩn tương ưng triền, bất tương ưng triền.
  • Thọ uẩn triền bất tương ưng triền, phi triền bất tương ưng triền.
  • Thọ uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược.
  • Thọ uẩn tương ưng phược, bất tương ưng phược.
  • Thọ uẩn bất tương ưng phược cảnh phược, bất tương ưng phược phi cảnh phược.
  • Thọ uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc.
  • Thọ uẩn tương ưng bộc, bất tương ưng bộc.
  • Thọ uẩn bất tương ưng bộc cảnh bộc, bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
  • Thọ uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối.
  • Thọ uẩn tương ưng phối, bất tương ưng phối.
  • Thọ uẩn bất tương ưng phối cảnh phối, bất tương ưng phối phi cảnh phối.
  • Thọ uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái.
  • Thọ uẩn tương ưng cái, bất tương ưng cái.
  • Thọ uẩn bất tương ưng cái cảnh cái, bất tương ưng cái phi cảnh cái.
  • Thọ uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị.
  • Thọ uẩn tương ưng khinh thị, bất tương ưng khinh thị.
  • Thọ uẩn bất tương ưng khinh thị mà khinh thị, bất tương ưng khinh thị phi khinh thị.
  • Thọ uẩn thành do thủ, phi thành do thủ.
  • Thọ uẩn thành cảnh thủ, phi cảnh thủ
  • Thọ uẩn tương ưng thủ, bất tương ưng thủ.
  • Thọ uẩn bất tương ưng thủ mà cảnh thủ, bất tương ưng thủ mà phi cảnh thủ.
  • Thọ uẩn cảnh phiền não, phi cảnh phiền não.
  • Thọ uẩn cảnh phiền toái, phi cảnh phiền toái.
  • Thọ uẩn tương ưng phiền não, bất tương ưng phiền não.
  • Thọ uẩn bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
  • Thọ uẩn sơ đạo tuyệt trừ, phi sơ đạo tuyệt trừ.
  • Thọ uẩn ba đạo cao tuyệt trừ, phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thọ uẩn hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, hữu nhơn phi sơ đạo tuyệt trừ.
  • Thọ uẩn hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, phi hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thọ uẩn hữu tầm, vô tầm.
  • Thọ uẩn hữu tứ, vô tứ.
  • Thọ uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ.
  • Thọ uẩn đồng sanh hỷ, phi đồng sanh hỷ.
  • Thọ uẩn Dục giới, phi Dục giới.
  • Thọ uẩn Sắc giới, phi Sắc giới.
  • Thọ uẩn Vô sắc giới, phi Vô sắc giới.
  • Thọ uẩn liên quan luân hồi, bất liên quan luân hồi.
  • Thọ uẩn nhân xuất luân hồi, phi nhân xuất luân hồi.
  • Thọ uẩn thành nhất định, thành bất định.
  • Thọ uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng.
  • Thọ uẩn thành hữu y, thành vô y.
  • Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký…

Thọ uẩn phân phần thành mười theo cách như thế.

  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc.
  • Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu y, thành vô y.
  • Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân.
  • Thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại…

Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

 

Phần căn tam đề

  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu y, thành vô y. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu y, thành vô y. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

 

Phần lưỡng lợi (Ubhatovaḍḍhakavāra).

  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng nhân, bất tương ưng nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành phiền não cảnh phiền toái, thành phiền não phi cảnh phiền toái, thành phi phiền não phi cảnh phiền toái… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành có tâm biết đặng, thành có tâm không biết đặng. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu lậu, thành phi lậu. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng lậu, bất tương ưng lậu. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, phi lậu bất tương ưng lậu. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng triền, bất tương ưng triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành triền bất tương ưng triền, phi triền bất tương ưng triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng phược, bất tương ưng phược. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai)… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn bất tương ưng triền cảnh triền, thọ uẩn bất tương ưng triền phi cảnh triền. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn tương ưng bộc, bất tương ưng bộc. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, bất tương ưng bộc phi cảnh bộc. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thọ uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành bảy như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn phân phần thành bảy theo cách như thế.
  • Cách nữa, thọ uẩn phân phần thành bảy như là thọ uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… thọ uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn phân phần thành bảy theo cách như thế.
  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Thọ nhãn xúc, thọ nhĩ xúc, thọ tỷ xúc, thọ thiệt xúc, thọ thân xúc, thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn theo cách như thế.
  • Một cách nữa, thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai mươi bốn theo cách như thế.
  1.  

Thọ uẩn phân phần thành ba mươi như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành ba mươi theo cách như thế.

  1.  
  • Thọ uẩn phân phần thành nhiều cách như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần thành nhiều cách như thế.
  • Một nữa, thọ uẩn phân phần thành nhiều thứ như là thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… thọ uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thọ uẩn do tỷ xúc làm duyên… thọ uẩn do thiệt xúc làm duyên… thọ uẩn do thân xúc làm duyên… thọ uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thọ nhãn xúc… thọ ý xúc. Thọ uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là thọ uẩn.

Dứt Phần phân đa

 

 

3.)Tưởng uẩn đó ra sao?

Phần căn nhị đề

  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc.
  • Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân.
  • Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký.
  • Tưởng uẩn phân phần thành bốn như là tưởng uẩn thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành năm như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc quyền, thành tương ưng khổ quyền, thành tương ưng hỷ quyền, thành tương ưng ưu quyền, thành tương ưng xả quyền.
  • Tưởng uẩn phân phần thành sáu như là tưởng nhãn xúc, tưởng nhĩ xúc, tưởng tỷ xúc, tưởng thiệt xúc, tưởng thân xúc, tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành bảy như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành tám như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc đồng sanh lạc, tưởng thân xúc đồng sanh khổ, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành chín như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới thiện xúc, tưởng ý thức giới bất thiện xúc, tưởng ý thức giới vô ký xúc. Tưởng uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành mười như là tưởng nhãn xúc… tưởng thân xúc đồng sanh lạc, tưởng thân xúc đồng sanh khổ, tưởng ý giới xúc, tưởng ý thức giới xúc thiện, tưởng ý thức giới xúc bất thiện, tưởng ý thức giới xúc vô ký. Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc.
  • Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân.
  • Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Tưởng uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tưởng uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ. Tưởng uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não. Tưởng uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ. Tưởng uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Tưởng uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Tưởng uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học. Tưởng uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng. Tưởng uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng. Tưởng uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương. Tưởng uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai). Tưởng uẩn có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng. Tưởng uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh (vì có nhân sẵn). Tưởng uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại. Tưởng uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại. Tưởng uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần. Tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc.
  • Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành nhân tương ưng, thành nhân bất tương ưng. Tưởng uẩn thành phi nhân mà hữu nhân, phi nhân vô nhân. Tưởng uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Tưởng uẩn thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng. Tưởng uẩn thành lậu, thành phi lậu. Tưởng uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Tưởng uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Tưởng uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền mà phi cảnh triền. Tưởng uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Tưởng uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Tưởng uẩn thành cảnh phược bất tương ưng phược, thành phi cảnh phược bất tương ưng phược. Tưởng uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Tưởng uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn thành bộc bất tương ưng bộc, thành phi bộc bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Tưởng uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Tưởng uẩn thành phối bất tương ưng phối, thành phi phối bất tương ưng phối. Tưởng uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Tưởng uẩn thành tương ưng cái, thành bất tương ưng cái. Tưởng uẩn thành cái bất tương ưng cái, thành phi cái bất tương ưng cái. Tưởng uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị. Tưởng uẩn thành tương ưng khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị. Tưởng uẩn thành khinh thị bất tương ưng khinh thị, thành phi khinh thị bất tương ưng khinh thị. Tưởng uẩn thành thủ, thành phi thủ. Tưởng uẩn thành cảnh thủ, thành phi cảnh thủ. Tưởng uẩn thành tương ưng thủ, thành bất tương ưng thủ. Tưởng uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Tưởng uẩn thành cảnh phiền não, thành phi cảnh phiền não. Tưởng uẩn thành phiền toái, thành phi phiền toái. Tưởng uẩn thành tương ưng phiền não, thành bất tương ưng phiền não. Tưởng uẩn thành phiền não bất tương ưng phiền não, thành phi phiền não bất tương ưng phiền não. Tưởng uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ. Tưởng uẩn thành hữu tầm, thành vô tầm. Tưởng uẩn thành hữu tứ, thành vô tứ. Tưởng uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ. Tưởng uẩn thành đồng sanh pháp hỷ, thành phi đồng sanh pháp hỷ. Tưởng uẩn thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh lạc. Tưởng uẩn thành đồng sanh xả, thành phi đồng sanh xả. Tưởng uẩn thành Dục giới, thành phi Dục giới. Tưởng uẩn thành Sắc giới, thành phi Sắc giới. Tưởng uẩn thành Vô sắc giới, thành phi Vô sắc giới. Tưởng uẩn thành liên quan luân hồi, thành bất liên quan luân hồi. Tưởng uẩn thành nhân xuất luân hồi, thành phi nhân xuất luân hồi. Tưởng uẩn thành nhất định, thành bất định. Tưởng uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng. Tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y.
  • Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký…

Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn nhị đề

Phần căn tam đề

  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu y, thành vô y. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

Phần lưỡng lợi

  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành phiền não cảnh phiền toái, thành phiền não phi cảnh phiền toái, thành phi phiền não phi cảnh phiền toái… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành lậu, thành phi lậu. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành triền thành bất tương ưng triền, thành phi triền bất tương ưng triền. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn bất tương ưng phược mà cảnh phược, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành tà cho quả nhất định, thành chánh cho quả nhất định, thành bất định (cả hai)… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh bộc bất tương ưng bộc, thành phi cảnh bộc bất tương ưng bộc. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối mà phi cảnh phối. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành nội, thành ngoại, thành nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Tưởng uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành bảy như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn phân phần thành bảy bằng cách thế.
  • Một cách nữa, tưởng uẩn phân phần thành bảy như là tưởng uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… tưởng uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn phân phần thành bảy theo cách như thế.
  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Tưởng nhãn xúc, tưởng nhĩ xúc, tưởng tỷ xúc, tưởng thiệt xúc, tưởng thân xúc, tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.
  • Một cách nữa, tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.
  1.  

Tưởng uẩn phân phần thành ba mươi như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần thành ba mươi bằng cách như thế.

  1.  
  • Tưởng uẩn phân phần thành nhiều cách như vầy tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần nhiều cách bằng lối như thế.
  • Một cách nữa, tưởng uẩn phân phần nhiều thứ như là tưởng uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng uẩn do nhĩ xúc làm duyên… tưởng uẩn do tỷ xúc làm duyên… tưởng uẩn do thiệt xúc làm duyên… tưởng uẩn do thân xúc làm duyên… tưởng uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tưởng nhãn xúc… tưởng ý xúc. Tưởng uẩn phân phần nhiều cách bằng lối như thế.

Đây gọi là tưởng uẩn.

Dứt Phần phân đa

 

4) Hành uẩn đó ra sao?

Phần căn nhị đề

  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm.
  • Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân.
  • Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký.
  • Hành uẩn phân phần thành bốn như là hành uẩn thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế.
  • Hành uẩn phân phần thành năm như là hành uẩn thành tương ưng lạc quyền, thành tương ưng khổ quyền, thành tương ưng hỷ quyền, thành tương ưng ưu quyền, thành tương ưng xả quyền.
  • Hành uẩn phân phần thành sáu như là tư nhãn xúc, tư nhĩ xúc, tư tỷ xúc, tư thiệt xúc, tư thân xúc, tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành sáu bằng cách thế nầy.
  • Hành uẩn phân phần thành bảy như là tư nhãn xúc… tư thân xúc, tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc. Hành uẩn phân phần thành bảy bằng cách như đây.
  • Hành uẩn phân phần thành tám như là tư nhãn xúc… tư thân xúc đồng sanh lạc, tư thân xúc đồng sanh khổ, tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc. Hành uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành chín như là tư nhãn xúc… tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc thiện, tư ý thức giới xúc bất thiện, tư ý thức giới xúc vô ký. Hành uẩn phân phần thành chín bằng cách như đây.
  • Hành uẩn phân phần thành mười như là tư nhãn xúc… tư thân xúc đồng sanh lạc, tư thân xúc đồng sanh khổ, tư ý giới xúc, tư ý thức giới xúc thiện, tư ý thức giới xúc bất thiện, tư ý thức giới xúc vô ký. Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Hành uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Hành uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ. Hành uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ. Hành uẩn thành đồng sanh (pháp) hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Hành uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Hành uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học. Hành uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng. Hành uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng. Hành uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương. Hành uẩn thành tà nhất định, thành chánh nhất định, thành bất định (cả hai). Hành uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng. Hành uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh. Hành uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại. Hành uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại. Hành uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần. Hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như đây.
  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Hành uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Hành uẩn thành nhân mà hữu nhân, thành hữu nhân mà phi nhân. Hành uẩn thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Hành uẩn thành phi nhân mà hữu nhân, thành phi nhân và vô nhân. Hành uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Hành uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Hành uẩn thành lậu, thành phi lậu. Hành uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu. Hành uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Hành uẩn thành lậu hữu lậu, thành lậu vô lậu. Hành uẩn thành lậu tương ưng lậu, thành tương ưng lậu phi lậu. Hành uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu phi lậu. Hành uẩn thành triền, thành phi triền. Hành uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Hành uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Hành uẩn thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền. Hành uẩn thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền. Hành uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Hành uẩn thành phược, thành phi phược. Hành uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Hành uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Hành uẩn thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược. Hành uẩn thành phược tương ưng phược, thành phi phược tương ưng phược. Hành uẩn thành bất tương ưng phược cảnh phược, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Hành uẩn thành bộc, thành phi bộc. Hành uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Hành uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Hành uẩn thành bộc cảnh bộc, thành phi bộc cảnh bộc. Hành uẩn thành bộc tương ưng bộc, thành phi bộc tương ưng bộc. Hành uẩn thành bộc bất tương ưng bộc, thành phi bộc bất tương ưng bộc. Hành uẩn thành phối, thành phi phối. Hành uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Hành uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Hành uẩn thành phối cảnh phối, thành phi phối cảnh phối. Hành uẩn thành phối tương ưng phối, thành phi phối tương ưng phối. Hành uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối phi cảnh phối. Hành uẩn thành cái, thành phi cái. Hành uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Hành uẩn thành tương ưng cái, thành bất tương ưng cái. Hành uẩn thành cái mà cảnh cái, thành phi cái mà cảnh cái. Hành uẩn thành cái tương ưng cái, thành phi cái tương ưng cái. Hành uẩn thành bất tương ưng cái mà cảnh cái, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Hành uẩn thành khinh thị, thành phi khinh thị. Hành uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị. Hành uẩn thành tương ưng khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị. Hành uẩn thành khinh thị cảnh khinh thị, thành cảnh khinh thị phi khinh thị. Hành uẩn thành bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị. Hành uẩn thành thủ, thành phi thủ. Hành uẩn thành do thủ, thành phi do thủ. Hành uẩn thành cảnh thủ, thành phi cảnh thủ. Hành uẩn thành tương ưng thủ, thành bất tương ưng thủ. Hành uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ. Hành uẩn thành thủ tương ưng thủ, thành phi thủ tương ưng thủ. Hành uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Hành uẩn thành phiền não, thành phi phiền não. Hành uẩn thành cảnh phiền não, thành phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành cảnh phiền toái, thành phi cảnh phiền toái. Hành uẩn thành tương ưng phiền não, thành bất tương ưng phiền não. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền não, thành phiền não phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền toái, thành phi phiền não cảnh phiền toái. Hành uẩn thành phiền não tương ưng phiền não, thành phi phiền não tương ưng phiền não. Hành uẩn thành bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Hành uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Hành uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, thành vô nhơn ba đạo cao tuyệt trừ. Hành uẩn thành hữu tầm, thành vô tầm. Hành uẩn thành hữu tứ, thành vô tứ. Hành uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ. Hành uẩn thành đồng sanh hỷ, thành phi đồng sanh hỷ. Hành uẩn thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh lạc. Hành uẩn thành đồng sanh xả, thành phi đồng sanh xả. Hành uẩn thành Dục giới, thành phi Dục giới. Hành uẩn thành Sắc giới, thành phi Sắc giới. Hành uẩn thành Vô sắc giới, thành phi Vô sắc giới. Hành uẩn thành siêu thế, thành phi siêu thế. Hành uẩn thành nhân sanh tử, thành phi nhân sanh tử. Hành uẩn thành nhất định, thành bất định. Hành uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng. Hành uẩn thành hữu y, thành vô y.
  • Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký…
  • Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  

Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu y, thành vô y. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn nhị đề

Phần căn tam đề

  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu y, thành vô y. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu y, thành vô y. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

Phần lưỡng lợi

  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân, thành phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu, thành phi lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu hữu lậu, thành phi lậu hữu lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu tương ưng lậu, thành phi lậu tương ưng lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền, thành phi triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành tà nhất định, thành chánh nhất định, thành bất định (cả hai)… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành triền bất tương ưng triền, thành phi triền bất tương ưng triền. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành phược, thành phi phược. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Hành uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành bảy như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn phân phần thành bảy bằng cách thế nầy.
  • Một cách nữa, hành uẩn phân phần thành bảy như là hành uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… hành uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.
  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.
  • Một cách nữa, hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.
  1.  

Hành uẩn phân phần thành ba mươi như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần thành ba mươi bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành uẩn phân phần thành nhiều cách như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế.
  • Một cách nữa, hành uẩn phân phần nhiều thứ như là hành uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Hành uẩn do nhĩ xúc làm duyên… hành uẩn do tỷ xúc làm duyên… hành uẩn do thiệt xúc làm duyên… hành uẩn do thân xúc làm duyên… hành uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Tư nhãn xúc… tư ý xúc. Hành uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là hành uẩn.

Dứt Phần phân đa

 

5) Thức uẩn đó ra sao?

Phần căn nhị đề

  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc.
  • Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân.
  • Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký.
  • Thức uẩn phân phần thành bốn như là thức uẩn thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế.
  • Thức uẩn phân phần thành năm như là thức uẩn thành tương ưng lạc quyền, thành tương ưng khổ quyền, thành tương ưng hỷ quyền, thành tương ưng ưu quyền, thành tương ưng xả quyền.
  • Thức uẩn phân phần thành sáu như là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Thức uẩn phân phần thành sáu bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành bảy như là nhãn thức… thân thức, ý giới, ý thức giới. Thức uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành tám như là nhãn thức… thân thức đồng sanh lạc, thân thức đồng sanh khổ, ý giới, ý thức giới. Thức uẩn phân phần thành tám bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành chín như là nhãn thức… thân thức, ý giới, ý thức giới thiện, ý thức giới bất thiện, ý thức giới vô ký. Thức uẩn phân phần thành chín bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành mười như là nhãn thức… thân thức đồng sanh lạc, thân thức đồng sanh khổ, ý giới, ý thức giới thiện, ý thức giới bất thiện, ý thức giới vô ký. Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Thức uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Thức uẩn thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ, thành phi thủ phi cảnh thủ. Thức uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não. Thức uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ. Thức uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Thức uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Thức uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học. Thức uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng. Thức uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng. Thức uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương. Thức uẩn thành tà nhất định, thành chánh nhất định, thành bất định (cả hai). Thức uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng. Thức uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh. Thức uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại. Thức uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại. Thức uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần. Thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Thức uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Thức uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thức uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Thức uẩn thành cảnh lậu, thành phi cảnh lậu. Thức uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Thức uẩn thành bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, thành bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu. Thức uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Thức uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Thức uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Thức uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Thức uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Thức uẩn thành phược bất tương ưng phược, thành bất tương ưng phược phi phược. Thức uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Thức uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Thức uẩn thành bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, thành bất tương ưng bộc phi cảnh bộc. Thức uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thức uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Thức uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối mà phi cảnh phối. Thức uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Thức uẩn thành tương ưng cái, thành bất tương ưng cái. Thức uẩn thành cái tương ưng cái, thành phi cái bất tương ưng cái. Thức uẩn thành cảnh khinh thị, thành phi cảnh khinh thị. Thức uẩn thành tương ưng khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị. Thức uẩn thành bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị, thành bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị. Thức uẩn thành do thủ, thành phi do thủ. Thức uẩn thành cảnh thủ, thành phi cảnh thủ. Thức uẩn thành tương ưng thủ, thành bất tương ưng thủ. Thức uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Thức uẩn thành cảnh phiền não, thành phi cảnh phiền não. Thức uẩn thành cảnh phiền toái, thành phi cảnh phiền toái. Thức uẩn thành tương ưng phiền não, thành bất tương ưng phiền não. Thức uẩn thành bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, thành bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não. Thức uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Thức uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu nhơn sơ đạo tuyệt trừ, thành phi hữu nhơn phi sơ đạo tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu nhơn ba đạo cao tuyệt trừ, thành vô nhơn phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thức uẩn thành hữu tầm, thành vô tầm. Thức uẩn thành hữu tứ, thành vô tứ. Thức uẩn thành hữu hỷ, thành vô hỷ. Thức uẩn thành đồng sanh hỷ, thành phi đồng sanh hỷ. Thức uẩn thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh lạc. Thức uẩn thành đồng sanh xả, thành phi đồng sanh xả. Thức uẩn thành Dục giới, thành phi Dục giới. Thức uẩn thành Sắc giới, thành phi Sắc giới. Thức uẩn thành Vô sắc giới, thành phi Vô sắc giới. Thức uẩn thành liên quan luân hồi, thành bất liên quan luân hồi. Thức uẩn thành nhân xuất luân hồi, thành phi nhân xuất luân hồi. Thức uẩn thành nhất định, thành bất định. Thức uẩn thành hữu thượng, thành vô thượng. Thức uẩn thành hữu y, thành vô y.
  • Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  1.  

Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu y, thành vô y. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn nhị đề           

Phần căn tam đề

  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu y, thành vô y. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu y, thành vô y. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần căn tam đề

Phần lưỡng lợi

  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng nhân, thành bất tương ưng nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành phi nhân hữu nhân, thành phi nhân vô nhân. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành dị thục quả, thành dị thục nhân, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hiệp thế, thành siêu thế. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành do thủ cảnh thủ, thành phi do thủ cảnh thủ, thành phi do thủ phi cảnh thủ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành hữu lậu, thành vô lậu. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng lậu, thành bất tương ưng lậu. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành lậu bất tương ưng lậu, thành phi lậu bất tương ưng lậu. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ, thành ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh triền, thành phi cảnh triền. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng triền, thành bất tương ưng triền. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành nhân sanh tử, thành nhân đến Níp-bàn, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hữu học, thành vô học, thành phi hữu học phi vô học… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh phược, thành phi cảnh phược. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành hy thiểu, thành đáo đại, thành vô lượng… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng phược, thành bất tương ưng phược. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng phược mà cảnh phược, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành ty hạ, thành trung bình, thành tinh lương… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh bộc, thành phi cảnh bộc. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành tà (cho quả) nhất định, thành chánh (cho quả) nhất định, thành bất định (cả hai)… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng bộc, thành bất tương ưng bộc. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, thành bất tương ưng bộc phi cảnh bộc. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành sanh tồn, thành phi sanh tồn, thành sẽ sanh… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh phối, thành phi cảnh phối. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành quá khứ, thành vị lai, thành hiện tại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành tương ưng phối, thành bất tương ưng phối. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành cảnh quá khứ, thành cảnh vị lai, thành cảnh hiện tại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành bất tương ưng phối mà cảnh phối, thành bất tương ưng phối và phi cảnh phối. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành nội phần, thành ngoại phần, thành nội và ngoại phần… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.
  • Thức uẩn phân phần thành một tức là thức uẩn tương ưng xúc. Thức uẩn phân phần thành hai như là thức uẩn thành cảnh cái, thành phi cảnh cái. Thức uẩn phân phần thành ba như là thức uẩn thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại… Thức uẩn phân phần thành mười bằng cách như thế.

Dứt Phần lưỡng lợi

Phần phân đa

  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành bảy như là thức uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.
  • Một cách nữa, thức uẩn phân phần thành bảy như là thức uẩn thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn phân phần thành bảy bằng cách như thế.
  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.
  • Một cách nữa, thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành hai mươi bốn bằng cách như thế.
  1.  

Thức uẩn phân phần thành ba mươi như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành ba mươi bằng cách như thế.

  1.  
  • Thức uẩn phân phần thành nhiều cách như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành nhiều cách như thế.
  • Một cách nữa, thức uẩn phân phần thành nhiều cách như là thức uẩn do nhãn xúc làm duyên, thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ… thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Thức uẩn do nhĩ xúc làm duyên… thức uẩn do tỷ xúc làm duyên… thức uẩn do thiệt xúc làm duyên… thức uẩn do thân xúc làm duyên… thức uẩn do ý xúc làm duyên, thành cảnh nội, thành cảnh ngoại, thành cảnh nội và ngoại, thành Dục giới, thành Sắc giới, thành Vô sắc giới, thành siêu thế. Nhãn thức… ý thức. Thức uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là thức uẩn.

Dứt Phần phân đa

Dứt phân theo Diệu Pháp

 

C. UẨN PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

 

  1. Ngũ uẩn như là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Đáp đầu đề tam, đáp đầu đề nhị.

Ngũ uẩn mà uẩn nào thành thiện, uẩn nào thành bất thiện, uẩn nào thành vô ký,… uẩn nào thành hữu y, uẩn nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Sắc uẩn thành vô ký. Bốn uẩn (sau) cũng thành thiện, cũng thành bất thiện, cũng thành vô ký.
  • Hai uẩn (trước) không thể nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ba uẩn (sau) cũng thành tương ưng lạc thọ, cũng thành tương ưng khổ thọ, cũng thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Sắc uẩn thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tứ (danh) uẩn cũng thành dị thục quả, cũng thành dị thục nhân, cũng thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân.
  • Sắc uẩn cũng thành do thủ cảnh thủ, cũng thành phi do thủ cảnh thủ. Tứ (danh) uẩn cũng thành do thủ cảnh thủ, cũng thành phi do thủ cảnh thủ, cũng thành phi do thủ phi cảnh thủ.
  • Sắc uẩn thành phi phiền toái cảnh phiền não. Tứ (danh) uẩn cũng thành phiền toái cảnh phiền não, cũng thành phi phiền toái phi cảnh phiền não.
  • Sắc uẩn thành vô tầm, vô tứ. Ba uẩn (giữa) cũng thành hữu tầm hữu tứ, cũng thành vô tầm hữu tứ, cũng thành vô tầm vô tứ. Hành uẩn cũng thành hữu tầm hữu tứ, cũng thành vô tầm hữu tứ, mà không thể nói thành hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ, vô tầm vô tứ.
  • Sắc uẩn không thể nói thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Thọ uẩn thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, cũng thành đồng sanh xả, mà cũng không thể nói thành đồng sanh hỷ. Ba uẩn (giữa) cũng thành đồng sanh hỷ, cũng thành đồng sanh lạc, cũng thành đồng sanh xả, mà cũng không thể nói thành đồng sanh hỷ, đồng sanh lạc, đồng sanh xả.
  • Thức uẩn thành pháp phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ (danh) uẩn cũng thành sơ đạo tuyệt trừ, cũng thành ba đạo cao tuyệt trừ, cũng thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Sắc uẩn thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ (danh) uẩn cũng thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ, cũng thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ. Cũng thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Sắc uẩn thành phi nhân sanh tử, phi nhân đến Níp-bàn. Tứ (danh) uẩn cũng thành nhân sanh tử, cũng thành nhân đến Níp-bàn, cũng thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
  • Sắc uẩn thành phi hữu học phi vô học. Tứ (danh) uẩn cũng thành hữu học, cũng thành vô học, cũng thành phi hữu học phi vô học.
  • Sắc uẩn thành hy thiểu. Tứ (danh) uẩn cũng thành hy thiểu, cũng thành đáo đại, cũng thành vô lượng.
  • Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh hy thiểu, cũng thành cảnh đáo đại, cũng thành cảnh vô lượng, mà không nên nói thành cảnh hy thiểu, thành cảnh đáo đại, thành cảnh vô lượng.
  • Sắc uẩn thành trung bình. Tứ (danh) uẩn cũng thành ty hạ, cũng thành trung bình, cũng thành tinh lương.
  • Sắc uẩn thành bất định. Tứ (danh) uẩn cũng thành tà cho quả nhất định, cũng thành chánh cho quả nhất định, cũng thành bất định.
  • Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh đáo đại, cũng thành có đạo là cảnh, cũng thành có đạo là nhân, cũng thành có đạo là trưởng; mà không thể nói rằng có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng.
  • Ngũ uẩn cũng thành sanh tồn, cũng thành phi sanh tồn, cũng thành sẽ sanh.
  • Ngũ uẩn cũng thành quá khứ, cũng thành vị lai, cũng thành hiện tại.
  • Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành biết cảnh quá khứ, cũng thành biết cảnh vị lai, cũng thành biết cảnh hiện tại, mà không thể nói thành biết cảnh quá khứ, thành biết cảnh vị lai, thành biết cảnh hiện tại.
  • Ngũ uẩn thành nội phần, cũng thành ngoại phần, cũng thành nội và ngoại phần.
  • Sắc uẩn thành bất tri cảnh. Tứ (danh) uẩn cũng thành tri cảnh nội, cũng thành tri cảnh ngoại, cũng thành tri cảnh nội và ngoại; mà không nên nói rằng thành tri cảnh nội, thành tri cảnh ngoại, thành tri cảnh nội và ngoại.
  • Tứ (danh) uẩn thành bất kiến vô đối chiếu. Còn sắc uẩn cũng thành thấy đặng hữu đối chiếu, cũng thành bất kiến mà hữu đối chiếu, cũng thành bất kiến và vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Tứ uẩn (trừ hành) thành phi nhân. Hành uẩn thành nhân cũng có, thành phi nhân cũng có.
  • Sắc uẩn thành vô nhân. Tứ (danh) uẩn thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng nhân. Tứ (danh) uẩn thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.
  • Sắc uẩn không thể nói thành nhân hữu nhân và thành phi nhân hữu nhân. Ba uẩn không thể nói thành nhân hữu nhân và thành phi nhân hữu nhân cũng có, không thể nói thành phi nhân hữu nhân cũng có. Hành uẩn thành nhân hữu nhân cũng có và thành phi nhân hữu nhân cũng có; không thể nói thành nhân hữu nhân và thành phi nhân hữu nhân cũng có.
  • Sắc uẩn không thể nói thành nhân tương ưng nhân và thành phi nhân tương ưng nhân. Ba uẩn không thể nói thành nhân tương ưng nhân, mà thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không thể nói thành phi nhân tương ưng nhân cũng có. Hành uẩn thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay là thành phi nhân tương ưng nhân cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi nhân hữu nhân. Ba uẩn thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có. Hành uẩn thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có; không thể nói có thể thành phi nhân hữu nhân hay là thành phi nhân vô nhân cũng có.

 

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
  2.  
  • Ngũ uẩn thành hữu duyên, thành hữu vi.
  • Tứ (danh) uẩn thành bất kiến. Sắc uẩn cũng thành bị thấy, cũng thành không thấy.
  • Tứ (danh) uẩn thành vô đối chiếu. Sắc uẩn cũng thành hữu đối chiếu, cũng thành vô đối chiếu.
  • Sắc uẩn thành sắc. Tứ (danh) uẩn thành phi sắc.
  • Sắc uẩn thành hiệp thế. Tứ (danh) uẩn cũng thành hiệp thế, cũng thành siêu thế.
  • Ngũ uẩn cũng thành có tâm biết đặng, cũng thành có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  1.  
  • Tứ uẩn (trừ hành) thành phi lậu. Hành uẩn cũng thành lậu, cũng thành phi lậu.
  • Sắc uẩn thành cảnh lậu. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh lậu, cũng thành phi cảnh lậu.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng lậu. Tứ (danh) uẩn cũng thành tương ưng lậu, cũng thành bất tương ưng lậu.
  • Sắc uẩn không thể nói thành lậu cảnh lậu và thành phi lậu cảnh lậu. Ba (danh) uẩn (trừ hành) không thể nói rằng thành lậu cảnh lậu và thành phi lậu cảnh lậu, cũng không thể nói rằng thành phi lậu cảnh lậu. Hành uẩn thành lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu cảnh lậu cũng có; chẳng đặng nói là thành lậu cảnh lậu và thành phi lậu cảnh lậu.
  • Sắc uẩn không thể nói thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu. Ba uẩn (trừ hành) không đặng nói thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu; cũng không nên nói thành phi lậu tương ưng lậu. Hành uẩn thành lậu tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; không thể nói thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng lậu cảnh lậu. Tứ (danh) uẩn cũng thành cảnh lậu bất tương ưng lậu và cũng thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; mà cũng không nên nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu và thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

 

  1. Đáp phần chùm triền (saṃyojanagocchaka)
  2.  
  • Tứ uẩn thành phi triền. Hành uẩn thành triền cũng có, thành phi triền cũng có.
  • Sắc uẩn thành cảnh triền. Tứ uẩn thành cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.
  • Sắc uẩn không thể nói thành triền cảnh triền, mà thành phi triền cảnh triền. Tam uẩn không thể nói thành triền cảnh triền, mà thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành triền cảnh triền cũng có. Hành uẩn thành triền cảnh triền cũng có, thành phi triền cảnh triền cũng có, không nên nói có thể thành triền cảnh triền, có thể thành phi triền cảnh triền cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói có thể thành triền tương ưng triền, có thể thành phi triền tương ưng triền. Ba uẩn không thể nói thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền cũng có; không thể nói thành triền tương ưng triền, thành phi triền tương ưng triền cũng có. Hành uẩn thành triền tương ưng triền cũng có, thành phi triền tương ưng triền cũng có; không nên nói có thể thành triền tương ưng triền, mà có thể thành phi triền tương ưng triền cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng triền cảnh triền. Tứ uẩn thành bất tương ưng triền cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng triền mà cảnh triền, có thể nói thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)
  2.  
  • Tứ uẩn thành phi phược. Hành uẩn thành phược cũng có, thành phi phược cũng có.
  • Sắc uẩn thành cảnh phược. Tứ uẩn thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng phược. Tứ uẩn thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.
  • Sắc uẩn không thể nói thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược. Ba uẩn không thể nói thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược cũng có; không thể nói thành phi phược cảnh phược cũng có. Hành uẩn thành phược cảnh phược cũng có, thành phi phược cảnh phược cũng có; không nên nói có thể thành phược cảnh phược, có thể thành phi phược cảnh phược cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói có thể thành phược tương ưng phược, có thể thành phi phược tương ưng phược. Ba uẩn không nên nói thành phược tương ưng phược, mà thành phi phược tương ưng phược cũng có; không thể nói thành phi phược tương ưng phược cũng có. Hành uẩn thành phược tương ưng phược cũng có, thành phi phược tương ưng phược cũng có; không nên nói có thể thành phược tương ưng phược, có thể thành phi phược tương ưng phược cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng phược cảnh phược. Tứ (danh) uẩn thành bất tương ưng cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng phược cảnh phược, có thể thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có.

 

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghagocchaka)

  1.  
  • Tứ uẩn thành phi bộc… tứ uẩn thành phi phối… tứ uẩn thành phi cái… hành uẩn thành cái cũng có, thành phi cái cũng có.
  • Sắc uẩn thành cảnh cái. Tứ (danh) uẩn thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng cái. Tứ (danh) uẩn thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói thành cái cảnh cái, mà thành phi cái cảnh cái. Ba uẩn không thể nói thành cái cảnh cái mà thành phi cái cảnh cái cũng có, không thể nói thành phi cái cảnh cái cũng có. Hành uẩn thành cái cảnh cái cũng có, thành phi cái cảnh cái cũng có; không nên nói có thể thành cái cảnh cái, có thể thành phi cái cảnh cái cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói có thể thành tương ưng cái, có thể thành phi cái tương ưng cái. Ba uẩn không nên nói thành cái tương ưng cái, mà thành phi cái tương ưng cái cũng có, không thể nói thành phi cái tương ưng cái cũng có. Hành uẩn thành cái tương ưng cái cũng có, thành phi cái tương ưng cái cũng có, mà không nên nói có thể thành cái tương ưng cái, có thể thành phi cái tương ưng cái cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng cái mà cảnh cái. Tứ uẩn thành bất tương ưng cái mà cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng cái mà cảnh cái, có thể thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)
  2.  
  • Tứ uẩn thành phi khinh thị. Hành uẩn thành khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cũng có.
  • Sắc uẩn thành cảnh khinh thị. Bốn uẩn thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng khinh thị. Ba uẩn thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có. Hành uẩn thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có; không nên nói có thể thành tương ưng khinh thị, có thể thành bất tương ưng khinh thị cũng có.
  • Sắc uẩn không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị, thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có. Ba uẩn không nên nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có; không thể nói thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có. Hành uẩn thành khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có, không nên nói có thể thành khinh thị cảnh khinh thị, có thể thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Tứ (danh) uẩn thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có; không nên nói có thể thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể thành phi khinh thị bất tương ưng khinh thị cũng có.

 

  1. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)
  2.  
  • Sắc uẩn thành không biết cảnh. Tứ (danh) uẩn thành biết cảnh.
  • Tứ uẩn thành phi tâm. Thức uẩn thành tâm.
  • Ba uẩn thành sở hữu tâm, nhị uẩn thành phi sở hữu tâm.
  • Ba uẩn thành tương ưng tâm. Sắc uẩn thành bất tương ưng tâm. Thức uẩn không thể nói có thể thành tương ưng tâm, có thể thành bất tương ưng tâm.
  • Ba uẩn thành hòa với tâm. Sắc uẩn thành không hòa với tâm. Thức uẩn không thể nói có thể thành hòa với tâm, có thể thành không hòa với tâm.
  • Ba uẩn thành sở y tâm. Thức uẩn thành phi sở y tâm. Sắc uẩn thành sở y tâm cũng có, thành phi sở y tâm cũng có.
  • Ba uẩn thành đồng sanh tồn với tâm. Thức uẩn thành phi đồng sanh tồn với tâm. Sắc uẩn thành sanh tồn với tâm cũng có, thành phi sanh tồn với tâm cũng có.
  • Ba uẩn thành hành động với tâm. Thức uẩn không hành động với tâm. Sắc uẩn thành tùng hành với tâm cũng có, thành phi tùng hành với tâm cũng có.
  • Ba uẩn thành sở y và hòa với tâm. hai uẩn thành phi sở y phi hòa với tâm.
  • Ba uẩn thành tâm sở y đồng tồn và hòa với tâm. Nhị uẩn thành phi tâm sở y phi đồng tồn và không hòa với tâm.
  • Ba uẩn thành có tâm làm chỗ nương tùng hành và hòa với tâm. Hai uẩn thành phi có tâm làm chỗ nương phi tùng hành phi hòa với tâm.
  • Ba uẩn thành bên ngoài. Thức uẩn thành bên trong. Sắc uẩn thành bên trong cũng có, thành bên ngoài cũng có.
  • Tứ uẩn thành phi thủ. Sắc uẩn thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có, thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)
  2.  
  • Tứ uẩn thành phi thủ. Hành uẩn thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.
  • Sắc uẩn thành cảnh thủ. Bốn uẩn thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng thủ. Bốn uẩn thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói thành thủ cảnh thủ, mà thành phi thủ cảnh thủ. Ba uẩn không nên nói thành thủ cảnh thủ, thành cảnh thủ phi thủ cũng có và có phần không nên nói thành cảnh thủ phi thủ. Hành uẩn thành thủ cảnh thủ cũng có và thành cảnh thủ phi thủ cũng có; không nên nói có thể thành thủ cảnh thủ, tuy nhiên thành cảnh thủ phi thủ cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói có thể thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ. Ba uẩn không thể nói thành thủ tương ưng thủ, mà thành phi thủ tương ưng thủ và không thể nói thành phi thủ tương ưng thủ cũng có. Hành uẩn thành thủ tương ưng thủ cũng có, thành tương ưng thủ phi thủ cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành thủ tương ưng thủ, tuy nhiên thành tương ưng thủ phi thủ cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ. Tứ uẩn thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có, không nên nói dĩ nhiên thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, tuy nhiên thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có.

 

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

  1.  
  • Tứ uẩn thành phi phiền não. Hành uẩn thành phiền não cũng có, thành phi phiền não cũng có.
  • Sắc uẩn thành cảnh phiền não. Bốn uẩn thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi cảnh phiền toái. Bốn uẩn thành cảnh phiền toái cũng có, thành phi cảnh phiền toái cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng phiền não. Tứ uẩn thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.
  • Sắc uẩn không thể nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành cảnh phiền não phi phiền não. Ba uẩn không nên nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có; không nên nói thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền não cũng có, thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành phiền não cảnh phiền não, tuy nhiên thành cảnh phiền não phi phiền não cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói dĩ nhiên thành phiền não cảnh phiền toái, tuy nhiên thành cảnh phiền toái phi phiền não cũng có. Ba uẩn không nên nói thành phiền não cảnh phiền toái, mà thành cảnh phiền toái phi phiền não, cũng không nên nói thành cảnh phiền toái phi phiền não. Hành uẩn thành phiền não cảnh phiền toái cũng có, thành cảnh phiền toái phi phiền não cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành phiền não cảnh phiền toái, tuy nhiên thành cảnh phiền toái phi phiền não cũng có.
  • Sắc uẩn không nên nói dĩ nhiên thành phiền não tương ưng phiền não, dĩ nhiên thành tương ưng phiền não phi phiền não. Ba uẩn không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có, không nên nói thành tương ưng phiền não phi phiền não. Hành uẩn thành phiền não tương ưng phiền não cũng có, thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có, không nên nói tuy nhiên thành phiền não tương ưng phiền não, tuy nhiên thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Tứ uẩn thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay tuy nhiên thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có.

 

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Sắc uẩn thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ uẩn thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ uẩn thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ. Tứ uẩn thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ uẩn thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Sắc uẩn thành vô tầm. Tứ uẩn thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Sắc uẩn thành vô tứ. Tứ uẩn thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Sắc uẩn thành vô hỷ. Tứ uẩn thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi đồng sanh hỷ. Tứ uẩn thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Hai uẩn thành phi đồng sanh lạc. Ba uẩn thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Hai uẩn thành phi đồng sanh xả. Ba uẩn thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Sắc uẩn thành Dục giới. Tứ uẩn thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi Sắc giới. Tứ uẩn thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi Vô sắc giới. Tứ uẩn thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • Sắc uẩn thành liên quan luân hồi. Tứ uẩn thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.
  • Sắc uẩn thành phi nhân xuất luân hồi. Tứ uẩn thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.
  • Sắc uẩn thành bất định. Tứ uẩn thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Sắc uẩn thành hữu thượng. Tứ uẩn thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.
  • Sắc uẩn thành vô y. Tứ uẩn thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có như thế nầy.

 

Dứt Phần vấn đáp

 

Đầy đủ Uẩn phân tích

 

 

 

PHẦN II - XỨ PHÂN TÍCH

 

A. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH

  1.  

Thập nhị xứ như là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ.

  1.  
  • Nhãn thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự biến chuyển thay đổi cố nhiên. Sắc thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.
  • Nhĩ thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Thinh thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.
  • Tỷ thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Khí thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.
  • Thiệt thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Vị thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.
  • Thân thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Xúc thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.
  • Ý thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên. Pháp thành vô thường, thành khổ não, thành vô ngã, có sự hành vi biến chuyển cố nhiên.

Dứt phân theo Kinh

 

B. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

  1.  

Thập nhị xứ như là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.

  1.  
  • Nhãn xứ đó ra sao? Nhãn não là thần kinh nương sắc tứ đại sung… cũng gọi nhà không. Đây gọi là nhãn xứ.
  • Nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ thân xứ đó ra sao?… thân nào là thần kinh nương sắc tứ đại sung… cũng kêu là nhà không. Đây gọi là… thân xứ.
  • Ý xứ đó ra sao? Ý xứ phân phần thành một tức là ý xứ tương ưng xúc. Ý xứ phân phần thành hai như là ý xứ thành hữu nhân, thành vô nhân. Ý xứ phân phần thành ba như là ý xứ thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… ý xứ phân phần thành nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là ý xứ.
  • Sắc xứ đó ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại sung… cũng kêu nhà không. Đây gọi là sắc xứ.
  • Thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ đó ra sao? … địa chất… cũng kêu là xúc xứ. Đây gọi là… xúc xứ.
  • Pháp xứ đó ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, sắc không thấy, không đối chiếu, liên quan trong pháp xứ và vô vi giới.
  • Trong pháp xứ đó mà thọ uẩn ra sao? Thọ uẩn phân phần thành một tức là thọ uẩn tương ưng xúc… Thọ uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách thế nầy. Đây gọi là thọ uẩn.
  • Tưởng uẩn đó ra sao? Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc… Tưởng uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách thế nầy. Đây gọi là tưởng uẩn.
  • Hành uẩn đó ra sao? Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm… hành uẩn phân mỗi phần thành nhiều thứ bằng cách thế nầy. Đây gọi là hành uẩn.
  • Sắc uẩn không thấy không đối chiếu liên quan trong pháp xứ đó ra sao? Nữ quyền… đoàn thực. Đây gọi là sắc không thấy, không đối chiếu liên quan trong pháp xứ.
  • Vô vi giới đó ra sao? Sự dứt ái, sự dứt sân, sự dứt si. Đây gọi là vô vi giới. Những chơn tướng nầy gọi là pháp xứ.

Dứt Phần phần theo Diệu Pháp

 

C. XỨ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Thập nhị xứ như là nhãn xứ, sắc xứ… ý xứ và pháp xứ.

Đáp đầu đề tam, đáp đầu đề nhị

Thập nhị xứ mà những chi thành thiện, những chi thành bất thiện, những chi thành vô ký… những chi thành hữu y, những chi thành vô y?

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Mười xứ (thô) thành vô ký. Nhị xứ (tế) thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Mười xứ (thô) không nên nói có thể thành tương ưng lạc thọ, có thể thành tương ưng khổ thọ, có thể thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ý xứ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có. Pháp xứ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có; không nên nói tuy nhiên thành tương ưng lạc thọ, tuy nhiên thành tương ưng khổ thọ, tuy nhiên thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Thập xứ (thô) thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Nhị xứ (tế) thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Ngũ xứ thành do thủ cảnh thủ. Thinh xứ thành phi do thủ cảnh thủ. Tứ xứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có. Nhị xứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Thập xứ thành phi phiền toái cảnh phiền não. Nhị xứ thành phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.
  • Thập xứ thành vô tầm vô tứ. Ý xứ thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Pháp xứ thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có; không nên nói có thể thành hữu tầm hữu tứ, có thể thành vô tầm hữu tứ, có thể thành vô tầm vô tứ cũng đặng.
  • Thập xứ không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, có thể thành đồng sanh lạc, có thể thành đồng sanh xả. Nhị xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có; không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, có thể thành đồng sanh lạc, có thể thành đồng sanh xả cũng đặng.
  • Thập xứ thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập xứ thành phi nhân phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập xứ thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Nhị xứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Thập xứ thành phi hữu học phi vô học. Nhị xứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Thập xứ thành hy thiểu. Nhị xứ thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh đáo đại cũng có, thành tri cảnh vô lượng cũng có; không nên nói có thể thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại, thành tri cảnh vô lượng.
  • Thập xứ thành trung bình. Nhị xứ thành ty hạ cũng có, thành trung bình cũng có, thành tinh lương cũng có.
  • Thập xứ thành bất định. Nhị xứ thành tà nhất định cũng có, thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân, thành đạo là trưởng.
  • Ngũ xứ thành sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có, không thể nói thành phi sanh tồn. Thinh xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, không thể nói thành sẽ sanh. Ngũ xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có. Pháp xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có; không nên nói có thể thành sanh tồn, mà có thể thành phi sanh tồn hay có thể thành sẽ sanh cũng đặng.
  • Thập nhất xứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Pháp xứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành quá khứ, có thể thành vị lai, có thể thành hiện tại cũng đặng.
  • Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành tri cảnh quá khứ cũng có, thành tri cảnh vị lai cũng có, thành tri cảnh hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành cảnh quá khứ, có thể thành cảnh vị lai, có thể thành cảnh hiện tại cũng đặng.
  • Thập nhị xứ thành nội phần cũng đặng, thành ngoại phần cũng đặng, thành nội và ngoại phần cũng đặng.
  • Thập xứ thành bất tri cảnh. Nhị xứ thành tri cảnh nội cũng có, thành tri cảnh ngoại cũng có, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có; không nên nói có thể thành tri cảnh nội, có thể thành tri cảnh ngoại hay có thể thành tri cảnh nội và ngoại cũng đặng.
  • Sắc nhập thành hữu kiến hữu đối chiếu. Cửu nhập thành bất kiến hữu đối chiếu. Nhị nhập thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Thập nhất xứ thành phi nhân. Pháp xứ thành nhân cũng có, thành phi nhân cũng có.
  • Thập xứ thành vô nhân. Nhị xứ thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng nhân. Nhị xứ thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.
  • Thập xứ không nên nói có thể thành nhân hữu nhân hay có thể thành phi nhân hữu nhân. Ý xứ không thể nói thành nhân hữu nhân, mà thành phi nhân hữu nhân cũng có; không thể nói thành phi nhân hữu nhân cũng có. Pháp xứ thành nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân hữu nhân cũng có, không nên nói có thể thành nhân hữu nhân hay có thể thành phi nhân hữu nhân cũng đặng.
  • Thập xứ không nên nói có thể thành nhân tương ưng nhân và phi nhân tương ưng nhân. Ý xứ không thể nói thành nhân tương ưng nhân, mà thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, cũng không thể nói hoặc thành phi nhân tương ưng nhân. Pháp xứ thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có; không nên nói có thể thành nhân tương ưng nhân và phi nhân tương ưng nhân.
  • Thập xứ thành phi nhân vô nhân. Ý xứ thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có. Pháp xứ thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có; không nên nói thành phi nhân hữu nhân và phi nhân vô nhân.

 

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
  2.  
  • Thập nhất xứ thành hữu duyên, pháp xứ thành hữu duyên cũng có, thành vô duyên cũng có.
  • Thập nhất xứ thành hữu vi. Pháp xứ thành hữu vi cũng có, thành vô vi cũng có.
  • Thập nhất xứ thành bất kiến. Sắc xứ thành hữu kiến.
  • Thập xứ thành hữu đối chiếu. Nhị xứ thành vô đối chiếu.
  • Thập xứ thành sắc. Ý xứ thành phi sắc. Pháp xứ thành sắc cũng có, thành phi sắc cũng có.
  • Thập xứ thành hiệp thế. Nhị xứ thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.
  • Thập nhị xứ thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  1.  
  • Thập nhất xứ thành phi lậu. Pháp xứ thành lậu cũng có, thành phi lậu cũng có.
  • Thập xứ thành cảnh lậu. Nhị xứ thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng lậu. Nhị xứ thành tương ưng lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu cũng có.
  • Thập xứ không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà thành phi lậu cảnh lậu. Ý xứ không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà thành phi lậu cảnh lậu cũng có, không thể nói thành phi lậu cảnh lậu cũng có. Pháp xứ thành lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu cảnh lậu cũng có, không nên nói có thể thành lậu cảnh lậu cũng có và thành phi lậu cảnh lậu cũng có.
  • Thập xứ không nên nói có thể thành lậu tương ưng lậu và thành phi lậu tương ưng lậu. Ý xứ không thể nói thành lậu tương ưng lậu, mà thành phi lậu tương ưng lậu cũng có, không thể nói thành phi lậu tương ưng lậu cũng có. Pháp xứ thành lậu tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; không nên nói có thể thành lậu tương ưng lậu và phi lậu tương ưng lậu.
  • Thập xứ thành bất tương ưng lậu cảnh lậu. Nhị xứ thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu cũng có; không nên nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có và bất tương ưng lậu phi cảnh lậu cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm triền (saṃyojanagocchaka)
  2.  
  • Thập nhất xứ thành phi triền. Pháp xứ thành triền cũng có, thành phi triền cũng có.
  • Thập xứ thành cảnh triền. Nhị xứ thành cảnh triền cũng có, thành phi cảnh triền cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng triền. Nhị xứ thành tương ưng triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.
  • Thập xứ không nên nói thành triền cảnh triền mà thành cảnh triền phi triền. Ý xứ không thể nói thành triền cảnh triền, nhưng thành cảnh triền mà phi triền cũng có, cũng có phần không thể nói thành cảnh triền mà phi triền. Pháp xứ thành triền và cảnh triền cũng có, thành cảnh triền mà phi triền cũng có, cũng có phần không nên nói có thể thành triền mà cảnh triền hay thành cảnh triền mà phi triền.
  • Thập xứ không nên nói có thể thành triền tương ưng triền hay tương ưng triền mà phi triền. Ý xứ không thể nói thành triền tương ưng triền, mà thành tương ưng triền phi triền cũng có, cũng có phần không đặng nói tương ưng triền phi triền. Pháp xứ thành triền tương ưng triền cũng có, thành tương ưng triền phi triền cũng có; không nên nói thành triền tương ưng triền và tương ưng triền phi triền.
  • Thập xứ thành bất tương ưng triền mà cảnh triền. Nhị xứ thành bất tương ưng triền mà cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền mà phi cảnh triền cũng có; nhưng có phần không đặng nói có thể thành bất tương ưng triền và cảnh triền hay có thể thành bất tương ưng triền mà phi triền.

 

  1. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)
  2.  
  • Thập nhất xứ thành phi phược. Pháp xứ thành phược cũng có, thành phi phược cũng có.
  • Thập xứ thành cảnh phược. Nhị xứ thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng phược. Nhị xứ thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.
  • Thập xứ không thể nói thành phược cảnh phược và cảnh phược phi phược. Ý xứ không thể nói thành phược cảnh phược, mà thành cảnh phược phi phược cũng có, cũng có phần không đặng nói thành cảnh phược phi phược. Pháp xứ thành phược cảnh phược cũng có, thành cảnh phược phi phược cũng có, nhưng có phần không đặng nói thành phược cảnh phược hay có thể thành cảnh phược phi phược.
  • Thập xứ không nên nói có thể thành phược tương ưng phược hay có thể thành tương ưng phược phi phược. Ý xứ không thể nói thành phược tương ưng phược, mà có phần thành tương ưng phược phi phược và cũng có phần không nên nói thành tương ưng phược mà phi phược. Pháp xứ thành phược tương ưng phược cũng có, thành tương ưng phược mà phi phược cũng có, nhưng cũng có phần không đặng nói là có thể thành phược tương ưng phược hay là có thể thành tương ưng phược phi phược.

 

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghegocchaka ādi)

  1.  
  • Thập nhất xứ thành phi bộc… thập nhất xứ thành phi phối… thập nhất xứ thành phi cái… pháp xứ thành cái cũng có, thành phi cái cũng có.
  • Thập xứ thành cảnh cái. Nhị xứ thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng cái. Nhị xứ thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.
  • Thập xứ không thể nói thành cái cảnh cái và cảnh cái phi cái. Ý xứ không thể nói thành cái cảnh cái, mà thành phi cái cảnh cái cũng có, cũng có phần không đặng nói thành cái phi cái. Pháp xứ thành cái cảnh cái cũng có, thành cảnh cái phi cái cũng có, có phần không đặng nói thành cái cảnh cái hay thành cảnh cái phi cái.
  • Thập xứ không nên nói có thể thành cái tương ưng cái hay có thể thành tương ưng cái phi cái. Ý xứ không thể nói thành cái tương ưng cái, mà cũng có phần thành tương ưng cái phi cái; nhưng có phần không đặng nói thành tương ưng cái phi cái. Pháp xứ thành cái tương ưng cái cũng có, thành tương ưng cái phi cái cũng có; nhưng cũng có phần không đặng nói có thể thành cái tương ưng cái và tương ưng cái phi cái.
  • Thập xứ thành bất tương ưng cái mà cảnh cái. Nhị xứ thành bất tương ưng cái mà cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái mà phi cảnh cái cũng có; nhưng cũng có phần không đặng nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái.

 

  1. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)
  2.  
  • Thập nhất xứ thành phi khinh thị. Pháp xứ thành khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cũng có.
  • Thập xứ thành cảnh khinh thị. Nhị xứ thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng khinh thị. Ý xứ thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có. Pháp xứ thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có, cũng có phần không đặng nói thành tương ưng khinh thị hay có thể thành bất tương ưng khinh thị.
  • Thập xứ không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành cảnh khinh thị phi khinh thị. Ý xứ không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành cảnh khinh thị phi khinh thị cũng có; cũng có phần không đặng nói thành cảnh khinh thị phi khinh thị. Pháp xứ thành khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành cảnh khinh thị phi khinh thị cũng có; cũng có phần không đặng nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay có thể thành cảnh khinh thị phi khinh thị.
  • Thập xứ thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Nhị xứ thành bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có; cũng có phần không đặng nói thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay có thể thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

 

  1. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)
  2.  
  • Thập xứ thành bất tri cảnh. Ý xứ thành tri cảnh. Pháp xứ thành tri cảnh cũng có, thành bất tri cảnh cũng có.
  • Ý xứ thành tâm. Thập nhất xứ thành phi tâm.
  • Thập nhất xứ thành phi sở hữu tâm, pháp xứ thành sở hữu tâm cũng có, thành phi sở hữu tâm cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng tâm. Pháp xứ thành tương ưng tâm cũng có, thành bất tương ưng tâm cũng có. Ý xứ không nên nói có thể thành tương ưng tâm hay có thể thành bất tương ưng tâm.
  • Thập xứ thành không hòa trộn với tâm. Pháp xứ thành hòa trộn với tâm cũng có, thành không hòa trộn với tâm cũng có. Ý xứ không nên nói có thể thành hòa trộn với tâm hay có thể không thành hòa trộn với tâm.
  • Lục xứ thành phi y xứ tâm sanh. Lục xứ thành phi y xứ tâm sanh cũng có, thành y xứ tâm sanh cũng có.
  • Thập nhất xứ thành phi đồng còn với tâm. Pháp xứ thành đồng còn với tâm cũng có, thành phi đồng còn với tâm cũng có.
  • Thập nhất xứ thành phi tùng hành với tâm. Pháp xứ thành tùng hành với tâm cũng có, thành phi tùng hành với tâm cũng có.
  • Thập nhất xứ thành không hòa và không nương tâm làm sở sanh. Pháp xứ thành hòa với tâm và nương tâm làm sở sanh cũng có, thành không hòa với tâm và không nương tâm làm sở sanh cũng có.
  • Thập nhất xứ thành không đồng còn không hòa và không nương tâm làm sở sanh. Pháp xứ thành hòa đồng còn nương tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi đồng còn phi nương tâm làm sở sanh cũng có.
  • Thập nhất xứ thành phi tùng hành phi hòa phi nương tâm làm sở sanh. Pháp xứ thành tùng hành hòa và nương tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi tùng hành phi nương tâm làm sở sanh cũng có.
  • Lục xứ thành nội phần. Lục xứ thành ngoại phần.
  • Cửu xứ thành thủ. Nhị xứ thành thủ. Pháp xứ thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.
  • Ngũ xứ thành do thủ. Thinh xứ thành phi do thủ. Lục xứ thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)
  2.  
  • Thập nhất xứ thành thủ. Pháp xứ thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.
  • Thập xứ thành cảnh thủ. Nhị xứ thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng thủ. Nhị xứ thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có.
  • Thập xứ không thể nói thành thủ cảnh thủ hay thành cảnh thủ phi thủ. Ý xứ không thể nói thành thủ cảnh thủ mà thành cảnh thủ phi thủ cũng có; không thể nói thành cảnh thủ phi thủ cũng có. Pháp xứ thành thủ cảnh thủ cũng có, thành cảnh thủ phi thủ cũng có, cũng có phần không đặng nói thành thủ cảnh thủ hay có thể thành cảnh thủ phi thủ.
  • Thập xứ không đặng nói có thể thành thủ tương ưng thủ, có thể thành tương ưng thủ phi thủ. Ý xứ không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành tương ưng thủ phi thủ, cũng không đặng nói là thành tương ưng thủ phi thủ. Pháp xứ thành thủ tương ưng thủ cũng có, thành tương ưng thủ phi thủ cũng có, cũng có phần không đặng nói thành thủ tương ưng thủ hay thành tương ưng thủ phi thủ.
  • Thập xứ thành bất tương ưng thủ mà cảnh thủ. Nhị xứ thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có, có phần không đặng nói thành bất tương ưng thủ mà cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

 

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

  1.  
  • Thập nhất xứ thành phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não cũng có, thành phi phiền não cũng có.
  • Thập xứ thành cảnh phiền não. Nhị xứ thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.
  • Thập xứ thành phi phiền toái. Nhị xứ thành phiền toái cũng có, thành phi phiền toái cũng có.
  • Thập xứ thành bất tương ưng phiền não. Nhị xứ thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.
  • Thập xứ không thể nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành cảnh phiền não phi phiền não. Ý xứ cũng có phần không thể nói thành phiền não cảnh phiền não, thành cảnh phiền não phi phiền não; cũng có phần không nên nói thành cảnh phiền não phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não cảnh phiền não cũng có, thành phiền não phi cảnh phiền não cũng có, cũng có phần không nên nói là thành phiền não cảnh phiền não hay thành cảnh phiền não phi phiền não.
  • Thập xứ không nên nói thành phiền não và phiền toái hay thành phiền toái phi phiền não. Ý xứ không nên nói thành phiền não và phiền toái hay thành phiền toái phi phiền não, cũng có phần không nên nói thành phiền toái phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não và phiền toái cũng có, thành phiền toái phi phiền não cũng có, không nên nói có thể thành phiền não và phiền toái hay phiền toái phi phiền não.
  • Thập xứ không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành tương ưng phiền não phi phiền não. Ý xứ không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành tương ưng phiền não phi phiền não; mà có phần không đặng nói thành tương ưng phiền não phi phiền não. Pháp xứ thành phiền não tương ưng phiền não cũng có, thành tương ưng phiền não phi phiền não cũng có; có phần không đặng nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành tương ưng phiền não phi phiền não.
  • Thập xứ thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Nhị xứ thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có, có phần không đặng nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

 

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Thập xứ thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị xứ thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Thập xứ thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập xứ thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị xứ thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Thập xứ thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị xứ thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập xứ thành vô tầm. Nhị xứ thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Thập xứ thành vô tứ. Nhị xứ thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Thập xứ thành vô hỷ. Nhị xứ thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Thập xứ thành phi đồng sanh hỷ. Nhị xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Thập xứ thành phi đồng sanh lạc. Nhị xứ thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Thập xứ thành phi đồng sanh xả. Nhị xứ thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Thập xứ thành Dục giới. Nhị xứ thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.
  • Thập xứ thành phi Sắc giới. Nhị xứ thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.
  • Thập xứ thành phi Vô sắc giới. Nhị xứ thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • Thập xứ thành liên quan luân hồi. Nhị xứ thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.
  • Thập xứ thành phi nhân xuất luân hồi. Nhị xứ thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.
  • Thập xứ thành bất định. Nhị xứ thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Thập xứ thành hữu thượng. Nhị xứ thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.
  • Thập xứ thành vô y. Nhị xứ thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có như thế nầy.

Dứt Phần vấn đáp

Đã đầy đủ Xứ phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

PHẦN III - CHẤT PHÂN TÍCH

 (Dhātuvibhaṅga)

 

A. CHẤT PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH (Suṭtantabhājanīya)

Lục chất - phần thứ nhất

  1.  

Chất (dhātu) có sáu như là chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió, chất hư không, chất thức.

  1.  

Chất đất đó ra sao? Chất đất có hai thứ như là chất đất nội phần, chất đất ngoại phần.

  • Chất đất nội phần đó ra sao? Trạng thái cứng, trạng thái sần sượng, sự cứng, tư cách cứng bên phần trong của ta, thành sắc do thủ bên trong như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tì, tim, gan, mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ; hay là những cách cứng sượng, sự cứng, trạng thái cứng tự phần bên trong, thành sắc bên trong do thủ. Nếu có như thế nầy gọi là địa chất nội.
  • Chất đất ngoại phần đó ra sao? Tư cách cứng sượng, sự cứng, trạng thái cứng bên ngoài thành sắc ngoại phi do thủ như là sắc, kim khoáng, chì trắng, chì đen, bạc, trân châu, ngọc như ý, miêu tình châu, xà cừ, sơn nham, đạm hồng châu, hóa tệ (bạc thành đồng), vàng, ngọc như ý đỏ, ngọc như ý sọc, cỏ, khúc cây, đá trứng, gạch ngói, đất, miếng đá, núi hay là những cách cứng sượng, sự cứng, trạng thái cứng bên ngoài thành sắc ngoại phi do thủ. Những chi có như thế đây gọi là địa chất ngoại.

Địa chất nội và địa chất ngoại kêu chung lại là địa chất.

  1.  

Thủy chất đó ra sao? Thủy chất có hai thứ như là thủy chất nội và thủy chất ngoại.

  • Thủy chất nội đó ra sao? Sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự dẻo, cách dẻo, trạng thái thu dính phần bên trong của ta thành sắc nội do thủ như là mật, đàm, nhớt, máu, nước mồ hôi, não, nước mắt, hỏa du, nước miếng, nước mũi, tủy, nước tiểu hay là sự ướt im, cách ướt im, sự mềm dẻo, cách mềm dẻo, trạng thái thu hút bên trong của ta thành sắc nội do thủ, những phần như thế gọi là thủy chất nội.
  • Thủy chất ngoại đó ra sao? Sự im ướt, cách im ướt, sự dẻo, cách dẻo, trạng thái thu hút quến sắc phần bên ngoài thành sắc phi do thủ bên ngoài như là vị rễ cây, vị cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị bông cây, vị trái cây, sữa sống, sữa chín, bơ trong, bơ cục, dầu, mật, nước mía, nước ở trong đất hay là nước ở trong hư không, hoặc sự ướt im, cách ướt im, sự dẻo, trạng thái dẻo, trạng thái thâu hút sắc thành bên ngoài, thành sắc phi do thủ bên ngoài, mặc dù có khác như thế nào, đây gọi là thủy chất ngoại.

Thủy chất nội và thủy chất ngoại gồm cả hai thứ ấy kêu chung lại là thủy chất.

  1.  

Hỏa chất đó ra sao? Hỏa chất có hai thứ như là hỏa chất nội và hỏa chất ngoại.

  • Hỏa chất nội đó ra sao? Sự nóng, tư cách nóng, sự ấm, tư cách ấm, sự ấm áp, tư cách ấm áp thành tự nội phần, thành sắc do thủ bên trong như là chất lửa làm cho thân thể hư hao, chất lửa làm cho thân thể nóng nảy, chất lửa làm cho đồ ăn uống tiêu chuyển; hay là sự nóng, cách nóng, sự ấm, cách ấm, sự ôn noãn, cách ôn noãn thành bên trong của ta, thành sắc do thủ bên trong, dù có thế nào khác, đây gọi là hỏa chất nội.
  • Hỏa chất ngoại đó ra sao? Sự nóng, cách nóng, sự ấm, cách ấm, sự ôn noãn, cách ôn noãn, thành bên ngoài, thành sắc phi do thủ bên ngoài như là lửa củi, lửa miếng cây, lửa cỏ, lửa cứt bò, lửa con Trúc sát, lửa rác, lửa trời nhoảng, sự nóng của lửa, sự nóng của mặt trời, sự nóng của đống củi, sự nóng của đống cỏ, sự nóng của đống lúa, sự nóng của đống tro hay là sự nóng, cách nóng, sự ấm, cách ấm, sự ôn, cách ôn thành bên ngoài, thành sắc phi do thủ bên ngoài, dù có như thế nào khác, đây gọi là hỏa chất ngoại.

Hỏa chất nội và hỏa chất ngoại hai thứ ấy gồm chung lại một gọi là hỏa chất (tejodhātu).

  1.  

Phong chất đó ra sao? Phong chất có hai thứ như là phong chất nội và phong chất ngoại.

  • Phong chất nội đó ra sao? Sự phất qua, cách phất lại, sự căng thẳng của sắc thành tự bên trong phần ta, thành sắc do thủ bên trong như là gió phất, gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong bụng, gió trong ruột, gió khắp mình, gió vũ khí, gió dao cạo, gió thổi qua trái tim, gió thở vô, gió thở ra hay là sự phất qua lại, cách phất qua lại, sự căng thẳng trong phần ta thành sắc do thủ, dù cách nào khác có như thế, đây gọi là phong chất nội.
  • Phong chất ngoại đó ra sao? Sự phất qua lại, cách phất qua lại, sự căng thẳng của sắc thành ngoại, thành sắc bên ngoài phi do thủ như là gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc, gió cuốn bụi, gió không cuốn bụi, gió lạnh, gió nóng, gió mềm, gió cứng, gió thấp, gió cao, gió cánh chim, gió chim đại bàng, gió lá đường, gió miệng thổi hay là sự phất qua lại, cách phất qua lại, sự căng thẳng của sắc bên ngoài thành sắc ngoại phi do thủ bên ngoài, dù cách nào khác có như thế, đây gọi là phong chất ngoại.

Phong chất nội và phong chất ngoại, hai thứ đó gom chung lại một gọi là phong chất.

  1.  

Hư không chất đó ra sao? Hư không chất có hai thứ như là hư không chất nội và hư không chất ngoại.

  • Hư không chất nội đó ra sao? Hư không trống rỗng, tư cách gọi là hư không, sự trống không, tư cách gọi là sự trống không, lỗ trống, tư cách gọi là lỗ trống, chỗ mà máu và thịt không đụng chạm là phần trong ta thành sắc nội do thủ như là lỗ tai, lỗ mũi, lỗ miệng, lỗ cuống họng, lỗ nuốt đồ ăn, lỗ chứa đồ ăn uống và lỗ để cho đồ ăn uống chạy xuống. Hay là trống không, cách cho là trống không, sự trống không, cách cho là sự trống không, lỗ trống, cách cho là lỗ trống, chỗ mà thịt và máu không đụng chạm thuộc về phần ta thành sắc nội do thủ. Dù có như thế nào khác đây gọi là hư không chất nội.
  • Hư không chất ngoại đó ra sao? Trống không, cách cho rằng trống không, sự trống không, cách cho rằng sự trống không, lỗ trống, cách cho rằng lỗ trống, chỗ mà sắc tứ đại sung không đụng chạm là bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Dù có như thế nào khác đây gọi là hư không chất ngoại.

Hư không chất nội và hư không chất ngoại gom cả hai thứ ấy chung lại một gọi là hư không chất.

  1.  

Thức chất đó ra sao? Nhãn thức chất, nhĩ thức chất, tỷ thức chất, thiệt thức chất, thân thức chất và ý thức chất. Đây gọi là thức chất.

Những chơn tướng nầy gọi là lục chất.

 

Lục chất - phần thứ hai

  1.  

Lục chất nữa như là lạc chất, khổ chất, hỷ chất, ưu chất, xả chất và vô minh chất.

  • Lạc chất đó ra sao? Sự thích thân, sự sướng thân, sự hưởng cảnh thích sướng sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh thích sướng sanh từ thân xúc. Đây gọi là lạc chất.
  • Khổ chất đó ra sao? Sự không thích thân, sự khổ thân, sự hưởng cảnh không thích hợp và khổ thân sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh không thích hợp và khổ thân sanh từ thân xúc. Đây gọi là khổ chất.
  • Hỷ chất đó ra sao? Sự thích hợp tâm, sự vui lòng, sự hưởng cảnh thích hợp của tâm và sự vui lòng sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh thích hợp của tâm và sự vui lòng sanh từ ý xúc. Đây gọi là hỷ chất.
  • Ưu chất đó ra sao? Sự không thích hợp tâm, sự khổ tâm, sự hưởng cảnh không thích hợp của tâm và sự khổ tâm sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh không thích hợp của tâm và sự khổ tâm sanh từ ý xúc. Đây gọi là ưu chất.
  • Xả chất đó ra sao? Sự hưởng cảnh phi vui, phi buồn, phi khổ, phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh phi khổ, phi lạc, phi vui, phi buồn sanh từ ý xúc. Đây gọi là xả chất.
  • Vô minh chất đó ra sao? Sự bất tri, sự bất kiến… như cây gỗ tức là vô minh, căn bất thiện tức là si. Đây gọi là vô minh chất.

Những chơn tướng nầy gọi là lục chất.

 

Lục chất - phần thứ ba

  1.  

Lục chất khác nữa như là dục chất, sân độc chất, ác độc chất, ly dục chất, vô sân độc chất và vô ác độc chất.

  • Dục chất đó ra sao? Sự mong mỏi, sự quá mong mỏi, sự nghĩ ngợi mà hiệp với dục, sự mà tâm dựa vào cảnh, sự mà tâm khắn khít vào cảnh, sự đem tâm đến cảnh, tà tư duy. Đây gọi là dục chất. Phía dưới có Ngục vô gián là chỗ tột, phía trên có Tha Hóa Tự Tại thiên là chỗ tột. Uẩn, xứ, giới, sắc, thọ, tưởng, hành, thức luân chuyển trong ấy, liên quan trong ấy. Đây gọi là dục chất.
  • Sân độc chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, cách rất nghĩ ngợi mà hiệp với sân độc… tà tư duy. Đây gọi là sân độc chất.

Một cách nữa, sự mà tâm thù oán trong mười thứ thù oán, sự thù oán mạnh, sự đụng chạm, sự bực bội, sự tức giận, sự lừng lẫy, sự rất lừng lẫy, sự tính ác độc, sự tính rất độc ác độc, sự tính độc ác tột bực, cách tâm sân độc, cách tâm rất ác độc, cách sân giận, thái độ sân giận, trạng thái sân giậnsự tính độc ác, thái độ tính độc ác, trạng thái tính độc ác, sự sân độc, thái độ sân độc, trạng thái sân độc, sự giận hờn, sự ác xấu, cách nói không ra, tâm không ưa thích, đây gọi là sân độc chất.

  • Ác độc chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi mà hiệp với ác độc… tà tư duy. Đây gọi là ác độc chất. Cũng có người trong đời nầy vẫn ép uổng chúng sanh bằng một cách nào với những vật chất như là bàn tay, cục đất, khúc cây, khí giới, hoặc dây, sự xâm lăng, thái độ xâm lăng, sự ép uổng, thái độ ép uổng, sự kích nộ, sự cừu hận, sự rất ép uổng người khác hiện thấy như thế. Đây gọi là ác độc chất.
  • Ly dục chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi mà hiệp với ly dục… chánh tư duy, đây gọi là ly dục chất. Dù cho tất cả pháp thiện. Đây gọi là ly dục chất.
  • Vô sân độc chất đó ra sao? Sự suy xét, rất suy xét, mà hiệp với sự không sân độc… chánh tư duy, đây gọi là vô sân độc chất. Sự có bạn tốt, thái độ có bạn tốt, trạng thái có bạn tốt đối cả chúng sanh tâm từ siêu thoát. Đây gọi là vô sân độc chất.
  • Vô ác độc chất đó ra sao? Sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi mà hiệp với vô ác độc. Sự suy xét, sự tâm dựa vào cảnh chặt chẽ, sự đem tâm đến cảnh, chánh tư duy, đây gọi là vô sân độc chất. Sự bi, thái độ bi, trạng thái bi, tâm bi siêu thoát đối với chúng sanh. Đây gọi là vô ác độc chất.

Những chơn tướng nầy gọi là lục chất.

  1.  

Phần lục chất có 6, cả ba phần lục chất này yếu hiệp gồm chung lại một thành mười tám theo cách như đây.

Dứt chất phân tích phần phân theo Kinh

 

B. CHẤT PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP

  1.  

Thập bát giới như là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới.

  1.  
  • Nhãn giới đó ra sao? Nhãn nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… cũng kêu nhà không, đây gọi là nhãn giới.
  • Sắc giới đó ra sao? Sắc nào nương tứ đại sung tức là các màu… hoặc kêu là sắc chất. Đây gọi là sắc giới.
  • Nhãn thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhãn thức giới đều từ nương thần kinh nhãn và cảnh sắc sanh ra. Đây gọi là nhãn thức giới.
  1.  
  • Nhĩ giới đó ra sao? Nhĩ nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh… cũng kêu là nhà trống. Đây gọi là nhĩ giới.
  • Thinh giới đó ra sao? Thinh nào nương sắc tứ đại minh vô kiến hữu đối chiếu… hoặc kêu là thinh chất. Đây gọi là thinh giới.
  • Nhĩ thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhĩ thức giới đều từ nơi nương thần kinh nhĩ và cảnh thinh sanh ra. Đây gọi là nhĩ thức giới.
  1.  
  • Tỷ giới đó ra sao? Tỷ nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh… cũng kêu nhà không, đây gọi là tỷ giới.
  • Khí giới đó ra sao? Khí nào nương sắc tứ đại sung sanh ra mà bất kiến vô đối chiếu… hoặc kêu khí chất. Đây gọi là khí giới.
  • Tỷ thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, tỷ thức giới đều từ nơi nương thần kinh tỷ và cảnh khí sanh ra. Đây gọi là tỷ thức giới.
  1.  
  • Thiệt giới đó ra sao? Thiệt nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh sanh ra… hoặc kêu nhà không. Đây gọi là thiệt giới.
  • Vị giới đó ra sao? Vị nào nương sắc tứ đại minh bất kiến hữu đối chiếu… hoặc kêu vị chất. Đây gọi là vị giới.
  • Thiệt thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thiệt thức giới đều từ nơi nương thần kinh thiệt và cảnh vị sanh ra. Đây gọi là thiệt thức giới.
  1.  
  • Thân giới đó ra sao? Thân nào thành sắc thần kinh nương sắc tứ đại minh… cũng kêu nhà không. Đây gọi là thân giới.
  • Xúc giới đó ra sao? Địa chất… hoặc kêu xúc chất. Đây gọi là xúc giới.
  • Thân thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thân thức giới đều từ nơi nương thần kinh thân và cảnh xúc sanh ra. Đây gọi là thân thức giới.
  1.  
  • Ý giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới đều từ nơi thứ lớp đã diệt, sẽ sanh hằng không xen hở gián đoạn đối với nhãn thức… đối với nhĩ thức… đối với tỷ thức… đối với thiệt thức… tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới, đều từ nơi thứ lớp diệt trước sanh sau của thân thức. Hay là sơ thâu thập cảnh trong các pháp. Đây gọi là ý giới.
  • Pháp giới đó ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, sắc bất kiến và vô đối chiếu liên quan trong pháp xứ và vô vi giới.
  • Thọ uẩn đó ra sao? Thọ uẩn phân phần thành một, tức là thọ uẩn tương ưng xúc. Thọ uẩn phân phần thành hai như là thọ uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Thọ uẩn phân phần thành ba như là thọ uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Thọ uẩn phân phần thành nhiều thứ theo như cách nầy. Đây gọi là thọ uẩn.
  • Tưởng uẩn đó ra sao? Tưởng uẩn phân phần thành một tức là tưởng uẩn tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân phần thành hai như là tưởng uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Tưởng uẩn phân phần thành ba như là tưởng uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… Tưởng uẩn phân phần thành nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là tưởng uẩn.
  • Hành uẩn đó ra sao? Hành uẩn phân phần thành một tức là hành uẩn tương ưng tâm. Hành uẩn phân phần thành hai như là hành uẩn thành hữu nhân, thành vô nhân. Hành uẩn phân phần thành ba như là hành uẩn thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký… hành uẩn phân phần nhiều thứ bằng cách như thế. Đây gọi là hành uẩn.
  • Sắc bất kiến vô đối chiếu liên quan trong pháp xứ đó ra sao? Nữ quyền… Đoàn thực. Đây gọi là sắc bất kiến vô đối chiếu liên quan trong pháp xứ.
  • Vô vi giới đó ra sao? Sự hết ái, hết sân, hết si. Đây gọi là vô vi giới.

Những chơn tướng nầy gọi là pháp giới.

  • Ý thức giới đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… ý thức giới đều từ nơi nương diệt trước sanh sau của nhãn thức giới… nhĩ thức giới… tỷ thức giới… thiệt thức giới… thân thức giới cho đến tâm, ý, tâm địa… ý thức giới đều từ nơi nương theo thứ lớp diệt trước sanh sau của ý giới. Hoặc nữa, tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới đều từ nơi nương ý giới và cảnh pháp sanh ra. Đây gọi là ý thức giới.

Dứt Chất phân tích phần phân theo Diệu Pháp

 

C. CHẤT PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

 

  1.  

Thập bát giới như là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới và ý thức giới.

ĐÁP ĐẦU ĐỀ TAM                                                           ĐÁP ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong thập bát giới mà giới nào thành thiện, giới nào thành bất thiện, giới nào thành vô ký… cho đến giới nào thành hữu y, giới nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Thập lục giới thành vô ký. Nhị giới thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Thập giới không nên nói có thể thành tương ưng lạc thọ, tương ưng khổ thọ, tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ngũ giới thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Thân thức giới thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, ý thức giới thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có, pháp giới thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có; mà không nên nói có thể thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Thập giới thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Ngũ giới thành dị thục quả. Ý giới thành dị thục quả cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có. Nhị giới thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Thập giới thành do thủ cảnh thủ. Thinh giới thành phi do thủ cảnh thủ. Ngũ giới thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có. Nhị giới thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Thập lục giới thành phi phiền toái cảnh phiền não. Nhị giới thành phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.
  • Thập ngũ giới thành vô tầm, vô tứ. Ý giới thành hữu tầm hữu tứ. Ý thức giới thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Pháp giới thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có; cũng không nên nói có thể thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ và thành vô tầm vô tứ.
  • Thập giới không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả. Ngũ giới thành đồng sanh xả. Thân thức giới thành phi đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả; không nên nói thành đồng sanh lạc cũng có. Nhị giới thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có; không nên nói có thể thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành đồng sanh xả.
  • Thập lục giới thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập lục giới thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập lục giới thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Nhị giới thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Thập lục giới thành phi hữu học phi vô học. Nhị giới thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Thập lục giới thành pháp hy thiểu. Nhị giới thành pháp hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới thành tri pháp hy thiểu. Nhị giới thành tri pháp hy thiểu cũng có, thành tri pháp đáo đại cũng có, thành tri pháp vô lượng cũng có; không nên nói có thể thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại, thành tri cảnh vô lượng cũng có.
  • Thập lục giới thành pháp trung bình. Nhị giới thành pháp ty hạ cũng có, thành pháp trung bình cũng có, thành pháp tinh lương cũng có.
  • Thập lục giới thành pháp bất định. Nhị giới thành tà nhất định cũng có, thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới không nên nói có thể thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân, thành đạo là trưởng. Nhị giới thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không nên nói có thể thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân, thành đạo là trưởng cũng có.
  • Thập giới thành sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có, không nên nói thành phi sanh tồn. Thinh giới thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có; không nên nói thành sẽ sanh. Lục giới thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có. Pháp giới thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có; không nên nói có thể thành sanh tồn, thành phi sanh tồn hay thành sẽ sanh cũng có.
  • Thập thất giới thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Pháp giới thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành quá khứ, thành vị lai hay thành hiện tại cũng có.
  • Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới thành biết cảnh hiện tại. Nhị giới thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có; không nên nói có thể thành biết cảnh quá khứ, thành biết cảnh vị lai, thành biết cảnh hiện tại cũng có.
  • Thập bát giới thành bên trong cũng có, thành bên ngoài cũng có, thành bên trong và bên ngoài cũng có.
  • Thập giới thành bất tri cảnh. Lục giới thành biết cảnh bên trong cũng có, thành biết cảnh bên ngoài cũng có, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có. Nhị giới thành biết cảnh bên trong cũng có, thành biết cảnh bên ngoài cũng có, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có; nhưng không nên nói thành biết cảnh bên trong, thành biết cảnh bên ngoài, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có.

 

Sắc giới thành hữu kiến hữu đối chiếu. Cửu giới thành vô kiến hữu đối chiếu. Bát giới thành vô kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Thập thất giới thành phi nhân. Bát giới thành nhân cũng có, thành phi nhân cũng có.
  • Thập lục giới thành vô nhân. Nhị giới thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng nhân. Nhị giới thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.
  • Thập lục giới không đặng nói tuy nhiên thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân. Ý thức giới không đặng nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân cũng có; nhưng không nên nói thành hữu nhân phi nhân cũng có. Pháp giới thành nhân hữu nhân cũng có, thành hữu nhân phi nhân cũng có, nhưng không nên nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân cũng có.
  • Thập lục giới không đặng nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Ý thức giới không đặng nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không đặng nói thành phi nhân tương ưng nhân cũng có. Pháp giới thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có; nhưng không đặng nói tuy nhiên thành nhân tương ưng nhân hay thành phi nhân tương ưng nhân.
  • Thập lục giới thành phi nhân vô nhân. Ý thức giới thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có. Pháp giới thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có; nhưng không đặng nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân.

 

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
  2.  
  • Thập thất giới thành hữu duyên. Pháp giới thành hữu duyên cũng có, thành vô duyên cũng có.
  • Thập thất giới thành hữu vi. Pháp giới thành hữu vi cũng có, thành vô vi cũng có.
  • Thập thất giới thành bất kiến. Sắc giới thành hữu kiến.
  • Thập giới thành hữu đối chiếu. Bát giới thành vô đối chiếu.
  • Thập giới thành sắc. Thất giới thành phi sắc. Pháp giới thành sắc cũng có, thành phi sắc cũng có.
  • Thập lục giới thành hiệp thế. Nhị giới thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.
  • Thập bát giới thành có tâm biết đặng, thành có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  1.  
  • Thập thất giới thành phi lậu. Pháp giới thành lậu cũng có, thành phi lậu cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh lậu. Nhị giới thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng lậu. Nhị giới thành tương ưng lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu cũng có.
  • Thập lục giới không đặng nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Ý thức giới không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà thành phi lậu cảnh lậu cũng có, cũng không thể nói thành phi lậu cảnh lậu. Pháp giới thành lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu cảnh lậu cũng có, nhưng không đặng nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu.
  • Thập lục giới không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Ý thức giới không thể nói thành lậu tương ưng lậu, mà thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; nhưng không thể nói thành phi lậu tương ưng lậu cũng có. Pháp giới thành lậu tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có, nhưng không đặng nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu.
  • Thập lục giới thành lậu bất tương ưng lậu. Nhị giới thành lậu bất tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có, nhưng không đặng nói thành lậu bất tương ưng lậu hay thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm triền (saṃyojanagocchaka)
  2.  
  • Thập thất giới thành phi triền. Pháp giới thành triền cũng có, thành phi triền cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh triền. Nhị giới thành cảnh triền cũng có, thành phi cảnh triền cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng triền. Nhị giới thành tương ưng triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.
  • Thập lục giới không nên nói thành triền cảnh triền hay thành phi triền cảnh triền. Ý thức giới không thể nói thành triền cảnh triền hay thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành phi triền cảnh triền cũng có. Pháp giới thành triền cảnh triền cũng có, thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành triền cảnh triền hay thành phi triền cảnh triền cũng có.
  • Thập lục giới không nên nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền. Ý thức giới không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền; cũng không thể nói thành phi triền tương ưng triền cũng có. Pháp giới thành triền tương ưng triền cũng có, thành phi triền tương ưng triền cũng có, không thể nói tuy nhiên thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng triền mà cảnh triền. Nhị giới thành bất tương ưng triền mà cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng triền mà cảnh triền hay thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)
  2.  
  • Thập thất giới thành phi phược. Pháp giới thành phược cũng có, thành phi phược cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh phược. Nhị giới thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng phược. Nhị giới thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.
  • Thập lục giới không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược. Ý thức giới không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược cũng có, nhưng không thể nói thành phi phược cảnh phược cũng có. Pháp giới thành phược cảnh phược cũng có, thành phi phược cảnh phược cũng có, nhưng không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược.
  • Thập lục giới không nên nói tuy nhiên thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược. Ý thức giới không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược cũng có, nhưng không nên nói thành phi phược tương ưng phược. Pháp giới thành phược tương ưng phược cũng có, thành phi phược tương ưng phược cũng có, nhưng không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng phược cảnh phược. Nhị giới thành bất tương ưng phược cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có; không nên nói thành bất tương ưng phược cảnh phược hay thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có.

 

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghegocchaka ādi)

  1.  
  • Thập thất giới thành phi bộc… thập thất giới thành phi phối… thập thất giới thành phi cái… pháp giới thành cái cũng có, thành phi cái cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh cái. Nhị giới thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng cái. Nhị giới thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.
  • Thập lục giới không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái. Ý thức giới không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái cũng có, không thể nói thành phi cái cảnh cái cũng có. Pháp giới thành cái cảnh cái cũng có, thành phi cái cảnh cái cũng có; không nên nói tuy nhiên thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái cũng có.
  • Thập lục giới không nên nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái. Ý thức giới không nên nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái; cũng không nên nói thành phi cái tương ưng cái. Pháp giới thành cái tương ưng cái cũng có, thành phi cái tương ưng cái cũng có; không nên nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng cái mà cảnh cái. Nhị giới thành bất tương ưng cái mà cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có; không nên nói tuy nhiên thành cái bất tương ưng cái, thành phi cái bất tương ưng cái cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)
  2.  
  • Thập thất giới thành phi khinh thị. Pháp giới thành khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh khinh thị. Nhị giới thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng khinh thị. Ý thức giới thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có. Pháp giới thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có; không nên nói thành tương ưng khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị.
  • Thập lục giới không nên nói thành khinh thị cảnh khinh thị, thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Ý thức giới không nên nói thành khinh thị cảnh khinh thị, mà thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có, không nên nói thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Pháp giới thành khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có; không nên nói tuy nhiên thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Nhị giới thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có.

 

  1. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)
  2.  
  • Thập giới thành bất tri cảnh. Thất giới thành tri cảnh. Pháp giới thành tri cảnh cũng có, thành bất tri cảnh cũng có.
  • Thập nhất giới thành phi tâm. Thất giới thành tâm.
  • Thập thất giới thành phi sở hữu tâm. Pháp giới thành sở hữu tâm cũng có, thành phi sở hữu tâm cũng có.
  • Thập giới thành bất tương ưng tâm. Pháp giới thành tương ưng tâm cũng có, thành bất tương ưng tâm cũng có. Thất giới không nên nói tuy nhiên thành tương ưng tâm hay thành bất tương ưng tâm.
  • Thập giới thành không hòa với tâm. Pháp giới thành hòa với tâm cũng có, thành không hòa với tâm cũng có. Thất giới không thể nói tuy nhiên thành hòa với tâm hay thành không hòa với tâm.
  • Thập nhị giới thành phi tâm làm sở y sinh. Lục giới thành nương tâm làm sở y sinh cũng có, thành phi nương tâm làm sở y sinh cũng có.
  • Thập thất giới thành phi đồng còn với tâm. Pháp giới thành đồng còn với tâm cũng có, thành phi đồng còn với tâm cũng có.
  • Thập thất giới thành phi tùng hành với tâm. Pháp giới thành tùng hành với tâm cũng có, thành phi tùng hành với tâm cũng có.
  • Thập thất giới thành phi hòa phi nương tâm làm sở sanh. Pháp giới thành hòa với tâm nương tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi nương tâm làm sở sanh cũng có.
  • Thập thất giới thành phi đồng tồn phi hòa phi có tâm làm sở sanh. Pháp giới thành hòa đồng tồn với tâm và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi đồng tồn phi hòa với tâm và phi có tâm làm sở sanh cũng có.
  • Thập thất giới thành phi hòa phi tùng hành với tâm và phi có tâm làm sở sanh. Pháp giới thành tùng hành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi tùng hành với tâm và phi có tâm làm sở sanh cũng có.
  • Thập nhị giới thành tự nội. Lục giới thành ngoại phần.
  • Cửu giới thành thủ. Bát giới thành phi thủ. Pháp giới thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.
  • Thập giới thành do thủ. Thinh giới thành phi do thủ. Thất giới thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)
  2.  
  • Thập thất giới thành phi thủ. Pháp giới thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh thủ. Nhị giới thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng thủ. Nhị giới thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có.
  • Thập lục giới không nên nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ. Ý thức giới không nên nói thành thủ cảnh thủ, mà thành phi thủ cảnh thủ cũng có. Pháp giới thành thủ cảnh thủ cũng có, thành phi thủ cảnh thủ cũng có, không nên nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ cũng có.
  • Thập lục giới không thể nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ cũng có. Ý thức giới không nên nói thành thủ tương ưng thủ, mà thành phi thủ tương ưng thủ cũng có, nhưng không thể nói thành phi thủ tương ưng thủ cũng có. Pháp giới thành thủ tương ưng thủ cũng có, thành phi thủ tương ưng thủ cũng có, không đặng nói tuy nhiên thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng thủ cảnh thủ. Nhị giới thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có, không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng thủ cảnh thủ hay thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có.

 

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

  1.  
  • Thập thất giới thành phi phiền não. Pháp giới thành phiền não cũng có, thành phi phiền não cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh phiền não. Nhị giới thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.
  • Thập lục giới thành cảnh phiền toái. Nhị giới thành cảnh phiền toái cũng có, thành phi cảnh phiền toái cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng phiền não. Nhị giới thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.
  • Thập lục giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não. Ý thức giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền não, thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có, không thể nói thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có. Pháp giới thành phiền não cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có, không nên nói tuy nhiên thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có.
  • Thập lục giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền toái hay thành phi phiền não cảnh phiền toái. Ý thức giới không nên nói thành phiền não cảnh phiền toái, thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có; không nên nói thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có. Pháp giới thành phiền não cảnh phiền toái cũng có, thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có, không nên nói tuy nhiên thành phiền não cảnh phiền toái, thành phi phiền não cảnh phiền toái cũng có.
  • Thập lục giới không nên nói dĩ nhiên thành phiền não tương ưng phiền não, thành phi phiền não tương ưng phiền não. Ý thức giới không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có; không thể nói thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có. Pháp giới thành phiền não tương ưng phiền não cũng có, thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành phiền não tương ưng phiền não hay thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có.
  • Thập lục giới thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Nhị giới thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có; không nên nói tuy nhiên thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có.

 

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Thập lục giới thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị giới thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Thập lục giới thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập lục giới thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. Nhị giới thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Thập lục giới thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị giới thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập ngũ giới thành vô tầm. Ý thức giới thành hữu tầm. Nhị giới thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Thập ngũ giới thành vô tứ. Ý giới thành hữu tứ. Nhị giới thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Thập lục giới thành vô hỷ. Nhị giới thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Thập lục giới thành phi đồng sanh hỷ. Nhị giới thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Thập ngũ giới thành phi đồng sanh lạc. Tam giới thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Thập nhứt giới thành phi đồng sanh xả. Ngũ giới thành đồng sanh xả. Nhị giới thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Thập lục giới thành Dục giới. Nhị giới thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.
  • Thập lục giới thành phi Sắc giới. Nhị giới thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.
  • Thập lục giới thành phi Vô sắc giới. Nhị giới thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • Thập lục giới thành liên quan luân hồi. Nhị giới thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.
  • Thập lục giới thành bất định. Nhị giới thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Thập lục giới thành hữu thượng. Nhị giới thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.
  • Thập lục giới thành vô y. Nhị giới thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có như thế vậy.

Dứt Phần vấn đáp.

Đầy đủ Giới phân tích.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

PHẦN IV - ĐẾ PHÂN TÍCH (Saccavibhaṅga)

 

A. ĐẾ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO KINH

  1.  

Tứ thánh đế như là khổ thánh đế, khổ tập thánh đế, khổ diệt thánh đế, khổ diệt tiến hành thánh đế.

1) Khổ thánh đế

  1.  

Khổ thánh đế đó ra sao? Sanh khổ, già khổ, tử khổ, sầu, khóc, khổ, ưu, ai, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, cầu bất đắc khổ, tóm tắt ngũ thủ uẩn khổ.

  1.  

Sanh đó ra sao? Sự sanh, cách sanh hoàn toàn, thái độ lướt xuống sanh ra riêng biệt, sự hiện bày của uẩn, sự đặng xứ, trong mỗi chúng sanh, của những chúng sanh. Dù thế nào đây gọi là sanh.

  1.  

Lão đó ra sao? Sự già cả, cách cũ kỹ, sự răng rụng, cách tóc bạc, sự da nhăn, sự bớt thọ, cách chín mùi của thân thể trong mỗi chúng sanh, của mỗi chúng sanh. Dù như như thế nào đây gọi là lão.

  1.  

Tử đó ra sao? Sự biến đổi, trạng thái di động, sự hư hoại, cách tiêu mất, tử vong, sự chết, sự quá vãng, sự tan rã uẩn, sự bỏ xác, dứt mạng sống lìa mỗi chúng sanh, của những chúng sanh đó như thế nào, đây gọi là tử.

  1.  

Sầu đó ra sao? Sự buồn bực, thái độ buồn bực, trạng thái buồn bực, sự sầu não, sự đốt lòng, sự buồn xo, sự khổ, cách héo bên trong của những người khi gặp thân tộc điêu tàn, tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dầu gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào như thế. Đây gọi là sầu.

  1.  

Khóc đó ra sao? Sự khóc lóc, sự khóc than, thái độ khóc, thái độ khóc than, trạng thái khóc, trạng thái khóc than, sự kêu oan, sự loạn ngữ, sự thút thít, sự ấm ức, thái độ ấm ức, trạng thái tức tưởi của người gặp lúc thân tộc điêu tàn, tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dầu gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào, đây gọi là khóc.

  1.  

Khổ đó ra sao? Sự không vui thích thân, sự khổ thân, sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh không vui sướng thành khổ sanh từ thân xúc, dù thế nào đây gọi là khổ.

  1.  

Ưu đó ra sao? Sự không vui tâm, sự khổ tâm, sự hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ tâm sanh từ ý xúc, dù như thế nào đây gọi là ưu.

  1.  

Ai đó ra sao? Sự thương thảm, cách thương thảm, trạng thái thương tiếc, cách thương tiếc của người gặp thân tộc điêu tàn, tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dù gặp trong cách nào hay bị một nhân khổ nào như thế, đây gọi là ai.

  1.  

Oán tăng hội khổ đó ra sao? Sự đi chung, sự đến chung, sự ở chung, sự hội hiệp với trường hợp không ưa thích, không yêu chuộng, lối không vừa lòng của trong đời như là sắc, thinh, khí, vị, xúc hoặc gặp những người tính sẽ tàn hại, tính sẽ phá lợi, tính sẽ phá sự an vui, sự sẽ làm ra tai nạn từ nơi hội hợp với họ như thế, đây gọi là oán tăng hội khổ.

  1.  

Ái biệt ly khổ đó ra sao? Sự không đặng đi chung, không đặng đến chung, không đặng ở chung, không đặng hội hợp nhau với cảnh thích, thương yêu, vừa lòng của đời như là sắc, thinh, khí, vị, xúc hoặc đối với người yêu chuộng từ nơi sự tiến hóa, yêu chuộng với sự lợi ích, yêu chuộng với sự an vui, yêu chuộng với sự kính mến, mà ta bị xa lìa họ như là cha, mẹ, anh, chị, em, bậu bạn, quan hầu cận và bà con thân thích như thế, đây gọi là ái biệt ly khổ.

  1.  

Cầu bất đắc khổ đó ra sao?

-   Lẽ thường sự sanh ra đối với tất cả chúng sanh còn sanh nữa dĩ nhiên không thể khỏi, dù chúng ta muốn khỏi sanh nữa cũng chẳng đặng hay muốn sự sanh đừng đến cho chúng ta điều nầy không bao giờ đặng, như thế đây gọi là cầu bất đắc khổ.

-   Lẽ thường, sự già cả đối với chúng sanh ai cũng chẳng muốn… nên mong rằng, sự già cả, đau đớn… cho đến sự chết chóc của chúng sanh… hay sự sầu, sự khóc lóc, sự khổ, sự ưu khổ, sự ai, sự oán-tăng hội khổ, sự biệt ly khổ vẫn đến cho tất cả chúng sanh dù mong mỏi cho đừng có như thế, điều nầy không như ý nguyện. Như thế gọi là cầu bất đắc khổ.

  1.  

Tóm tắt ngũ thủ uẩn đó ra sao? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn, đây tóm tắt gọi là ngũ thủ uẩn thành khổ.

Những chơn tướng nầy gọi là khổ thánh đế.

 

2) Khổ tập thánh đế

  1.  

Khổ tập thánh đế đó ra sao? Ái nào là nhân phát sanh đời mới, hiệp với sự vọng dục, vui thích, phơi phới với những cảnh tức là dục ái, sắc ái và ly sắc ái.

  1.  
  • Cũng chính là sự ái nầy khi sanh phải sanh từ chỗ nào, khi đình trụ phải đình trụ chỗ ấy, sắc ái, sắc mãn ý nào vẫn có trong đời thì ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi sắc ái, sắc mãn ý ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi sắc ái, sắc mãn ý ấy.
  • Thế nào là sắc ái, sắc mãn ý trong đời?
  • Nhãn là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, thì ái đây khi sanh cũng sanh từ nơi nhãn ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi nhãn ấy. Nhĩ… tỷ… thiệt… thân… ý thành sắc ái, sắc mãn ý trong đời thì ái đây khi sanh cũng sanh từ nơi ý ấy, khi đình trụ cũng đình trụ từ nơi ý ấy.
  • Sắc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi sắc ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi sắc ấy. Thinh… khí… vị… xúc… cảnh pháp là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi cảnh pháp ấy, khi đình trụ cũng đình trụ từ nơi cảnh pháp ấy.
  • Nhãn thức là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái đây khi sanh cũng sanh từ nơi nhãn thức ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi nhãn thức ấy. Nhĩ thức… tỷ thức… thiệt thức… thân thức… ý thức là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái đây khi sanh cũng sanh từ nơi ý thức ấy, khi đình trụ cũng đình trụ từ nơi ý thức ấy.
  • Nhãn xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi nhãn xúc ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi nhãn xúc ấy. Nhĩ xúc… tỷ xúc… thiệt xúc… thân xúc… ý xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi ý xúc, khi đình trụ cũng đình trụ nơi ý xúc ấy.
  • Thọ nhãn xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi thọ nhãn xúc ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi thọ nhãn xúc ấy. Thọ nhĩ xúc… thọ tỷ xúc… thọ thiệt xúc… thọ thân xúc… thọ ý xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi thọ ý xúc ấy, khi đình trụ cũng đình trụ từ nơi thọ ý xúc ấy.
  • Sắc tưởng là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi sắc tưởng ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi sắc tưởng ấy. Thinh tưởng… khí tưởng… vị tưởng… xúc tưởng… pháp tưởng là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi pháp tưởng ấy, khi trụ cũng trụ nơi pháp tưởng ấy.
  • Sắc tư (Rūpasañcetanā) là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi sắc tư ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi sắc tư ấy. Thinh tư… khí tư… vị tư… xúc tư… pháp tư là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi pháp tư ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi pháp tư ấy.
  • Sắc dục (Rūpataṅhā) là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi sắc dục, khi đình trụ cũng đình trụ nơi sắc dục ấy. Thinh dục… khí dục… vị dục… xúc dục… pháp dục là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi pháp dục ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi pháp dục ấy.
  • Sắc tầm là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi sắc tầm ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi sắc tầm ấy. Thinh tầm… khí tầm… vị tầm… xúc tầm… pháp tầm là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi pháp tầm ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi pháp tầm ấy.
  • Sắc tứ là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi sắc tứ ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi sắc tứ ấy. Thinh tứ… khí tứ… vị tứ… xúc tứ… pháp tứ là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi sanh cũng sanh từ nơi pháp tứ ấy, khi đình trụ cũng đình trụ nơi pháp tứ ấy.

Những chơn tướng nầy gọi là khổ tập thánh đế.

 

3) Khổ diệt thánh đế

  1.  

Khổ diệt thánh đế đó ra sao? Sự mửa, sự tắc móc, cách buông ra, sự đưa khỏi, sự không dính dấp nơi ái như thế.

  1.  
  • Cũng chính ái ấy mà khi dứt bỏ sẽ dứt bỏ nơi đâu? Khi diệt trừ phải diệt trừ nơi đâu?

Sắc ái, sắc mãn ý trong đời vẫn có, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi sắc ái, sắc mãn ý, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi sắc ái, sắc mãn ý ấy.

  • Cái chi là sắc ái, sắc mãn ý trong đời?
  • Nhãn là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi nhãn ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi nhãn ấy. Nhĩ… tỷ… thiệt… thân… ý là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi ái ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi ý ấy.
  • Sắc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi sắc ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi sắc ấy. Thinh… khí… vị… xúc… cảnh pháp là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi cảnh pháp ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi cảnh pháp ấy.
  • Nhãn thức là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi nhãn thức ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi nhãn thức ấy. Nhĩ thức… tỷ thức… thiệt thức… thân thức… ý thức là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi ý thức ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi ý thức ấy.
  • Nhãn xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi nhãn xúc ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi nhãn xúc ấy. Nhĩ xúc… tỷ xúc… thiệt xúc… thân xúc… ý xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi ý xúc ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi ý xúc ấy.
  • Thọ nhãn xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ nơi thọ nhãn xúc ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi thọ nhãn xúc ấy. Thọ nhĩ xúc… thọ tỷ xúc… thọ thiệt xúc… thọ thân xúc… thọ ý xúc là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi thọ ý xúc ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi thọ ý xúc ấy.
  • Sắc tưởng là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi sắc tưởng ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi sắc tưởng ấy. Thinh tưởng… khí tưởng… vị tưởng… xúc tưởng… pháp tưởng là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi pháp tưởng ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi pháp tưởng ấy.
  • Sắc tư là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi sắc tư ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi sắc tư ấy. Thinh tư… khí tư… vị tư… xúc tư… pháp tư là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi pháp tư ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi pháp tư ấy.
  • Sắc dục (Rūpatanhā) là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi sắc dục ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi sắc dục ấy. Thinh dục… khí dục… vị dục… xúc dục… pháp dục là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, pháp dục nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ nơi pháp dục ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi pháp dục ấy.
  • Sắc tầm là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ từ nơi sắc tầm ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi sắc tầm ấy. Thinh tầm… khí tầm… vị tầm… xúc tầm… pháp tầm là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ nơi pháp tầm ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi pháp tầm ấy.
  • Sắc tứ là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ nơi sắc tứ ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi sắc tứ ấy. Thinh tứ… khí tứ… vị tứ… xúc tứ… pháp tứ là sắc ái, sắc mãn ý trong đời, ái nầy khi dứt bỏ cũng dứt bỏ nơi pháp tứ ấy, khi diệt trừ cũng diệt trừ nơi pháp tứ ấy.

Như thế đây gọi là khổ diệt thánh đế.

4) Thánh đế tiến hành nhân diệt khổ

  1.  

Thánh đế tiến hành nhân diệt khổ ra sao? Chính là Thánh đạo có tám chi như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

  1.  

Trong bát chi đạo mà chánh kiến đó ra sao? Sự hiểu trong khổ tập, sự hiểu trong khổ diệt, sự hiểu trong tiến hành nhân diệt khổ, như thế gọi là chánh kiến.

  1.  

Chánh tư duy đó ra sao? Sự nghĩ ngợi trong cách ly dục, sự suy xét trong cách không sân độc, sự suy nghĩ trong cách không ép uổng, như thế gọi là chánh tư duy.

  1.  

Chánh ngữ đó ra sao? Sự ngăn trừ cách vọng ngôn, sự ngăn trừ cách lưỡng thiệt, sự ngăn trừ cách ác khẩu, sự ngăn trừ cách ỷ ngữ, thế gọi là chánh ngữ.

  1.  

Chánh nghiệp đó ra sao? Sự ngăn trừ sát sanh, sự ngăn trừ trộm cướp, sự ngăn trừ tà dâm, thế gọi là chánh nghiệp.

  1.  

Chánh mạng đó ra sao? Bực Thánh tăng Phật Giáo đã dứt trừ tà nghiệp nuôi mạng bằng cách chơn chánh, thế gọi là chánh mạng.

  1.  

Chánh tinh tấn đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo làm cho sự vừa thích hợp phát sanh, siêng năng mở mối tinh tấn bảo vệ tâm vững vàng hầu ngăn ngừa tội ác chưa sanh không cho sanh… hầu chừa bỏ pháp tội ác đã từng sanh… hầu tạo pháp thiện chưa sanh đặng sanh làm cho sanh vừa thích hợp, siêng năng khởi điểm tinh tấn chăm nom tâm tánh đặng vững vàng hầu yên trụ không tán thất sự chú tâm, sự rộng rãi, sự tiến hóa, sự đầy đủ nơi pháp thiện đã từng sanh, thế gọi là chánh tinh tấn.

  1.  

Chánh niệm đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo bực hội hợp với sự tinh tấn, có lương tri, có tu niệm, hằng tỏ ngộ thấy thân trong thân, hạn chế tham ác và sân trong đời đặng rồi là bực hiệp với sự tinh tấn, có chánh niệm lương tri, thường quán thấy thọ trong thọ… bực hiệp với sự tinh tấn, có chánh niệm lương tri, thường quán thấy tâm trong tâm… bực hiệp với sự tinh tấn có chánh niệm lương tri, thường quán thấy pháp trong pháp, hạn chế tham ác và sân theo trong đời, đã bớt đặng; như thế gọi là chánh niệm.

  1.  

Chánh định đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo nầy thanh tịnh ly dục, vắng lặng, đã lìa những pháp bất thiện, chứng sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ nội tịch tịnh, đến chứng nhị thiền làm cho tâm càng thanh tịnh do vắng lặng tầm, tứ thành pháp phát khởi độc đoán bên trong tột không tầm, tứ, chỉ còn hỷ, lạc, sanh từ định do khai trừ hỷ được nữa mới thành bực có tâm xả, có chánh niệm lương tri và hưởng lạc bằng danh thân; chứng tam thiền là thiền của chư Thánh khen ngợi kẻ đắc như thế nầy là bực có tâm xả vẫn đặng chánh niệm an vui. Đắc chứng tứ thiền vô khổ lạc do trừ lạc khổ, vì trước kia hỷ ưu đã dứt tuyệt, có chánh niệm đầy đủ vẫn do xả, đây gọi là chánh định.

Như thế gọi là Thánh đế tiến hành nhân diệt khổ.

Dứt phân theo Kinh

 

B. ĐẾ PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

1) Phần bát chi

  1.  

Tứ đế như là khổ, khổ tập, khổ diệt và tiến hành nhân diệt khổ.

  1.  

Trong tứ đế mà khổ tập đó ra sao? Ái dục (taṅhā) gọi là khổ tập.

  1.  

Khổ đó ra sao? Tất cả sắc pháp và pháp thành tố (kiriyā) tư thiện, tư bất thiện, quả nghiệp trong đời và tất cả pháp thiện, cả ba nhân thiện thuộc về cảnh lậu với phiền não, luôn với bất thiện ngoài ra tham, như thế gọi là khổ.

  1.  

Diệt đế đó ra sao? Cách trừ tuyệt dục (taṅhā), đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành nhân diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ và lạc sanh từ tịch tịnh mà hành nan đắc trì vẫn có trong khi nào thì tám chi đạo là chánh kiến… chánh định vẫn có trong khi ấy.

  1.  

Trong bát chi đạo mà chánh kiến đó ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không mê mờ, sự lựa chọn pháp, sự hiểu thấy chơn chánh, trạch pháp giác chi thành chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh kiến.

  1.  

Chánh tư duy đó ra sao? Sự suy xét, cách rất suy xét… sự nghĩ ngợi đúng, thành chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh tư duy.

  1.  

Chánh ngữ đó ra sao? Sự chừa, cách bỏ qua, tư (cetanā) là cơ quan chừa lìa tứ ác khẩu, thái độ không làm, cách không làm, cách không xâm phạm, sự không quá mức, thái độ hạn chế nguyên nhân tứ ác ngữ thành tứ chánh ngữ là chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh ngữ.

  1.  

Chánh nghiệp đó ra sao? Cách ngăn, cách bỏ qua, cách chừa bỏ, tư là cơ quan chừa bỏ, xa lìa thân ác, thái độ không làm, cách không làm, cách không phạm, cách không quá cỡ, sự hạn chế nguyên nhân tam thân ác, việc làm chân chánh, thành chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh nghiệp.

  1.  

Chánh mạng đó ra sao? Sự ngăn, cách chừa, thái độ dứt bỏ, tư ngăn trừ xa lìa tà mạng, cách không làm, thái độ không làm, lối chẳng phạm, cách không quá chừng, sự hạn chế nguyên nhân tà nghiệp mà nuôi mạng chơn chánh, thành chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh mạng.

  1.  

Chánh tinh tấn đó ra sao? Cách mở mối tâm siêng năng… sự siêng năng chơn thật, cần giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh tinh tấn.

  1.  

Chánh niệm đó ra sao? Sự hằng nhớ… cách nhớ theo… nhớ bằng cách chơn chánh, cũng gọi niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh niệm.

  1.  

Chánh định đó ra sao? Sự đình trụ của tâm… tâm vững vàng bằng cách chơn chánh, cũng gọi định giác chi thuộc chi của đạo, liên quan trong đạo, như thế đây gọi là chánh định.

Đây gọi là tiến hành nhân diệt khổ, những pháp ngoài ra tương ưng với tiến hành nhân diệt khổ.

  1.  

Trong tứ đế mà tập khổ đó ra sao? Dục (taṅhā) cũng là phiền não lựa ra. Đây gọi là khổ tập.

  1.  

Khổ đó ra sao? Tất cả sắc pháp, pháp thành tố (kiriyā) phi quả phi thiện phi bất thiện, cả ba nhân thiện luôn cả pháp thiện thuộc về cảnh lậu và phiền não luôn bất thiện ngoài ra (tham), như thế đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ đó ra sao? Cách tuyệt trừ dục và phiền não ngoài ra, đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành nhân diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ tịch tịnh mà hành nan đắc nan trong khi nào thì tám chi đạo là chánh kiến… chánh định vẫn có trong khi ấy, đây gọi là tiến hành nhân diệt khổ, chư pháp ngoài ra tương ưng với tiến hành nhân diệt khổ.

  1.  

Trong tứ đế mà tập khổ đó ra sao? Dục cũng là phiền não lựa ra, cũng bất thiện lựa ra, đây gọi là khổ tập.

  1.  

Khổ đó ra sao? Tất cả sắc pháp tố (kiriyā) phi quả phi thiện phi bất thiện, cả ba nhân thiện luôn pháp thiện thuộc về cảnh lậu và phiền não luôn bất thiện trừ ra tham, như thế đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ đó ra sao? Cách tuyệt trừ dục, phiền não dư ra và pháp bất thiện dư ra, đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành nhân diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ tịch tịnh mà hành nan đắc nan trong khi nào thì tám chi đạo là chánh kiến… chánh định vẫn có trong khi ấy, đây gọi là tiến hành diệt khổ.

Chư pháp ngoài ra tương ưng với tiến hành nhân diệt khổ.

  1.  

Trong tứ đế mà khổ tập đó ra sao? Dục cũng là phiền não lựa ra, cũng là bất thiện lựa ra, cũng đồng cảnh lậu với ba nhân thiện hiệp thế mà trích ra, đây gọi là khổ tập.

  1.  

Khổ đó ra sao? Pháp thiện thành cảnh của lậu mà ngoài ra, dị thục quả thiện và bất thiện mà thành cảnh của lậu và pháp thành tố (kiriyā) phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả với tất cả sắc pháp, đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ đó ra sao? Cách tuyệt trừ dục và phiền não bất thiện còn dư, luôn cả ba nhân thiện thành cảnh của lậu, đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì trong khi nào thì tám chi đạo là chánh kiến… chánh định vẫn có trong khi ấy, đây gọi là tiến hành diệt khổ.

Những pháp ngoài ra tương ưng với tiến hành diệt khổ.

  1.  

Trong tứ đế mà khổ tập đó ra sao? Dục cũng là phiền não lựa ra, cũng là bất thiện lựa ra, cũng đồng cảnh lậu với ba nhân thiện và pháp thiện hiệp thế mà trích ra, đây gọi là khổ tập.

  1.  

Khổ đó ra sao? Dị thục quả của thiện và bất thiện thuộc cảnh lậu, pháp tố phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, tất cả sắc pháp, đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ đó ra sao? Cách tuyệt trừ dục, phiền não bất thiện ngoài ra, luôn nhân thiện thuộc cảnh lậu và thiện thuộc cảnh lậu ngoài ra, đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ tịch tịnh (viveka) mà hành nan đắc trì trong khi nào thì tám chi đạo là chánh kiến… chánh định vẫn có trong khi ấy, đây gọi là tiến hành diệt khổ.

Những pháp ngoài ra tương ưng với tiến hành diệt khổ.

 

2) Phần ngũ chi đạo (pañcaṅgikavāra)

  1.  

Tứ đế là khổ, tập khổ, diệt khổ và tiến hành diệt khổ.

  1.  

Trong tứ đế mà tập khổ đó ra sao? Dục (taṅhā) đây gọi là tập khổ.

  1.  

Khổ đó ra sao? Phiền não ngoài ra, bất thiện ngoài ra, ba nhân thiện cảnh lậu, pháp thiện thuộc cảnh lậu ngoài ra, dị thục quả của thiện và bất thiện thuộc cảnh lậu, pháp tố phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả với tất cả sắc pháp, đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ đó ra sao? Cách tuyệt trừ dục, đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ tịch tịnh mà hành nan đắc trì trong khi nào thì ngũ chi đạo như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định vẫn có trong khi ấy.

  1.  

Trong ngũ chi đạo mà chánh kiến ra sao? Tuệ hay thái độ rõ thấu… sự không mê mờ, sự trạch pháp, sự nhận thấy chơn chánh, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, dù thế nào đây gọi là chánh kiến.

  1.  

Chánh tư duy đó ra sao? Sự suy xét, sự rất suy xét, cách nghĩ ngợi… thành chi của đạo, liên quan trong đạo, dù thế nào đây gọi là chánh tư duy.

  1.  

Chánh tinh tấn trong khi có ra sao? Cách mở mối siêng năng… sự cần đúng, cần giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, dù thế nào đây gọi là chánh tinh tấn.

  1.  

Chánh niệm trong khi có ra sao? Sự nhớ đặng, cách thường niệm, phụ niệm… sự nhớ đúng, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, dù thế nào đây gọi là chánh niệm.

  1.  

Chánh định đó ra sao? Sự đình trụ của tâm… sự tâm vững vàng đứng đắn, định giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, dù thế nào đây gọi là chánh định.

Như thế gọi là tiến hành diệt khổ. Những pháp ngoài ra tương ưng với tiến hành diệt khổ…

  1.  

Trong tứ đế mà tập khổ đó ra sao? Dục, phiền não và bất thiện ngoài ra ba nhân thiện thuộc cảnh lậu, pháp thiện thuộc cảnh lậu ngoài ra, đây gọi là tập khổ.

  1.  

Khổ đó ra sao? Dị thục quả của thiện và bất thiện thuộc cảnh lậu, pháp tố phi thiện, bất thiện, phi dị thục quả, cùng tất cả sắc pháp, đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ trong khi có ra sao? Cách tuyệt trừ dục và phiền não bất thiện ngoài ra ba nhân thiện thuộc cảnh lậu và pháp thiện thuộc cảnh lậu ngoài ra, đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo, đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ tịch tịnh mà hành nan đắc nan trong khi nào thì năm chi đạo như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định vẫn có trong khi ấy. Đây gọi là tiến hành diệt khổ.

Những pháp ngoài ra tương ưng với tiến hành diệt khổ.

 

3) Phần tất cả chi (sabbasaṅgāhikavāra)

  1.  

Tứ đế như là khổ, tập khổ, diệt khổ, tiến hành diệt khổ.

  1.  

Trong tứ đế mà tập khổ ra sao? Dục (taṅhā), đây gọi là tập khổ.

  1.  

Khổ đó ra sao? Phiền não, bất thiện ngoài ra, ba nhân thiện thuộc cảnh lậu, pháp thiện thuộc cảnh lậu ngoài ra, dị thục quả của thiện, bất thiện thuộc cảnh lậu, pháp tố phi thiện phi bất thiện phi dị thục quả, tất cả sắc pháp, đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ đó ra sao? Cách trừ tuyệt dục (taṅhā). Đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo, đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ vắng lặng mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Đây gọi là tiến hành diệt khổ…

  1.  

Tập khổ đó ra sao? Dục, phiền não bất thiện ngoài ra, ba nhân thiện thuộc cảnh lậu, pháp thiện thành cảnh lậu ngoài ra. Đây gọi là tập khổ.

  1.  

Khổ đó ra sao? Dị thục quả của thiện, bất thiện thuộc cảnh lậu, pháp tố phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, tất cả sắc pháp. Đây gọi là khổ.

  1.  

Diệt khổ đó ra sao? Cách tuyệt trừ dục, phiền não bất thiện ngoài ra, ba nhân thiện thuộc cảnh lậu và pháp thiện thuộc cảnh lậu ngoài ra, đây gọi là diệt khổ.

  1.  

Tiến hành diệt khổ đó ra sao? Phíc-khú trong Phật Giáo tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo, đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ vắng lặng mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Đây gọi là tiến hành diệt khổ.

Dứt chia theo Diệu Pháp

 

C. ĐẾ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Tứ thánh đế là khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế.

ĐÁP ĐẦU ĐỀ TAM                                                           ĐÁP ĐẦU ĐỀ NHỊ

Tứ thánh đế thành thiện, thành bất thiện, thành vô ký đó ra sao?… thánh đế thành hữu y, thành vô y đó ra sao?

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Tập đế thành bất thiện. Đạo đế thành thiện. Diệt đế thành vô ký. Khổ đế thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Nhị đế thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có. Diệt đế không thể nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Khổ đế thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có; không nên nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ hay thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Nhị đế thành pháp dị thục nhân. Diệt đế thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân. Khổ đế thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tập đế thành phi do thủ mà cảnh thủ. Nhị đế thành phi do thủ phi cảnh thủ. Khổ đế thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có.
  • Tập đế thành phiền toái cảnh phiền não. Nhị đế thành phi phiền toái phi cảnh phiền não. Khổ đế thành phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có.
  • Tập đế thành hữu tầm hữu tứ. Diệt đế thành vô tầm vô tứ. Đạo đế thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Khổ đế thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có; không thể nói thành hữu tầm hữu tứ, thành vô tầm hữu tứ, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Nhị đế thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có. Diệt đế không thể nói thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc hay thành đồng sanh xả. Khổ đế thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có, không nên nói thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc hay thành đồng sanh xả.
  • Nhị đế thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ. Tập đế thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, khổ đế thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Nhị đế thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tập đế thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có. Khổ đế thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Tập đế thành nhân sanh tử. Đạo đế thành nhân đến Níp-bàn. Diệt đế thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn. Khổ đế thành nhân sanh tử cũng có, thành phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Đạo đế thành hữu học. Tam đế thành phi hữu học phi vô học.
  • Tập đế thành pháp hy thiểu. Nhị đế thành pháp vô lượng. Khổ đế thành pháp hy thiểu cũng có, thành pháp đáo đại cũng có.
  • Diệt đế thành bất tri cảnh. Đạo đế thành tri cảnh vô lượng, tập đế thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh đáo đại cũng có, nhưng không thành tri cảnh vô lượng; không thể nói thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại. Khổ đế thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh vô lượng cũng có; không nên nói thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại hay thành tri cảnh vô lượng cũng có.
  • Tập đế thành ty hạ. Nhị đế thành tinh lương. Khổ đế thành ty hạ cũng có, thành trung bình cũng có.
  • Diệt đế thành bất định. Đạo đế thành chánh nhất định. Nhị đế thành tà nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Diệt đế thành bất tri cảnh. Tập đế không thể nói thành biết đạo là cảnh, thành đạo là nhân, vẫn thành đạo là trưởng. Đạo đế không thành biết đạo là cảnh, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không thể nói thành biết đạo là nhân, thành biết đạo là trưởng cũng có. Khổ đế thành biết đạo là cảnh cũng có, nhưng không thành biết đạo là nhân, mà thành biết đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành biết đạo là cảnh, thành biết đạo là trưởng cũng có.
  • Nhị đế thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, không thể nói thành sẽ sanh. Diệt đế không nên nói thành sanh tồn, thành phi sanh tồn hay thành sẽ sanh. Khổ đế thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tam đế thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Diệt đế không thể nói thành quá khứ, thành vị lai hay thành hiện tại.
  • Diệt đế thành bất tri cảnh. Đạo đế không thể nói thành biết cảnh quá khứ, thành biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại. Nhị đế thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có; không thể nói thành biết cảnh quá khứ, thành biết cảnh vị lai, thành biết cảnh hiện tại cũng có.
  • Diệt đế thành pháp bên ngoài. Tam đế thành pháp bên trong cũng có, thành pháp bên ngoài cũng có, thành bên trong và bên ngoài cũng có.
  • Diệt đế thành bất tri cảnh. Đạo đế thành biết cảnh bên ngoài. Tập đế thành biết cảnh bên trong cũng có, thành biết cảnh bên ngoài cũng có, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có. Khổ đế thành biết cảnh bên trong cũng có, thành biết cảnh bên ngoài cũng có, thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có; không thể nói thành biết cảnh bên trong, thành biết cảnh bên ngoài hay thành biết cảnh bên trong và bên ngoài cũng có.
  • Tam đế thành bất kiến vô đối chiếu. Khổ đế thành hữu kiến hữu đối chiếu cũng có, thành bất kiến hữu đối chiếu cũng có, thành bất kiến vô đối chiếu cũng có.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị (dukamātikā)

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Tập đế thành nhân. Diệt đế thành phi nhân. Nhị đế thành nhân cũng có, thành phi nhân cũng có.
  • Nhị đế thành hữu nhân. Diệt đế thành vô nhân. Khổ đế thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.
  • Nhị đế thành tương ưng nhân. Diệt đế thành bất tương ưng nhân. Khổ đế thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.
  • Tập đế thành nhân hữu nhân. Diệt đế không thể nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân. Đạo đế thành nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân hữu nhân cũng có, không nên nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân.
  • Tập đế thành nhân tương ưng nhân. Diệt đế không nên nói thành nhân tương ưng nhân cũng có hay thành phi nhân tương ưng nhân cũng có. Đạo đế thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có. Khổ đế thành nhân tương ưng nhân cũng có, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có; không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay thành phi nhân tương ưng nhân cũng có.
  • Diệt đế thành phi nhân, thành vô nhân. Tập đế không thể nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân. Đạo đế thành phi nhân hữu nhân cũng có, không thể nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân cũng có. Khổ đế thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có; không nên nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân cũng có.

 

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
  2.  
  • Tam đế thành hữu duyên. Diệt đế thành vô duyên.
  • Tam đế thành hữu vi. Diệt đế thành vô vi.
  • Tam đế thành kiến bất đắc. Khổ đế thành kiến đắc cũng có, thành kiến bất đắc cũng có.
  • Tam đế thành vô đối chiếu. Khổ đế thành hữu đối chiếu cũng có, thành vô đối chiếu cũng có.
  • Tam đế thành phi sắc. Khổ đế thành sắc (pháp) cũng có, thành phi sắc cũng có.
  • Nhị đế thành hiệp thế. Nhị đế thành siêu thế.
  • Tứ đế thành có tâm biết đặng, thành có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  1.  
  • Tập đế thành lậu. Nhị đế thành phi lậu. Khổ đế thành lậu cũng có, thành phi lậu cũng có.
  • Nhị đế thành cảnh lậu. Nhị đế thành phi cảnh lậu.
  • Tập đế thành tương ưng lậu. Nhị đế thành bất tương ưng lậu. Khổ đế thành tương ưng lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu cũng có.
  • Tập đế thành lậu cảnh lậu. Nhị đế không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Khổ đế thành lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu cảnh lậu cũng có.
  • Tập đế thành lậu bất tương ưng lậu. Nhị đế không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Khổ đế thành lậu tương ưng lậu cũng có, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu.
  • Nhị đế thành phi lậu bất tương ưng lậu. Tập đế không thể nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu hay thành phi lậu bất tương ưng lậu. Khổ đế thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, không thể nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu, hoặc thành bất tương ưng lậu phi lậu cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm triền (saṃyojanagocchaka)
  2.  
  • Tập đế thành triền. Nhị đế thành phi triền. Khổ đế thành triền cũng có, thành phi triền cũng có.
  • Nhị đế thành cảnh triền. Nhị đế thành phi cảnh triền.
  • Tập đế thành tương ưng triền. Nhị đế thành bất tương ưng triền. Khổ đế thành tương ưng triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.
  • Tập đế thành triền cảnh triền. Nhị đế không thể nói thành triền cảnh triền hay thành phi triền cảnh triền. Khổ đế thành triền cảnh triền cũng có, thành phi triền cảnh triền cũng có.
  • Tập đế thành triền tương ưng triền. Nhị đế không nên nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền. Khổ đế thành triền tương ưng triền cũng có, thành phi triền tương ưng triền cũng có; không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền.
  • Nhị đế thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Tập đế không nên nói thành bất tương ưng triền cảnh triền hay thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Khổ đế thành bất tương ưng triền cảnh triền cũng có, nhưng không đặng nói thành bất tương ưng triền cảnh triền, hoặc thành bất tương ưng triền phi cảnh triền.

 

  1. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)
  2.  
  • Tập đế thành phược. Nhị đế thành phi phược. Khổ đế thành phược cũng có, thành phi phược cũng có.
  • Nhị đế thành cảnh phược. Nhị đế thành phi cảnh phược.
  • Nhị đế thành bất tương ưng phược. Nhị đế thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.
  • Tập đế thành phược cảnh phược. Nhị đế không đặng nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược. Khổ đế thành phược cảnh phược cũng có, thành phi phược cảnh phược cũng có.
  • Tập đế thành phược tương ưng phược, không đặng nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược. Nhị đế không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược. Khổ đế thành phược tương ưng phược cũng có, thành phi phược tương ưng phược cũng có; không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược.
  • Nhị đế thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Nhị đế thành bất tương ưng phược cảnh phược cũng có, không thể nói thành bất tương ưng phược cảnh phược hay thành bất tương ưng phược phi cảnh phược.

 

vi, vii, vii. Đáp phần chùm bộc (oghagocchaka ādi)

  1.  
  • Tập đế thành bộc… tập đế thành phối… tập đế thành cái… nhị đế thành phi cái. Khổ đế thành cái cũng có, thành phi cái cũng có.
  • Nhị đế thành cảnh cái. Nhị đế thành phi cảnh cái.
  • Tập đế thành tương ưng cái. Nhị đế thành bất tương ưng cái. Khổ đế thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.
  • Tập đế thành cái cảnh cái. Nhị đế không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái. Khổ đế thành cái cảnh cái cũng có, thành phi cái cảnh cái cũng có.
  • Tập đế thành cái tương ưng cái. Nhị đế không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái. Khổ đế thành cái tương ưng cái cũng có, thành phi cái tương ưng cái cũng có; không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái.
  • Nhị đế thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Tập đế không đặng nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Khổ đế thành bất tương ưng cái cảnh cái cũng có, không nên nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)
  2.  
  • Tam đế thành phi khinh thị. Khổ đế thành khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cũng có.
  • Nhị đế thành cảnh khinh thị. Nhị đế thành phi cảnh khinh thị.
  • Nhị đế thành bất tương ưng khinh thị. Tập đế thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có. Khổ đế thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có; không nên nói thành tương ưng khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị.
  • Tập đế không đặng nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Nhị đế không nên nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Khổ đế thành khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có.
  • Nhị đế thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị. Nhị đế thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, không nên nói thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

 

  1. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)
  2.  
  • Nhị đế thành tri cảnh. Diệt đế thành bất tri cảnh. Khổ đế thành tri cảnh cũng có, thành bất tri cảnh cũng có.
  • Tam đế thành phi tâm. Khổ đế thành tâm cũng có, thành phi tâm cũng có.
  • Nhị đế thành sở hữu tâm. Diệt đế thành phi sở hữu tâm. Khổ đế thành sở hữu tâm cũng có, thành phi sở hữu tâm cũng có.
  • Nhị đế thành tương ưng tâm. Diệt đế thành bất tương ưng tâm. Khổ đế thành tương ưng tâm cũng có, thành bất tương ưng tâm cũng có; không nên nói tuy nhiên thành tương ưng tâm hay thành bất tương ưng tâm cũng có.
  • Nhị đế thành hòa hợp với tâm. Diệt đế thành bất hòa hợp với tâm. Khổ đế thành hòa hợp với tâm cũng có, thành bất hòa hợp với tâm cũng có; không nên nói thành hòa hợp với tâm hay thành bất hòa hợp với tâm cũng có.
  • Nhị đế thành hữu tâm sở sanh. Diệt đế thành phi hữu tâm sở sanh. Khổ đế thành hữu tâm sở sanh cũng có, thành phi hữu tâm sở sanh cũng có.
  • Nhị đế thành đồng sanh tồn tâm. Diệt đế thành phi đồng sanh tồn tâm. Khổ đế thành đồng sanh tồn tâm cũng có, thành phi đồng sanh tồn tâm cũng có.
  • Nhị đế thành tùng tâm thông lưu. Diệt đế thành phi tùng tâm thông lưu. Khổ đế thành tùng tâm thông lưu cũng có, thành phi tùng tâm thông lưu cũng có.
  • Nhị đế thành hòa với tâm có tâm làm sở sanh. Diệt đế thành phi hòa với tâm không có tâm làm sở sanh. Khổ đế thành hòa với tâm có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa với tâm không có tâm làm sở sanh cũng có.
  • Nhị đế thành hòa đồng sanh tồn và có tâm làm sở sanh. Diệt đế thành phi hòa đồng sanh tồn và không nương tâm làm sở sanh. Khổ đế thành hòa đồng sanh tồn và nương tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa đồng sanh tồn và khỏi nương tâm làm sở sanh cũng có.
  • Nhị đế thành hòa tùng thông lưu và nương tâm làm sở sanh. Diệt đế thành phi hòa tùng thông lưu và không có tâm làm sở sanh. Khổ đế thành hòa tùng thông lưu và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa tùng thông lưu và không có tâm làm sở sanh cũng có.
  • Tam đế thành pháp ngoại. Khổ đế thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có.
  • Tam đế thành phi y sinh. Khổ đế thành y sinh cũng có, thành phi y sinh cũng có.
  • Tam đế thành phi do thủ. Khổ đế thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)
  2.  
  • Tập đế thành thủ. Nhị đế thành phi thủ. Khổ đế thành thủ cũng có, thành phi thủ cũng có.
  • Nhị đế thành cảnh thủ. Nhị đế thành phi cảnh thủ.
  • Nhị đế thành bất tương ưng thủ. Nhị đế thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có.
  • Tập đế thành thủ cảnh thủ. Nhị đế không nên nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ. Khổ đế thành thủ cảnh thủ cũng có, thành phi thủ cảnh thủ cũng có.
  • Tập đế thành thủ tương ưng thủ cũng có, không thể nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ cũng có.
  • Nhị đế không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ. Khổ đế thành thủ tương ưng thủ cũng có, thành phi thủ tương ưng thủ cũng có; không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ.
  • Nhị đế thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Nhị đế thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có; không nên nói thành bất tương ưng thủ cảnh thủ, hoặc thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

 

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

  1.  
  • Tập đế thành phiền não. Nhị đế thành phi phiền não. Khổ đế thành phiền não cũng có, thành phi phiền não cũng có.
  • Nhị đế thành cảnh phiền não. Nhị đế thành phi cảnh phiền não.
  • Tập đế thành phiền toái. Nhị đế thành phi phiền toái. Khổ đế thành phiền toái cũng có, thành phi phiền toái cũng có.
  • Tập đế thành tương ưng phiền não. Nhị đế thành bất tương ưng phiền não. Khổ đế thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.
  • Tập đế thành phiền não cảnh phiền não. Nhị đế không thể nói thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não. Khổ đế thành phiền não cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có.
  • Tập đế thành phiền não và phiền toái. Nhị đế không nên nói thành phiền não và phiền toái hay thành phi phiền não mà phiền toái. Khổ đế thành phiền não và phiền toái cũng có, thành phi phiền não mà phiền toái cũng có; không đặng nói thành phiền não và phiền toái hay thành phi phiền não mà phiền toái.
  • Tập đế thành phiền não tương ưng phiền não. Nhị đế không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành phi phiền não tương ưng phiền não. Khổ đế thành phiền não tương ưng phiền não cũng có, thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có; không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não hay thành phi phiền não tương ưng phiền não.
  • Nhị đế thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Tập đế không nên nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Khổ đế thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có; không nên nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

 

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Nhị đế thành sơ đạo tuyệt trừ. Nhị đế thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Nhị đế thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị đế thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Nhị đế thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ. Nhị đế thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Nhị đế thành phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ. Nhị đế thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Tập đế thành hữu tầm. Diệt đế thành vô tầm. Nhị đế thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Tập đế thành hữu tứ. Diệt đế thành vô tứ. Nhị đế thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Diệt đế thành vô hỷ. Tam đế thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Diệt đế thành phi đồng sanh hỷ. Tam đế thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Diệt đế thành phi đồng sanh lạc. Tam đế thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Diệt đế thành phi đồng sanh xả. Tam đế thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Tập đế thành Dục giới. Nhị đế thành phi Dục giới. Khổ đế thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.
  • Tam đế thành phi Sắc giới. Khổ đế thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.
  • Tam đế thành phi Vô sắc giới. Khổ đế thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • Nhị đế thành liên quan luân hồi. Nhị đế thành bất liên quan luân hồi.
  • Đạo đế thành nhân xuất luân hồi. Tam đế thành phi nhân xuất luân hồi.
  • Đạo đế thành nhất định. Diệt đế thành bất định. Nhị đế thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Nhị đế thành hữu thượng. Nhị đế thành vô thượng.
  • Tập đế thành hữu y. Nhị đế thành vô y. Khổ đế thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có như thế nầy.

Dứt Phần vấn đáp

Đầy đủ Đế phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

PHẦN V - QUYỀN PHÂN TÍCH

(Indrīyavibhaṅga)

 

  1.  

Nhị thập nhị quyền như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri dị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền.

  1.  
  • Trong 22 quyền nhãn quyền đó ra sao? Nhãn nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… hoặc kêu nhà không, đây gọi là nhãn quyền.
  • Nhĩ quyềntỷ quyền thiệt quyềnthân quyền đó ra sao? Thân nào là sắc thần kinh nương sắc tứ đại sung… hoặc kêu nhà không, đây gọi là thân quyền.
  • Ý quyền đó ra sao? Ý quyền phân phần thành một tức là ý quyền tương ưng xúc… ý quyền phân phần thành nhiều thứ theo cách thế nầy, đây gọi là ý quyền.
  1.  
  • Nữ quyền đó ra sao? Hình vóc nữ, tiêu chuẩn nữ, thái độ nữ, tư cách nữ, chơn tướng nữ, trạng thái đều của nữ, mặc dù thế nào đây gọi là nữ quyền.
  • Nam quyền đó ra sao? Hình vóc nam, tiêu chuẩn nam, thái độ nam, tư cách nam, chơn tướng nam, trạng thái đều của nam, mặc dù thế nào đây gọi là nam quyền.
  • Mạng quyền đó ra sao? Mạng quyền có hai thứ như là mạng quyền sắc và mạng quyền phi sắc.
  • Trong hai thứ mạng quyền ấy mà sắc mạng quyền ra sao? Số thọ của sự sống còn, sự hiện còn, thái độ hiện còn, cách thức vẫn còn tiếp tục, sự đang hiện hành, sự đang dinh dưỡng cai quản cho còn sống, tức là mạng sống của mỗi sắc pháp, dù thế nào đây gọi là sắc mạng quyền.
  • Mạng quyền phi sắc đó ra sao? Tuổi thọ, sự vững còn, sự đang còn, thái độ đang hiện hành, tư cách vẫn còn tiếp tục sự đang hành vi, sự dinh dưỡng cai quản sự sống còn tức là mạng của những danh pháp như thế nào, đây gọi là mạng quyền phi sắc.
  1.  
  • Lạc quyền đó ra sao? Sự vui sướng nơi thân, sự thỏa thích thân, sự hưởng cảnh an vui thành lạc mà sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh an vui thành lạc sanh từ thân xúc, dù thế nào đây gọi là lạc quyền.
  • Khổ quyền đó ra sao? Sự không thích hợp của thân, sự khổ nơi thân, sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh không an vui thành khổ sanh từ thân xúc, dù thế nào đây gọi là khổ quyền.
  • Hỷ quyền đó ra sao? Sự vui thích nơi tâm, sự an vui tâm, sự hưởng cảnh an vui thành lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh an vui thành lạc sanh từ ý xúc, dù thế nào đây gọi là hỷ quyền.
  • Ưu quyền đó ra sao? Sự không vui thích nơi tâm, sự khổ tâm, sự hưởng cảnh không vui thích thành khổ sanh từ nơi ý xúc, thái độ hưởng cảnh không an vui thành khổ sanh từ ý xúc, dù thế nào đây gọi là ưu quyền.
  • Xả quyền đó ra sao? Sự phi vui phi buồn, cách hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, dù thế nào đây gọi là xả quyền.
  1.  
  • Tín quyền đó ra sao? Đức tin, trạng thái tín ngưỡng, lòng tin tưởng, sự rất ngưỡng mộ, cai quản sự tín là đức tin, tín lực, dù thế nào đây gọi là tín quyền.
  • Cần quyền đó ra sao? Cách khai đoan cho tâm siêng năng, sự cố gắng, sự sốt sắng, sự lướt tới, sự cương quyết, sự siêng năng, sự ráng chịu, sự khẳng khái, sự khắn khít, sự lướt tới không lui sụt, không thối chuyển bỏ thích hợp, không lui sụt phận sự, sự chăm nom, chiếu cố phận sự, cai quản siêng cần, cũng gọi cần lực, chánh tinh tấn, dù ra sao đây gọi là cần quyền.
  • Niệm quyền đó ra sao? Sự nhớ đặng, sự trực nhớ, sự nhớ lại, nhớ ghi, thái độ nhớ, sự nhớ chắc không lơ đãng, không quên, cai quản sự nhớ đặng tức là chánh niệm, niệm lực, dù thế nào đây gọi là niệm quyền.
  • Định quyền đó ra sao? Sự đình trụ của tâm, sự vững vàng của tâm, sự gắn chặt của tâm, sự không lay động của tâm, sự không tán loạn của tâm, trạng thái của tâm không lay động, sự vắng lặng, cách cai quản làm cho yên tịnh, cũng gọi là chánh định, định lực, dù thế nào đây gọi là định quyền.
  • Tuệ quyền đó ra sao? Trí tuệ, trạng thái hiểu rõ, sự rõ thấu, sự gạn xét… sự không mờ, sự trạch pháp hay là chánh kiến, dù thế nào đây gọi là tuệ quyền.
  1.  
  • Tri dị tri quyền đó ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không tối tăm, lối trạch pháp hay là chánh kiến, trạch pháp giác chi thành chi của đạo, liên quan trong đạo, đặng biết pháp chưa từng biết, đặng thấy pháp chưa từng thấy, đặng đắc chứng pháp chưa từng đắc chứng, đặng hiểu pháp chưa từng hiểu, đặng làm cho rõ pháp những cái chưa từng làm cho rõ, như thế đây gọi là tri dị tri quyền.
  • Tri dĩ tri quyền đó ra sao? Trí tuệ, trạng thái hiểu rõ… sự không mê mờ, cách lựa chọn pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, đặng hiểu pháp đã hiểu, đặng biết pháp đã biết, đặng thấy pháp đã thấy, đặng đắc chứng pháp đã đắc chứng hầu làm cho rõ rệt những pháp đã từng làm rõ rệt, như thế đây gọi là tri dĩ tri quyền.
  • Tri cụ tri quyền đó ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không mê mờ, cách lựa chọn pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo, đặng hiểu pháp đã hiểu, đặng thấy pháp đã thấy, đặng chứng pháp đã chứng, đặng biết pháp đã biết, hầu làm cho rõ những pháp đã làm rõ, như thế đây gọi là tri cụ tri quyền.

Dứt chia theo Diệu Pháp

 

PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Nhị thập nhị quyền như là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri dị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền.

ĐÁP ĐẦU ĐỀ TAM                                                           ĐÁP ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong nhị thập nhị quyền mà quyền nào thành thiện, quyền nào thành bất thiện, quyền nào thành vô ký… quyền nào thành hữu y, quyền nào thành vô y.

 

1) Quyền phân tích đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Thập quyền thành vô ký. Ưu quyền thành bất thiện. Tri dị tri quyền thành thiện. Tứ quyền thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có. Lục quyền thành thiện cũng có, thành bất thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Thập nhị quyền không đặng nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Lục quyền thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có. Tam quyền thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có. Mạng quyền thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng khổ thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có; không nên nói thành tương ưng lạc thọ, thành tương ưng khổ thọ hay thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Thất quyền thành phi dị thục quả phi dị thục nhân. Tam quyền thành pháp dị thục quả. Nhị quyền thành pháp dị thục nhân. Tri dĩ tri quyền thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có. Cửu quyền thành pháp dị thục quả cũng có, thành pháp dị thục nhân cũng có, thành pháp phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Cửu quyền thành do thủ cảnh thủ. Ưu quyền thành phi do thủ cảnh thủ. Tam quyền thành phi do thủ phi cảnh thủ. Cửu quyền thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Cửu quyền thành phi phiền toái mà cảnh phiền não. Ưu quyền thành phiền toái cảnh phiền não. Tam quyền thành phi phiền toái cảnh phiền não. Tam quyền thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có. Lục quyền thành phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.
  • Cửu quyền thành vô tầm vô tứ. Ưu quyền thành hữu tầm hữu tứ. Xả quyền thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Thập nhất quyền thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Thập nhất quyền không thể nói thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc hay thành đồng sanh xả. Hỷ quyền thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả cũng có, không nên nói thành đồng sanh hỷ cũng có. Lục quyền thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có. Tứ quyền thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có; không nên nói thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Ưu quyền thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có. Lục quyền thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ. Ưu quyền thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có. Lục quyền thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập quyền thành phi nhân sanh tử và phi nhân đến Níp-bàn. Ưu quyền thành nhân sanh tử. Tri dị tri quyền thành nhân đến Níp-bàn. Trí quyền thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có. Cửu quyền thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Thập quyền thành phi hữu học phi vô học. Nhị quyền thành hữu học. Tri cụ tri quyền thành vô học. Cửu quyền thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Thập quyền thành hy thiểu. Tam quyền thành vô lượng. Cửu quyền thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • Thất quyền thành bất tri cảnh. Nhị quyền thành tri cảnh hy thiểu. Tam quyền thành tri cảnh vô lượng. Ưu quyền thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh đáo đại cũng có, thành tri cảnh vô lượng cũng có; không nên nói thành tri cảnh hy thiểu, hay thành tri cảnh đáo đại.
  • Cửu quyền thành tri cảnh hy thiểu cũng có, thành tri cảnh đáo đại cũng có, thành tri cảnh vô lượng cũng có; không nên nói thành tri cảnh hy thiểu, thành tri cảnh đáo đại hay thành tri cảnh vô lượng cũng có.
  • Cửu quyền thành trung bình. Ưu quyền thành ty hạ. Tam quyền thành tinh vi. Tam quyền thành trung bình cũng có, thành tinh vi cũng có. Lục quyền thành ty hạ cũng có, thành trung bình cũng có, thành tinh vi cũng có.
  • Thập quyền thành bất định. Tri dĩ tri quyền thành chánh nhất định. Tứ quyền thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có. Ưu quyền thành tà nhất định cũng có, thành bất định cũng có. Lục quyền thành tà nhất định cũng có, thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Thất quyền thành bất tri cảnh. Tứ quyền không thể nói thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân, thành có đạo là trưởng. Tri dĩ tri quyền không thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành có đạo là nhân hay thành có đạo là trưởng cũng có. Tri dị tri quyền không thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành có đạo là nhân hay thành có đạo là trưởng cũng có. Cửu quyền thành có đạo là cảnh cũng có, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân hay thành có đạo là trưởng cũng có.
  • Thập quyền thành sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có; không thể nói thành phi sanh tồn. Nhị quyền thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có; không thể nói thành sẽ sanh. Thập quyền thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Nhị thập nhị quyền thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Thất quyền thành bất tri cảnh. Nhị quyền thành tri cảnh hiện tại cũng có. Tam quyền không thể nói thành tri cảnh quá khứ, thành tri cảnh vị lai, thành tri cảnh hiện tại.
  • Thập quyền thành tri cảnh quá khứ cũng có, thành tri cảnh vị lai cũng có, thành tri cảnh hiện tại cũng có; không nên nói thành tri cảnh quá khứ, thành tri cảnh vị lai, thành tri cảnh hiện tại.
  • Nhị thập nhị quyền thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Thất quyền thành bất tri cảnh. Tam quyền thành tri cảnh ngoại. Tứ quyền thành tri cảnh nội cũng có, thành tri cảnh ngoại cũng có, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có. Bát quyền thành tri cảnh nội cũng có, thành tri cảnh ngoại cũng có, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có; không nên nói thành tri cảnh nội, thành tri cảnh ngoại, thành tri cảnh nội và ngoại cũng có.

Ngũ quyền thành bất kiến hữu đối chiếu. Thập thất quyền thành bất kiến vô đối chiếu.

2) Quyền phân tích đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Tứ quyền thành nhân. Thập bát quyền thành phi nhân.
  • Thất quyền thành hữu nhân. Cửu quyền thành vô nhân. Lục quyền thành hữu nhân cũng có, thành vô nhân cũng có.
  • Thất quyền thành tương ưng nhân. Cửu quyền thành bất tương ưng nhân. Lục quyền thành tương ưng nhân cũng có, thành bất tương ưng nhân cũng có.
  • Tứ quyền thành nhân hữu nhân. Cửu quyền không thể nói thành nhân hữu nhân, vẫn thành hữu nhân phi nhân. Tam quyền không thể nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân. Lục quyền không thể nói thành nhân hữu nhân, thành hữu nhân phi nhân cũng có, không thể nói thành hữu nhân phi nhân cũng có.
  • Tứ quyền thành nhân tương ưng nhân. Cửu quyền không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay thành phi nhân tương ưng nhân. Tam quyền không thể nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân. Lục quyền không thể nói thành nhân tương ưng nhân, thành phi nhân tương ưng nhân cũng có, không thể nói thành phi nhân tương ưng nhân cũng có.
  • Cửu quyền thành phi nhân vô nhân. Tam quyền thành phi nhân hữu nhân. Tứ quyền không thể nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân. Lục quyền thành phi nhân hữu nhân cũng có, thành phi nhân vô nhân cũng có.

 

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
  2.  
  • Nhị thập nhị quyền thành hữu duyên, thành hữu vi, thành bất kiến.
  • Ngũ quyền thành hữu đối chiếu. Thập thất quyền thành vô đối chiếu.
  • Thất quyền thành sắc pháp. Thập tứ quyền thành phi sắc pháp. Mạng quyền thành sắc (pháp) cũng có, thành phi sắc (pháp) cũng có.
  • Thập quyền thành hiệp thế. Tam quyền thành siêu thế. Cửu quyền thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.
  • Nhị thập nhị quyền thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  1.  
  • Nhị thập nhị quyền thành phi lậu.
  • Thập quyền thành cảnh lậu. Tam quyền thành phi cảnh lậu. Cửu quyền thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành bất tương ưng lậu. Ưu quyền thành tương ưng lậu. Lục quyền thành tương ưng lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu cũng có.
  • Thập quyền không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Tam quyền không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Cửu quyền không thể nói thành lậu cảnh lậu, thành phi lậu cảnh lậu cũng có, không nên nói thành phi lậu cảnh lậu cũng có.
  • Thập ngũ quyền không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Ưu quyền không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Lục quyền không nên nói thành lậu tương ưng lậu, thành phi lậu tương ưng lậu cũng có; không thể nói thành phi lậu tương ưng lậu cũng có.
  • Cửu quyền thành bất tương ưng lậu mà cảnh lậu. Tam quyền thành phi lậu bất tương ưng lậu. Ưu quyền không thể nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu hay thành phi lậu bất tương ưng lậu. Tam quyền thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có; không thể nói thành bất tương ưng lậu cảnh lậu hay thành phi lậu bất tương ưng lậu cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm triền (saññojanagocchaka)
  2.  
  • Nhị thập nhị quyền thành phi triền.
  • Thập quyền thành cảnh triền. Tam quyền thành phi cảnh triền. Cửu quyền thành cảnh triền cũng có, thành phi cảnh triền cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành bất tương ưng triền. Ưu quyền thành tương ưng triền. Lục quyền thành tương ưng triền cũng có, thành bất tương ưng triền cũng có.
  • Thập quyền không thể nói thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền. Tam quyền không thể nói thành triền cảnh triền, hay thành phi triền cảnh triền. Cửu quyền không thể nói thành triền cảnh triền, thành phi triền cảnh triền cũng có, không thể nói thành phi triền cảnh triền cũng có.
  • Thập ngũ quyền không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền. Ưu quyền không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền. Lục quyền không thể nói thành triền tương ưng triền hay thành phi triền tương ưng triền cũng có; không thể nói thành phi triền tương ưng triền cũng có.
  • Cửu quyền thành bất tương ưng triền cảnh triền. Tam quyền thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Ưu quyền không thể nói thành bất tương ưng triền cảnh triền, vẫn thành bất tương ưng triền phi cảnh triền. Tam quyền thành bất tương ưng triền cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng triền cảnh triền cũng có, thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có; không nên nói thành bất tương ưng triền cảnh triền, vẫn thành bất tương ưng triền phi cảnh triền cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm phược (ganthagocchaka)
  2.  
  • Nhị thập nhị quyền thành phi phược.
  • Thập quyền thành cảnh phược. Tam quyền thành phi cảnh phược. Cửu quyền thành cảnh phược cũng có, thành phi cảnh phược cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành bất tương ưng phược. Ưu quyền thành tương ưng phược. Lục quyền thành tương ưng phược cũng có, thành bất tương ưng phược cũng có.
  • Thập quyền không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược. Tam quyền không thể nói thành phược cảnh phược hay thành phi phược cảnh phược. Cửu quyền không nên nói thành phược cảnh phược, thành phi phược cảnh phược cũng có; không thể nói thành phi phược cảnh phược cũng có.
  • Thập ngũ quyền không nên nói thành phược tương ưng phược, vẫn thành phi phược tương ưng phược. Ưu quyền không thể nói thành phược tương ưng phược hay thành phi phược tương ưng phược. Lục quyền không thể nói thành phược tương ưng phược, thành phi phược tương ưng phược cũng có; không thể nói thành phi phược tương ưng phược cũng có.
  • Cửu quyền thành bất tương ưng phược cảnh phược. Tam quyền thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Ưu quyền không nên nói thành bất tương ưng phược cảnh phược hay thành bất tương ưng phược phi cảnh phược. Tam quyền thành bất tương ưng phược cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng phược cảnh phược cũng có, thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có; không nên nói thành bất tương ưng phược cảnh phược, vẫn thành bất tương ưng phược phi cảnh phược cũng có.

 

vi, vii, viii. Đáp phần chùm bộc (oghagocchakādi)

  1.  
  • Nhị thập nhị quyền thành phi bộc…
    • Nhị thập nhị quyền thành phi phối…
  • Nhị thập nhị quyền thành phi cái…
  • Thập quyền thành cảnh cái. Tam quyền thành phi cảnh cái. Cửu quyền thành cảnh cái cũng có, thành phi cảnh cái cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành bất tương ưng cái. Ưu quyền thành tương ưng cái. Lục quyền thành tương ưng cái cũng có, thành bất tương ưng cái cũng có.
  • Thập quyền không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái. Tam quyền không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái. Cửu quyền không thể nói thành cái cảnh cái hay thành phi cái cảnh cái cũng có; không nên nói thành phi cái cảnh cái cũng có.
  • Thập ngũ quyền không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái. Ưu quyền không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái. Lục quyền không thể nói thành cái tương ưng cái hay thành phi cái tương ưng cái cũng có; không nên nói thành phi cái tương ưng cái cũng có.
  • Cửu quyền thành bất tương ưng cái cảnh cái. Tam quyền thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Ưu quyền không thể nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái. Tam quyền thành bất tương ưng cái cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng cái cảnh cái cũng có, thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có; không nên nói thành bất tương ưng cái cảnh cái hay thành bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm khinh thị (parāmāsagocchaka)
  2.  
  • Nhị thập nhị quyền thành phi khinh thị.
  • Thập quyền thành cảnh khinh thị. Tam quyền thành phi cảnh khinh thị. Cửu quyền thành cảnh khinh thị cũng có, thành phi cảnh khinh thị cũng có.
  • Thập lục quyền thành bất tương ưng khinh thị. Lục quyền thành tương ưng khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị cũng có.
  • Thập quyền không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Tam quyền không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị. Cửu quyền không thể nói thành khinh thị cảnh khinh thị hay thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có; không thể nói thành phi khinh thị cảnh khinh thị cũng có.
  • Thập quyền thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị. Tam quyền thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị. Tam quyền thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị cũng có, thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có; không thể nói thành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay thành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị cũng có.

 

  1. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)
  2.  
  • Thất quyền thành bất tri cảnh. Thập tứ quyền thành tri cảnh. Mạng quyền thành tri cảnh cũng có, thành bất tri cảnh cũng có.
  • Nhị thập nhất quyền thành phi tâm. Ý quyền thành tâm.
  • Thập tam quyền thành sở hữu tâm. Bát quyền thành phi sở hữu tâm. Mạng quyền thành sở hữu tâm cũng có, thành phi sở hữu tâm cũng có.
  • Thập tam quyền thành tương ưng tâm. Thất quyền thành bất tương ưng tâm. Mạng quyền thành tương ưng tâm cũng có, thành bất tương ưng tâm cũng có. Ý quyền không thể nói thành tương ưng tâm hay thành bất tương ưng tâm.
  • Thập tam quyền thành hòa với tâm. Thất quyền thành phi hòa với tâm. Mạng quyền thành hòa với tâm cũng có, thành phi hòa với tâm cũng có. Ý quyền không thể nói thành hòa với tâm hay thành phi hòa với tâm.
  • Thập tam quyền thành hữu tâm sở y sinh. Bát quyền thành phi hữu tâm sở y sinh. Mạng quyền thành hữu tâm sở y sinh cũng có, thành phi hữu tâm sở y sinh cũng có.
  • Thập tam quyền thành đồng sanh tồn tâm. Bát quyền thành phi đồng sanh tồn tâm. Mạng quyền thành đồng sanh tồn tâm cũng có, thành phi đồng sanh tồn tâm cũng có.
  • Thập tam quyền thành tùng tâm thông lưu. Bát quyền thành phi tùng tâm thông lưu. Mạng quyền thành tùng tâm thông lưu cũng có, thành phi tùng tâm thông lưu cũng có.
  • Thập tam quyền thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Bát quyền thành phi hòa với tâm và phi có tâm làm sở sanh. Mạng quyền thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa với tâm và phi có tâm làm sở sanh cũng có.
  • Thập tam quyền thành hòa sanh tồn và có tâm làm sở sanh. Bát quyền thành phi hòa phi sanh tồn và phi có tâm làm sở sanh. Mạng quyền thành hòa sanh tồn và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi sanh tồn và phi có tâm làm sở sanh cũng có.
  • Thập tam quyền thành hòa tùng thông lưu và có tâm làm sở sanh. Bát quyền thành phi hòa phi tùng thông lưu và phi có tâm làm sở sanh. Mạng quyền thành hòa tùng thông lưu và có tâm làm sở sanh cũng có, thành phi hòa phi tùng thông lưu và phi có tâm làm sở sanh cũng có.
  • Lục quyền thành nội phần. Thập lục quyền thành ngoại phần.
  • Thất quyền thành y sinh. Thập tứ quyền thành phi y sinh. Mạng quyền thành y sinh cũng có, thành phi y sinh cũng có.
  • Cửu quyền thành do thủ. Tứ quyền thành phi do thủ. Cửu quyền thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có.

 

  1. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchaka)
  2.  
  • Nhị thập nhị quyền thành phi thủ.
  • Thập quyền thành cảnh thủ. Tam quyền thành phi cảnh thủ. Cửu quyền thành cảnh thủ cũng có, thành phi cảnh thủ cũng có.
  • Thập lục quyền thành bất tương ưng thủ. Lục quyền thành tương ưng thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ cũng có. Thập quyền không thể nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ.
  • Tam quyền không thể nói thành thủ cảnh thủ hay thành phi thủ cảnh thủ. Cửu quyền không nên nói thành thủ cảnh thủ, thành phi thủ cảnh thủ cũng có; không thể nói thành phi thủ cảnh thủ cũng có.
  • Thập lục quyền không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ. Lục quyền không nên nói thành thủ tương ưng thủ hay thành phi thủ tương ưng thủ cũng có; không nên nói thành phi thủ tương ưng thủ cũng có.
  • Thập quyền thành bất tương ưng thủ cảnh thủ. Tam quyền thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ. Tam quyền thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng thủ cảnh thủ cũng có, thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có; không nên nói thành bất tương ưng thủ cảnh thủ hay thành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ cũng có.

 

xii. Đáp phần chùm phiền não (kilesagocchaka)

  1.  
  • Nhị thập nhị quyền thành phi phiền não.
  • Thập quyền thành cảnh phiền não. Tam quyền thành phi cảnh phiền não. Cửu quyền thành cảnh phiền não cũng có, thành phi cảnh phiền não cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành phi phiền toái. Ưu quyền thành phiền toái. Lục quyền thành phiền toái cũng có, thành phi phiền toái cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành bất tương ưng phiền não. Ưu quyền thành tương ưng phiền não. Lục quyền thành tương ưng phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não cũng có.
  • Thập quyền không nên nói thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não. Tam quyền không thể nói thành phiền não cảnh phiền não hay thành phi phiền não cảnh phiền não. Cửu quyền không nên nói thành phiền não cảnh phiền não, mà thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có; không nên nói thành phi phiền não cảnh phiền não cũng có.
  • Thập ngũ quyền không thể nói thành phiền não và phiền toái hay thành phi phiền não và phiền toái. Ưu quyền không thể nói thành phiền não và phiền toái hay thành phiền toái phi phiền não. Lục quyền không nên nói thành phiền não và phiền toái, mà thành phiền toái phi phiền não cũng có; không nên nói thành phiền toái phi phiền não cũng có.
  • Thập ngũ quyền không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, vẫn thành phi phiền não tương ưng phiền não. Ưu quyền không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, mà thành phi phiền não tương ưng phiền não. Lục quyền không nên nói thành phiền não tương ưng phiền não, mà thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có; không nên nói thành phi phiền não tương ưng phiền não cũng có.
  • Cửu quyền thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não. Tam quyền thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Ưu quyền không nên nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, vẫn thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não. Tam quyền thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có. Lục quyền thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não cũng có, thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có; không nên nói thành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, mà thành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não cũng có.

 

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Thập ngũ quyền thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Thất quyền thành sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thất quyền thành ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ. Thất quyền thành hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Thất quyền thành hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ cũng có, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ cũng có.
  • Cửu quyền thành vô tầm. Ưu quyền thành hữu tầm. Thập nhị quyền thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Cửu quyền thành vô tứ. Ưu quyền thành hữu tứ. Thập nhị quyền thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Thập nhất quyền thành vô hỷ. Thập nhất quyền thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Thập nhất quyền thành phi đồng sanh hỷ. Thập nhất quyền thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Thập nhị quyền thành phi đồng sanh lạc. Thập quyền thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Thập nhị quyền thành phi đồng sanh xả. Thập quyền thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Thập quyền thành Dục giới. Tam quyền thành phi Dục giới. Cửu quyền thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.
  • Thập tam quyền thành phi Sắc giới. Cửu quyền thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.
  • Thập tứ quyền thành phi Vô sắc giới. Bát quyền thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • Thập quyền thành liên quan luân hồi. Tam quyền thành bất liên quan luân hồi. Cửu quyền thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.
  • Thập nhất quyền thành phi nhân xuất luân hồi. Tri dị tri quyền thành nhân xuất luân hồi. Thập quyền thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.
  • Thập quyền thành bất định. Tri dị tri quyền thành nhất định. Thập nhất quyền thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Thập quyền thành hữu thượng. Tam quyền thành vô thượng. Cửu quyền thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.
  • Thập ngũ quyền thành vô y. Ưu quyền thành hữu y. Lục quyền thành hữu y cũng có, thành vô y cũng có.

Dứt vấn đáp

Đầy đủ Quyền phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Hồi hướng phước đến tất cả chúng sanh, nhất là các vị Chư thiên có oai lực ủng hộ tạng Diệu Pháp đặng thạnh hành.

Sài Gòn

23-05-1975 . 13-04-2518

 

 

 

 

 

PHẦN VI - DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH

(Paccayakāravibhaṅga)

 

A. DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử sầu, khóc, khổ, ưu, ai trợ sanh ra như thế.

  1.  

Vô minh trong khi có ra sao? Sự không biết khổ, không biết tập khổ, không biết diệt khổ, không biết tiến hành diệt khổ. Như thế gọi là vô minh.

  1.  

Hành do vô minh trợ đó ra sao? Phước hành, phi phước hành, bất động hành, thân hành, khẩu hành và tâm hành.

  • Phước hành trong khi có ra sao? Tư thiện thành Dục giới, thành Sắc giới, thành tựu do bố thí, trì giới, tu tiến. Đây gọi là phước hành.
  • Phi phước hành trong khi có ra sao? Tư bất thiện thuộc Dục giới. Đây gọi là phi phước hành.
  • Bất động hành trong khi có ra sao? Tư thiện thuộc Vô sắc giới. Đây gọi là bất động hành.
  • Thân hành trong khi có ra sao? Sự cố quyết điều khiển thân là thân hành, sự cố quyết điều khiển khẩu là khẩu hành, sự cố quyết điều khiển ý là tâm hành.

Như thế gọi là hành do vô minh làm duyên trợ.

  1.  

Thức do hành trợ trong khi có ra sao? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức; như thế gọi là thức do hành trợ.

  1.  

Danh sắc do thức trợ trong khi có ra sao? Danh một phần và sắc một phần.

  • Trong hai phần ấy mà danh đó ra sao? Như là thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý. Đây gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Như là sắc tứ đại sung và sắc y sinh. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói gọi là danh sắc phát sanh do thức làm duyên.

  1.  

Lục nhập do danh sắc trợ đó ra sao? Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập và ý nhập. Như thế gọi là lục nhập do danh sắc trợ.

  1.  

Xúc do lục nhập trợ trong khi có ra sao? Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc. Như thế gọi là xúc sanh ra do lục nhập trợ.

  1.  

Thọ do xúc trợ đó ra sao? Thọ nhãn xúc, thọ nhĩ xúc, thọ tỷ xúc, thọ thiệt xúc, thọ thân xúc, thọ ý xúc. Thế gọi là thọ do xúc làm duyên.

  1.  

Ái do thọ trợ trong khi có ra sao? Sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái và pháp ái. Như thế gọi là ái do thọ trợ.

  1.  

Thủ do ái trợ đó ra sao? Dục thủ, tà kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ. Thế gọi là thủ do ái trợ.

  1.  

Hữu do thủ trợ trong khi có ra sao? Hữu có 2: Một là nghiệp hữu (kammabhava), hai là sanh hữu (uppattibhava).

  • Trong hai hữu ấy mà nghiệp hữu đó ra sao? Phước hành, phi phước hành, bất động hành. Thế gọi là nghiệp hữu. Nghiệp mà làm nhân đưa đến tất cả hữu (bhava), như thế gọi là nghiệp hữu.
  • Sanh hữu trong khi có ra sao? Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, tưởng hữu, vô tưởng hữu, phi tưởng phi phi tưởng hữu, nhất uẩn hữu, tứ uẩn hữu và ngũ uẩn hữu. Thế gọi là sanh hữu.

Nghiệp hữu và sanh hữu như đã kể, thế gọi là hữu sanh ra do thủ làm duyên.

  1.  

Sanh do hữu trợ đó ra sao? Sự sanh, cách sanh đầy đủ, sự quân sanh, sự tạm sanh, sự biệt sanh, cách phát ra của uẩn, sự hiện đặng của nhập trong mỗi chúng sanh, của những chúng sanh ấy. Dù thế nào đều gọi là sanh có ra do hữu làm duyên.

  1.  

Lão tử do sanh trợ đó ra sao?

  • Lão và tử, mà lão đó trong khi có ra sao? Sự già cả, cách già cả, sự răng rụng, cách tóc bạc, sự da nhăn, sự giảm thọ, cách chín mùi của mạng sống trong những chúng sanh ấy, của mỗi chúng sanh ấy. Như thế gọi là lão.
  • Tử trong khi có ra sao? Cách biến đổi, sự thay đổi, sự hư hoại, sự mất đi, sự thác, sự chết, sự quá vãng, sự tan rã ngũ uẩn, sự bỏ xác, cách mạng quyền đứt xa lìa trong những chúng sanh, của mỗi chúng sanh đó. Như thế gọi là tử.

Lão và tử như đã nói đó, gọi là lão tử có ra do sanh làm duyên.

  1.  

Sầu trong khi có ra sao? Sự buồn bực, thái độ buồn bực, trạng thái buồn bực, sự sầu não, sự đốt lòng, sự buồn xo, sự khổ, cách héo bên trong của những người khi gặp thân tộc điêu tàn, hoặc tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dù cho gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào như thế. Đây gọi là sầu (soka).

  1.  

Khóc đó ra sao? Sự khóc lóc, sự khóc than, thái độ khóc, thái độ than khóc, trạng thái khóc, trạng thái khóc than, sự kêu oan, sự khóc kể, sự thút thít, sự ấm ức, thái độ ấm ức, trạng thái tức tưởi của người gặp lúc thân tộc điêu tàn, hoặc tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dù gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào. Như thế gọi là khóc (parideva).

  1.  

Khổ trong khi có ra sao? Sự không vui thích thân, sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh không vui sướng thành khổ sanh từ thân xúc. Như thế gọi là khổ.

  1.  

Ưu trong khi có ra sao? Sự không vui tâm, sự khổ tâm, sự hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh không vui vẻ thành khổ tâm sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu (domanassa).

  1.  

Ai trong khi có ra sao? Sự thương tâm, cách thương thảm, trạng thái thương tiếc, cách thương tiếc của người khi gặp thân tộc điêu tàn, tài sản điêu tàn, tật bệnh điêu tàn, giới điêu tàn, tri kiến điêu tàn, dù gặp một cách nào hay bị một nhân khổ nào. Như thế gọi là ai (upāyāsa).

  1.  

Nói rằng sự phát sanh lên của tất cả khổ ấy vẫn có như thế tức là sự đồng khứ, sự đồng lai, sự hội hiệp, sự hiện hành của tất cả khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế, do nhân ấy mới gọi là sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Phân theo Kinh

 

 

B. ĐẦU ĐỀ DIỆU PHÁP

1) Tứ phần duyên khởi

Phần vô minh căn

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Tất cả sự khổ phát sanh chồng đống phải có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh cả khối khổ phải có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của tất cả đống khổ vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Tứ phần duyên khởi

 

2) Tứ phần nhân

Phần vô minh căn

  1.  

Vô minh trợ cho hành, vô minh là nhân. Hành trợ cho thức, hành là nhân. Thức trợ cho danh, thức là nhân. Danh trợ cho lục nhập, danh là nhân. Lục nhập trợ xúc, lục nhập là nhân. Xúc trợ cho thọ, xúc là nhân. Thọ trợ cho ái, thọ là nhân. Ái trợ cho thủ, ái là nhân. Thủ trợ cho hữu, hữu trợ cho sanh, sanh trợ cho lão tử. Sự phát sanh của tất cả đống khổ vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh trợ cho hành, vô minh là nhân. Hành trợ cho thức, hành là nhân. Thức trợ cho danh, thức là nhân. Danh trợ cho lục nhập, danh là nhân. Lục nhập trợ xúc, lục nhập là nhân. Xúc trợ cho thọ, xúc là nhân. Thọ trợ cho ái, thọ là nhân. Ái trợ cho thủ, ái là nhân. Thủ trợ cho hữu, hữu trợ cho sanh, sanh trợ cho tử.

 Sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh trợ cho hành, vô minh là nhân. Hành trợ cho thức, hành là nhân. Thức trợ cho danh sắc, thức là nhân. Danh sắc trợ cho lục nhập, danh sắc là nhân. Lục nhập trợ xúc, lục nhập là nhân. Xúc trợ cho thọ, xúc là nhân. Thọ trợ cho ái, thọ là nhân. Ái trợ cho thủ, ái là nhân. Thủ trợ cho hữu, hữu trợ cho sanh, sanh trợ cho lão tử. Sự phát sanh của tất cả đống khổ vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh trợ cho hành, vô minh là nhân. Hành trợ cho thức, hành là nhân. Thức trợ cho danh sắc, thức là nhân. Danh sắc trợ cho lục nhập, danh sắc là nhân. Lục nhập trợ cho xúc, lục nhập là nhân. Xúc trợ cho thọ, xúc là nhân. Thọ trợ cho ái, thọ là nhân. Ái trợ cho thủ, ái là nhân. Thủ trợ cho hữu, hữu trợ cho sanh, sanh trợ cho lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Tứ phần nhân

 

Tứ phần tương ưng

  1.  

Vô minh trợ hành là vô minh tương ưng. Hành trợ thức là hành tương ưng. Thức trợ danh là thức tương ưng. Danh trợ lục nhập là danh tương ưng. Lục nhập trợ xúc là lục nhập tương ưng. Xúc trợ thọ là xúc tương ưng. Thọ trợ ái là thọ tương ưng. Ái trợ thủ là ái tương ưng. Thủ trợ hữu, hữu trợ sanh. Sanh trợ lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh trợ hành là vô minh tương ưng. Hành trợ thức là hành tương ưng. Thức trợ danh là thức tương ưng. Danh trợ xúc là danh tương ưng. Xúc trợ thọ là xúc tương ưng. Thọ trợ ái là thọ tương ưng. Ái trợ thủ là ái tương ưng. Thủ trợ hữu, hữu trợ sanh. Sanh trợ lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh trợ hành là vô minh tương ưng. Hành trợ thức là hành tương ưng. Thức trợ danh sắc là thức tương ưng với danh. Danh sắc trợ lục nhập là danh tương ưng. Lục nhập trợ xúc là lục nhập tương ưng. Xúc trợ thọ là xúc tương ưng. Thọ trợ ái là thọ tương ưng. Ái trợ thủ là ái tương ưng. Thủ trợ hữu, hữu trợ sanh, sanh trợ lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh trợ hành là vô minh tương ưng. Hành trợ thức là hành tương ưng. Thức trợ danh sắc là thức tương ưng danh. Danh sắc trợ lục nhập là danh tương ưng. Lục nhập trợ xúc là lục nhập tương ưng. Xúc trợ thọ là xúc tương ưng. Thọ trợ ái là thọ tương ưng. Ái trợ thủ là ái tương ưng. Thủ trợ hữu, hữu trợ sanh, sanh trợ lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Tứ phần tương ưng

 

3) Tứ phần tương tế

Phần vô minh căn

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh. Hành duyên thức, thức duyên hành. Thức duyên danh, danh duyên thức. Danh duyên lục nhập, lục nhập duyên danh. Lục nhập duyên xúc, xúc duyên lục nhập. Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc. Thọ duyên ái, ái duyên thọ. Ái duyên thủ, thủ duyên ái. Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ cách nầy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh. Hành duyên thức, thức duyên hành. Thức duyên danh, danh duyên thức. Danh duyên xúc, xúc duyên danh. Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc. Thọ duyên ái, ái duyên thọ. Ái duyên thủ, thủ duyên ái. Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ cách nầy vẫn có bằng lối như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh. Hành duyên thức, thức duyên hành. Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức. Danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên danh sắc. Lục nhập duyên xúc, xúc duyên lục nhập. Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc. Thọ duyên ái, ái duyên thọ. Ái duyên thủ, thủ duyên ái. Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh. Hành duyên thức, thức duyên hành. Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức. Danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên danh sắc. Lục nhập duyên xúc, xúc duyên lục nhập. Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc. Thọ duyên ái, ái duyên thọ. Ái duyên thủ, thủ duyên ái. Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của tất cả khối khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Phần tương tế

 

Tám phần nhất là căn hành v.v…

  1.  

Hành duyên vô minh. Thức duyên vô minh. Danh duyên vô minh. Lục nhập duyên vô minh. Xúc duyên vô minh. Thọ duyên vô minh. Ái duyên vô minh. Thủ duyên vô minh. Vô minh duyên hành. Hành duyên thức. Thức duyên danh sắc. Danh sắc duyên lục nhập. Lục nhập duyên xúc. Xúc duyên thọ. Thọ duyên ái. Ái duyên thủ. Thủ duyên hữu. hữu duyên sanh. Sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của các đám khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Phần đầu đề

 

 

 

C. DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP

1) Bất thiện xiển minh

Mười hai tâm bất thiện

Tâm bất thiện thứ nhất

Tứ phần duyên khởi

  1.  

Chư pháp bất thiện là chi? Trong khi nào tâm bất thiện sanh ra đồng sanh hỷ thọ, tương ưng tà kiến, hoặc có sắc làm cảnh, hoặc có thinh làm cảnh, hoặc có khí làm cảnh, hoặc có vị làm cảnh, hoặc có xúc làm cảnh, hoặc có pháp làm cảnh; hay những chi mở mối sanh ra thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của các đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Trong những duyên khởi đó, mà vô minh là chi? Sự không biết, không thấy… vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Dù cách nào như thế gọi là vô minh.

  1.  

Hành do vô minh trợ đó ra sao? Sự tính, sự quyết tính, sự cố quyết. Như thế gọi là hành do vô minh trợ.

  1.  

Thức do hành trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là thức do hành trợ.

  1.  

Danh do thức trợ đó ra sao? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là danh do thức trợ.

  1.  

Lục nhập do danh trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là lục nhập do danh trợ.

  1.  

Xúc do lục nhập trợ đó ra sao? Cách đụng, sự chạm, thái độ đụng chạm, trạng thái đụng chạm. Dù cách nào như thế gọi là xúc do lục nhập trợ.

  1.  

Thọ do xúc trợ đó ra sao? Sự vui lòng, cách thích tâm, sự hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc, thái độ cảnh vui thích sanh từ ý xúc. Dù cách nào như thế gọi là thọ do xúc trợ.

  1.  

Ái do thọ trợ đó ra sao? Sự vọng dục, cách rất vọng dục, sự lôi cuốn làm cho phải theo sự ưa thích, sự phơi phới, sự hớn hở, bằng cách vọng dục, sự móng của tâm. Dù ra sao như thế gọi là ái do thọ trợ.

  1.  

Thủ do ái trợ đó ra sao? Tà kiến, thiên kiến, tông phái là hầm sanh của sự điêu tàn, cách chấp theo biến chuyển; dù thế nào đây gọi là thủ do ái trợ.

  1.  

Hữu do thủ trợ đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thủ. Như thế gọi là hữu do thủ trợ.

  1.  

Sanh do hữu trợ đó ra sao? Sự sanh, sự quân sanh, sự phát sanh, sự biệt sanh, cách hiện bày của những pháp ấy. Dù như thế nào đây gọi là sanh do hữu trợ.

  1.  

Lão tử do sanh trợ đó ra sao?

  • Lão và tử, mà lão đó ra sao? Sự già, cách già, sự giảm thọ của những pháp ấy. Dù cách nào như thế gọi là lão.
  • Tử trong khi có ra sao? Sự mất đi, sự hư đi, cách tan rã, sự hư hoại, sự không bền, cách mất tiêu của những pháp ấy. Như thế gọi là tử.

Lão và tử vừa kể qua như thế gọi là lão tử do sanh trợ.

  1.  

Gọi rằng sự sanh ra của tất cả đống khổ vẫn có bằng cách như thế đó, tức là sự tập khứ, sự tập lai, sự hội hợp, cách hiện bày của những đống khổ đó. Do nhân ấy mới gọi là sự sanh ra của những đống khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi ấy thì sự sanh ra của những đống khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó, mà vô minh ra sao? Sự không biết, không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Dù cách nào như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ đó ra sao? Sự tính, cách quyết tính, sự cố tính, dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Thức do hành trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Dù cách nào như thế gọi là hành duyên thức.
  • Danh do thức trợ đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là danh do thức trợ.
  • Câu nói: xúc do danh trợ, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ ra. Như thế gọi là danh.
  • Xúc do danh trợ đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Dù ra sao như thế gọi là xúc do danh trợ.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi mà vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Dù ra sao như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ đó ra sao? Sự tính, cách tính, sự quyết tính, sự cố tính. Dù ra sao như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Thức do hành trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Danh sắc do thức trợ đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó là chi? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sự sanh của nhãn xứ, sự sanh của nhĩ xứ, sự sanh của tỷ xứ, sự sanh của thiệt xứ, sự sanh của thân xứ. Hay là những sắc nào khác đồng có như là sắc mà sanh ra do tâm, có tâm làm nhân sanh, có tâm làm sở sanh. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã kể, gọi là thức duyên danh sắc.

  • Câu nói lục nhập trợ danh sắc, mà danh sắc đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc nào nương theo ý thức giới. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã kể gọi là danh sắc (nāmarūpa).

  • Lục nhập trợ danh sắc đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh sắc duyên lục nhập.
  • Xúc do lục nhập trợ đó ra sao? Cách đụng, sự đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Dù cách nào như thế gọi là lục nhập duyên xúc.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh của những đống khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thời những đống khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà vô minh là chi? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như chốt gài, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ trong khi có ra sao? Sự tính, cách quyết tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Thức do hành trợ trong khi có ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Danh sắc do thức trợ đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sự sanh ra của nhãn xứ… sự sanh ra của thân xứ. Hay là những sắc nào khác đồng có như là sắc mà sanh từ nơi tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói. Gọi là thức duyên danh sắc.

  • Câu nói lục nhập do danh sắc trợ, mà danh sắc đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc tứ đại sung và sắc nào nương theo ý thức giới. Như thế gọi là sắc.

          Danh và sắc như đã kể, gọi là danh sắc.

  • Lục nhập do danh sắc trợ đó ra sao? Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập. Như thế gọi là danh sắc duyên lục nhập.
  • Xúc do lục nhập trợ đó ra sao? Cách đụng, sự đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Dù cách nào như thế gọi là lục nhập duyên xúc.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Tứ phần duyên khởi

Tứ phần nhân

  1.  
  • Vô minh duyên hành thì vô minh là nhân,
  • Hành duyên thức thì hành là nhân,
  • Thức duyên danh thì thức là nhân,
  • Danh duyên lục nhập thì danh là nhân,
  • Lục nhập duyên xúc thì lục nhập là nhân,
  • Xúc duyên thọ thì xúc là nhân,
  • Thọ duyên ái thì thọ là nhân,
  • Ái duyên thủ thì ái là nhân,
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử trong khi nào thì sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.
  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà vô minh ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt. Si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ thì vô minh là nhân đó ra sao? Sự tính, cách tính, sự cố quyết, thái độ cố quyết; như thế gọi là vô minh duyên hành thì vô minh là nhân.
  • Thức do hành trợ thì hành là nhân đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức thì thức là nhân.
  • Danh do thức trợ thì thức là nhân đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là thức duyên danh thì thức là nhân.
  • Lục nhập do danh trợ, thì danh là nhân đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh duyên lục nhập thì danh là nhân.
  • Xúc do lục nhập trợ, thì lục nhập là nhân đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Như thế gọi là lục nhập duyên xúc thì lục nhập là nhân.
  • Thọ do xúc trợ, thì xúc là nhân đó ra sao? Sự vui lòng, sự thích ý, cách hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ thì xúc là nhân.
  • Ái do thọ trợ, thì thọ là nhân đó ra sao? Sự dục vọng, cách rất dục vọng… sự quá mong mỏi của tâm. Như thế gọi là thọ duyên ái thì thọ là nhân.
  • Ái duyên thủ, thì ái là nhân đó ra sao? Tà kiến, thiên kiến, hoang vu kiến, ký khu kiến, thù nghịch kiến, biến hóa kiến, kiến thức như triền, chấp trước, nghịch kiến, kiến hoặc, khinh thị, lộ đồ sai, tà đạo, sự sai căn nguyên tà giáo, chấp ngược. Dù ra sao như thế gọi là ái duyên thủ thì ái là nhân.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành thì vô minh là nhân.
  • Hành duyên thức thì hành là nhân.
  • Thức duyên danh thì thức là nhân.
  • Danh duyên xúc thì danh là nhân.
  • Xúc duyên thọ thì xúc là nhân.
  • Thọ duyên ái thì thọ là nhân.
  • Ái duyên thủ thì ái là nhân.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.
  1.  
  • Vô minh trong khi có ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt. Si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ, thì vô minh là nhân đó ra sao? Sự tính, sự quyết tính, thái độ cố quyết, dù cách nào như thế đều gọi là hành do vô minh trợ thì vô minh là nhân.
  • Thức do hành trợ thì hành là nhân đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức thì hành là nhân.
  • Danh do thức trợ, thì thức là nhân đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là thức duyên danh thì thức là nhân.
  • Còn nói xúc do danh trợ thì danh là nhân, mà danh ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ ra xúc. Như thế gọi là danh
  • Xúc do danh trợ, thì danh là nhân đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Như thế gọi là danh duyên xúc thì danh là nhân.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành thì vô minh là nhân.
  • Hành duyên thức thì hành là nhân.
  • Thức duyên danh sắc thì thức là nhân.
  • Danh sắc duyên lục nhập thì danh sắc là nhân.
  • Lục nhập duyên xúc thì lục nhập là nhân.
  • Xúc duyên thọ thì xúc là nhân.
  • Thọ duyên ái thì thọ là nhân.
  • Ái duyên thủ thì ái là nhân.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.
  1.  
  • Trong những duyên khởi đó, mà vô minh ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ, thì vô minh là nhân đó ra sao? Sự tính, cố tính, sự cố quyết, dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành thì vô minh là nhân.
  • Thức do hành trợ, thì hành là nhân đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức thì thức là nhân.
  • Danh sắc do thức trợ, thì thức là nhân đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sự sanh của nhãn nhập… sự sanh của thân nhập. Hay là những sắc nào khác đồng có như là sắc sanh do tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói. Gọi là thức duyên danh sắc thì thức là nhân.

  • Câu nói lục nhập do danh sắc trợ, thì danh sắc là nhân đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc nào mà hiện hành nương ý thức giới. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói đó, như thế gọi là danh sắc.

  • Lục nhập do danh sắc trợ, thì danh sắc là nhân ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh sắc duyên lục nhập thì danh sắc là nhân.
  • Xúc do lục nhập trợ, thì lục nhập là nhân đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Như thế gọi là lục nhập duyên xúc thì lục nhập là nhân.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành thì vô minh là nhân.
  • Hành duyên thức thì hành là nhân.
  • Thức duyên danh sắc thì thức là nhân.
  • Danh sắc duyên lục nhập thì danh sắc là nhân.
  • Lục nhập duyên xúc thì lục nhập là nhân.
  • Xúc duyên thọ thì xúc là nhân.
  • Thọ duyên ái thì thọ là nhân.
  • Ái duyên thủ thì ái là nhân.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi ấy, mà vô minh là chi? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ, thì vô minh là nhân đó ra sao? Sự tính, cách tính, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế đều gọi là vô minh duyên hành thì vô minh là nhân.
  • Thức do hành trợ, thì hành là nhân đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức thì hành là nhân.
  • Danh sắc do thức trợ, thì thức là nhân đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sự sanh ra của nhãn xứ… sự sanh ra của thân xứ. Hay là những sắc nào khác đồng có như là sắc sanh do tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Đây gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói đó, thế gọi là thức duyên danh sắc thì thức là nhân.

  • Câu nói lục nhập do danh sắc trợ, thì danh sắc là nhân đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh trong khi có ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc tứ đại sung và sắc hiện hành nương ý thức giới. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói. Đây gọi là danh sắc.

  • Lục nhập do danh sắc trợ, thì danh sắc là nhân đó ra sao? Như là nhãn xứ… ý xứ. Đây gọi là danh sắc duyên lục nhập thì danh sắc là nhân.
  • Xúc do lục nhập trợ, thì lục nhập là nhân đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm, dù cách nào như thế gọi là lục nhập duyên xúc thì lục nhập là nhân.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Tứ phần nhân

Tứ phần tương ưng

  1.  
  • Vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Thức duyên danh sắc là thức tương ưng.
  • Danh sắc duyên lục nhập là danh sắc tương ưng.
  • Lục nhập duyên xúc là lục nhập tương ưng.
  • Xúc duyên thọ là xúc tương ưng.
  • Thọ duyên ái là thọ tương ưng.
  • Ái duyên thủ là ái tương ưng.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi, mà vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ là vô minh tương ưng ra sao? Sự tính, cách cố tính, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Thức do hành trợ là hành tương ưng đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Danh sắc do thức trợ là thức tương ưng ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là thức duyên danh sắc là thức tương ưng.
  • Lục nhập do danh trợ là danh tương ưng đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh duyên lục nhập là danh tương ưng.
  • Xúc do lục nhập trợ là lục nhập tương ưng đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Thế gọi là lục nhập duyên xúc là lục nhập tương ưng.
  • Thọ do xúc trợ là xúc tương ưng đó ra sao? Sự vui lòng, cách tâm an vui, sự hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ là xúc tương ưng.
  • Ái do thọ trợ là thọ tương ưng đó ra sao? Sự vọng dục, sự rất mong mỏi… sự vọng dục của tâm; thế gọi là thọ duyên ái là thọ tương ưng.
  • Thủ do ái trợ là ái tương ưng đó ra sao? Tà kiến, thiên kiến… nơi nguồn phát sanh của sự điêu tàn, cách chấp theo dị đoan. Như thế gọi là ái duyên thủ là ái tương ưng.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh của những khối khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Thức duyên danh là thức tương ưng.
  • Danh duyên xúc là danh tương ưng.
  • Xúc duyên thọ là xúc tương ưng.
  • Thọ duyên ái là thọ tương ưng.
  • Ái duyên thủ là ái tương ưng.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó thì sự phát sanh của những khối khổ vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi mà vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ là vô minh tương ưng đó ra sao? Sự tính, cách quyết tính, thái độ cố quyết tính; Thế gọi là vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Thức do hành trợ là hành tương ưng đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Danh do thức trợ là thức tương ưng đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là thức duyên danh là thức tương ưng.
  • Câu nói xúc do danh trợ là danh tương ưng đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ ra xúc. Như thế gọi là danh.
  • Xúc do danh trợ là danh tương ưng đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Dù cách nào như thế gọi là danh duyên xúc là danh tương ưng.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh của những đống khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Thức duyên danh sắc là thức tương ưng danh.
  • Danh sắc duyên lục nhập là danh tương ưng.
  • Lục nhập duyên xúc là lục nhập tương ưng.
  • Xúc duyên thọ là xúc tương ưng.
  • Thọ duyên ái là thọ tương ưng.
  • Ái duyên thủ là ái tương ưng.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó thì sự phát sanh của những khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi mà vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ là vô minh tương ưng đó ra sao? Sự tính, cách tính, thái độ cố quyết tính, dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Thức do hành trợ là hành tương ưng đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Danh sắc do thức trợ là thức tương ưng danh đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sự phát sanh của nhãn xứ… sự phát sanh của thân xứ. Hay là những sắc nào đồng có như là sắc do tâm sanh, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Thế gọi là sắc.

Danh và sắc đã nói, gọi là thức duyên danh sắc là thức tương ưng danh.

  • Câu nói lục nhập do danh sắc trợ là danh tương ưng, mà danh sắc đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc nào hành động nương ý thức giới. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói, gọi là danh sắc.

  • Lục nhập do danh sắc trợ là danh tương ưng đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Thế gọi là danh sắc duyên lục nhập là danh tương ưng.
  • Xúc do lục nhập trợ là lục nhập tương ưng đó ra sao? Cách đụng, sự đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Như thế gọi là lục nhập duyên xúc là lục nhập tương ưng.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Thức duyên danh sắc là thức tương ưng danh.
  • Danh sắc duyên lục nhập là danh tương ưng.
  • Lục nhập duyên xúc là lục nhập tương ưng.
  • Xúc duyên thọ là xúc tương ưng.
  • Thọ duyên ái là thọ tương ưng.
  • Ái duyên thủ là ái tương ưng.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.
  1.  
  • Trong những duyên khởi ấy mà vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Thế gọi là vô minh.
  • Hành do vô minh trợ là vô minh tương ưng đó ra sao? Sự tính, cách quyết tính, thái độ cố quyết tính. Dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành là vô minh tương ưng.
  • Thức do hành trợ là hành tương ưng đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Danh sắc do thức trợ là thức tương ưng đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sự sanh ra của nhãn xứ… sự sanh ra của thân xứ hay những sắc nào khác vẫn có như là sắc do tâm sanh, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc đã nói gọi là thức duyên danh sắc là thức tương ưng danh.

  • Câu nói lục nhập do danh sắc trợ là danh tương ưng đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc tứ đại sung và sắc nào hành vi nương ý thức giới. Thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói, gọi là danh sắc.

  • Lục nhập do danh sắc trợ là danh tương ưng đó ra sao? Nhãn xứ… ý xứ. Thế gọi là danh sắc duyên lục nhập là danh tương ưng.
  • Xúc sanh ra do lục nhập trợ là lục nhập tương ưng ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Dù cách nào như thế đều gọi là lục nhập duyên xúc là lục nhập tương ưng.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Tứ phần tương ưng

Tứ phần tương tế

  1.  
  • Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh.
  • Hành duyên thức, thức duyên hành.
  • Thức duyên danh, danh duyên thức.
  • Danh duyên lục nhập, lục nhập duyên danh.
  • Lục nhập duyên xúc, xúc duyên lục nhập.
  • Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc.
  • Thọ duyên ái, ái duyên thọ.
  • Ái duyên thủ, thủ duyên ái.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi mà vô minh đó ra sao? Sự không biết, không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  1.  
  • Hành do vô minh trợ đó ra sao? Sự tính, cách quyết tính, thái độ cố quyết; dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Hành sanh ra do vô minh trợ đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là hành duyên vô minh.
  1.  
  • Thức sanh ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Hành sanh ra do thức trợ đó ra sao? Sự tính, cách quyết tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là thức duyên hành.
  1.  
  • Danh sanh ra do thức trợ đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là thức duyên danh.
  • Thức sanh ra do danh trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh duyên thức.
  1.  
  • Lục nhập sanh ra do danh trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh duyên lục nhập.
  • Danh sanh ra do lục nhập trợ đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Đây gọi là lục nhập duyên danh.
  1.  
  • Xúc sanh ra do lục nhập trợ đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm; dù cách nào như thế đều gọi là lục nhập duyên xúc.
  • Lục nhập sanh ra do xúc trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là xúc duyên lục nhập.
  1.  
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sự vui lòng, sự thích ý, cách hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Xúc sanh ra do thọ làm duyên đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Như thế gọi là thọ duyên xúc.
  1.  
  • Ái sanh ra do thọ làm duyên đó ra sao? Sự dục vọng, cách đa dục vọng, sự móng tưởng của tâm. Như thế gọi là thọ duyên ái.
  • Thọ sanh ra do ái làm duyên đó ra sao? Sự vui lòng, cách thích ý, sự hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ái duyên thọ.
  1.  
  • Thủ sanh ra do ái làm duyên đó ra sao? Tà kiến, thiên kiến… nguồn gốc phát sanh các sự điêu tàn, cách chấp trước bằng cách dị đoan. Như thế gọi là ái duyên thủ.
  • Ái sanh ra do thủ làm duyên đó ra sao? Sự dục vọng, cách đa dục vọng… cách móng tưởng của tâm. Như thế gọi là thủ duyên ái.
  1.  

Hữu sanh ra do thủ làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ thủ. Thế gọi là thủ duyên hữu.

  1.  

Sanh có ra do hữu làm duyên đó ra sao? Sự phát sanh ra, cách sanh đầy đủ, thái độ sanh ra, sự sanh trọn phần, sự hiện bày của những pháp ấy. Thế gọi là hữu duyên sanh.

  1.  

Lão tử có ra do sanh làm duyên đó ra sao?

  • Lão và tử, mà lão là chi? Sự già cả, cách cũ kỹ, sự giảm thọ của những pháp ấy. Như thế gọi là lão.
  • Tử trong khi có ra sao? Sự đang mất, sự đang hoại, cách đang hư, thái độ tiêu tán, mất luôn đi, không truờng tồn của những pháp ấy. Như thế gọi là tử.

Lão và tử như đã nói, thế gọi là sanh duyên lão tử.

  1.  

Nói rằng sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế đó, tức là sự chung hiệp khứ lai, cách hiệp hội, lối hiện bày của những đống khổ ấy vẫn có bằng cách như thế. Bởi nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh.
  • Hành duyên thức, thức duyên hành.
  • Thức duyên danh, danh duyên thức.
  • Danh duyên xúc, xúc duyên danh.
  • Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc.
  • Thọ duyên ái, ái duyên thọ.
  • Ái duyên thủ, thủ duyên ái.
  • Hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.
  1.  
  • Trong những duyên khởi đó, mà vô minh ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Thế gọi là vô minh.
  • Hành sanh ra do vô minh trợ đó ra sao? Sự cố quyết, cách cố quyết, sự cố tính. Như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Vô minh sanh ra do hành trợ đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là hành duyên vô minh.
  • Thức sanh ra do hành trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Hành sanh ra do thức trợ đó ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là thức duyên hành.
  • Danh sanh ra do thức trợ đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là thức duyên danh.
  • Thức sanh ra do danh trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh duyên thức.
  • Câu nói xúc có ra do danh, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ ra xúc. Thế gọi là danh.
  • Xúc sanh ra do danh trợ đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm; dù cách nào như thế gọi là danh duyên xúc.
  • Danh có ra do xúc trợ đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Thế gọi là xúc duyên danh.

          Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh.
  • Hành duyên thức, thức duyên hành.
  • Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức.
  • Danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên danh sắc.
  • Lục nhập duyên xúc, xúc duyên lục nhập.
  • Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc.
  • Thọ duyên ái, ái duyên thọ.
  • Ái duyên thủ, thủ duyên ái.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó thì sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đóvô minh là chi? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Hành có ra do vô minh trợ đó ra sao? Sự cố quyết, cách cố quyết, thái độ cố tính. Đây gọi là vô minh duyên hành.
  • Vô minh sanh ra do hành trợ đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là hành duyên vô minh.
  • Thức sanh ra do hành trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Hành sanh ra do thức trợ đó ra sao? Sự cố quyết, cách quyết tính, thái độ cố quyết. Thế gọi là thức duyên hành.
  • Danh sắc có ra do thức trợ đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sự sanh ra của nhãn xứ… sự sanh ra của thân xứ hay những sắc nào khác đồng có như là sắc do tâm sanh, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc đã nói. Thế gọi là thức duyên danh sắc.

  • Câu nói danh sắc duyên thức mà danh sắc đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc nào hành động nương ý thức giới. Thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói, gọi là danh sắc.

  • Thức sanh ra do danh sắc trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh sắc duyên thức.
  • Câu nói danh sắc duyên lục nhập mà danh sắc đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
  • Sắc trong khi có ra sao? Sắc nào hành vi nương ý thức giới. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc đã nói đó, như thế gọi là danh sắc.

  • Lục nhập có ra do danh sắc trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Thế gọi là danh sắc duyên lục nhập.
  • Danh sắc có ra do lục nhập trợ đó ra sao?
  • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Thế gọi là danh.
  • Sắc đó ra sao? Sự sanh ra của nhãn xứ… sự sanh ra của thân xứ hay những sắc nào đồng có như là sắc sanh do tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc đã nói đó, như thế gọi là lục nhập duyên danh sắc.

  • Xúc sanh ra do lục nhập trợ đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Như thế gọi là lục nhập duyên xúc.
  • Lục nhập có ra do xúc làm duyên trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Thế gọi là xúc duyên lục nhập.

Bởi nhân ấy mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành, hành duyên vô minh.
  • Hành duyên thức, thức duyên hành.
  • Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức.
  • Danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên danh sắc.
  • Lục nhập duyên xúc, xúc duyên lục nhập.
  • Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc.
  • Thọ duyên ái, ái duyên thọ.
  • Ái duyên thủ, thủ duyên ái.
  • Thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Dù cách nào như thế gọi là vô minh.
  • Hành có ra do vô minh trợ đó ra sao? Sự cố quyết, cách tính quyết, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Vô minh sanh ra do hành trợ đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt gài, si là căn bất thiện. Thế gọi là hành duyên vô minh.
  • Thức có ra do hành trợ đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Thế gọi là hành duyên thức.
  • Hành có ra do thức làm duyên đó ra sao? Như là sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Thế gọi là thức duyên hành.
  • Danh sắc có ra do thức làm duyên đó ra sao?
    • Danh và sắc, mà danh đó là chi? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
    • Sắc đó ra sao? Sự sanh ra của nhãn xứ… sự sanh ra của thân xứ hay những sắc nào khác đồng có như là sắc sanh do tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Thế gọi là sắc.
  • Câu nói thức có ra do danh sắcdanh sắc đó là chi?
    • Phần danh và phần sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
    • Sắc đó ra sao? Sắc nào là hành vi nương ý thức giới. Thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói gọi là danh sắc.

  • Thức sanh ra do danh sắc làm duyên đó ra sao?

Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Dù cách nào thế gọi là danh sắc duyên thức.

  • Câu nói danh sắc duyên lục nhậpdanh sắc đó ra sao?
    • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Thế gọi là danh.
    • Sắc đó ra sao? Sắc tứ đại sung và những sắc nào hành vi nương ý thức giới. Như thế gọi là sắc.

Danh và sắc như đã nói gọi là danh sắc.

  • Lục nhập do danh sắc làm duyên đó ra sao? Như là nhãn xứ… ý xứ. Thế gọi là danh sắc duyên lục nhập.
  • Danh sắc có ra do lục nhập làm duyên đó ra sao?
    • Danh và sắc, mà danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Thế gọi là danh.
    • Sắc trong khi có ra sao? Sự sanh ra của nhãn xứ… sự sanh ra của thân xứ hay những sắc nào khác đồng có như là sắc sanh ra do tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Thế gọi là sắc.

Danh và sắc đã nói đó, thế gọi là lục nhập duyên danh sắc.

  • Xúc có ra do lục nhập làm duyên đó ra sao? Sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Dù cách nào như thế gọi là lục nhập duyên xúc.
  • Lục nhập có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Như là nhãn xứ… ý xứ. Như thế gọi là xúc duyên lục nhập.

Bởi nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Tứ phần tương tế

 

Tâm bất thiện thứ hai, ba và bốn

  1.  

Chư pháp bất thiện đó ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh hỷ thọ, tương ưng tà kiến hữu dẫn, đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng tà kiến… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng tà kiến hữu dẫn; hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thắng giải (adhimokkha), thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà vô minh ra sao? Sự không biết, cách không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Thế gọi là vô minh.
  • Hành sanh ra do vô minh làm duyên đó ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Thắng giải sanh ra do ái làm duyên đó ra sao? Cách quyết đoán của tâm, cách đoán quyết, thái độ đoán quyết cảnh. Dù cách nào như thế đều gọi là ái duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu…

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

 

Tâm bất thiện thứ năm

  1.  

Chư pháp bất thiện ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả thọ, tương ưng tà kiến; hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của những khối khổ đó vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó, mà vô minh ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Dù cách nào như thế gọi là vô minh…
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu hưởng phi khổ phi lạc, phi ưu, phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ. Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm bất thiện thứ sáu, bảy và tám

  1.  

Chư pháp bất thiện ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả thọ, tương ưng tà kiến, hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng tà kiến… đồng sanh xả thọ bất tương ưng tà kiến hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hay có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm bất thiện thứ chín và mười

  1.  

Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh ưu thọ, tương ưng phẫn nhuế ... đồng sanh ưu thọ tương ưng phẫn nhuế hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay là những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên phẫn (paṭigha), phẫn duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh của những đống khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi vô minh đó ra sao? Sự không biết, sự không thấy… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi hỷ, sở hữu tâm khổ, hưởng khổ, phi hỷ sanh từ ý xúc, cách hứng chịu những khổ, những phi hỷ sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Phẫn nhuế phát sanh do thọ làm duyên đó ra sao? Sự thù hiềm, cách oán hận của tâm… sự hung hăng, miệng ác độc, những cách trái ngược vui vẻ của tâm. Dù cách nào như thế gọi là thọ duyên phẫn nhuế.
  • Thắng giải sanh ra do phẫn nhuế làm duyên đó ra sao? Sự phán đoán, cách giải quyết, thái độ quyết phân cảnh đặng của tâm. Như thế gọi là phẫn nhuế duyên thắng giải.
  • Hữu phát sanh do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ ra thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh của những khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm bất thiện thứ mười một

  1.  

Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả thọ, tương ưng hoài nghi. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên hoài nghi, hoài nghi duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà vô minh ra sao? Sự bất tri, sự bất kiến… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Như thế gọi là vô minh.
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ, sự hưởng phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Dù cách nào như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Hoài nghi sanh ra do thọ làm duyên đó ra sao? Cách nghi ngờ, sự nghi hoặc, thái độ nghi nan, sự xét thấy lạ lùng khác biệt, sự quyết đoán cảnh không đặng, sự nhận thấy thành hai khía cạnh, sự nhận thấy như đường rẽ hai, cách nghi ngờ, sự không quyết một, sự tính vớ vẫn, suy xét vu vơ, sự không thể dứt khoát, sự sần sượng của tâm, ý do dự. Dù cách nào như thế gọi là thọ duyên hoài nghi.
  • Hữu sanh ra do hoài nghi làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn mà trừ hoài nghi. Như thế gọi là hoài nghi duyên hữu.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm bất thiện thứ mười hai

  1.  

Chư pháp bất thiện trong khi có ra sao? Tâm bất thiện đồng sanh xả thọ, tương ưng phóng dật. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên phóng dật, phóng dật duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà vô minh ra sao? Sự bất tri, bất kiến… vô minh như cây chốt, si là căn bất thiện. Dù cách nào như thế gọi là vô minh.
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ, sự hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Phóng dật sanh ra do thọ làm duyên đó ra sao? Sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, sự lao chao của tâm, sự sôi nổi của tâm. Như thế gọi là thọ duyên phóng dật.
  • Thắng giải sanh ra do phóng dật làm duyên đó ra sao? Sự quyết đoán, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh của tâm. Dù cách nào như thế gọi là phóng dật duyên thắng giải.
  • Hữu sanh ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ ra thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu…

Do nhân ấy mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ đó vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Bất thiện xiển minh

 

2) Thiện xiển minh

  1. a) Tám tâm thiện dục giới

Tâm thiện dục giới thứ nhất

  1.  

Chư pháp thiện là chi? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí; hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (pasāda), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà thiện căn ra sao?
  • Vô tham, vô sân và vô si, mà vô tham ra sao? Cách không tham, sự không tham, thái độ không tham, sự không dục vọng, cách không dục vọng, thái độ không dục vọng, sự không chú ý lấy của cải tài vật người khác, vô tham là căn thiện. Như thế gọi là vô tham.
  • Vô sân trong khi có ra sao? Vô sân, vô hại, vô sân độc, không tính sân độc (ác), không tính ép uổng, vô sân là căn thiện. Như thế gọi là vô sân.
  • Vô si trong khi có ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự không mê mờ, cách trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là vô si.

Những chơn tướng nầy gọi là căn thiện.

  • Hành sanh ra do căn thiện làm duyên đó ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết, dù cách nào như thế gọi là thiện căn duyên hành.
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm hỷ, sở hữu tâm vui, sự hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc. Dù cách nào như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Thanh có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Đức tin, sự tín ngưỡng, thái độ quyết tin, sự rất tin tưởng. Dù cách nào như thế gọi là thọ duyên thanh (trong sạch).
  • Thắng giải sanh ra do thanh làm duyên đó ra sao? Sự quyết đoán của tâm, thái độ quyết đoán của tâm, sự đoán quyết cảnh của tâm. Dù cách nào như thế gọi là thanh duyên thắng giải.
  • Hữu sanh ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn trừ thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm thiện dục giới thứ hai, ba và bốn

  1.  
  • Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.
  1.  
  • Căn thiện đó ra sao?
    • Vô tham và vô sân, mà vô tham đó ra sao? Cách không ham, sự không muốn, thái độ không tham lam, không nặng dục vọng, sự không nặng dục vọng, thái độ không nặng dục vọng, cách không chú ý sẽ lấy tiền, của cải người khác, vô tham là căn thiện. Dù cách nào như thế gọi là vô tham.
    • Vô sân trong khi có ra sao? Sự không giận dỗi, không tính hại, thái độ không độc hại, không sân độc, thái độ không sân độc, vô sân là căn thiện. Như thế gọi là vô sân.

Những trạng thái pháp như thế gọi là căn thiện.

  • Hành có ra do căn thiện làm duyên đó ra sao? Sự cố quyết, cách tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là thiện căn duyên hành.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm thiện dục giới thứ năm và sáu

  1.  

Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ, tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Căn thiện trong khi có ra sao? Vô tham, vô sân, vô si… Những chơn tướng nầy gọi là căn thiện (kusalamūla).
  • Hành sanh ra do căn thiện làm duyên ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Dù thế nào như thế gọi là thiện căn duyên hành.
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ, hưởng phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm thiện dục giới thứ bảy và tám

  1.  

Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ, bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Căn thiện đó ra sao? Vô tham và vô sân. Những chơn tướng nầy gọi là căn thiện.
  • Hành sanh ra do thiện căn làm duyên đó ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Thế gọi là thiện căn duyên hành…

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1. b) Tâm thiện sắc giới
  2.  

Chư pháp thiện ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định có đề mục đất trong khi đó thì thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Căn thiện trong khi có ra sao? Vô tham, vô sân và vô si… Những chơn tướng nầy gọi là căn thiện (kusalamūla).
  • Hành sanh ra do thiện căn làm duyên đó ra sao? Sự cố quyết, cách quyết tính, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế gọi là thiện căn duyên hành.

Bởi nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

 

  1. c) Tâm thiện vô sắc giới
  2.  

Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối siêu thế hầu đến Vô sắc giới do lướt khỏi những Vô sở hữu xứ đồng sanh với Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng tuyệt trừ lạc… đến bực tứ thiền trong khi đó thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh, thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Căn thiện trong khi có ra sao? Vô tham, vô sân và vô si… Những chơn tướng nầy gọi là căn thiện (kusalamūla).
  • Hành sanh ra do căn thiện đó ra sao? Sự cố quyết, cách quyết tính, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế gọi là thiện căn duyên hành… .
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ, hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế

 

  1. d) Tâm thiện siêu thế
    • Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì trong khi đó thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.
  1.  
  • Căn thiện là chi?
    • Vô tham, vô sân và vô si, mà vô si ra sao? Trí tuệ, thái độ hiểu rõ… sự vô si, cách trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Dù cách nào như thế gọi là vô si. Những chơn tướng nầy gọi là thiện căn (kusalamūla).
    • Thiện căn duyên hành đó ra sao? Sự cố quyết, cách quyết tính, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế gọi là thiện căn duyên hành… .
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm vui, sở hữu tâm hỷ, lạc, cách hưởng cảnh vui thích sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu vui thích sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Thanh có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Đức tin, sự tín ngưỡng, thái độ tôn trọng, thái độ sùng bái. Dù cách nào như thế gọi là thọ duyên thanh.
  • Thắng giải sanh ra do thanh làm duyên đó ra sao? Sự quyết đoán, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh của tâm. Dù cách nào như thế gọi là thanh duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (trừ thắng giải). Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

Câu nói sự sanh ra của những pháp ấy vẫn có bằng cách như thế đó như là sự đi chung, đến chung, cách hội hiệp, lối hiện bày của những pháp ấy vẫn có bằng cách như thế.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những pháp ấy ấy có bằng cách như thế, chỉ có bấy nhiêu thôi.

Dứt Thiện xiển minh

 

3) Vô ký xiển minh

  1. a) Tám tâm dị thục quả thiện vô nhân

Tâm dị thục quả thiện vô nhân thứ nhất

  1.  

Chư pháp vô ký là chi? Nhãn thức thuộc dị thục quả, đồng sanh xả thọ, sanh ra biết cảnh sắc do nghiệp thiện Dục giới đã làm tích trữ, trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

373.

  • Hành trong khi có ra sao? Sự cố quyết, cách tính quyết, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế đều gọi là hành.
  • Thức sanh ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ nhãn thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Danh có ra do thức làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Như thế gọi là thức duyên danh.
  • Lục nhập sanh ra do danh làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ nhãn thức giới. Như thế gọi là danh duyên lục nhập.
  • Xúc có ra do lục nhập làm duyên đó ra sao? Sự đụng, cách chạm, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm. Dù cách nào như thế gọi là lục nhập duyên xúc.
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ, sự hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Dù cách nào như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Hữu sanh ra do thọ làm duyên đó ra sao? Như là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn (trừ thọ). Như thế gọi là thọ duyên hữu…

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành duyên thức, hành là nhân.
  • Thức duyên danh, thức là nhân.
  • Danh duyên lục nhập, danh là nhân.
  • Lục nhập duyên xúc, lục nhập là nhân.
  • Xúc duyên thọ, xúc là nhân.
  • Thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ đó vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành duyên thức là hành tương ưng.
  • Thức duyên danh là thức tương ưng.
  • Danh duyên lục nhập là danh tương ưng.
  • Lục nhập duyên xúc là lục nhập tương ưng.
  • Xúc duyên thọ là xúc tương ưng.
  • Thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành duyên thức, thức duyên hành.
  • Thức duyên danh, danh duyên thức.
  • Danh duyên lục nhập, lục nhập duyên danh.
  • Lục nhập duyên xúc, xúc duyên lục nhập.
  • Xúc duyên thọ, thọ duyên xúc.
  • Thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.

Sự sanh ra của những đống khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả thiện vô nhân thứ hai, ba, bốn và năm

  1.  

Chư pháp vô ký là chi? Nhĩ thức thuộc dị thục quả đồng sanh với xả thọ, biết cảnh thinh… tỷ thức thuộc dị thục quả đồng sanh với xả thọ, biết cảnh khí… thiệt thức thuộc dị thục quả đồng sanh với xả thọ, biết cảnh vị… thân thức thuộc dị thục quả đồng sanh lạc thọ, biết cảnh xúc, do nghiệp thiện Dục giới đã làm tích trữ mới sanh ra trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành trong khi có ra sao? Sự cố quyết, cách quyết tính, thái độ cố quyết. Dù cách nào như thế gọi là hành…
  • Thọ sanh ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sự sướng thân, sự thích của thân hưởng cảnh sướng thích sanh từ thân xúc, thái độ hưởng cảnh sướng thích sanh từ thân xúc. Dù cách nào như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Hữu sanh ra do thọ làm duyên đó ra sao? Như là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn (trừ thọ). Như thế gọi là thọ duyên hữu…

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả thiện vô nhân thứ sáu

  1.  

Chư pháp vô ký ra sao? Ý giới thành dị thục quả đồng sanh xả thọ. Hoặc có cảnh sắc… hoặc có cảnh xúc hay những cảnh chi mở mối sanh ra do nghiệp thiện Dục giới đã làm chất chứa mới có, thì trong khi đó hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành trong khi có ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là hành.
  • Thức có ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi hỷ phi phi hỷ, sự hưởng phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Thắng giải có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Sự phán đoán, cách phán đoán, thái độ phán đoán của tâm. Đây gọi là thọ duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu… Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả thiện vô nhân thứ bảy

  1.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thành dị thục quả đồng sanh hỷ thọ. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra do nghiệp thiện Dục giới đã làm chất chứa mới tạo ra trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành trong khi có ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là hành.
  • Thức có ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức…
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm mãn ý, sở hữu tâm khoái lạc, sự hưởng mãn ý an lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu những mãn ý an lạc sanh từ ý xúc. Dù cách nào như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Thắng giải có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Sự phân đoán, cách phân đoán, thái độ phân đoán. Dù cách nào như thế gọi là thọ duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (mà trừ ra thắng giải). Như thế gọi là thắng giải duyên hữu…

Bởi nhân đó mới gọi là sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả thiện vô nhân thứ tám

  1.  

Chư pháp vô ký ra sao? Ý thức giới thành dị thục quả đồng sanh xả thọ. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra do nghiệp thiện Dục giới đã làm chứa để mới phát ra trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành trong khi có ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là hành.
  • Thức có ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức…
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Sở hữu tâm phi mãn ý, phi phi mãn ý, thái độ hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Thắng giải có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Sự phân đoán, cách quyết đoán, thái độ đoán quyết cảnh của tâm. Dù cách nào như thế gọi là thọ duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn (trừ thắng giải). Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

Bởi nhân đó mới gọi là sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. b) Tám tâm dị thục quả Dục giới
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thuộc dị thục quả, đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn, hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra đặng do nghiệp thiện Dục giới đã làm chất chứa mới có ra trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà hành là chi? Sự cố quyết, thái độ tính, cách cố quyết; dù cách nào như thế gọi là hành.
  • Thức có ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Thanh có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Đức tin, sự trong sạch, cách tín ngưỡng, thái độ trọng kỉnh, dù cách nào như thế gọi là thọ duyên thanh (trong sạch).
  • Thắng giải có ra do thanh làm duyên đó ra sao? Sự phán đoán, cách phán quyết, thái độ quyết đoán cảnh của tâm. Dù cách nào như thế gọi là thanh duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (trừ thắng giải). Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh ra của những khối khổ đó vẫn có bằng cách như thế.

 

  1. c) Tâm dị thục quả Sắc giới
  2.  

Chư pháp vô ký ra sao?

-   Bực tu tiến theo đường lối siêu thế hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định bằng đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực tu tiến tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất có dị thục quả phát sanh ra do nghiệp thiện Sắc giới đã làm chất để mới đặng có ra trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. d) Tâm dị thục quả Vô sắc giới
  2.  

Chư pháp vô ký ra sao?

-   Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới đã trừ luôn lạc, lướt khỏi những Vô sở hữu xứ chứng tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực trừ luôn lạc lướt khỏi những Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà đặng dị thục quả do đã làm nghiệp thiện Vô sắc giới chứa để mới đặng thì trong khi đó hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. e) Tâm dị thục quả Siêu thế
  2.  

Chư pháp vô ký ra sao?

-   Bực tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc cấp trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền thành dị thục quả do thiền thiện siêu thế hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định do nhờ tu tiến mà hành nan đắc cấp (dukkhāpaṭipadā-dandhābhiññā) thuộc chủng tiêu diệt (suññata) trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những pháp ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. f) Bảy tâm dị thục quả bất thiện

Tâm dị thục quả bất thiện thứ nhứt, hai, ba, tư và năm

  1.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Nhãn thức thuộc dị thục quả, đồng sanh xả thọ có sắc làm cảnh sanh ra… nhĩ thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có thinh làm cảnh sanh ra… tỷ thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có khí làm cảnh sanh ra… thiệt thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có vị làm cảnh sanh ra… thân thức thuộc dị thục quả đồng sanh khổ thọ có xúc làm cảnh sanh ra đều do đã tạo chứa nghiệp bất thiện có trong khi nào thì trong khi đó hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự phát sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó mà hành ra sao? Sự cố quyết, cách cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là hành.
  • Thức có ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ thân thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Như là thân không thích, thân chịu khổ, sự hưởng khổ, hưởng không thích sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Hữu có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Như là tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (trừ thọ). Như thế gọi là thọ duyên hữu.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả bất thiện thứ sáu

  1.  

Chư pháp vô ký ra sao? Ý thức giới thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ, có sắc làm cảnh… hoặc có xúc làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra đặng do tạo chứa nghiệp bất thiện trong khi nào thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Trong những duyên khởi đó, mà hành ra sao? Như là sự cố quyết, sự cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là hành.
  • Thức sanh ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… thuộc ý giới. Như thế gọi là hành duyên thức…
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Như là sở hữu tâm phi mãn ý phi phi mãn ý, sự hưởng phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Thắng giải có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Như là sự phân đoán, đoán quyết, thái độ đoán quyết cảnh của tâm. Như thế gọi là thọ duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả bất thiện thứ bảy

  1.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay là những cảnh chi mở mối sanh ra do tạo chứa nghiệp bất thiện trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có bằng cách như thế.

  1.  
  • Hành trong khi có ra sao? Như là sự cố quyết, sự cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là hành.
  • Thức có ra do hành làm duyên đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức…

Do đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. g) Ba tâm tố vô nhân
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý giới thuộc tố, phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả đồng sanh xả thọ, có sắc làm cảnh… hoặc có xúc làm cảnh; hay là những cảnh chi mở mối sanh ra… ý thức giới thuộc tố, phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, đồng sanh xả thọ, có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. h) Tám tâm đại tố dục giới
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thuộc tố, phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn…, có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. i) Tâm tố sắc giới
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực vô sanh tu tiến theo thiền Sắc giới thuộc tố, phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, đã viễn ly chư dục thành kiến pháp lạc xứ… đắc sơ thiền bằng đề mục đất trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế…

 

  1. j) Tâm tố vô sắc giới
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Bực vô sanh tu tiến theo thiền Vô sắc giới thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, chỉ kiến pháp lạc xứ do lướt qua cho đến khỏi Vô sở hữu xứ và trừ luôn lạc… đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng phi tưởng phi phi tưởng trong khi đó thì hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Vô ký xiển minh

 

4) Xiển minh phần căn vô minh đối với thiện

  1. a) Tám tâm đại thiện

Tâm đại thiện thứ nhứt

  1.  

Chư pháp thiện ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí, có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  
  • Vô minh duyên hành đó ra sao? Như là sự cố quyết, sự cố tính, thái độ cố quyết; như thế gọi là vô minh duyên hành.
  • Thọ có ra do xúc làm duyên đó ra sao? Như là sự mãn ý của tâm, an lạc của tâm, hưởng sự mãn ý từ ý xúc, thái độ hứng chịu những sự mãn ý an lạc từ nơi ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.
  • Thanh có ra do thọ làm duyên đó ra sao? Như là đức tin, sự tín ngưỡng, cách tín ngưỡng, thái độ tín ngưỡng; như thế gọi là thọ duyên thanh.
  • Thắng giải có ra do thanh làm duyên đó ra sao? Như là sự quyết tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh của tâm. Như thế gọi là thanh duyên thắng giải.
  • Hữu có ra do thắng giải làm duyên đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của các khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh, thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm thiện dục giới thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy và tám

  1.  

Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi nào thời vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. b) Tâm thiện sắc giới
  2.  

Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định, nương đề mục đất trong khi đó thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh, thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. c) Tâm thiện vô sắc giới
  2.  

Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, đã trừ luôn lạc lướt khỏi Vô sở hữu xứ, chứng tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi đó thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh, thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Trong khi đó thì sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. d) Tâm thiện siêu thế
  2.  

Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Bực tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì trong khi nào thì lúc ấy vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh, thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những pháp ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Xiển minh phần căn vô minh đối với thiện

5) Xiển minh phần thiện căn dị thục quả

  1. a) Tâm dị thục quả thiện vô nhân

Tâm dị thục quả thiện vô nhân thứ nhất

  1.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Nhãn thức thuộc dị thục quả, đồng sanh xả thọ do nghiệp thiện Dục giới đã làm chất chứa sanh ra có sắc làm cảnh trong khi nào thì lúc đó thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Thiện căn duyên hành đó ra sao? Như là sự cố quyết, sự quyết tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là thiện căn duyên hành… Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả thiện vô nhơn thứ hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám

  1.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào nhĩ thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ, có thinh làm cảnh… tỷ thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ, có khí làm cảnh… thiệt thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ, có vị làm cảnh… thân thức thuộc dị thục quả đồng sanh lạc thọ, có xúc làm cảnh… ý giới thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có sắc làm cảnh… hoặc có xúc làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra ý thức giới thuộc dị thục quả đồng sanh hỷ thọ có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra… ý thức giới thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra do nghiệp thiện Dục giới đã làm chất chứa trong khi đó thì thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. b) Tám tâm đại dị thục quả
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý thức giới thuộc dị thục quả đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… do đã tạo chứa để nghiệp thiện Dục giới đã làm, có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi đó thì thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh, thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. c) Tâm dị thục quả sắc giới
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?

-   Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định có đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực tĩnh ly chư dục, đã chứng sơ thiền mà thành dị thục quả do đã tạo chứa nghiệp Sắc giới có ra cũng hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định nương đề mục đất trong khi nào thì lúc đó thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh (trong sạch), thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. d) Tâm dị thục quả vô sắc giới
  2.  

Chư pháp vô ký ra sao?

-   Bực tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới trừ luôn lạc do lướt khỏi Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng nầy gọi là chư pháp thiện.

-   Bực lướt khỏi Vô sở hữu xứ đã trừ luôn lạc đắc tứ thiền thuộc dị thục quả do đã tạo chứa nghiệp vô sắc mà đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi đó là thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh, thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

  1. e) Tâm dị thục quả siêu thế
  2.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao?

-   Bực tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những chơn tướng như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực tĩnh ly chư dục đã đắc sơ thiền thành dị thục quả do đã tiến hành thiền thiện siêu thế hiệp tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì chủng tiêu diệt trong khi nào thì lúc đó thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thanh. Thanh duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những pháp ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Phần thiện căn dị thục quả xiển minh

 

6) Xiển minh phần bất thiện căn dị thục quả

  1. a) Bảy tâm dị thục quả bất thiện

Tâm dị thục quả bất thiện thứ nhất

  1.  

Chư pháp vô ký ra sao? Khi nào dị thục quả do nghiệp bất thiện tạo sanh ra tức là nhãn thức đồng sanh xả thọ, có sắc làm cảnh, trong khi đó thì bất thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Bất thiện căn duyên hành đó ra sao? Như là sự cố quyết, sự cố tính, trạng thái cố quyết. Như thế gọi là bất thiện căn duyên hành… Do nhân đó mới gọi là sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả bất thiện thứ hai, ba, bốn, năm và sáu

  1.  

Chư pháp vô ký ra sao? Khi nào dị thục quả do nghiệp bất thiện tạo ra thành nhĩ thức đồng sanh xả thọ có thinh làm cảnh… thành tỷ thức đồng sanh xả thọ có khí làm cảnh… thành thiệt thức đồng sanh xả thọ có vị làm cảnh… thành thân thức đồng sanh khổ thọ có xúc làm cảnh… thành ý giới đồng sanh xả thọ có sắc làm cảnh… hoặc có xúc làm cảnh hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi đó thì bất thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

 

Tâm dị thục quả bất thiện thứ bảy

  1.  

Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Khi nào dị thục quả do nghiệp bất thiện tạo ra thuộc ý thức giới đồng sanh xả thọ có cảnh sắc… hoặc cảnh pháp hay những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi đó thì bất thiện căn duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh, danh duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên thắng giải, thắng giải duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Sự sanh ra của những khối khổ vẫn có ra bằng cách như thế.

  1.  

Bất thiện căn duyên hành đó ra sao? Như là sự cố quyết, sự cố tính, thái độ cố quyết. Như thế gọi là bất thiện căn duyên hành.

  1.  

Hành duyên thức trong khi có ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là hành duyên thức.

  1.  

Thức duyên danh đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Như thế gọi là thức duyên danh.

  1.  

Danh duyên lục nhập đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là danh duyên lục nhập.

  1.  

Lục nhập duyên xúc đó ra sao? Như là sự đụng, cách đụng, sự đụng chạm, thái độ đụng chạm, như thế gọi là lục nhập duyên xúc.

  1.  

Xúc duyên thọ đó ra sao? Như là sự phi hỷ phi phi hỷ của tâm, hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc, thái độ hứng chịu cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là xúc duyên thọ.

  1.  

Thọ duyên thắng giải đó ra sao? Như là sự quyết đoán, cách phân đoán, thái độ quyết đoán cảnh của tâm. Như thế gọi là thọ duyên thắng giải.

  1.  

Thắng giải duyên hữu đó ra sao? Như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà trừ thắng giải. Như thế gọi là thắng giải duyên hữu.

  1.  

Hữu duyên sanh đó ra sao? Như là cách sanh, sự sanh, cách có ra, phát ra đầy đủ, sanh trọn phần, sự phát hiện của những pháp đó. Như thế gọi là hữu duyên sanh.

  1.  

Sanh duyên lão tử đó ra sao?

  • Lão và tử, mà lão đó ra sao? Như là sự già, trạng thái già, bớt sự sống còn của những pháp ấy. Như thế gọi là lão.
    • Tử trong khi có ra sao? Như là sự mất, cách hoại, sự tan rã, sự hư hao, không bền vững, cách mất đi của những pháp ấy. Như thế gọi là tử.

Lão và tử như đã nói đó. Thế gọi là sanh duyên lão tử.

  1.  

Câu nói sự sanh ra của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế tức là sự tập khứ, tập lai, cách hội hợp, thái độ hiện bày của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

Do nhân đó mới gọi là sự phát sanh của những khối khổ ấy vẫn có ra bằng cách như thế.

Dứt Phần bất thiện căn dị thục quả xiển minh

Dứt Phân theo Diệu Pháp

Đầy đủ duyên khởi phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

PHẦN VII - NIỆM XỨ PHÂN TÍCH

 

 

A. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

  1.  

Tứ niệm xứ:

  • 1 là Phíc-khú trong Phật Giáo nầy thường quán thân trong thân bên trong, thường quán thân trong thân bên ngoài, thường quán thân trong thân bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, lương tri, niệm, ngăn chận đặng tham ác và ưu trong đời.
  • 2 là thường quán thọ trong thọ bên trong, thường quán thọ trong thọ bên ngoài, thường quán thọ trong thọ bên trong và bên ngoài, có sự tinh tấn, đặng lương tri, niệm, ngăn ngừa đặng ưu và tham ác trong đời.
  • 3 là thường quán tâm trong tâm bên trong, thường quán tâm trong tâm bên ngoài, thường quán tâm trong tâm bên trong và bên ngoài, có sự tinh tấn, lương tri, niệm ngăn ngừa ưu và tham ác trong đời.
  • 4 là thường quán pháp trong pháp bên trong, thường quán pháp trong pháp bên ngoài, thường quán pháp trong pháp bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, lương tri, niệm, ngăn ngừa đặng ưu và tham ác trong đời.

 

1) Niệm thân xiển minh

  1.  

Phíc-khú thường quán thấy thân trong thân bên trong như thế nào?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy, quán thấy trong thân từ bàn chân sắp lên, từ ngọn tóc sắp xuống, có da bọc xung quanh, đầy dẫy những đồ không sạch, trong thân có những thứ khác khác như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tỳ, tim, gan, màng mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ, mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ cục, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt khớp xương, nước tiểu.

-             Chính Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu tiến hành đa quán, rành với ấn chứng ấy thời Phíc-khú đó càng sử dụng tu tiến hành đa, niệm rành ấn chứng đó mới chăm chú tâm vào trong thân bên ngoài.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân bên ngoài như thế nào?

-   Phíc-khú trong Phật Giáo nầy quán thấy thân bên ngoài từ bàn chân sắp lên, từ ngọn tóc sắp xuống, da bao bọc giáp vòng, dẫy đầy những đồ bất tịnh trong thân của người khác những thứ như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tỳ, tim, gan, màng mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ, mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ cục, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt khớp xương, nước tiểu.

-             Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu tiến hành đa, niệm rành ấn chứng ấy thời vị Phíc-khú đó càng sử dụng tu tiến hành đa, niệm rành ấn chứng ấy rồi mới chú tâm vào những trong thân bên trong và bên ngoài.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân bên trong và bên ngoài bằng cách nào? Phíc-khú trong Tông giáo nầy quán thấy cả thân bên trong và bên ngoài, từ bàn chân sắp lên, từ ngọn tóc sắp xuống, da bao bọc chung quanh, dẫy đầy với những đồ bất tịnh trong thân ấy với những món như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tỳ, tim, gan, màng mỡ sa, thận, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ, mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ cục, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt khớp xương, nước tiểu, như thế Phíc-khú mới đặng gọi là thường quán thấy cả thân trong thân bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, lương tri, niệm ngăn ngừa đặng tránh khỏi tham ác và ưu trong đời.

  1.  

Gọi thường quán thấy mà thường quán thấy ra sao? Như là trí tuệ, nào là thái độ rõ thấu… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là thường quán thấy. Đây là Phíc-khú thành bực vào đến, thường quán thấy hằng vào đến, rành vào đến, hằng rành vào đến, đã vào đến, hằng đã vào đến, hằng đã rành vào đến, do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.

  1.  

Còn gọi vẫn tức là vẫn liên hệ nhau, vẫn hành, vẫn chăm nom, vẫn hành động, vẫn cho hành vi, vẫn dạo đi, vẫn tạm trụ; do nhân ấy mới gọi là vẫn (viharati).

  1.  

Gọi tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Như là mở mối siêng năng cho tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là tinh tấn. Đây là thành bực tỷ khưu vào đến bực tinh tấn, hằng vào đến, rành vào đến, hằng rành vào đến, hằng đã rành vào đến, hợp với sự tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là tinh tấn.

  1.  

Gọi lương tri mà lương tri đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… vô si, trạch pháp, chánh kiến; như thế gọi là lương tri. Đây là Phíc-khú thành bực vào đến, hằng vào đến, rành vào đến, hằng rành vào đến, đã vào đến, hằng đã vào đến, hằng đã rành vào đến, hiệp với sự lương tri ấy. Do nhân đó mới gọi là có lương tri.

  1.  

Gọi niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách hằng nhớ… chánh niệm. Như thế gọi là niệm. Đây là tỷ khưu thành bực vào đến, hằng vào đến, rành vào đến, đã vào đến, hằng đã vào đến, hằng đã rành vào đến hiệp với niệm ấy. Do nhân đó mới gọi là có niệm.

  1.  

Chỗ nói hạn chế tham ác và ưu trong đời mà ưu đó ra sao? Đời chính là thân hay thủ uẩn cũng gọi là đời. Như thế gọi là đời.

-   Tham ác đó ra sao? Như là ái tình, tình cảm nặng… sự dục vọng của tâm. Như thế gọi là tham ác.

-   Ưu trong khi có ra sao? Như là sự không vui của tâm, sự khổ của tâm, sự hưởng cảnh khổ không vui từ ý xúc, thái độ hứng chịu những khổ, những không vui từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.

Tham ác và ưu đã nói đó đã bị hạn chế, bị đè nén, vắng lặng êm ái cho đến diệt đi êm đềm, vắng bặt bằng cách đè nén bị làm cho điêu tàn càng rất điêu tàn, bị làm cho khô héo càng rất khô héo, bị làm cho phải cùng tột đến hết trong đời ấy. Do nhân đó mới gọi là hạn chế tham ác và ưu đặng khỏi trong đời.

Dứt Niệm thân xiển minh

 

2) Niệm thọ xiển minh

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ bên trong ra sao?

-             Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi hứng chịu lạc thọ cũng biết rõ rành ta hứng chịu lạc thọ, khi hứng chịu khổ thọ cũng biết rõ là ta hưởng khổ thọ, khi hưởng phi khổ phi lạc thọ cũng biết rõ rằng ta hưởng phi khổ phi lạc thọ; khi hưởng lạc thọ có vật chất cũng biết rõ ràng ta hưởng lạc thọ có vật chất; hoặc khi hưởng lạc thọ không có vật chất cũng biết rõ ràng ta hưởng lạc thọ không có vật chất; khi hưởng khổ thọ có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ khổ có vật chất; hoặc khi ta thọ khổ không có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ khổ không có vật chất; khi hưởng phi khổ phi lạc thọ có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ phi khổ phi lạc có vật chất. Hoặc khi hưởng phi khổ phi lạc thọ không có vật chất cũng biết rõ ràng ta thọ phi khổ phi lạc không có vật chất.

-             Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu tiến rất nhiều, chăm chú rành rẽ với ấn chứng ấy, Phíc-khú đó đang sử dụng tu tiến càng nhiều, chú ý rành rẽ ấn chứng đó rồi, thời chú tâm vào trong thọ bên ngoài.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ bên ngoài ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy chú ý rõ biết sự hứng chịu cảnh của người khác như vầy: Họ đang thọ lạc, biết họ đang thọ lạc… họ đang thọ khổ, biết rõ họ đang thọ khổ; họ đang thọ phi khổ phi lạc biết rõ họ đang thọ phi khổ phi lạc; họ đang thọ lạc có vật chất, biết rõ họ đang thọ lạc có vật chất; họ đang thọ lạc không có vật chất, biết rõ họ đang thọ lạc không có vật chất; họ đang thọ khổ có vật chất, biết rõ họ đang thọ khổ có vật chất; họ đang thọ khổ không có vật chất, biết rõ họ đang thọ khổ không có vật chất; họ đang thọ phi khổ phi lạc có vật chất, biết rõ họ đang thọ phi khổ phi lạc có vật chất; hay là họ đang thọ phi khổ phi lạc không có vật chất, cũng biết rõ họ đang thọ phi khổ phi lạc không có vật chất.

-   Phíc-khú như thế đó vẫn sử dụng tu tiến càng cho nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy; Phíc-khú đang khi sử dụng tu tiến rất nhiều, chăm chú rành rẽ với ấn chứng ấy rồi, thời chú ý vào đến những thọ trong thọ bên trong và bên ngoài.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ cả bên trong và bên ngoài ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy biết rõ thọ lạc của ai cũng là thọ lạc… biết rõ thọ khổ là thọ khổ, biết rõ thọ phi khổ phi lạc là thọ phi khổ phi lạc, biết rõ thọ lạc có vật chất là thọ lạc có vật chất, biết rõ thọ lạc không có vật chất là thọ lạc không có vật chất, biết rõ thọ khổ có vật chất là thọ khổ có vật chất, biết rõ thọ khổ không có vật chất là thọ khổ không có vật chất, biết rõ thọ phi khổ phi lạc có vật chất là thọ phi khổ phi lạc có vật chất, biết rõ thọ phi khổ phi lạc không có vật chất là thọ phi khổ phi lạc không có vật chất.

-   Phíc-khú như thế mới đặng gọi là thường quán thấy thọ trong thọ cả bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, sự lương tri, có niệm hạn chế mất đặng tham ác và ưu trong đời.

  1.  
  • Gọi thường quán thấy mà thường quán thấy như thế nào? Như là trí tuệ, thái độ biết rõ rệt… do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.
  • Còn nói vẫn, mà vẫn đó ra sao? Như là vẫn liên tiếp nhau… như thế gọi là vẫn (viharati).
  • Câu nói: Có tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Cách mở mối cho tâm siêng năng… do nhân đó mới gọi là có tinh tấn.
  • Câu nói: Có lương tri mà lương tri đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… do nhân đó mới gọi là có lương tri.
  • Câu nói: Có niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách nhớ theo… do nhân đó mới gọi là niệm.
  • Nói hạn chế tham ác và ưu trong đời mà đời đó ra sao? Sự hưởng vui thích là đời, ngũ thủ uẩn là đời. Như thế gọi là đời.
  • Tham ác đó ra sao? Như là sự ái dục, cách ái dục nặng… sự dục vọng của tâm. Như thế gọi là tham ác.
  • Ưu đó ra sao? Như là sự làm trong tâm không vui, cách làm trong tâm khổ, sự hưởng cảnh khổ không vui từ ý xúc, cách hứng chịu những khổ, những không vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.

Tham ác và ưu trong đời như đã nói bị hạn chế, bị đè nén, êm ái vắng lặng cho đến im đìm tắt đi, dứt bằng cách hạn chế bị làm cho phải điêu tàn, bị làm cho điêu tàn bằng cách đè nén, bị làm cho khô khan, bị làm cho hoàn toàn khô khan, bị làm cho mất tuyệt cả trong đời nầy. Do nhân đó mới gọi là hạn chế dứt đặng tham ác và ưu trong đời.

Dứt Niệm thọ xiển minh

 

3) Niệm tâm xiển minh

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm bên trong ra sao?

  • Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi nào tự tâm có dục, biết rõ là tâm ta có dục, hoặc khi tâm ly dục, biết rõ là tâm ta ly dục.
  • Khi tâm có sân biết rõ là tâm ta có sân, hoặc khi tâm ly sân, biết rõ là tâm ta ly sân.
  • Khi tâm có si (nặng) biết rõ là tâm của ta có si (nặng), hoặc khi tâm ly si cũng biết rõ là tâm của ta ly si.
  • Khi tâm hôn trầm cũng biết rõ là tâm của ta hôn trầm, hoặc khi tâm tán loạn cũng biết rõ tâm của ta tán loạn.
  • Khi tâm thành đáo đại cũng biết rõ tâm của ta thành đáo đại, hoặc khi tâm không thành đáo đại cũng biết rõ tâm của ta không thành đáo đại.
  • Khi tâm thành hữu thượng cũng biết rõ tâm của ta thành hữu thượng, hoặc khi tâm thành vô thượng cũng biết rõ tâm của ta thành vô thượng.
  • Khi tâm đình trụ cũng biết rõ tâm của ta đình trụ, hoặc khi tâm không đình trụ cũng biết rõ tâm của ta không đình trụ.
  • Khi tâm giải thoát cũng biết rõ tâm của ta giải thoát, hoặc khi tâm chưa giải thoát cũng biết rõ tâm của ta chưa giải thoát.

Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu hành nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy, Phíc-khú đó khi đang tu tiến nhiều, đã chăm chú rành với ấn chứng ấy, thời tâm chú ý đến tâm trong tâm bên trong.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm bên ngoài ra sao?

  • Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi gặp tâm của kẻ khác có dục, biết rõ tâm của kẻ khác có dục. Hoặc khi tâm của người ấy ly dục, cũng biết rõ tâm của người ấy ly dục.
  • Khi tâm của người đó có sân cũng biết rõ tâm của người đó có sân. Hoặc khi tâm của người đó ly sân cũng biết rõ tâm của người đó ly sân.
  • Khi tâm của người đó có si cũng biết rõ tâm của người đó có si. Khi tâm của người đó ly si cũng biết rõ tâm của người đó ly si.
  • Khi tâm của người đó hôn trầm cũng biết rõ tâm của người đó hôn trầm. Hoặc khi tâm của người đó tán loạn cũng biết rõ tâm của người đó tán loạn.
  • Khi tâm của người đó thành đáo đại cũng biết rõ tâm của người đó thành đáo đại. Hay khi tâm của người đó không thành đáo đại cũng biết rõ tâm của người đó không thành đáo đại.
  • Khi tâm của người đó thành hữu thượng, cũng biết rõ tâm của người đó thành hữu thượng. Hoặc khi tâm của người đó thành vô thượng cũng biết rõ tâm của người đó thành vô thượng.
  • Khi tâm của người đó đình trụ, cũng biết rõ tâm của người đó đình trụ. Hoặc khi tâm của người đó không đình trụ cũng biết rõ tâm của người đó không đình trụ.
  • Khi tâm của người đó giải thoát cũng biết rõ tâm của người đó giải thoát. Hoặc khi tâm của người đó chưa giải thoát cũng biết rõ tâm của người đó chưa giải thoát.

Phíc-khú đó vẫn sử dụng tu hành nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy, thời Phíc-khú đó khi đang sử dụng tu tiến nhiều, đã chăm chú rành với ấn chứng đó rồi, thời chú ý đến tâm trong tâm cả bên trong và bên ngoài.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm cả bên trong và bên ngoài ra sao?

  • Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi tâm của ta hay người khác có dục vọng, cũng biết rõ có dục vọng. Hoặc khi tâm ly dục cũng biết rõ tâm ly dục.
  • Khi tâm có sân cũng biết rõ tâm có sân; hoặc khi tâm ly sân cũng biết rõ tâm ly sân.
  • Khi tâm có si (nặng) cũng biết rõ tâm có si (nặng); hoặc khi tâm ly si cũng biết rõ tâm ly si.
  • Khi tâm hôn trầm cũng biết rõ tâm hôn trầm; khi tâm tán loạn cũng biết rõ tâm tán loạn.
  • Khi tâm thành đáo đại cũng biết rõ tâm thành đáo đại; khi tâm không thành đáo đại cũng biết rõ tâm không thành đáo đại.
  • Khi tâm thành hữu thượng cũng biết rõ tâm thành hữu thượng; khi tâm thành vô thượng cũng biết rõ tâm thành vô thượng.
  • Khi tâm đình trụ cũng biết rõ tâm đình trụ; hoặc khi tâm không đình trụ cũng biết rõ tâm không đình trụ.
  • Khi tâm giải thoát cũng biết rõ tâm giải thoát; khi tâm chưa giải thoát cũng biết rõ tâm chưa giải thoát.

Phíc-khú có phẩm hạnh như thế mới đặng gọi là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm cả bên trong và bên ngoài, có tinh tấn, đặng lương tri, chánh niệm hạn chế dứt đặng tham ác và ưu trong đời.

  1.  
  • Nói rằng thường quán thấy, mà thường quán thấy đó ra sao? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.
  • Gọi vẫn mà vẫn đó ra sao? Như là vẫn liên quan nhau… do nhân đó mới gọi là vẫn.
  • Nói có tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Như là cách mở mối sự cần mẫn trong tâm… với nhân đó mới gọi là có tinh tấn.
  • Nói đặng lương tri mà lương tri đó ra sao? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… do nhân đó mới gọi là đặng lương tri.
  • Gọi niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách hằng nhớ… bằng nhân đó mới gọi là có niệm.
  • Gọi hạn chế mất đặng tham ác và ưu trong đời, đời đó ra sao? Chính tâm đó là đời hay ngũ thủ uẩn cũng gọi là đời. Như thế gọi là đời.
  • Tham ác đó ra sao? Như là sự dục vọng, cách đa dục vọng… sự quá mong mỏi của lòng. Như thế gọi là tham ác.
  • Ưu đó ra sao? Sự làm trong tâm không vui, sự làm trong tâm phải khổ, cách hưởng cảnh phải khổ không vui từ nơi ý xúc, thái độ hứng chịu những khổ, những không vui từ nơi ý xúc. Như thế gọi là ưu.

Tham ác và ưu như đã nói đó bị hạn chế, bị đè nén im đìm vắng lặng cho đến yên tịnh diệt tắt dứt mất bằng cách hạn chế, bị làm cho điêu tàn bằng cách hạn chế, bị làm cho khô khan rốt cuộc lìa khỏi trong đời nầy. Do nhân đó mới gọi là hạn chế mất đặng tham ác và ưu trong đời.

Dứt Niệm tâm xiển minh

 

4) Niệm pháp xiển minh

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp bên trong ra sao?

Phần cái

Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi tâm bên trong có dục dục cũng biết rõ tâm của ta đang có dục dục; hoặc khi tâm bên trong không có dục dục cũng biết rõ tâm ta không có dục dục.

Một nữa, dục dục chưa sanh sẽ sanh do nhân nào biết rõ bằng nhân ấy. Một nữa, cách trừ dục dục đã sanh sẽ đặng do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, dục dục đã đặng trừ sẽ không sanh sau này do nhân chi, biết rõ nhân đó.

Khi sân độc đang có tâm bên trong… khi hôn trầm đang có tâm bên trong… khi Trạo cử đang có tâm bên trong… khi hoài nghi đang có tâm bên trong, cũng biết rõ tâm của ta đang có hoài nghi, hoặc khi tâm bên trong không có hoài nghi cũng biết rõ tâm của ta không có hoài nghi. Một nữa, hoài nghi chưa sanh sẽ sanh do nhân chi, biết rõ nhân đó. Một nữa, cách trừ hoài nghi đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, hoài nghi đã đặng trừ sẽ không sanh sau này nữa do nhân nào biết rõ nhân đó.

Phần giác chi

Khi niệm giác chi đang có tâm bên trong, cũng biết rõ niệm giác chi đang có nơi tâm ta. Hoặc khi niệm giác chi không có tâm bên trong cũng biết rõ niệm giác chi không có nơi tâm ta.

Một nữa, niệm giác chi chưa sanh ra sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, sự tiến hóa đầy đủ của niệm giác chi đã sanh sẽ đặng do nhân nào biết rõ nhân đó.

Khi trạch pháp giác chi đang có nơi tâm bên trong… khi cần giác chi đang có nơi tâm bên trong… khi hỷ giác chi đang có nơi tâm bên trong… khi an giác chi đang có tại tâm bên trong… khi định giác chi đang có tại tâm bên trong… khi xả giác chi đang có tại tâm bên trong, cũng biết rõ xả giác chi đang có nơi tâm ta; hoặc khi xả giác chi không có nơi tâm bên trong cũng biết rõ xả giác chi không có nơi tâm ta. Một nữa, xả giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự tiến hóa đầy đủ của xả giác chi đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân đó.

Phíc-khú như thế đó vẫn sử dụng tu hành đặng nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy thì Phíc-khú đó trong khi đang sử dụng tu hành nhiều đã rành chăm chú với ấn chứng ấy, thời chú ý đến pháp trong pháp bên ngoài.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp bên ngoài ra sao?

Phần cái

Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi dục dục đang có của người khác cũng biết rõ dục dục họ đang có; hoặc khi dục dục của họ không có cũng biết rõ dục dục của họ không có. Một nữa, dục dục chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, sự trừ dục dục đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, dục dục đã trừ đặng sẽ không sanh nữa bằng nhân nào biết rõ nhân đó.

Khi sân độc của người kia đang có… khi hôn trầm của người kia đang có… khi trạo cử của người kia đang có… khi hoài nghi của người kia đang có, cũng biết rõ hoài nghi của người kia đang có hay hoài nghi của người kia không có cũng biết rõ hoài nghi của người kia không có. Một nữa, hoài nghi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, cách trừ hoài nghi sẽ sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân đó… Một nữa, hoài nghi đã đặng trừ sẽ không sanh nữa do nhân nào biết rõ nhân đó.

Phần giác chi

Khi người kia có niệm giác chi cũng biết rõ là người kia có niệm giác chi, hoặc khi người kia không có niệm giác chi cũng biết rõ người kia không có niệm giác chi. Một nữa, niệm giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào thì biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự tu tiến đầy đủ của niệm giác chi đã sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy.

Khi người kia có trạch pháp giác chi… khi người kia có cần giác chi… khi người kia có hỷ giác chi… khi người kia có an giác chi… khi người kia có định giác chi… khi người kia có xả giác chi, cũng biết rõ người kia có xả giác chi, hoặc khi người kia không có xả giác chi cũng biết rõ người kia không có xả giác chi. Một nữa, xả giác chi chưa sanh sẽ đặng sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự tu tiến đầy đủ của xả giác chi đã phát ra rồi sẽ có đặng do nhân chi biết rõ nhân ấy.

Phíc-khú ấy vẫn sử dụng tu hành đặng nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy, Phíc-khú có đương lúc sử dụng tu hành nhiều, chăm chú rành với ấn chứng ấy rồi mới chăm chú tâm vào đến trong pháp cả bên trong và bên ngoài.

  1.  

Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp cả bên trong và bên ngoài ra sao?

Phần cái

Phíc-khú trong Phật giáo nầy khi đang có dục dục cũng biết rõ là đang có dục dục; hoặc không có dục dục cũng biết rõ là không có dục dục. Một nữa, dục dục chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, cách trừ dục dục đã sanh sẽ đặng do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, dục dục đã đặng trừ sẽ không sanh nữa do nhân nào biết rõ nhân ấy.

Khi đang có sân độc… khi đang có hôn trầm… khi đang có trạo hối… khi đang có hoài nghi cũng biết rõ là đang có hoài nghi; hoặc khi không có hoài nghi cũng biết rõ là không có hoài nghi. Một nữa, hoài nghi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, sự trừ hoài nghi đã sanh sẽ đặng bằng nhân nào biết rõ nhân ấy. Một nữa, hoài nghi đã trừ đặng, mà sẽ không sanh sau này do nhân nào biết rõ nhân ấy…

Phần giác chi

Khi niệm giác chi đang có cũng biết rõ là niệm giác chi đang có hay khi niệm giác chi không có cũng biết rõ là niệm giác chi không có. Một nữa, niệm giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào cũng biết rõ nhân đó. Một nữa, tu tiến đầy đủ niệm giác chi đã sanh đặng do nhân nào biết rõ nhân ấy.

Khi có trạch pháp giác chi… khi có cần giác chi… khi có hỷ giác chi… khi có an giác chi… khi có định giác chi… khi có xả giác chi cũng biết rõ là có xả giác chi; hoặc khi không có xả giác chi cũng biết rõ là không có xả giác chi. Một nữa, xả giác chi chưa sanh mà sẽ sanh do nhân nào biết rõ nhân đó. Một nữa, sự tu tiến đầy đủ xả giác chi đã sanh ra đặng do nhân nào biết rõ nhân đó.

Thái độ Phíc-khú như thế mới đặng gọi là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp cả bên trong và bên ngoài, có sự tinh tấn, đặng lương tri, có niệm hạn chế đặng tham ác và ưu trong đời.

  1.  

Nói thường quán thấy, mà thường quán thấy đó như thế nào?

-   Như là tuệ, thái độ biết rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là thường quán thấy.

-             Phíc-khú thành bực đã vào đến, rành vào đến. Phíc-khú thành bực đã cận, đã rành cận, vào đến rồi, vào đến rành rẽ, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với cách thường quán thấy; do nhân đó mới gọi là thường quán thấy.

  1.  

Gọi vẫn mà vẫn đó ra sao? Nói vẫn có giải là vẫn liên quan nhau, vẫn hành vi, vẫn trau dồi, vẫn hành động, vẫn cho hành động, vẫn dạo đi, vẫn đình trụ. Do nhân đó mới gọi là vẫn (viharati).

  1.  

Nói có sự cần mà sự cần giải rộng như thế nào?

-   Cách mở mối sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn. Dù cách nào như thế gọi là tinh tấn.

-             Phíc-khú thành bực đáo cận, đã rành cận, vào đến rồi, vào đến rành, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là có tinh tấn.

  1.  

Nói lương tri mà lương tri giải rộng như thế nào? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp, chánh kiến, dù cách nào như thế gọi là lương tri. Phíc-khú là bực đã đến cận, đã rành cận, đã vào đến rồi, vào đến rành, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với lương tri ấy. Do nhân đó mới gọi là có lương tri.

  1.  

Gọi có niệm, mà niệm giải rộng ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách thường nhớ… chánh niệm. Dù cách nào như thế gọi là niệm. Phíc-khú thành bực đã cận, đã rành cận, vào đến rồi, vào đến rành, đã vào đến, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với niệm ấy. Do nhân đó mới gọi là có niệm.

  1.  
  • Câu nói hạn chế tham ác và ưu trong đời mất đặng mà nói đời giải ra sao? Chính những pháp ấy gọi là đời (loka), ngũ thủ uẩn dĩ nhiên cũng gọi là đời. Như thế gọi là đời.
  • Tham ác đó ra sao? Sự dục vọng, cách đa dục vọng, sự dục vọng nặng nề nơi tâm. Dù cách nào như thế gọi là tham ác.
  • Ưu đó ra sao? Như là sự khổ của tâm, sự không vui của tâm, sự hứng chịu cảnh khổ không ưa thích từ ý xúc, thái độ thọ hưởng những cảnh khổ không ưa thích sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.

Tham ác và ưu như đã nói đó bị hạn chế, bị đè nén, vắng lặng im đìm đặng đến êm ái tắt đi, tắt bằng cách yểm ức, bị làm cho điêu tàn, bị làm cho hoàn toàn tiêu diệt, bị làm cho khô khan, bị làm cho khô khan hoàn toàn, bị làm cho rốt cuộc ra khỏi đời, bị làm cho rốt cuộc đặng lìa khỏi trong đời ấy. Do nhân đó mới gọi là yểm ức mất đặng tham ác và ưu trong đời.

Dứt Niệm pháp xiển minh

Dứt Phân theo Kinh

 

B. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHÂN THEO DIỆU PHÁP

  1.  

Tứ niệm xứ:

  • 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy vẫn thường quán thấy thân trong thân.
  • 2 là vẫn thường quán thấy thọ trong thọ.
  • 3 là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm.
  • 4 là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp.
  1.  
  • Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì vẫn thường quán thấy thân trong thân trong khi nào, thời sự nhớ đặng, sự thường nhớ, sự trực nhớ, niệm, thái độ nhớ, sự nhớ chắc, không lơ đãng, không quên. Niệm tức là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo, trong khi đó dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng với niệm xứ.
  • Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ ra sao? Phíc-khú trong Phật giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì, vẫn thường quán thấy thọ trong thọ trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi đó. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với niệm xứ.
  • Phíc-khú vẫn thường quán thấy tâm trong tâm ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì vẫn thường quán thấy tâm trong tâm trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo, có trong khi ấy. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Những pháp ngoài ra tương ưng với niệm xứ.
  • Phíc-khú vẫn thường quán thấy pháp trong pháp ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì, vẫn thường quán thấy pháp trong pháp trong khi nào thì niệm, sự thường nhớ đặng… chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo đều có trong khi đó. Như thế gọi là niệm xứ. Những pháp ngoài ra gọi tương ưng với niệm xứ.
  • Trong những pháp đã kể mà niệm xứ là chi? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế là cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì vẫn thường quán thấy pháp trong pháp trong khi nào thì niệm, sự thường nhớ… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo đều có trong khi đó. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Những pháp ngoài ra gọi tương ưng với niệm xứ.
  1.  

Tứ niệm xứ: Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy vẫn thường quán thấy thân trong thân. Hai là vẫn thường quán thấy thọ trong thọ. Ba là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm. Bốn là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp.

  1.  
  • Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực tĩnh ly chư dục chứng sơ thiền thành dị thục quả do tu hành chất chứa thiền thiện siêu thế mà hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt do quán kiến thân trong thân đắc trong khi nào thì niệm hay sự nhớ đặng… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo vẫn có trong khi đó. Dù cách nào như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với niệm xứ.

  • Phíc-khú vẫn thường quán thấy thọ trong thọ ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… chứng sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy.

-   Bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng dị thục quả do thiền thiện siêu thế, đã tu hành tiến hóa chứa để vẫn hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt do quán thấy thọ trong thọ trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ đặng… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo có trong khi đó. Như thế gọi là niệm xứ. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng với niệm xứ.

  • Phíc-khú thường quán thấy tâm trong tâm ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Đây là chư pháp thiện.
  • Phíc-khú thường quán thấy pháp trong pháp ra sao? Phíc-khú tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền thành dị thục quả do thiền thiện siêu thế đã tu hành tích trữ mà hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt do quán thấy pháp trong pháp trong khi nào thì niệm hay sự thường nhớ đặng… cũng là chánh niệm, niệm giác chi là chi của đạo, liên quan trong đạo vẫn có trong khi ấy. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với niệm xứ.

Dứt Phần chia theo Diệu Pháp

 

C. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Tứ niệm xứ:

  • Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy vẫn thường quán thấy thân trong thân, có tinh tấn, đặng lương tri, có niệm đè nén đặng tham ác và ưu nơi đời.
  • Hai là vẫn thường quán thấy thọ trong thọ, có tinh tấn, đặng lương tri, có niệm hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời.
  • Ba là vẫn thường quán thấy tâm trong tâm, có tinh tấn, đặng lương tri, có chánh niệm hạn chế được tham ác và ưu nơi đời.
  • Bốn là vẫn thường quán thấy pháp trong pháp có tinh tấn, đặng lương tri, có niệm hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong tứ niệm xứ mà niệm xứ nào thành thiện, niệm xứ nào thành bất thiện, niệm xứ nào thành vô ký… niệm xứ nào thành hữu y, niệm xứ nào thành vô y.

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Tứ niệm xứ thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành phi thủ phi cảnh thủ.
  • Tứ niệm xứ thành phi phiền toái và phi cảnh phiền não.
  • Tứ niệm xứ thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ niệm xứ thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ niệm xứ thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành vô lượng (appamāṇā).
  • Tứ niệm xứ thành cảnh vô lượng (appamāṇāramaṇā)
  • Tứ niệm xứ thành tinh lương (paṇītā).
  • Tứ niệm xứ thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành đạo là cảnh.
  • Tứ niệm xứ thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không thể nói thành đạo là nhân hay thành đạo là trưởng.
  • Tứ niệm xứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có; không thể nói thành tri cảnh quá khứ, thành tri cảnh vị lai, vẫn thành tri cảnh hiện tại.
  • Tứ niệm xứ thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tứ niệm xứ thành tri cảnh ngoại.
  • Tứ niệm xứ thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị (dukamātikā)

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  

Tứ niệm xứ thành phi nhân. Tứ niệm xứ thành hữu nhân. Tứ niệm xứ thành tương ưng nhân. Tứ niệm xứ không thể nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân. Tứ niệm xứ không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay thành phi nhân tương ưng nhân. Tứ niệm xứ thành phi nhân hữu nhân.

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)

Tứ niệm xứ thành hữu duyên. Tứ niệm xứ thành hữu vi. Tứ niệm xứ thành bất kiến. Tứ niệm xứ thành vô đối chiếu. Tứ niệm xứ thành phi sắc. Tứ niệm xứ thành siêu thế. Tứ niệm xứ thành có tâm biết đặng. Tứ niệm xứ thành có tâm không biết đặng.

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

Tứ niệm xứ thành phi lậu. Tứ niệm xứ thành phi cảnh lậu. Tứ niệm xứ thành bất tương ưng lậu. Tứ niệm xứ không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Tứ niệm xứ không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu. Tứ niệm xứ thành bất tương ưng lậu phi lậu.

ix, v, vi, vii, viii, ix, x. Đáp phần chùm triền… (sanyojanagocchakādi)

Tứ niệm xứ thành phi triền… Tứ niệm xứ thành phi phược… Tứ niệm xứ thành phi bộc… Tứ niệm xứ thành phi phối… Tứ niệm xứ thành phi cái… Tứ niệm xứ thành phi khinh thị… Tứ niệm xứ thành hữu (tri) cảnh (sārammaṇa). Tứ niệm xứ thành phi tâm. Tứ niệm xứ thành sở hữu tâm. Tứ niệm xứ thành tương ưng tâm. Tứ niệm xứ thành hòa với tâm. Tứ niệm xứ thành có tâm làm sở sanh. Tứ niệm xứ thành đồng sanh tồn với tâm. Tứ niệm xứ thành tùng tâm thông lưu. Tứ niệm xứ thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Tứ niệm xứ thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. Tứ niệm xứ thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. Tứ niệm xứ thành bên ngoài. Tứ niệm xứ thành phi y sinh. Tứ niệm xứ thành phi do thủ.

  1. xii, xii. Đáp phần chùm thủ (upadanagocchakādi)

Tứ niệm xứ thành phi thủ… Tứ niệm xứ thành phi phiền não… Tứ niệm xứ thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ niệm xứ thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có. Tứ niệm xứ thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có. Tứ niệm xứ thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có. Tứ niệm xứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có. Tứ niệm xứ thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có. Tứ niệm xứ thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có. Tứ niệm xứ thành phi Dục giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có. Tứ niệm xứ thành bất liên quan luân hồi. Tứ niệm xứ thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có. Tứ niệm xứ thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có. Tứ niệm xứ thành vô thượng. Tứ niệm xứ thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần ngũ vấn đáp

Đầy đủ Niệm xứ phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

PHẦN VIII - TỨ CHÁNH CẦN PHÂN TÍCH

 

A. TỨ CHÁNH CẦN PHÂN THEO KINH

  1.  

Tứ chánh cần:

  • Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy ưa thích, tinh tấn, cố gắng, chăm nom tâm, ráng để trừ những pháp bất thiện tội lỗi chưa sanh không cho sanh.
  • Hai là ưa thích tinh tấn cố gắng chăm nom tâm để ráng trừ những pháp bất thiện tội lỗi đã từng sanh.
  • Ba là ưa thích tinh tấn có gắng chăm nom tâm ráng cố gắng để tạo những pháp thiện chưa từng sanh đặng sanh.
  • Bốn là ưa thích tinh tấn cố gắng chăm nom tâm ráng để gìn giữ đầy đủ tiến hóa càng rộng rãi không cho hao mòn những pháp thiện đã từng sanh.
  1.  

Phíc-khú làm cho sự ưa thích tinh tấn cố gắng chăm nom tâm, ráng để ngăn ngừa những pháp tội ác bất thiện chưa sanh không cho sanh ra sao? Thế nào là pháp bất thiện tội lỗi chưa sanh? Như là ba nhân bất thiện tham, sân, si và phiền não nương tâm hiện hành đồng với tham, sân, si đó tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn mà tương ưng với tham, sân, si ấy; hay là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà có tham, sân, si làm sở sanh. Như thế gọi là những pháp bất thiện tội lỗi chưa sanh. Phíc-khú làm cho sự ưa thích, tinh tấn, cố gắng, chăm nom tâm ráng để ngăn những pháp bất thiện tội lỗi chưa sanh không đặng sanh bằng cách như thế.

  1.  

Nói ưa thích mà ưa thích đó ra sao? Như là sự vừa lòng, cách làm cho vừa lòng, sự thành người thích để sẽ tạo khôn khéo trong pháp dục thiện. Như thế gọi là dục, mà làm cho dục ấy phát sanh ra hoàn toàn, vững vàng càng cứng chắc hằng sanh ra, càng sanh ra. Do nhân đó mới gọi là ưa thích làm cho phát sanh.

  1.  

Nói tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Cách mở mối cho tâm siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là chánh tinh tấn. Phíc-khú thành bực đáo cận, đáo cận mỹ mãn, đã vào đến, vào đến chu đáo, đến rồi, trọn đến rồi, hiệp với sự tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là tinh tấn.

  1.  

Nói mở mối siêng năng mà siêng năng đó ra sao? Như là cách mở mối trong tâm siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là mở mối siêng năng.

  1.  

Nói chăm nom tâm mà tâm đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm. bực chăm nom tâm, khéo chăm nom, ủng hộ, duy trì tâm ấy. Do nhân đó mới gọi là chăm nom tâm.

  1.  

Nói làm cho siêng năng mà siêng năng đó ra sao? Như là mở mối cho tâm siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là siêng năng. Bực đã thành đáo chí hiệp với tinh tấn ấy… Do nhân đó mới gọi là sự làm cho tâm siêng năng.

  1.  

Phíc khú thích làm cho mở mối tâm siêng năng, tinh tấn, cố gắng trừ những pháp bất thiện tội ác đã sanh, mà những pháp bất thiện tội ác đã sanh đó ra sao? Như là ba nhân bất thiện tham, sân, si làm nền tảng cho thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà hiệp với phiền não. Như thế gọi là pháp bất thiện tội ác đã sanh.

Phíc-khú ưa làm cho mở mối tâm siêng năng, tinh tấn, cố gắng trừ những pháp bất thiện tội ác đã sanh bằng cách như thế.

  1.  

Nói ưa thích làm cho sanh ra mà ưa thích đó ra sao? Như là sự vừa lòng, thích ý, bực thích làm cho khôn khéo, sự pháp dục như thế gọi là dục. Phíc-khú vẫn làm cho dục ấy phát sanh vững vàng đầy đủ tốt đẹp rất có ra, càng có ra. Do nhân đó mới gọi là thích làm cho phát sanh.

  1.  

Nói tinh tấn mà tinh tấn đó ra sao? Như là mở mối siêng năng cho tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là tinh tấn.

  1.  

Nói cần mà cần đó ra sao? Như là cách mở mối cho tâm siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là cần, mà mở mối siêng năng, khai đoan hoàn toàn, sử dụng tiến hóa đa thực hành với sự tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là mở mối siêng năng.

  1.  

Nói chăm nom tâm mà tâm đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà chăm nom tâm, khéo chăm nom, ủng hộ, duy trì, gìn giữ bảo vệ tâm ấy. Do nhân đó mới gọi là chăm nom tâm.

  1.  

Nói làm cho cố gắng mà cố gắng đó ra sao? Như là khai đoan tinh tấn trong tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là cố gắng. Phíc-khú đến bực cố gắng… chuyên môn cố gắng. Do nhân đó mới gọi là làm cho cố gắng.

  1.  

Phíc-khú chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn làm cho chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh, mà chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh là chi? Như là ba nhân thiện: Vô tham, vô sân và vô si mà tương ưng với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn và làm sở sanh cho thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Như thế gọi là chư pháp thiện chưa sanh. Phíc-khú mà chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn làm cho chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh bằng cách như thế.

  1.  

Câu nói dục làm cho sanh ra… tinh tấn làm cho sanh ra… cần khai đoan làm cho sanh ra… chăm nom tâm làm cho sanh ra… do nhân đó mới gọi là dục làm cho sanh ra, mà tinh tấn đó ra sao? Như là cách mở mối siêng năng nơi tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là siêng năng. Phíc-khú đã thành bực thân cận… hiệp với sự tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là làm cho phát sanh tinh tấn.

  1.  

Phíc-khú chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn làm cho chư pháp thiện đã từng sanh đặng đình trụ rất vững vàng, tiến hóa đầy đủ rộng rãi không tiêu mòn, mà chư pháp thiện đã sanh đó ra sao? Như là ba nhân thiện: Vô tham, vô sân và vô si tương ưng với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn sở sanh của thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Như thế gọi là chư pháp thiện đã từng sanh. Phíc-khú thành bực chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn làm cho chư pháp thiện đã sanh đặng đình trụ rất vững vàng, tiến hóa đầy đủ rộng rãi, không tiêu mòn bằng cách như thế.

  1.  

sự đầy đủ đó ra sao?Nói hầu đặng đình trụ nghĩa là vẫn đình trụ, tức là sự không hao mất, không tiêu mòn, sự rất vững vàng, càng vững vàng, sự quảng đại, cách quảng đại, sự tiến hóa, cách tiến hóa, đó là sự đầy đủ.

  1.  

Nói dục làm cho phát sanh… tinh tấn làm cho phát sanh… cần và khai đoan làm cho phát sanh… chăm nom tâm làm cho phát sanh. Do nhân đó mới gọi là dục làm cho phát sanh, mà tinh tấn đó ra sao? Như là sự mở mối siêng năng cho tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là tinh tấn. Phíc-khú đã thành bực thân cận hiệp với tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là làm cho phát sanh tinh tấn.

Dứt Phân theo Kinh

 

B. TỨ CHÁNH CẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

  1.  

Tứ chánh cần:

  • 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn phát sanh đặng làm cho chư pháp bất thiện tội lỗi chưa sanh không đặng sanh.
  • 2 là chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn phát sanh để trừ chư pháp bất thiện tội lỗi đã sanh.
  • 3 là chăm nom khai đoan dục, cần, tinh tấn phát sanh để làm cho chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh.
  • 4 là chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn làm cho chư pháp thiện đã từng sanh đặng đình trụ rất vững vàng, tiến hóa đầy đủ rộng rãi không tiêu mòn.
  1.  

Phíc-khú chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn phát sanh làm cho chư pháp bất thiện tội ác chưa từng sanh không đặng sanh ra sao? Phíc-khú trong khi tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì chư pháp bất thiện tội ác chưa từng sanh không đặng sanh do chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn phát sanh.

  1.  

Dục mà làm cho phát sanh, dục đó ra sao? Như là sự vừa lòng, tâm ưa thích thuộc pháp dục, thành lối thích hợp khéo. Như thế gọi là dục, nhưng dục làm cho sanh ra, phát ra, rất phát ra, đình trụ đặng vững vàng. Do nhân đó mới gọi là dục làm cho phát sanh ra.

  1.  

Tinh tấn làm cho phát sanh ra mà tinh tấn đó ra sao? Như là mở mối cho tâm siêng năng, cố gắng, khắn khít, lướt tới, tinh cần, gắn bó, ráng chịu, cứng cỏi, khắn dính, lướt tới, không lui sụt, không thối chuyển với sự vừa lòng, không bỏ qua phận sự, trau dồi rành bổn phận, cần cũng gọi cần quyền, cần lực, cần giác chi, chánh tinh tấn, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là sự tinh tấn, mà Phíc-khú đã thành bực đáo cận, đã rành cận đáo, vào đến rồi, đã rành vào đến, đã đến nơi, hoàn toàn đã đến, đã hiệp với tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là tinh tấn.

  1.  

Nói khai đoan cần mà cần đó giải ra sao? Như là mở mối siêng năng trong tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là cần, mà cần mở mối đây chuyên môn khai đoan sử dụng đa thực hành tu tiến với tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là khai đoan cần.

  1.  

Nói chăm chú tâm làm cho phát ra mà tâm đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm. Nhưng mà chăm chú tâm, chăm chú rành, ủng hộ bảo vệ với tâm ấy. Do nhân đó mới gọi là chăm chú tâm làm cho phát ra.

  1.  

Nói làm cho chánh tinh tấn phát sanh mà chánh tinh tấn đó ra sao? Như là mở mối siêng năng trong tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tinh tấn. Còn những pháp ngoài ra đều gọi tương ưng với chánh tinh tấn.

  1.  

Phíc-khú chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn phát sanh hầu trừ những pháp bất thiện tội ác đã từng sanh bằng cách nào? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì trong khi ấy Phíc-khú đó có sự chăm nom, khai đoan dục, cần, tinh tấn hầu trừ những pháp bất thiện tội ác đã từng sanh.

  1.  

Dục làm cho sanh ra… tinh tấn làm cho sanh ra… cần khai đoan làm cho sanh ra… chăm nom tâm làm cho tâm sanh ra… sốt sắng làm cho tâm sanh ra, mà chánh tinh tấn đó ra sao? Như là sự mở mối siêng năng trong tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tinh tấn. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với chánh tinh tấn.

  1.  

Phíc-khú chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn hầu tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì trong khi nào thì trong khi ấy Phíc-khú đó chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn hầu tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh.

  1.  

Làm cho dục sanh ra… làm cho tinh tấn sanh ra… làm cho cần khai đoan sanh ra… sự chăm nom sanh ra… nói chánh tinh tấn sanh ra mà chánh tinh tấn đó ra sao? Như là sự cần khai đoan làm trong tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tinh tấn. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với chánh tinh tấn.

  1.  

Phíc-khú làm cho sanh ra sự chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn hầu chư pháp thiện đã sanh đặng vững, rất vững đầy đủ tiến hóa rộng rãi không hao mất ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà hành nan đắc trì vẫn có trong khi nào đó thì Phíc-khú ấy làm cho sự chăm nom tâm mở mối dục, cần, tinh tấn hầu làm cho những pháp thiện đã sanh đình trụ rất vững vàng, tiến hóa đầy đủ rộng rãi không thất lạc. Như thế gọi là Phíc-khú làm cho sanh ra sự chăm nom tâm, khai đoan dục, cần, tinh tấn hầu chư pháp thiện đã sanh đặng vững, rất vững đầy đủ tiến hóa rộng rãi không hao mất.

  1.  

Nói hầu còn đặng vững mà đặng còn vững như thế nào? Đó là không hao mất, mà hao mất như thế nào? Đó là rất vững vàng, mà rất vững vàng như thế nào? Đó là sự đầy đủ, mà đầy đủ như thế nào? Đó là sự tiến hóa, mà tiến hóa như thế nào? Đó là sự đầy đủ.

  1.  

Nói làm cho dục sanh ra mà dục đó ra sao? Cách vừa lòng, sự thích ý, bực làm cho rành trong pháp dục. Như thế gọi là dục. Phíc-khú vẫn làm cho dục phát sanh đàng hoàng vững vàng tốt đẹp càng phát sanh, rất phát sanh. Do nhân đó mới gọi là làm cho dục sanh ra.

  1.  

Nói làm cho tinh tấn sanh ra mà tinh tấn đó ra sao? Như là cách mở mối nơi tâm siêng năng… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là tinh tấn. Phíc-khú đã thành bực đáo cận… hiệp với sự tinh tấn ấy. Do nhân đó mới gọi là tinh tấn.

  1.  

Nói mở mối làm cho cần sanh ra mà cần đó ra sao? Cách mở mối làm cho tâm siêng năng… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là cần, Phíc-khú vẫn khai đoan mở mối rành, sử dụng tu hành nhiều với sự cần ấy. Do nhân đó mới gọi là mở mối cần.

  1.  

Nói chăm nom tâm mà tâm đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm. Phíc-khú vẫn chăm nom rành, ủng hộ bảo trì tâm ấy. Do nhân đó mới gọi là chăm nom tâm.

  1.  

Nói làm cho chánh tinh tấn sanh ra mà chánh tinh tấn đó ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tinh tấn. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng chánh tinh tấn.

  1.  

Trong những câu nói đó mà chánh tinh tấn đó ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thời cách mở mối nơi tâm siêng năng… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo vẫn có trong khi ấy. Dù cách nào như thế gọi là chánh tinh tấn. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng với chánh tinh tấn.

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

C. TỨ CHÁNH CẦN PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Tứ chánh cần:

  • Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy làm cho dục, tinh tấn khai đoan cần, chăm nom tâm và sốt sắng sanh ra hầu ngăn chận những pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không đặng sanh.
  • Hai là làm cho dục, tinh tấn, khai đoan cần, chăm nom tâm và sự siêng năng sanh ra hầu trừ những pháp bất thiện và tội ác đã từng sanh.
  • Ba là làm cho dục, tinh tấn khai đoan cần, sự chăm nom tâm và sốt sắng sanh ra hầu tạo cho pháp thiện chưa sanh đặng sanh ra.
  • Bốn là làm cho dục, tinh tấn khai đoan cần, sự chăm nom tâm và cách sốt sắng sanh ra hầu làm cho chư pháp thiện đã sanh đặng đình trụ rất vững vàng, tiến hóa rộng rãi đầy đủ không tiêu hao.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Những tứ chánh cần mà chánh cần nào thành thiện, chánh cần nào thành bất thiện, chánh cần nào thành vô ký… chánh cần nào thành hữu y, chánh cần nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Tứ chánh cần thành thiện.
  • Tứ chánh cần thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Tứ chánh cần thành dị thục nhân.
  • Tứ chánh cần thành phi thủ phi cảnh thủ.
  • Tứ chánh cần thành phi phiền toái phi cảnh phiền não.
  • Tứ chánh cần thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Tứ chánh cần thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Tứ chánh cần thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ chánh cần thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ chánh cần thành nhân đến Níp-bàn.
  • Tứ chánh cần thành hữu học.
  • Tứ chánh cần thành vô lượng (appamāṇā).
  • Tứ chánh cần thành cảnh vô lượng.
  • Tứ chánh cần thành tinh lương.
  • Tứ chánh cần thành chánh nhất định.
  • Tứ chánh cần không thành đạo là cảnh.
  • Tứ chánh cần thành đạo là nhân.
  • Tứ chánh cần thành đạo là trưởng cũng có, không thể nói thành đạo là trưởng cũng có.
  • Tứ chánh cần thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, không nên nói thành sẽ sanh.
  • Tứ chánh cần thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có; không thể nói thành biết cảnh quá khứ, vẫn thành biết cảnh vị lai, vẫn thành biết cảnh hiện tại.
  • Tứ chánh cần thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tứ chánh cần thành biết cảnh ngoại.
  • Tứ chánh cần thành bất kiến vô đối chiếu.

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  

Tứ chánh cần thành phi nhân. Tứ chánh cần thành hữu nhân. Tứ chánh cần thành tương ưng nhân; không nên nói thành nhân hữu nhân, chỉ thành phi nhân hữu nhân; không nên nói thành nhân tương ưng nhân, chỉ thành phi nhân tương ưng nhân và phi nhân hữu nhân.

  1. Đáp phần đỉnh (cūlantaraduka)

Tứ chánh cần thành hữu duyên. Tứ chánh cần thành hữu vi. Tứ chánh cần thành bất kiến. Tứ chánh cần thành vô đối chiếu. Tứ chánh cần thành phi sắc. Tứ chánh cần thành siêu thế. Tứ chánh cần thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsāvagocchaka)

Tứ chánh cần thành phi lậu. Tứ chánh cần thành phi cảnh lậu. Tứ chánh cần thành bất tương ưng lậu, không nên nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Tứ chánh cần không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu, mà chỉ thành bất tương ưng lậu phi lậu.

iv, v, vi, vii, viii, ix & x. Đáp phần chùm triền…

Tứ chánh cần thành phi triền… Tứ chánh cần thành phi phược… Tứ chánh cần thành phi bộc… Tứ chánh cần thành phi phối… Tứ chánh cần thành phi cái… Tứ chánh cần thành phi khinh thị… Tứ chánh cần thành tri cảnh. Tứ chánh cần thành phi tâm. Tứ chánh cần thành sở hữu tâm. Tứ chánh cần thành tương ưng tâm. Tứ chánh cần thành hòa với tâm. Tứ chánh cần thành có tâm làm sở sanh. Tứ chánh cần thành đồng sanh tồn với tâm. Tứ chánh cần thành tùng tâm thông lưu. Tứ chánh cần thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Tứ chánh cần thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. Tứ chánh cần thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. Tứ chánh cần thành bên ngoài. Tứ chánh cần thành phi do thủ.

xi, xii & xiii. Đáp phần chùm thủ… (upādānagocchakādi)

Tứ chánh cần thành phi thủ… Tứ chánh cần thành phi phiền não… Tứ chánh cần thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ chánh cần thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ chánh cần thành hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ chánh cần thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ chánh cần thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có. Tứ chánh cần thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có. Tứ chánh cần thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có. Tứ chánh cần thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có. Tứ chánh cần thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có. Tứ chánh cần thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có. Tứ chánh cần thành phi Dục giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có. Tứ chánh cần thành bất liên quan luân hồi. Tứ chánh cần thành nhân xuất luân hồi. Tứ chánh cần thành nhất định. Tứ chánh cần thành vô thượng. Tứ chánh cần thành vô y.

Dứt Phần vấn đáp

 

Đầy đủ Chánh cần phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

PHẦN IX - NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH

(Iddhipādavibhaṅga)

A. TỨ NHƯ Ý TÚC PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

  1.  

Tứ như ý túc:

  • 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng, hành.
  • 2 là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.
  • 3 là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.
  • 4 là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.
  1.  

Phíc-khú tu tiến tứ như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng hành ra sao?

  • Phíc-khú làm cho dục thành trưởng rồi mới đắc định nơi tâm. Như thế mới gọi là dục định. Phíc-khú đó làm cho dục, tinh tấn mở mối siêng năng, chăm nom tâm và sốt sắng sanh ra hầu ngăn ngừa những pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không cho sanh.
  • Làm cho dục, sự tinh tấn, cách mở mối siêng năng, chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra hầu trừ những pháp bất thiện và tội ác đã sanh.
  • Làm cho dục cách tinh tấn sự mở mối siêng năng, cách chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra hầu tạo những pháp thiện chưa sanh đặng sanh.
  • Làm cho dục, sự tinh tấn, cách mở mối siêng năng, sự chăm chú tâm và sự sốt sắng sanh ra.
  • Làm cho đình trụ rất vững vàng tiến hóa rộng rãi và đầy đủ không thất lạc những pháp thiện đã sanh. Như thế gọi là trưởng hành.

Dục, định và trưởng hành như đã nói, tóm lại hai cách đó thành một mới gọi là dục định, trưởng hành bằng cách như thế.

  1.  
  • Dục đó ra sao? Như là sự vừa lòng thích ý, sự mến sẽ làm, cách khôn với pháp dục. Thế gọi là dục.
  • Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm, cách đình trụ của tâm, sự kiên trụ của tâm, tâm không lay động, không tán loạn, trạng thái không lay động của tâm cũng gọi là chỉ, định quyền, định lực, chánh định. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành trong khi có ra sao?

-   Như là cách trong tâm khai đoan tinh tấn, cách siêng năng, sự sốt sắng, cách lướt tới, sự tinh tấn, sự chuyên ròng, cách chịu đựng, cách dẻo dai, cách khắn khít, sự lướt bằng cách không lui sụt, cách không thối bỏ dục, cách không bỏ qua phận sự, chăm nom phận sự chu đáo cũng gọi cần hay cần quyền, cần lực, chánh cần. Như thế gọi là trưởng hành.

-             Phíc-khú đã thành bực thân cận, đã rành thân cận, đã đến thân cận, rành đến thân cận, vào đến rồi, đã khéo vào đến rồi, đã hiệp với dục định và trưởng hành như đã nói đó. Do nhân ấy mới gọi là hiệp với dục, định, trưởng hành bằng cách như thế.

  1.  

-             Nói như ý túc là sự thành tựu, thành tựu tốt, cách thành tựu, cách thành tựu tốt, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến bằng cách rành, sự đụng chạm, cách làm cho rõ rệt, sự vào đến với những pháp đó.

-             Nói như ý túc như là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bực chứng pháp đó. Còn nói tu như ý túc tức là vẫn sử dụng tu hành nhiều với pháp đó. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.

  1.  

Phíc-khú tu như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành như thế nào?

-   Phíc-khú thực hành cho thành trưởng rồi mới đắc định và đắc định của tâm. Định như thế gọi là cần định. Phíc-khú đó làm cho dục, tinh tấn khai đoan cần, chăm chú tâm và sự sốt sắng sanh ra để ngăn ngừa những pháp bất thiện và tội ác mà chưa sanh không đặng sanh, hầu trừ chư pháp bất thiện và tội ác đã sanh… hầu tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh, làm cho dục, tinh tấn khai đoan sự cần, sự chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra để làm cho chư pháp thiện đã sanh đặng trụ, rất đình trụ, tu tiến rộng rãi đầy đủ nơi chư pháp thiện đã sanh. Những pháp như thế gọi là trưởng hành.

-             Cần, định và trưởng hành như đã nói, tóm lại hai cách đó thành một mà kêu chung là cần, định, trưởng hành bằng cách như thế.

  1.  
  • Cần trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cho tâm sanh ra siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là cần.
  • Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm, cách đình trụ của tâm, cách vững vàng của tâm, sự không lay động của tâm, sự không tán loạn của tâm, trạng thái không lay động của tâm, cũng gọi chỉ, định quyền, định lực, chánh định. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành trong khi có ra sao? Như là sự khai đoan trong tâm siêng năng… chánh tinh tấn. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú đã thành bực đáo cận… đã hiệp với cần, định và trưởng hành như đã nói đó. Do nhân đó mới gọi là hiệp với cần, định, trưởng hành bằng cách như thế.
  1.  
  • Nói như ý túc tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
  • Câu nói như ý túc tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn của người chứng những pháp đó.
  • Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng, trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
  1.  

Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành ra sao?

-   Phíc-khú làm cho tâm thành trưởng rồi mới đắc định, đắc định nơi tâm. Định ấy gọi là tâm định. Phíc-khú làm cho dục, tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sốt sắng phát sanh hầu ngăn ngừa chư pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không sanh… để trừ chư pháp bất thiện và tội ác đã sanh… để tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh, làm cho dục, tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra để cho đình trụ rất vững vàng tiến hóa đầy đủ rộng rãi không tan mất của những pháp thiện đã sanh. Những chơn tướng như thế gọi là trưởng hành.

-             Tâm định và trưởng hành như đã nói gom lại hai cách nầy thành một chỉ kêu là tâm, định, trưởng hành bằng cách như thế.

  1.  
  • Tâm đó ra sao? Như là chủ trương biết cảnh, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm.
  • Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cần trong tâm… chánh tinh tấn. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú thành bực đã hiệp với tâm, định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với tâm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
  1.  
  • Nói như ý túc tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đúng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
  • Câu nói như ý túc tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của người chứng pháp đó.
  • Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
  1.  

Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành đó ra sao?

-   Phíc-khú làm cho tuệ đặng thành trưởng rồi mới đắc định, đắc định của tâm. Định ấy gọi là thẩm định. Phíc-khú đó làm cho dục, tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sấn sướt phát sanh hầu ngăn ngừa chư pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không sanh… để trừ chư pháp bất thiện và tội ác đã sanh… hầu tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh, làm cho tinh tấn mở mối cần, chăm nom tâm và sự sấn sướt phát sanh để làm cho chư pháp thiện đã sanh vững vàng đình trụ tiến hóa đầy đủ rộng rãi không tan mất. Những trạng thái như thế gọi là trưởng hành.

-   Thẩm, định và trưởng hành như đã nói đó gồm lại hai thứ thành một vẫn kêu là thẩm, định, trưởng hành bằng cách như thế.

  1.  
  • Thẩm trong khi có ra sao? Như là tuệ, trạng thái hiểu rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là thẩm (vimaṅsā).
  • Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… và chánh tinh tấn. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú đã thành bực đáo cận… đã hiệp với thẩm, định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với thẩm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
  1.  
  • Nói như ý túc tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đúng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
  • Câu nói như ý túc tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của người chứng những pháp đó.
  • Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp đó. Do nhân ấy mới gọi là tu tiến như ý túc.

Dứt Phân theo Kinh

 

B. TỨ NHƯ Ý TÚC PHÂN THEO DIỆU PHÁP

  1.  

Tứ như ý túc:

  • 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến như ý túc mà hiện với dục, định, trưởng hành.
  • 2 là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.
  • 3 là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.
  • 4 là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.
  1.  

Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng hành ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với dục định, trưởng hành.

  1.  
  • Dục trong khi có ra sao? Như là sự vừa lòng, cách thích ý, sự ưa mến để làm cho khôn khéo rành rẽ với pháp dục. Như thế gọi là dục.
  • Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành trong khi đó ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng trong tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú đã thành bực đáo cận, đã rành đáo cận, đã đến xong rồi, đã đến hoàn thành, đã vào đến, đã rành vào đến, đã hiệp với dục định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với dục, định, trưởng hành bằng cách như thế.
  1.  
  • Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
  • Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật, của người chứng những pháp đó.
  • Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
  1.  

Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não, hầu chứng bực ban sơ tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.

  1.  
  • Cần trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là cần.
  • Định trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành trong khi có ra sao? Cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành. Phíc-khú thành bực đã đáo cận… đã hiệp với cần, định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với cần, định, trưởng hành bằng cách như thế.
  1.  
  • Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
  • Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật của người đắc chứng pháp đó.
  • Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
  1.  

Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.

  1.  
  • Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm.
  • Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành đó ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành.

Phíc-khú thành bực đáo cận… đã hiệp với tâm định và trưởng hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là hiệp với tâm, định, trưởng hành bằng cách như thế.

  1.  
  • Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
  • Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật của người chứng những pháp đó.
  • Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp đó. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
  1.  

Phíc-khú tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.

  1.  
  • Thẩm đó ra sao? Như là tuệ hay cách hiểu rõ… sự không mê mờ, lối trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là thẩm (vimaṅsā).
  • Định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định.
  • Trưởng hành đó ra sao? Như là cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trưởng hành, mà Phíc-khú đã thành bực đáo cận, đáo cận rành rẽ, đã đến, đến rành rẽ, vào đến rồi, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với thẩm, định và trưởng hành như đã nói đó. Do nhân đó mới gọi là hiệp với thẩm, định, trưởng hành bằng cách như thế.
  1.  
  • Nói như ý tức là sự thành tựu, trọn thành tựu, cách thành tựu, cách trọn thành tựu, sự đặng, sự đặng nữa, sự đến, sự đến đàng hoàng, sự đứng đắn, sự làm cho rõ, sự vào đến với những pháp đó.
  • Câu nói như ý túc tức là xúc… chiếu cố, vô phóng dật của người chứng những pháp đó.
  • Còn nói tu tiến như ý túc tức là vẫn sử dụng trau dồi làm cho nhiều với những pháp ấy. Do nhân đó mới gọi là tu tiến như ý túc.
  1.  
  • Tứ như ý túc: Một là dục như ý túc. Hai là cần như ý túc. Ba là tâm như ý túc. Bốn là thẩm như ý túc.
  1.  

Dục như ý túc đó ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì cách vừa lòng, sự thích ý, lối ưa mến làm cho khéo rành trong pháp dục. Như thế gọi là dục như ý túc. Còn những pháp ngoài ra gọi là tương ưng với dục như ý túc.

  1.  

Cần như ý túc đó ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó thì cách mở mối cho sự siêng năng của tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo, vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là cần như ý túc. Còn những pháp ngoài ra chỉ gọi tương ưng với cần như ý túc.

  1.  

Tâm như ý túc đó ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó thì tâm, ý, tâm địa sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm như ý túc. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với tâm như ý túc.

  1.  

Thẩm như ý túc trong khi có ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ phiền não hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định, vẫn hành nan đắc trì trong khi đó thời tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự không mê mờ, lối trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là thẩm như ý túc. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với thẩm như ý túc.

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

C. TỨ NHƯ Ý TÚC PHẦN VẤP ĐÁP

  1.  

Tứ như ý túc:

  • 1 là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến như ý túc mà hiệp với dục, định, trưởng hành.
  • 2 là tu tiến như ý túc mà hiệp với cần, định, trưởng hành.
  • 3 là tu tiến như ý túc mà hiệp với tâm, định, trưởng hành.
  • 4 là tu tiến như ý túc mà hiệp với thẩm, định, trưởng hành.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Những tứ như ý túc mà như ý túc nào thành thiện, như ý túc nào thành bất thiện, như ý túc nào thành vô ký… như ý túc nào thành hữu y, như ý túc nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Tứ như ý túc chỉ thành thiện.
  • Tứ như ý túc thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Tứ như ý túc thành dị thục nhân.
  • Tứ như ý túc thành phi do thủ phi cảnh thủ.
  • Tứ như ý túc thành phi phiền toái phi cảnh phiền não.
  • Tứ như ý túc thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Tứ như ý túc thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Tứ như ý túc thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ như ý túc thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ như ý túc thành nhân xuất luân hồi.
  • Tứ như ý túc thành hữu học.
  • Tứ như ý túc thành vô lượng (Appamāṇā).
  • Tứ như ý túc thành cảnh vô lượng.
  • Tứ như ý túc thành tinh lương.
  • Tứ như ý túc thành chánh nhất định.
  • Tứ như ý túc không thành đạo là cảnh.
  • Tứ như ý túc thành đạo là nhân cũng có, không thành đạo là trưởng cũng có.
  • Tứ như ý túc thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, không thể nói thành sẽ sanh.
  • Tứ như ý túc thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Tứ như ý túc không thể nói thành biết cảnh quá khứ; thành biết cảnh vị lai hay thành biết cảnh hiện tại.
  • Tứ như ý túc thành bên trong cũng có, thành bên ngoài cũng có, thành bên trong và bên ngoài cũng có.
  • Tứ như ý túc thành biết cảnh bên ngoài.
  • Tứ như ý túc thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị (dukamātikā)

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Thẩm như ý túc thành thiện. Tam như ý túc thành phi nhân.
  • Tứ như ý túc thành hữu nhân.
  • Tứ như ý túc thành tương ưng nhân.
  • Thẩm như ý túc thành nhân hữu nhân. Tam như ý túc không thể nói thành nhân hữu nhân, chỉ thành phi nhân hữu nhân.
  • Thẩm như ý túc thành nhân tương ưng nhân. Tam như ý túc không thể nói thành nhân tương ưng nhân, chỉ thành phi nhân tương ưng nhân.
  • Tam như ý túc thành phi nhân hữu nhân. Thẩm như ý túc không thể nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân.

 

ii, iii, iv, v, vi, vii, viii, ix. Đáp nhị đề đỉnh… (cūlantaradukādi)

  1.  
  • Tứ như ý túc thành hữu duyên... Tứ như ý túc thành hữu vi... Tứ như ý túc thành bất kiến... Tứ như ý túc thành vô đối chiếu... Tứ như ý túc thành phi sắc... Tứ như ý túc thành siêu thế... Tứ như ý túc thành cũng có tâm biết, thành cũng có tâm không biết.
  • Tứ như ý túc thành phi lậu... Tứ như ý túc thành phi cảnh lậu... Tứ như ý túc thành bất tương ưng lậu.
  • Tứ như ý túc không thể nói thành lậu cảnh lậu, tuy nhiên thành phi lậu cảnh lậu.
  • Tứ như ý túc không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu.
  • Tứ như ý túc thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
  • Tứ như ý túc thành phi triền… Tứ như ý túc thành phi phược… Tứ như ý túc thành phi bộc… Tứ như ý túc thành phi phối… Tứ như ý túc thành phi cái… Tứ như ý túc thành phi khinh thị

 

  1. Đáp phần nhị đề đại (mahantaraduka)
  2.  
  • Tứ như ý túc thành biết cảnh.
  • Tam như ý túc thành phi tâm. Tâm như ý túc thành tâm.
  • Tam như ý túc thành sở hữu tâm, tâm như ý túc thành phi sở hữu tâm.
  • Tam như ý túc thành tương ưng tâm. Tâm như ý túc không thể nói thành tương ưng tâm hay thành bất tương ưng tâm.
  • Tam như ý túc thành hòa với tâm. Tâm như ý túc không thể nói thành hòa với tâm hay vẫn thành phi hòa với tâm.
  • Tam như ý túc thành có tâm làm sở sanh. Tâm như ý túc thành không có tâm làm sở sanh.
  • Tam như ý túc thành đồng sanh tồn với tâm. Tâm như ý túc thành phi đồng sanh tồn với tâm.
  • Tam như ý túc thành tùng tâm thông lưu. Tâm như ý túc thành phi tùng tâm thông lưu.
  • Tam như ý túc thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Tâm như ý túc thành phi hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh.
  • Tam như ý túc thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. Tâm như ý túc thành phi hòa, phi đồng sanh tồn và khỏi nương tâm làm sở sanh
  • Tam như ý túc thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. Tâm như ý túc thành phi tâm làm sở sanh và không hòa, không tùng thông lưu với tâm.
  • Tam như ý túc thành ngoại phần. Tâm như ý túc thành nội phần.
  • Tứ như ý túc thành phi y sinh.
  • Tứ như ý túc thành phi do thủ.

 

xi, xii, xiii. Đáp phần chùm thủ… (upādānagocchakādi)

  1.  
  • Tứ như ý túc thành phi thủ…
  • Tứ như ý túc thành phi phiền não…
  • Tứ như ý túc thành phi sơ đạo tuyệt trừ.
  • Tứ như ý túc thành phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ như ý túc thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
  • Tứ như ý túc thành phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ như ý túc thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Tứ như ý túc thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Tứ như ý túc thành vô hỷ cũng có.
  • Tứ như ý túc thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Tứ như ý túc thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Tứ như ý túc thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Tứ như ý túc thành phi Dục giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • Tứ như ý túc thành bất liên quan luân hồi.
  • Tứ như ý túc thành nhân xuất luân hồi.
  • Tứ như ý túc thành nhất định.
  • Tứ như ý túc thành vô thượng.
  • Tứ như ý túc thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Đầy đủ như ý túc phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

PHẦN X - GIÁC CHI PHÂN TÍCH

 

A. GIÁC CHI PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

Phần thứ nhất của thất giác chi

  1.  

Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.

  1.  

Trong thất giác chi đó mà niệm giác chi ra sao?

  • Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy thành bực có chánh niệm hiệp với sự nhớ đặng và trí cao siêu nhớ ghi, thường nhớ đặng với những sự làm để lâu hay sự nói đã lâu. Như thế gọi là niệm giác chi.
  • Phíc-khú ấy vẫn có chánh niệm như thế, chọn lựa, quán rõ với pháp ấy bằng tuệ. Như thế gọi là trạch pháp giác chi.
  • Sự tinh tấn, cách không lui sụt, chọn lựa quán rõ pháp ấy, đã mở mối cho tuệ. Như thế gọi là cần giác chi.
  • Pháp hỷ mà lìa vật chất phát sanh với bực tinh tấn mà đã mở mối. Như thế gọi là hỷ giác chi.
  • Sự tịnh thân tịnh tâm của bực mà tâm có pháp hỷ. Như thế gọi là an giác chi.
  • Sự yên tịnh vững vàng của bực thân tâm đã yên tịnh. Như thế gọi là định giác chi.
  • Bực nào có tâm đình trụ vững vàng, quán sát rành rẽ, thuần thục như thường. Thế gọi là xả giác chi.

Phần thứ hai của thất giác chi

  1.  

Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.

  1.  

Trong thất giác chi mà niệm giác chi đó ra sao?

-   Vẫn có niệm trong pháp bên trong, vẫn có niệm trong pháp bên ngoài. Niệm trong pháp bên trong dù cách nào, niệm trong pháp bên trong như thế đó; thế cũng gọi là niệm giác chi.

-   Vẫn hành vi để biết cao siêu cho đặng đắc chứng hầu đến Níp-bàn, niệm trong pháp bên ngoài dù thế nào thì niệm trong pháp bên ngoài thế đó. Thế cũng gọi là niệm giác chi, vẫn hành vi để biết rốt ráo hầu đắc chứng đến Níp-bàn.

  1.  

Trạch pháp giác chi trong khi có ra sao? Như là vẫn có sự lựa chọn trong pháp bên trong, vẫn có sự lựa chọn trong pháp bên ngoài; sự lựa chọn trong pháp bên trong dù thế nào thì sự lựa chọn trong pháp bên trong như thế đó, cũng gọi là trạch pháp giác chi, vẫn hành vi để rõ thấu hầu đắc chứng đến Níp-bàn và sự lựa chọn trong pháp bên ngoài dù như thế nào thì sự lựa chọn trong pháp bên ngoài như thế đó; cũng gọi trạch pháp giác chi, vẫn hành vi hầu rõ thấu tỏ ngộ để đắc chứng đến Níp-bàn.

  1.  

Cần giác chi trong khi có ra sao? Như là vẫn có siêng năng bằng thân, vẫn có siêng năng bằng tâm; sự siêng năng bằng thân dù thế nào thì sự siêng năng bằng thân đó cũng gọi là cần giác chi. Vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn. Hay sự siêng năng bằng tâm dù thế nào thì siêng năng bằng tâm ấy cũng gọi là cần giác chi, vẫn hành vi để ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn.

  1.  

Hỷ giác chi trong khi có ra sao? Như là vẫn có pháp hỷ mà có tầm có tứ; vẫn có pháp hỷ mà vô tầm vô tứ. Pháp hỷ mà hữu tầm hữu tứ dù thế nào thì pháp hỷ hữu tầm hữu tứ đó cũng gọi là hỷ giác chi, vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn. Pháp hỷ mà vô tầm vô tứ dù thế nào thì pháp hỷ vô tầm vô tứ đó cũng gọi là hỷ giác chi, vẫn hành vi tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn.

  1.  

An giác chi trong khi có ra sao? Như là vẫn có yên tịnh thân, vẫn có yên tịnh tâm. Yên tịnh thân dù thế nào thì yên tịnh thân đó cũng gọi an giác chi, vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn. Yên tịnh tâm dù thế nào thì yên tịnh tâm đó cũng gọi là an giác chi, vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn.

  1.  

Định giác chi trong khi có ra sao? Vẫn có định hữu tầm hữu tứ, vẫn có định vô tầm vô tứ mà định hữu tầm hữu tứ dù thế nào thì định hữu tầm hữu tứ đó cũng gọi là định giác chi, vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn. Định vô tầm vô tứ dù thế nào thì định vô tầm vô tứ đó cũng gọi là định giác chi, vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn.

  1.  

Xả giác chi trong khi có ra sao?

-   Như là vẫn có xả trong pháp bên trong, vẫn có xả trong pháp bên ngoài. Xả trong pháp bên trong dù thế nào thì xả trong pháp bên trong như thế đó, cũng gọi xả giác chi vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn.

-   Xả trong pháp bên ngoài dù thế nào thì xả trong pháp bên ngoài như thế đó, cũng gọi xả giác chi, vẫn hành vi để tỏ ngộ hầu đắc chứng đến Níp-bàn.

Phần thứ ba của thất giác chi

  1.  
  • Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.
  • Trong thất giác chi đó mà niệm giác chi ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến niệm giác chi mà nương định, nương ly dục, nương diệt mong để đạt trừ tuyệt, tu tiến trạch pháp giác chi, tu tiến cần giác chi, tu tiến hỷ giác chi, tu tiến an giác chi, tu tiến định giác chi, tu tiến xả giác chi mà nương định, nương ly dục, nương diệt mong đặng trừ tuyệt.

Dứt Phần phân theo Kinh

 

B. GIÁC CHI PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

Vấn đáp phần riêng

  1.  
  • Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi và bảy là xả giác chi.
  • Thất giác chi trong khi có ra sao? Trong khi nào Phíc-khú tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền vẫn hành nan đắc trì, thì thất giác chi vẫn có trong khi đó như là niệm giác chi… xả giác chi.
  1.  

Niệm giác chi trong khi có ra sao? Như là nhớ đặng, thường nhớ… chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là niệm giác chi.

  1.  

Trạch pháp giác chi trong khi có ra sao? Như là tuệ hay thái độ biết rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là trạch pháp giác chi.

  1.  

Cần giác chi trong khi có ra sao? Như là sự mở mối siêng năng trong tâm… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là cần giác chi.

  1.  

Hỷ giác chi trong khi có ra sao? Như là pháp hỷ, sự mừng no, cách rất vui, sự phơi phới, cách hớn hở, cách vui bồng bột, sự khoái, sự vui mừng, thái độ mừng của tâm chính là hỷ giác chi. Như thế gọi là hỷ giác chi.

  1.  

An giác chi trong khi có ra sao? Như là sự vắng lặng, cách yên tịnh, thái độ vắng lặng, chơn tướng yên tịnh hay sự yên tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thành an giác chi. Như thế gọi là an giác chi.

  1.  

Định giác chi trong khi có ra sao? Sự đình trụ của tâm… thành chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là định giác chi.

  1.  

Xả giác chi trong khi có ra sao? Như là sự buông bỏ, cách buông bỏ, chăm chú bằng tâm trung bình thành xả giác chi. Như thế gọi là xả giác chi.

Những pháp như thế gọi là thất giác chi. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với thất giác chi.

Vấn đáp phần chung

  1.  

Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.

  • Trong những thất giác chi đó mà niệm giác chi ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì niệm hay sự hằng nhớ… thành chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi niệm giác chi. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với niệm giác chi… .
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với trạch pháp giác chi
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với cần giác chi
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với hỷ giác chi
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với an giác chi
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với định giác chi
  • Xả giác chi trong khi có ra sao? Phíc-khú ấy trong khi đó tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi đó có sự như thường, thái độ như thường, cách chăm chú trung bình của tâm thành xả giác chi, dù cách nào như thế gọi là xả giác chi. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với xả giác chi.

Phần vấn đáp riêng

  1.  
  • Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.
  • Thất giác chi đó ra sao?

-   Như là trong khi đó Phíc-khú ấy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà thành dị thục quả do tu hành tiến hóa thiền thiện siêu thế đã chứa để thuộc chủng tiêu diệt vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì thất giác chi như là niệm giác chi… xả giác chi vẫn có trong khi ấy.

  • Trong thất giác chi đó mà niệm giác chi ra sao? Như là sự nhớ đặng, hằng nhớ… thành chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là niệm giác chi…
  • Xả giác chi trong khi có ra sao? Như là sự như thường, cách như thường, thái độ gắng chăm chú bằng cách trung bình của tâm, thành xả giác chi. Như thế gọi là xả giác chi.

Những pháp ấy gọi là thất giác chi. Còn những pháp ngoài ra chỉ gọi là tương ưng với thất giác chi.

Vấn đáp phần chung

  1.  
  • Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.
  • Trong thất giác chi đó mà niệm giác chi ra sao?

-   Như là Phíc-khú đó tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định, vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực thanh tịnh lìa chư dục… đắc sơ thiền mà thành dị thục quả do thực hành tu tiến theo thiền thiện siêu thế chứa để mà thuộc chủng tiêu diệt vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì niệm hay sự hằng nhớ… thành chánh niệm, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là niệm giác chi. Còn những pháp ngoài ra chỉ gọi là tương ưng với niệm giác chi…

  • … những pháp ngoài ra gọi tương ưng với trạch pháp giác chi
  • … những pháp ngoài ra gọi tương ưng với cần giác chi
  • … những pháp ngoài ra gọi tương ưng với hỷ giác chi
  • … những pháp ngoài ra gọi tương ưng với an giác chi
  • … những pháp ngoài ra gọi tương ưng với định giác chi
  • Xả giác chi trong khi có ra sao?

-   Như là Phíc-khú tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định, vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực vắng lặng xa lìa chư dục… đắc sơ thiền thành dị thục quả do đã thực hành tu tiến theo thiền thiện siêu thế vẫn hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt trong khi đó thì sự như thường, cách như thường, thái độ rất chăm chú bằng cách trung bình của tâm thành xả giác chi. Như thế gọi là xả giác chi. Còn những pháp ngoài ra chỉ gọi tương ưng với xả giác chi.

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

C. GIÁC CHI PHÂN TÍCH - PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Thất giác chi: Một là niệm giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là cần giác chi, bốn là hỷ giác chi, năm là an giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong những thất giác chi đó mà điều nào thành thiện, điều nào thành bất thiện, điều nào thành vô ký… điều nào thành hữu y, điều nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Thất giác chi chỉ thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Hỷ giác chi thành tương ưng lạc thọ. Lục giác chi thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Thất giác chi thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có.
  • Thất giác chi thành phi do thủ phi cảnh thủ.
  • Thất giác chi thành phi phiền toái phi cảnh phiền não.
  • Thất giác chi thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Hỷ giác chi thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, thành phi đồng sanh xả. Lục giác chi thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Thất giác chi thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thất giác chi thành phi hữu nhân phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thất giác chi thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Thất giác chi thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có.
  • Thất giác chi thành vô lượng (appamāṇā).
  • Thất giác chi thành cảnh vô lượng (appamāṇārammaṇā).
  • Thất giác chi thành tinh lương (paṇītā).
  • Thất giác chi thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Thất giác chi không thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có. Không thể nói thành đạo là nhân, vẫn thành đạo là trưởng cũng có.
  • Thất giác chi thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Thất giác chi thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Không thể nói vẫn thành biết cảnh quá khứ, vẫn thành biết cảnh vị lai, vẫn thành biết cảnh hiện tại.
  • Thất giác chi thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Thất giác chi thành biết cảnh ngoại phần.
  • Thất giác chi thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Trạch pháp giác chi thành nhân. Lục giác chi thành phi nhân.
  • Thất giác chi thành hữu nhân.
  • Thất giác chi thành tương ưng nhân.
  • Trạch pháp giác chi thành nhân hữu nhân. Lục giác chi không thể nói thành nhân hữu nhân, chỉ thành phi nhân hữu nhân.
  • Trạch pháp giác chi thành nhân tương ưng nhân. Lục giác chi không thể nói thành nhân tương ưng nhân, chỉ thành phi nhân tương ưng nhân.
  • Lục giác chi thành phi nhân hữu nhân. Trạch pháp giác chi không nên nói thành phi nhân hữu nhân hay thành phi nhân vô nhân.

 

ii, iii, iv, v, vi, vii, viii, ix, x, xi, xii. Đáp phần nhị đề đỉnh…

  1.  
  • Thất giác chi thành hữu duyên… .
  • Thất giác chi thành hữu vi… .
  • Thất giác chi thành bất kiến… .
  • Thất giác chi thành vô đối chiếu… thất giác chi thành phi sắc.
  • Thất giác chi thành siêu thế.
  • Thất giác chi thành có tâm biết đặng cũng có, thành có tâm không biết đặng cũng có.
  • Thất giác chi thành phi lậu.
  • Thất giác chi thành phi cảnh lậu.
  • Thất giác chi thành bất tương ưng lậu.
  • Thất giác chi không thể nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu. Không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu.
  • Thất giác chi thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
  • Thất giác chi thành phi triền… thất giác chi thành phi phược… thất giác chi thành phi bộc… thất giác chi thành phi phối… thất giác chi thành phi cái… .
  • Thất giác chi thành phi khinh thị… .
  • Thất giác chi thành tri cảnh.
  • Thất giác chi thành phi tâm.
  • Thất giác chi thành sở hữu tâm.
  • Thất giác chi thành tương ưng tâm.
  • Thất giác chi thành hòa với tâm.
  • Thất giác chi thành có tâm làm sở sanh.
  • Thất giác chi thành đồng sanh tồn với tâm.
  • Thất giác chi thành tùng tâm thông lưu.
  • Thất giác chi thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh.
  • Thất giác chi thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh.
  • Thất giác chi thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm.
  • Thất giác chi thành bên ngoài
  • Thất giác chi thành phi y sinh.
  • Thất giác chi thành phi do thủ.
  • Thất giác chi thành phi thủ.
  • Thất giác chi thành phi phiền não.

 

xiii. Đáp phần yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Thất giác chi thành phi sơ đạo tuyệt trừ.
  • Thất giác chi thành phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thất giác chi thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ.
  • Thất giác chi thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Thất giác chi thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Thất giác chi thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Hỷ giác chi thành vô hỷ. Lục giác chi thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Hỷ giác chi thành phi đồng sanh hỷ. Lục giác chi thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Hỷ giác chi thành đồng sanh lạc. Lục giác chi thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Hỷ giác chi thành phi đồng sanh xả. Lục giác chi thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Thất giác chi thành phi Dục giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • Thất giác chi thành bất liên quan luân hồi.
  • Thất giác chi thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.
  • Thất giác chi thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có. Thất giác chi thành vô thượng. Thất giác chi thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Đầy đủ Giác chi phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

PHẦN XI - ĐẠO PHÂN TÍCH

 

A. ĐẠO PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

Phần thứ nhất của bát chánh đạo

  1.  

Thánh đạo có tám chi: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh ngữ, bốn là chánh nghiệp, năm là chánh mạng, sáu là chánh tinh tấn, bảy là chánh niệm, tám là chánh định.

  1.  

Trong bát thánh đạo đó mà chánh kiến ra sao? Như là cách biết khổ, sự biết khổ tập, sự biết khổ diệt, cách biết lối tiến hành đi đến diệt khổ. Như thế gọi là chánh kiến.

  1.  

Chánh tư duy đó ra sao? Như là sự suy xét ly sân độc, sự suy xét không phải ép uổng. Như thế gọi là chánh tư duy.

  1.  

Chánh ngữ trong khi có ra sao? Như là nói lời xa lìa vọng ngôn, nói lời xa lìa ỷ ngữ, nói lời xa lìa lưỡng thiệt, nói lời xa lìa ác khẩu. Như thế gọi là chánh ngữ.

  1.  

Chánh nghiệp trong khi có ra sao? Như là sự xa lìa sát sanh, xa lìa trộm cướp, xa lìa tà dâm. Như thế gọi là chánh nghiệp.

  1.  

Chánh mạng trong khi có ra sao? Như là bực thanh văn, Thánh quả đã chừa bỏ tà mạng, tự hượt nuôi sống bằng cách chơn chánh. Như thế gọi là chánh mạng.

  1.  

Chánh tinh tấn trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú làm cho dục, cần khai đoan tinh tấn, chăm nom tâm và sự sốt sắng phát sanh hầu ngăn chận pháp bất thiện và tội ác chưa sanh không cho sanh. Hay làm cho dục, cần khai đoan tinh tấn, chăm nom tâm và sự sốt sắng phát sanh hầu trừ chư pháp bất thiện và tội ác đã sanh. Làm cho dục, cần khai đoan tinh tấn chăm nom tâm và sự sốt sắng phát sanh để tạo chư pháp thiện chưa sanh đặng sanh và làm cho dục, cần khai đoan tinh tấn, chăm nom tâm và sự sốt sắng sanh ra để làm cho pháp thiện đã sanh đặng đình trụ rất vững vàng, tiến hóa đầy đủ rộng rãi không tiêu hao. Như thế gọi là chánh tinh tấn.

  1.  

Chánh niệm trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú vẫn thường quán thấy thân trong thân, có sự tinh tấn, đặng lương tri, có chánh niệm, hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời. Vẫn thường quán thấy thọ trong thọ có sự tinh tấn, đặng lương tri, có chánh niệm hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời. Vẫn thường quán thấy tâm trong tâm có tinh tấn, lương tri, chánh niệm hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời. Vẫn thường quán thấy pháp trong pháp, có tinh tấn, lương tri, chánh niệm hạn chế đặng tham ác và ưu nơi đời. Như thế gọi là chánh niệm.

  1.  

Chánh định trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú vắng lặng, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định; tĩnh ly tầm, tứ đắc nhị thiền nơi tâm, tự do trong sạch bởi không tầm không tứ chỉ còn hỷ, lạc sanh từ định. Do lìa luôn hỷ đến bực tâm thành xả, vẫn có chánh niệm lương tri, hưởng vui bằng danh thân, chứng thiền mà thiền của chư bực Thánh nhân khen ngợi người đắc thiền là bực có tâm xả, có chánh niệm, vẫn an vui. Như thế đắc luôn tứ thiền không khổ không lạc, do trừ lạc khổ và ưu hỷ đã vắng bặt trước rồi, có chánh niệm đầy đủ do xả. Như thế gọi là chánh định.

Phần thứ hai của bát thánh đạo

  1.  

Bát Thánh đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh ngữ, bốn là chánh nghiệp, năm là chánh mạng, sáu là chánh tinh tấn, bảy là chánh niệm, tám là chánh định.

  1.  

Trong bát chánh đạo đó mà chánh kiến ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu chánh kiến mà nương định, nương ly dục, nương diệt, hy vọng để trừ… tu tiến chánh tư duy… tu tiến chánh ngữ… tu tiến chánh nghiệp… tu tiến chánh mạng… tu tiến chánh tinh tấn… tu tiến chánh niệm… tu tiến chánh định, mà nương định, nương ly dục, nương diệt, mong đặng sự trừ bỏ.

Dứt Phân theo Kinh

 

B. ĐẠO PHÂN TÍCH - PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

1) Phần bát chi

  1.  
  • Bát chi đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh ngữ, bốn là chánh nghiệp, năm là chánh mạng, sáu là chánh tinh tấn, bảy là chánh niệm, tám là chánh định.
  • Bát chi đạo trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì bát chi đạo như là chánh kiến… chánh định vẫn có trong khi ấy.
  1.  

Chánh kiến trong khi có ra sao? Như là tuệ hay sự hiểu rõ… vô si, trạch pháp, sự nhận thấy chơn chánh, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh kiến.

  1.  

Chánh tư duy trong khi có ra sao? Như là sự suy xét, cách suy xét, sự nghĩ ngợi mạnh, sự đem tâm vào cảnh, sự tâm đến cảnh, sự tâm khắn khít trong cảnh, sự xét chơn chánh, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tư duy.

  1.  

Chánh ngữ trong khi có ra sao? Như là sự ngăn, cách ngừa, cách dứt bỏ, tính chừa bỏ, xa tứ ác khẩu, bất vi bất tác, không luống chẳng phạm, không quá chừng, cách hạn chế nguyên nhân tứ ác khẩu, nói lời chơn chánh, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh ngữ.

  1.  

Chánh nghiệp trong khi có ra sao? Như là sự ngăn, cách ngừa, cách dứt bỏ, tính chừa bỏ, xa lìa tam thân ác, bất tác bất hành, chẳng phạm không luống qua giới hạn, cách hạn chế nguyên nhân của tam thân ác, việc làm chơn chánh, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh nghiệp.

  1.  

Chánh mạng trong khi có ra sao? Như là sự ngăn, cách ngừa, cách dứt bỏ, tính chừa bỏ, xa lìa tà mạng, bất tác bất hành, không luống chẳng phạm qua giới hạn, cách hạn chế nguyên nhân tà mạng, cách nuôi mạng chơn chánh, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh mạng.

  1.  

Chánh tinh tấn trong khi có ra sao? Như là sự mở mối cho tâm siêng năng… cách siêng năng chơn chánh, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tinh tấn.

  1.  

Chánh niệm trong khi có ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách nhớ lại… sự nhớ ghi chơn chánh, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh niệm.

  1.  

Chánh định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… cách đình trụ chơn chánh, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh định.

Những pháp kể trên gọi là bát chi đạo. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với bát chi đạo.

2) Phần ngũ chi

Vấn đáp cách đồng nhau

  1.  
  • Ngũ chi đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh tinh tấn, bốn là chánh niệm, năm là chánh định.
  • Ngũ chi đạo trong khi có ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì ngũ chi đạo như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định vẫn có trong khi ấy.
  • Chánh kiến trong khi có ra sao? Như là tuệ, cách rõ thấu… vô si, trạch pháp, nhận thấy chơn chánh, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh kiến.
  • Chánh tư duy trong khi có ra sao? Như là sự suy xét, cách nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi… chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tư duy.
  • Chánh tinh tấn trong khi có ra sao? Như là cách mở mối cho tâm siêng năng… thuộc chánh tinh tấn, cần giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh tinh tấn.
  • Chánh niệm trong khi có ra sao? Như là cách nhớ đặng, sự nhớ lại… sự nhớ ghi chơn chánh, niệm giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh niệm.
  • Chánh định trong khi có ra sao? Như là sự đình trụ của tâm… tâm vững vàng đúng, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh định.

 

Đây gọi là ngũ chi đạo. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với ngũ chi đạo.

 

Vấn đáp cách khác nhau

  1.  
  • Ngũ chi đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh tinh tấn, bốn là chánh niệm, năm là chánh định.
  • Chánh kiến trong khi có ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì tuệ, thái độ rõ thấu… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chánh kiến. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với chánh kiến.
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với chánh tư duy.
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với chánh tinh tấn.
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với chánh niệm… .
  • Chánh định trong khi có ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì sự đình trụ của tâm thuộc chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chánh định. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với chánh định.

3) Phần bát chi

  1.  
  • Bát chi đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh ngữ, bốn là chánh nghiệp, năm là chánh mạng, sáu là chánh tinh tấn, bảy là chánh niệm, tám là chánh định.
  • Bát chi đạo trong khi có ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi pháp thiện.

-   Bực thanh tịnh lìa chư dục… đắc sơ thiền mà thành dị thục quả do tu hành chất chứa thiền thiện siêu thế mà hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt trong khi nào thì Bát chi đạo như là chánh kiến… chánh định vẫn có trong khi ấy.

Như thế gọi là bát chi đạo. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với bát chi đạo.

4) Phần ngũ chi

Vấn đáp cách đồng nhau

  1.  
  • Ngũ chi đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh tinh tấn, bốn là chánh niệm, năm là chánh định.
  • Ngũ chi đạo trong khi có ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế là nhân xuất luân hồi đưa đến Níp-bàn đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi chư pháp thiện.

-   Phíc-khú thành bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền thành dị thục quả do tu hành tích trữ thiền thiện siêu thế mà hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt trong khi nào thì ngũ chi đạo là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định vẫn có trong khi ấy.

Như thế gọi là ngũ chi đạo. Còn những pháp ngoài ra gọi tương ưng với ngũ chi đạo.

Cách vấn đáp riêng biệt

  1.  
  • Ngũ chi đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh tinh tấn, bốn là chánh niệm, năm là chánh định.
  • Chánh kiến trong khi có ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế là nhân xuất luân hồi đưa đến Níp-bàn đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Bực Phíc-khú thanh tịnh lìa chư dục… đắc sơ thiền thành dị thục quả do tu hành chứa để thiền thiện siêu thế mà hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt trong khi nào thì tuệ hay cách rõ thấu… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Như thế gọi là chánh kiến. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với chánh kiến.

  • … những pháp ngoài ra tương ưng với chánh tư duy.
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với chánh tinh tấn.
  • … những pháp ngoài ra tương ưng với chánh niệm
  • Chánh định trong khi có ra sao?

-   Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo thiền siêu thế là nhân xuất luân hồi đưa đến Níp-bàn đặng trừ phiền não hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Phíc-khú bực thanh tịnh ly chư dục… đắc sơ thiền thành dị thục quả do tu hành tiến hóa thiền thiện siêu thế mà hành nan đắc trì bằng chủng tiêu diệt trong khi nào thì sự đình trụ của tâm, sự kiên cố của tâm, sự chặt chẽ của tâm, cách tâm không lơ lãng, không tán loạn, không lao chao, thuộc về chỉ, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi của đạo, liên quan trong đạo. Khi nào như thế gọi là chánh định. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với chánh định.

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

C. ĐẠO PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Bát chi đạo: Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy, ba là chánh ngữ, bốn là chánh nghiệp, năm là chánh mạng, sáu là chánh tinh tấn, bảy là chánh niệm, tám là chánh định.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Những bát chi đạo mà điều nào thành thiện, điều nào thành bất thiện, điều nào thành vô ký… điều nào thành hữu y, điều nào thành vô y.

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Bát chi đạo thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Chánh tư duy thành tương ưng lạc thọ. Thất chi đạo thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Bát chi đạo thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có.
  • Bát chi đạo thành phi do thủ phi cảnh thủ.
  • Bát chi đạo thành phi phiền toái phi cảnh phiền não.
  • Chánh tư duy thành vô tầm hữu tứ. Thất chi đạo thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Chánh tư duy thành đồng sanh hỷ, thành đồng sanh lạc, không thành đồng sanh xả. Thất chi đạo thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Bát chi đạo thành phi sơ đạo và phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Bát chi đạo thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Bát chi đạo thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Bát chi đạo thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có.
  • Bát chi đạo thành vô lượng (appamāṇā).
  • Bát chi đạo thành cảnh vô lượng (appamāṇārammaṇā).
  • Bát chi đạo thành tinh lương (paṇītā).
  • Bát chi đạo thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Bát chi đạo không thành đạo là cảnh.
  • Bát chi đạo thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có. Không thể nói tuy nhiên thành đạo là nhân, tuy nhiên thành đạo là trưởng cũng có.
  • Bát chi đạo thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Bát chi đạo thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Không thể nói thành biết cảnh quá khứ, phải thành biết cảnh vị lai hay phải thành biết cảnh hiện tại.
  • Bát chi đạo thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Bát chi đạo thành biết cảnh ngoại.
  • Bát chi đạo thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Chánh kiến thành nhân. Thất chi đạo thành phi nhân.
  • Bát chi đạo thành hữu nhân, thành tương ưng nhân.
  • Chánh kiến thành nhân hữu nhân. Thất chi đạo không thể nói thành nhân hữu nhân, mà thành phi nhân hữu nhân.
  • Chánh kiến thành nhân tương ưng nhân. Thất chi đạo không thể nói thành nhân tương ưng nhân, chỉ thành tương ưng nhân.
  • Thất chi đạo thành phi nhân hữu nhân. Chánh kiến không nên nói phải thành phi nhân hay thành phi nhân vô nhân.

 

ii, iii, iv, v, vi, vii, viii, ix, x, xi, xii. Đáp phần nhị đề đỉnh…

  1.  
  • Bát chi đạo thành hữu duyên. Bát chi đạo thành hữu vi. Bát chi đạo thành bất kiến. Bát chi đạo thành vô đối chiếu. Bát chi đạo thành phi sắc… Bát chi đạo thành siêu thế.
  • Bát chi đạo thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.
  • Bát chi đạo thành phi lậu.
  • Bát chi đạo thành phi cảnh lậu.
  • Bát chi đạo thành bất tương ưng lậu
  • Bát chi đạo không nên nói thành lậu cảnh lậu hay thành phi lậu cảnh lậu.
  • Bát chi đạo không thể nói thành lậu tương ưng lậu hay thành phi lậu tương ưng lậu.
  • Bát chi đạo thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
  • Bát chi đạo thành phi triền…
  • Bát chi đạo thành phi phược…
  • Bát chi đạo thành phi bộc…
  • Bát chi đạo thành phi phối…
  • Bát chi đạo thành phi cái…
  • Bát chi đạo thành phi khinh thị…
  • Bát chi đạo thành tri cảnh…
  • Bát chi đạo thành phi tâm…
  • Bát chi đạo thành sở hữu tâm.
  • Bát chi đạo thành tương ưng tâm.
  • Bát chi đạo thành hòa với tâm.
  • Bát chi đạo thành có tâm làm sở sanh.
  • Bát chi đạo thành đồng sanh tồn với tâm.
  • Bát chi đạo thành tùng tâm thông lưu.
  • Bát chi đạo thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh.
  • Bát chi đạo thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh.
  • Bát chi đạo thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm.
  • Bát chi đạo thành bên ngoài (Bāhira).
  • Bát chi đạo thành phi y sinh
  • Bát chi đạo thành phi do thủ…
  • Bát chi đạo thành phi thủ…
  • Bát chi đạo thành phi phiền não…

 

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Bát chi đạo thành phi sơ đạo tuyệt trừ.
  • Bát chi đạo thành phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Bát chi đạo thành phi hữu nhân sơ đạo tuyệt trừ.
  • Bát chi đạo thành phi hữu nhân ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Chánh tư duy thành vô tầm. Thất chi đạo thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Chánh tư duy thành hữu tứ. Thất chi đạo thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Chánh tư duy thành hữu hỷ. Thất chi đạo thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Chánh tư duy thành đồng sanh hỷ. Thất chi đạo thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Chánh tư duy thành đồng sanh lạc. Thất chi đạo thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Chánh tư duy thành phi đồng sanh xả. Thất chi đạo thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Bát chi đạo thành phi Dục giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.
  • Bát chi đạo thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.
  • Bát chi đạo thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Bát chi đạo thành vô thượng.
  • Bát chi đạo thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Đầy đủ Đạo phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

PHẦN XII - THIỀN PHÂN TÍCH

 

A. ĐẦU ĐỀ

  1.  
  • Phíc-khú trong Tông giáo nầy thành bực thu thúc giới bổn, đàng hoàng phẩm hạnh và du hành nhận thấy nạn lỗi ít oi, đã nguyện thực hành những điều học, thu thúc lục quyền, tri túc thực hợp sự tinh tấn luôn cả đầu hôm đến cuối đêm, tinh tấn liên tiếp hiệp tuệ bảo vệ ta trau dồi pháp đẳng giác. Phíc-khú đó, người biết rõ ràng với cách đi tới thối lui, biết rõ rành cách ngó tới, ngó qua ngó lại, rõ rành với co ngay, rõ rành cách giữ tăng già lê, y bát, người biết rõ rành cách liếm nhai ăn uống, người biết rõ rành cách đại tiện và tiểu tiện, người biết rõ rành cách đi, đứng, ngồi, nằm, thức, ngủ, nói, nín. Phíc-khú nương ở chỗ vắng lặng như rừng, bóng cây, núi, triền hay nghĩa địa, rừng rậm chỗ trống, ruộng hoang nơi không có tiếng tăm lộn xộn, không có tiếng ồ ạt, chỗ người ta không ưa đi dạo, nơi không có người lộn xộn, nơi đáng ẩn.

 

  • Phíc-khú vào rừng hoặc ở dưới bóng cây, hoặc vào nhà trống ngồi kiết già thẳng lưng chăm chú đến đề mục. Phíc-khú đó đã đặng trừ tham ác nơi đời, sống bằng tâm xa lìa tham ác, rửa tâm trong sạch xa lìa tham ác, đã trừ đặng sân và ác độc thành người vô sân có sự tế độ tất cả chúng sanh, rửa lòng trong sạch xa lìa sân và độc ác, đã trừ hôn trầm thùy miên, thành bực vẫn lìa hôn trầm thùy miên, đặng tưởng quang minh, có chánh niệm lương tri, rửa lòng trong sạch xa lìa hôn trầm thùy miên, đã trừ trạo hối thành người không tán loạn vẫn có tâm vắng lặng bên trong. Rửa lòng trong sạch xa lìa trạo hối, đã trừ đặng hoài nghi là bực lướt khỏi hoài nghi không còn nghi nan, rửa lòng trong sạch xa lìa sự nghi nan với tất cả pháp thiện.

 

  • Phíc-khú như thế đó trừ ngũ cái làm cho tâm phiền muộn, đã cho tuệ rõ đặng, thanh tịnh ly dục, vắng lặng lìa những pháp bất thiện rồi đắc sơ thiền hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định. Vắng lặng tầm, tứ đắc nhị thiền mà hành động bên trong thành pháp trong trẻo do tầm, tứ vắng lặng thành pháp đơn độc phát sanh nơi vô tầm vô tứ chỉ còn hỷ và lạc sanh từ định. Bỏ rơi đặng hỷ nữa mới thành người có tâm xả, vẫn có chánh niệm lương tri và hưởng yên vui bằng danh thân, chứng tam thiền mà thiền chư Thánh khen ngợi những người đắc là có tâm xả, đặng chánh niệm, vẫn yên vui như thế chứng tứ thiền vô khổ vô lạc do trừ lạc khổ bởi ưu và hỷ vắng bặt dứt trước rồi vẫn có chánh niệm đầy đủ do xả bởi lướt qua tất cả tư tưởng hữu hình do sự diệt tưởng phẫn nhuế do không tác ý tưởng dị mới đắc thiền Không vô biên xứ bằng cách đề mục hư không vô biên, vẫn như thế do lướt qua khỏi tất cả cách Không vô biên xứ mới chứng cách Không vô biên xứ bằng đề mục Thức vô biên, vẫn như thế lướt qua những cách Thức vô biên mới chứng thiền Vô sở hữu bằng đề mục không có chi, vẫn như thế lướt khỏi những cách không Vô sở hữu xứ mới chứng thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Dứt Đầu đề

 

 

B. THIỀN PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO KINH

Giải đầu đề

  1.  

Câu nói trong Tông giáo này có giải như vầy: Trong tri kiến nầy, trong nhẫn nại nầy, trong thạnh vượng nầy, trong đảng phái nầy, trong pháp luật nầy, trong di môn (văn phạm) nầy, trong phạm hạnh nầy, trong Tông giáo của Đức giáo chủ nầy. Do nhân đó mới gọi là trong Tông giáo nầy.

  1.  

Câu nói Phíc-khú có giải như vầy: Gọi là Phíc-khú bởi phổ thông, gọi là Phíc-khú do minh ước, gọi là Phíc-khú do sinh, gọi là Phíc-khú do thành người sinh, gọi là Phíc-khú do thành người trị môn khất thực, gọi là Phíc-khú do mặc đồ hoại sắc, gọi là Phíc-khú do đang bài trừ chư pháp bất thiện và tội ác, gọi là Phíc-khú do đã bài trừ chư pháp bất thiện và tội ác, gọi là Phíc-khú do trừ phiền não bằng cách riêng phần, gọi là Phíc-khú do trừ phiền não bằng cách không riêng phần, bực hữu học gọi là Phíc-khú, bực phi hữu học phi vô học gọi là Phíc-khú, bực trụ trong pháp cao siêu gọi là Phíc-khú, bực hợp với pháp mỹ lệ gọi là Phíc-khú, người đầy đủ trong sạch gọi là Phíc-khú, người hiệp với pháp lõi gọi là Phíc-khú, người xuất gia theo chế định tứ bạch Yết Ma không hư đáng với địa vị do hòa hợp với tăng gọi là Phíc-khú.

  1.  
  • Câu nói giới bổn tức là giới để nương thành bực sơ, thành y chỉ, thành cơ quan thu thúc, thành cơ quan cẩn thận, thành cơ quan đại diện, thành cơ quan chủ trương hầu vào đến với chư pháp thiện.
  • Câu nói thu thúc tức là cách không thái quá của thân, cách không thái quá của lời nói, cách không thái quá của thân và lời nói.
  • Câu nói thành người đã thu thúc có giải rằng là bực đã nhập đáo, đi đến hoàn thành rồi, đã vào đến hoàn toàn, đã vào đến rành rẽ, đã hiệp với thu thúc giới bổn ấy. Do nhân đó mới gọi người đã thu thúc theo giới bổn.
  1.  

Câu nói trụ có giải rằng: Trụ liền nhau, trụ phẩm hạnh hành vi, trụ gìn giữ, trụ cho hành động, trụ dạo đi, trụ đình chỉ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  
  • Câu nói đã hoàn toàn với phẩm hạnh và du hành có giải rằng phẩm hạnh vẫn có, phi phẩm hạnh vẫn có.
  • Trong hai cách nầy mà phi phẩm hạnh đó ra sao? Như là sự thái quá bằng thân, thái quá bằng lời nói, thái quá cả thân và tâm. Như thế gọi là phi phẩm hạnh. Hay là tất cả người phá giới đều kêu là phi phẩm hạnh. Cũng có Phíc-khú trong Tông giáo nầy nuôi mạng bằng cách cho tre, hoặc bằng cách cho lá cây, hoặc bằng cách cho bông cây, hoặc bằng cách cho trái cây, hoặc bằng cách cho phấn để thoa, hoặc bằng cách cho cây chà răng, hoặc bằng cách nói bợ đỡ làm cho họ mến, hoặc bằng cách nói khi thật khi chơi đồng như canh đậu, hoặc cách thành người giữ con, hoặc bằng cách tay sai tại gia, hoặc bằng cách tà mạng hay trong một cách nào mà Phật ngài chê trách. Như thế gọi là phi phẩm hạnh.
  • Phẩm hạnh đó ra sao? Như là sự không thái quá bằng thân, không thái quá bằng lời nói hay không thái quá cả thân và lời nói. Như thế gọi là phẩm hạnh. Thu thúc tất cả giới cũng gọi là phẩm hạnh. Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị vẫn không nuôi mạng bằng cách cho lá cây, không nuôi mạng bằng cách cho bông cây, không nuôi mạng bằng cách cho trái cây, không nuôi mạng bằng cách cho phấn thoa, không nuôi mạng bằng cách cho cây chà răng, không nuôi mạng bằng cách nói bợ đỡ cho họ thích, không nuôi mạng bằng cách nói khi thật khi chơi tợ hồ như canh đậu, không nuôi mạng bằng cách thành người nuôi con nít, không nuôi mạng bằng cách làm tay sai cho tại gia, không nuôi mạng sống bằng cách tà mạng mà Đức Phật ngài đã phán dù trong một cách nào. Như thế gọi là phẩm hạnh.
  • Câu nói du hành (gocara) có giải rằng: Du hành cũng có, phi du hành cũng có.
  • Trong hai cách đó mà phi du hành ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị thành người dạo đi trong sở của gái lầu xanh, hoặc dạo đi nơi góa phụ, hoặc dạo đi nơi chỗ gái góa, hoặc dạo đi nơi chỗ của bán nam bán nữ, hoặc dạo đi nơi Phíc-khú Ni, hoặc dạo đi nơi tiệm rượu, hoặc thành người hỗn hợp với vua hay đại thần của vua, hoặc phú trưởng giả, hoặc giáo chủ của ngoại giáo, hoặc đệ tử của ngoại giáo, bằng cách hỗn hợp với cư sĩ mà không thích hợp với dòng giống nào mà không có đức tin, không kính trọng, chỗ không đáng đến hay ưa chửi hoặc rủa, thích với sự tàn hại, không ưa những sự vật liên quan lợi ích, chẳng thích với sự núi non, không ưa liên quan với sự vật lợi ích như là Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà Phíc-khú tìm kiếm đến thân tộc hoài hoài. Nhận thấy bằng cách đó mới gọi là phi du hành.
  • Du hành đó ra sao?

-   Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị không dạo đi nơi dâm phụ, không dạo đi nơi quả phụ, không dạo đi nơi gái góa, không dạo đi nơi chỗ phi nam nữ, không dạo đi nơi Phíc-khú Ni, không dạo đi nơi tiệm rượu, không hỗn hợp với vua hay đại thần của vua, hoặc chủ tôn giáo ngoại hay đệ tử ngoại giáo, cũng không trà trộn với cư sĩ bằng cách không thích hợp hay là thân tộc nào.

-   Nếu những thân tộc nào có đức tin, có kỉnh trọng thành chỗ đáng tới lui, thường đến với bực mặc đồ hoại sắc, hoặc nếu có bực tu hành nên hằng tới lui, thành người ưa sự tiến hóa, ưa đồ vật liên quan lợi ích, ưa với núi non, ưa với sự liên quan lợi ích như là Phíc-khú, Phíc-khú Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà Phíc-khú ấy không thường tới lui với bà con thân quyến. Nếu nhận thấy cách đó mới gọi là du hành.

Phíc-khú thành bực đã đáo cận… hiệp với phẩm hạnh và du hành như đã nói. Do nhân đó mới gọi là đầy đủ phẩm hạnh và du hành bằng cách như thế.

  1.  

Câu nói thấy những nạn lỗi lối chừng chút đỉnh mà lỗi chừng chút đỉnh đó ra sao? Những lỗi chừng chút đỉnh đó là thấp thỏi, nhẹ nhành cho lỗi nhẹ nhàng nên thu thúc, nên cẩn thận, nên làm bằng tâm phát ra liên quan với tác ý. Những như thế gọi là cách thấy lỗi lối chừng chút ít. Phíc-khú thành bực thấy lỗi, thấy nạn, thấy sự xấu xa và thấy cách chiết trừ ra cho khỏi trong những lỗi mà có chút ít đó. Do nhân ấy mới gọi là thấy những nạn lỗi lối chừng chút ít.

  1.  

Câu nói đã nguyện thọ đang hành trong điều học mà điều học đó ra sao?

-   Điều học có bốn: Một là điều học của Phíc-khú gọi là Phíc-khú điều học, hai là điều học của Phíc-khú Ni gọi là Phíc-khú Ni điều học, ba là điều học của thiện nam gọi là thiện nam điều học, bốn là điều học của tín nữ gọi là tín nữ điều học. Những thế gọi là điều học.

-   Phíc-khú nguyện thọ những điều học đối với những điều học nguyện thọ, nguyện thọ hết tất cả điều học không chừa, bằng lối sẽ phải thực hành tất cả rồi vẫn thực hành trong điều học như thế. Do nhân đó mới gọi là nguyện thọ rồi vẫn thực hành theo tất cả điều học.

  1.  

Câu nói thu thúc trong lục quyền có giải rằng sự thành người thu thúc trong lục quyền vẫn có, sự thành người không thu thúc trong lục quyền vẫn có.

  • Trong hai cách nầy mà sự thành người không thu thúc lục quyền đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy cũng có vị đã thấy sắc bằng nhãn, vẫn thành người chấp theo tướng chánh, chấp theo tướng phụ thì chư pháp bất thiện tội lỗi như là tham ác và ưu phải tươm theo người ấy là người đang không thu thúc nhãn quyền. Do cách không thu thúc nhãn quyền thành nhân mới không thu thúc nhãn quyền đó, không gìn giữ nhãn quyền đó, không đến cách thu thúc trong nhãn quyền đó. Đã nghe tiếng bằng tai… đã hửi hơi bằng mũi… đã nếm vị bằng lưỡi… đã đụng chạm bằng thân… đã biết cảnh pháp bằng tâm, thành người chấp tướng chánh, chấp tướng phụ thời pháp bất thiện tội lỗi như là tham ác và ưu mới tươm theo người ấy, người đang không thu thúc quyền. Do cách không thu thúc quyền nào thành nhân thời không thực hành để thu thúc quyền ấy, vẫn không gìn giữ quyền ấy, vẫn không có cách thu thúc trong quyền đó. Sự không bảo trì, thái độ không bảo trì, cách không gìn giữ, cách không thu thúc với lục quyền. Những thế gọi là thành người không thu thúc trong lục quyền.
  • Người thu thúc trong lục quyền đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị đã thấy sắc bằng nhãn, vẫn thành người không chấp tướng chánh, không chấp tướng phụ thời các pháp bất thiện tội lỗi như là tham ác và ưu mới không tươm theo người đó là bực vẫn thu thúc nhãn quyền. Do cách thu thúc nhãn quyền làm nhân mới thực hành hầu thu thúc nhãn quyền đó, vẫn gìn giữ nhãn quyền đó, rất thu thúc trong nhãn quyền đó. Đã nghe tiếng bằng nhĩ… đã hửi hơi bằng mũi… đã nếm vị bằng lưỡi… đã đụng chạm bằng thân… đã biết cảnh pháp bằng tâm, vẫn thành người không chấp tướng chánh, cũng không chấp tướng phụ, thời pháp bất thiện hay tội lỗi như là tham ác và ưu mới không tươm theo người ấy là người đang thu thúc quyền đó. Cách thu thúc quyền như thế mới thành nhân.Vẫn thực hành hầu thu thúc ý quyền ấy, rất gìn giữ ý quyền đó, vẫn khắn khít gìn giữ trong ý quyền đó thì sự bảo trì, thái độ bảo trì, cách gìn giữ, cách thu thúc với lục quyền. Những như thế gọi là thành người thu thúc trong lục quyền.

Phíc-khú đã thành bực thân cận… đã hiệp với sự thành người thu thúc trong lục quyền ấy. Do nhân đó mới gọi là thu thúc trong lục quyền.

  1.  

Câu nói tri độ thực mà tri độ thực cũng có, bất tri độ thực cũng có.

  • Bất tri độ thực đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị không khéo quán tưởng vật thực độ để chơi, ăn bằng cách ham mê, để cho có nhan sắc tốt đẹp, để đặng mập mạp thành người không tri túc, không tri độ thực, cách không quán tưởng trong vật thực. Như thế gọi là sự thành người bất tri độ thực.
  • Thành người tri độ thực ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có vị quán tưởng khéo như vầy ta đây ăn chẳng phải để chơi, ăn chẳng phải để ham mê, ăn chẳng phải để cho có sắc đẹp, ăn chẳng phải để cho mập mạp, ta độ vật thực chỉ để cho thân còn sống, cho mạng quyền hiện hành, để cho hết đói trợ giúp phạm hạnh bằng phương tiện nầy ta sẽ hạn chế đặng cái thọ cũ và sẽ không cho cái thọ mới phát sanh, thành tựu của mạng quyền, sự không có lỗi và cách ở nơi núi non sẽ có cho ta, quán tưởng như thế rồi mới độ có sự tri túc, sự tri độ, cách quán tưởng trong vật thực đó. Như thế gọi là sự thành người tri độ thực.

Phíc-khú đã thành bực thân cận… đã hợp với sự thành bực tri độ trong vật thực ấy. Do nhân đó mới gọi là tri độ thực.

  1.  

Phíc-khú thành bực hiệp sự tinh tấn luôn từ canh đầu cho đến canh chót ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy rửa lòng trong sạch, ly pháp cản tâm không cho đắc chứng sự tốt, rửa bằng cách đi kinh hành, bằng cách ngồi cả ngày, rửa lòng cho sạch hết, lìa pháp ngăn cản tâm không cho đắc chứng sự tốt bằng cách đi kinh hành, cách ngồi luôn từ canh đầu đêm thành tựu sư tử ngọa bằng cách nằm nghiêng, tay mặt, chồng hai chân lên nhau, có chánh niệm lương tri, tâm quán tưởng luôn đến canh chót của đêm rồi dậy rửa lòng trong sạch lìa pháp trở ngại của tâm mà không cho đắc chứng sự tốt, rửa với cách đi kinh hành, cách ngồi luôn đến canh chót của đêm, thực hành bằng cách như thế Phíc-khú ấy mới gọi là bực hiệp với sự tinh tấn luôn sơ canh cho đến mạt canh.

  1.  
  • Câu nói sự tinh tấn mà thành liên tiếp tức là cách mở mối siêng năng tâm trong tâm… chánh tinh tấn.
  • Câu nói tuệ mà gìn giữ bảo trì ta tức là trí tuệ hay thái độ biết rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến.
  1.  

Câu nói tu tiến pháp đẳng giác mà đẳng giác đó ra sao? Như là thất giác chi tức là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Những pháp như thế gọi là pháp đẳng giác mà Phíc-khú vẫn sử dụng tu hành nhiều với những pháp đẳng giác ấy. Do nhân đó mới gọi là pháp đẳng giác.

  1.  
  • Thế nào là Phíc-khú thành bực vẫn biết rõ như thường trong sự bước đi phía trước và lui trở lại phía sau? Thành bực vẫn biết rõ như thường trong cách ngó phía trước và ngó phía trái phía mặt, thành bực vẫn biết rõ như thường trong cách co thân vô, ngay thân ra, vẫn thành người biết rõ như thường trong cách đắp y tăng già lê, trì bình và mặc y, vẫn thành người biết rõ như thường trong khi ăn uống nhai và nếm vị, vẫn thành người biết rõ như thường trong khi đại tiện và tiểu tiện, vẫn thành người biết rõ như thường trong khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói và nín? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy có chánh niệm, lương tri, bước đi phía trước có chánh niệm lương tri, lui lại phía sau có chánh niệm lương tri, dòm ngó phía trước có chánh niệm lương tri, day ngó phía bên trái bên phải có chánh niệm lương tri, co thân vào có chánh niệm lương tri, ngay thân ra có chánh niệm lương tri, trong cách đắp y tăng già lê mang bát và những y vai trái có chánh niệm lương tri, trong cách ăn uống nhai và nếm vị có chánh niệm lương tri, trong cách đại tiện và tiểu tiện có chánh niệm lương tri, trong cách đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói và nín cũng có chánh niệm lương tri.
  • Câu nói niệm mà niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách nhớ ghi, thường nhớ, nhớ theo, nhớ lại, thái độ nhớ đặng, sự nhớ chắc, cách không quên, không lơ lãng cũng gọi là niệm, niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Như thế gọi là niệm (sati).
  • Nói lương tri mà lương tri đó ra sao?

-   Như là tuệ hay thái độ biết rõ, sự lựa chọn, cách lựa chọn, sự trạch pháp, sự chăm chú, sự quán sát, sự rất quán sát, sự rất quán sát đơn phương, trạng thái hiểu biết, trạng thái khôn lanh, trạng thái biết chừa bỏ, sự biết rõ rệt, sự quán xét, sự trắc nghiệm. Tuệ như đại địa, tuệ là cơ quan bài trừ phiền não, tuệ như kẻ dẫn đường, sự nhận thấy rõ, sự biết rõ, tuệ như gươm bén, tuệ tức là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như hoàng cung, tuệ là sáng suốt, tuệ là ánh sáng, tuệ như ngọn đèn, tuệ như ngọc, cũng gọi vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là lương tri.

-   Phíc-khú thành bực đáo cận… đã hiệp với chánh niệm lương tri ấy bằng cách như thế. Do cách thực hành lối ấy, Phíc-khú mới đặng gọi là có chánh niệm lương tri. Bước tới bước lui phía trước có chánh niệm lương tri; trở lại phía sau có chánh niệm lương tri; dòm ngó phía trước có chánh niệm lương tri, xoay ngó phía trái phải có chánh niệm lương tri; co thân vào có chánh niệm lương tri; ngay thân ra có chánh niệm lương tri; trong cách đắp y tăng già lê, mang bát và mặc y vai trái có chánh niệm lương tri; trong cách ăn uống nhai và nếm vị đều có chánh niệm lương tri; trong cách đại tiện và tiểu tiện có chánh niệm lương tri; trong cách đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, nín cũng đều có chánh niệm lương tri.

  1.  

Nói thanh tịnh có giải như vầy: Những nơi chỗ nào sẽ ở, nơi gần những chỗ ở đó không lộn xộn với những tại gia, xuất gia. Do nhân ấy, chỗ đó mới gọi là thanh tịnh. Dù cho chỗ nào sẽ ở nơi xa nhưng chỗ đó không lộn xộn với những tại gia hay xuất gia. Do nhân ấy chỗ đó cũng gọi là thanh tịnh.

  1.  

Câu nói tọa cụ có giải như vầy: Tọa ngọa cụ tức là đơn, tọa ngọa cụ cũng là ghế, tọa ngọa cụ cũng là chỗ nằm, tọa ngọa cụ cũng là gối, tọa ngọa cụ cũng là chỗ ở, tọa ngọa cụ cũng là mái hiên, tọa ngọa cụ cũng là cung điện, tọa ngọa cụ cũng là lâu đài, tọa ngọa cụ cũng là nhà lồng, tọa ngọa cụ cũng là chỗ ngủ nghỉ, hoặc chỗ kín khuất, tọa ngọa cụ cũng là hang, tọa ngọa cụ cũng là bóng cây, tọa ngọa cụ cũng là đám tre. Hoặc Phíc-khú thường ở trong chỗ nào thì chỗ ấy gọi là tọa ngoạ cụ.

  1.  

Câu nói nương tức là nương ở đàng hoàng, vào ở, tọa ngọa cụ mà thanh tịnh ấy. Do nhân đó mới gọi là nương.

  1.  

Gọi rừng tức là ngoài phạm vi tất cả xóm nhà.

  1.  

Nói bóng cây… có giải rằng: Là cái tàng (lọng) là bóng cây là sơn nham (núi), kẹt núi, huyệt là hang trong núi, táng địa (là nghĩa trang), không địa (là chỗ trống), cỏ bỏ (là ruộng hoang).

  1.  

Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ ở xa. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ là rừng rậm. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ ở đáng kinh sợ. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ ở đáng sợ run rẩy. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ chót vót. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ chỗ không gần với nhân loại. Câu nói rừng sâu là tên của tọa ngọa cụ, chỗ tìm sự tu tiến khó đặng.

  1.  

Câu nói chỗ không có tiếng quấy nhiễu là mặc dầu chỗ ở gần nhưng không có ồn ào do bực xuất gia hay người thế tục. Vì nhân đó mới gọi là không có tiếng quấy nhiễu. Hay những chỗ ở dù xa mà cũng không có ồn ào do bực xuất gia hay tại gia; vì nhân đó mới gọi là chỗ ấy không có tiếng quấy nhiễu.

  1.  

Câu nói chỗ không có tiếng rần rộ có nghĩa là chỗ nào mà không có tiếng quấy nhiễu, đó gọi là chỗ không có tiếng rần rộ. Chỗ nào không có tiếng rần rộ, chỗ đó gọi là chỗ ít người vãng lai. Chỗ ít người vãng lai đó gọi là chỗ không có người lộn xộn. Chỗ không có người lộn xộn đó gọi là chỗ đáng ẩn.

  1.  

Gọi là hoặc vào rừng, hoặc ở bóng cây, hoặc ở nhà trống như là người đi rừng, người đi ở bóng cây, hoặc người đi vào ở trong nhà không.

  1.  

Nói ngồi kiết già tức là thành người ngồi kiết già.

  1.  

Nói thân ngay thẳng tức là để thân cho ngay, dựng thân ngay thẳng.

  1.  

Nói để chánh niệm chong ngay đề mục mà chánh niệm đó ra sao? Như là sự chăm chú, hằng chăm chú… chăm chú đúng đắn. Như thế gọi là niệm, mà niệm đây đặt để ngay chót mũi, trên môi đã nhuần nhã. Do nhân đó mới gọi là để niệm chong ngay đề mục.

  1.  
  • Nói trừ tham ác nơi đời mà tham ác đó ra sao? Như là sự mong mỏi, rất mong mỏi… cách mong mỏi nặng nề của tâm. Thế gọi là tham ác.
  • Đời đó ra sao? Đời là ngũ thủ uẩn. Như thế gọi là đời.

Nếu mà tham ác ấy vắng lặng êm ái, rất êm ái, tắt đi, tắt đặng êm thắm, bị làm cho điêu tàn tiêu mất, làm cho khô héo, rất khô héo, đã lìa khỏi đời. Do nhân đó mới gọi là trừ đặng tham ác nơi đời.

  1.  

Nói tâm xa lìa tham ác mà tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… thuộc ý thức giới. Như thế gọi là tâm; mà tâm ấy đặng xa lìa tham ác. Do nhân đó gọi là tâm xa lìa tham ác.

  1.  

Nói trụ đó ra sao? Nói trụ là đang liên quan nhau, đang hành động, đang gìn giữ, đang cho hành vi, đang hiện hành, đang du hành, đang tạm trụ. Do nhân đó gọi là trụ (viharati).

  1.  
  • Nói rửa tâm cho sạch tham ác mà tham ác đó ra sao? Như là sự dục vọng, rất dục vọng… dục vọng nặng nề của tâm. Đó gọi là tham ác.
  • Tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy rửa cho hết, hết trọi đặc biệt, cho rảnh khỏi xa lìa ác ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa tâm trong sạch xa lìa tham ác.
  1.  

Trừ sân độc ác hại, mà sân độc là một và ác hại là một.

  • Sân độc đó ra sao? Như là sự quá sân giận, oán thù, sự bực lòng, quá bực lòng, rất bực lòng, cách giận dữ, quá giận dữ, rất giận dữ của tâm. Hay là tâm quá giận, ý quá sân, phẩn nộ, thái độ phẩn nộ, cách phẩn nộ, giận lung, sự độc ác, thái độ độc ác, quá độc ác, tính độc ác, mưu độc ác, thái độ dữ dằn xấu xa, hoặc sự không hiền hậu và cách không ưa của tâm. Như thế gọi là sân ác.
  • Ác hại trong khi có ra sao? Sân ác nào độc hại, sân ác đó gọi là độc hại.

Sân ác và độc hại êm ái vắng lặng, rất vắng lặng, dục tắt, mà dục tắt bặt dứt, bị làm cho điêu tàn, làm cho hẳn điêu tàn, bị làm cho khô héo, hẳn khô héo, rốt cuộc làm cho ly biệt mất. Do nhân đó mới gọi là trừ sân ác và độc hại bằng cách như thế.

  1.  

Nói tâm không sân ác mà tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm mà tâm ấy không sân ác. Do nhân ấy mới gọi là tâm không sân ác.

  1.  

Nói trụ đó ra sao? Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… tạm trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói rửa lòng trong sạch lìa sân ác độc hại mà sân ác là một và độc hại là một.

  • Sân ác trong khi có ra sao? Như là sự quá sân giận, oán thù, sự bực lòng, quá tức, rất bực lòng, cách giận dỗi, rất giận dỗi của tâm; hay là tâm quá giận, ý quá sân, phẩn nộ, thái độ phẩn nộ, cách phẩn nộ, giận lun, sự độc ác, thái độ độc ác, quá độc ác, tính ác độc, mưu độc ác, thái độ dữ dằn xấu xa hoặc không hiền hậu và cách không ưa của tâm. Như thế gọi là sân ác.
  • Độc hại đó ra sao? Sân ác nào độc hại thì sân ác đó gọi là độc hại.
  • Tâm đó ra sao? Như là chủ trương trong phần biết cảnh, cũng gọi ý, cũng gọi tâm địa… thuộc ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú phải rửa tâm cho hết, hết đặc biệt, đặng trong sạch xa lìa đặc biệt, rảnh khỏi tham ác và độc hại ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa lòng trong sạch lìa sân ác và độc hại bằng cách như thế.
  1.  

Nói đã trừ hôn trầm thùy miên mà hôn trầm là một và thùy miên là một.

  • Trong hai thứ đó mà hôn trầm ra sao? Như là sự không tương xứng, sự không thích hợp công chuyện, sự sụt sè, sự lui sụt của tâm, sự thối quá, thái độ thối quá, trạng thái thối quá, sự cuốn lại, trạng thái cuốn lại của tâm. Như thế gọi là hôn trầm.
  • Thụy miên trong khi có ra sao? Như là sự không vừa với cảnh, sự không thích hợp với công chuyện, sự bần thần, sự ngầy ngật, sự dã dượi, sự buồn ngủ, cách muốn ngủ, thái độ muốn ngủ, sự ngủ gục hiện nơi thân. Như thế gọi là thụy miên.

Nếu mà hôn trầm và thụy miên đặng yên tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng, diệt tắt, diệt tắt bằng cách yên ổn hay là bị làm cho điêu tàn, làm cho rất điêu tàn, làm cho khô khan, làm cho rất khô khan, đã bị làm cho xa lìa. Do nhân đó mới gọi là đã đặng trừ hôn trầm, thụy miên bằng cách như thế.

  1.  
  • Nói thành người xa lìa hôn trầm, thụy miên nghĩa là bực rảnh khỏi hôn trầm, thụy miên bởi vì Phíc-khú đã buông bỏ, đã giải phóng, đã trừ, đã ói ra, đã bỏ giao hoàn, vì đã bỏ và giao hoàn hôn trầm, thụy miên ấy. Do nhân đó mới gọi là thành bực xa lìa hôn trầm, thụy miên bằng cách như thế.
  • Còn nói trụ có nghĩa là vẫn liên hệ nhau… tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.
  1.  

Câu nói có tưởng quang minh mà tưởng đó ra sao? Như là cách nhớ, thái độ nhớ, sự nhớ. Như thế gọi là tưởng mà tưởng quang minh nầy là khai hóa trong sạch. Do nhân đó mới gọi là có tưởng quang minh.

  1.  
  • Câu nói có chánh niệm lương tri mà chánh niệm đó ra sao? Như là sự nhớ đặng, sự hằng nhớ… nhớ chơn chánh. Như thế gọi là chánh niệm.
  • Lương tri đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là lương tri. Là Phíc-khú thành bực đã vào đến… đã hợp với chánh niệm và lương tri ấy. Do nhân đó mới gọi là có chánh niệm lương tri bằng cách như thế.
  1.  

Nói rửa tâm cho sạch lìa hôn trầm, thụy miên mà hôn trầm là một và thụy miên là một.

  • Trong hai thứ nầy mà hôn trầm đó ra sao? Như là sự không tương xứng với tâm… trạng thái rút thun lại của tâm. Như thế gọi là hôn trầm.
  • Thụy miên đó ra sao? Như là sự không tương xứng… tư cách sở hữu tâm sai khiến buồn ngủ. Như thế gọi là thụy miên.
  • Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, cũng gọi tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú rửa tâm ấy cho sạch hết, cho hết trọi trong sạch đặng xa lìa đặc biệt vì rảnh khỏi xa lìa hôn trầm, thụy miên ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa tâm cho sạch lìa hôn trầm, thụy miên.
  1.  

Nói đã trừ đặng trạo hối mà phân hai thành phóng dật và hối hận.

  • Trong hai thứ nầy, mà phóng dật đó ra sao? Như là sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, cách tâm lăng xăng, sự lao chao của tâm. Như thế gọi là phóng dật.
  • Hối hận đó ra sao? Như là sự chấp rằng quan trọng trong cách không quan trọng, sự chấp rằng không quan trọng trong cách quan trọng, sự chấp rằng có lỗi trong cách không có lỗi, sự chấp rằng không có lỗi với cách có lỗi; sự bực tức, thái độ bực tức, trạng thái bực tức, tâm nóng nảy, tâm rộn ràng. Nếu có trạng thái như thế gọi là hối hận.

Nếu phóng dật và hối hận ấy yên tịnh, vắng lặng càng vắng lặng diệt mất, diệt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, làm cho thật điêu tàn, bị làm cho khô héo rất khô héo và rốt cuộc đã làm cho xa lìa. Do nhân đó mới gọi là đã đặng trừ trạo hối bằng cách như thế.

  1.  

Câu nói thành người không phóng dật là bực Phíc-khú không tán loạn, do buông bỏ thả ra, xả bỏ, quyên trừ, buông giao lại và đã ói mửa trạo hối rồi. Do nhân đó mới gọi là người không phóng dật.

  1.  
  • Gọi trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm trú. Do nhân đó mới gọi là trụ.
  • Câu nói bên trong tức là bên trong phần ta.
  • Câu nói có tâm vắng lặng mà tâm đó ra sao? Như là chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, cũng gọi tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy thanh tịnh, vắng lặng, rất thanh tịnh vắng lặng bên trong. Do nhân đó mới gọi là có tâm vắng lặng bên trong.
  1.  

Câu nói rửa lòng cho sạch lìa trạo hối mà phân ra phóng dật và hối hận.

  • Trong hai thứ đó mà phóng dật ra sao? Sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, tâm lao chao, sự rộn ràng của tâm. Như thế gọi là phóng dật.
  • Hối hận trong khi có ra sao? Như là sự chấp rằng đáng trong chỗ không đáng… ý hối tiếc do có trạng thái như thế mới gọi là hối hận.
  1.  

Tâm trong khi có ra sao? Như là chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú rửa tâm ấy cho hết trọi, hết đặc biệt cho trong sạch, cho khỏi, cho khỏi đặc biệt, cho vượt khỏi, xa lìa phóng dật, hối hận ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa lòng cho lìa trạo hối.

 

  1.  

Nói đã đặng trừ hoài nghi mà hoài nghi ra sao? Như là sự nghi hoặc, thái độ hồ nghi, sự nghi nan, sự suy xét thấy khác biệt không thể quyết đoán cảnh đặng, sự thấy thành hai khía cạnh, sự nhận thấy như đường rẽ hai, sự hoài nghi không tính trọn một phía, nghĩ ngợi lơ thơ, tính toán dần dừ, sự không thể quyết định cho đặng, tâm dụ dự, cách lừng chừng của tâm. Như thế gọi là hoài nghi; mà hoài nghi ấy yên tịnh vắng lặng, rất vắng lặng, tắt đi, tắt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo, rốt cuộc đã xa lìa. Do nhân đó mới gọi là trừ đặng hoài nghi.

  1.  

Câu nói thành người đã vượt khỏi hoài nghi giải rằng là đã thành bực lướt qua, lướt qua khỏi rồi, đã vượt ra khỏi hoài nghi ấy, đáo bỉ ngạn, đã đến bờ theo thứ lớp. Do nhân đó mới gọi là thành người vượt khỏi đặng với hoài nghi.

  1.  

Nói trụ nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói không có sự hoài nghi trong những pháp thiện nghĩa là không có nghi hoặc, không nghi nan, không có sự nghi nan, hết sự nghi hoặc, xa lìa sự hoài nghi trong những pháp thiện bằng hoài nghi ấy. Do nhân đó mới gọi là không có sự hoài nghi trong những pháp thiện.

  1.  

Nói rửa lòng cho sạch xa lìa hoài nghi mà hoài nghi đó ra sao? Như là cách hoài nghi, thái độ nghi hoặc, sự nghi hoặc… ý do dự, thái độ dùng dằng của tâm. Như thế gọi là hoài nghi.

Tâm trong khi có ra sao? Như là chủ trương trong sự biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà Phíc-khú rửa tâm ấy cho sạch hết, cho hết đặc biệt, cho trong sạch, cho khỏi, cho khỏi đặc biệt, cho vượt khỏi lìa hoài nghi ấy. Do nhân đó mới gọi là rửa lòng cho sạch lìa hoài nghi.

  1.  

Nói trừ ngũ cái đã đặng như thế nghĩa là những ngũ cái ấy êm tịnh vắng lặng, càng vắng lặng diệt đi, tắt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo, rốt cuộc phải đặng xa lìa. Do nhân đó mới gọi là trừ ngũ cái ấy đã đặng.

  1.  

Nói thành cơ quan phiền muộn của tâm tức là ngũ cái ấy là cơ quan phiền muộn của tâm.

  1.  

Nói làm cho tuệ bạt nhược nghĩa là tuệ mà chưa sanh không đặng sanh và tuệ đã sanh vẫn diệt do ngũ cái ấy. Bởi nhân đó mới gọi là làm cho tuệ bạt nhược.

  1.  

Nói tĩnh ly chư dục đã vắng lặng lìa chư pháp bất thiện mà dục đó ra sao? Như là sự vừa thích, cũng gọi tham, cũng gọi ái dục, cũng gọi muốn, cũng gọi dục dục, cũng gọi ham, cũng gọi tư duy, cũng gọi ưa nhiễm, thương yêu, cũng gọi dục lạc, tư duy dục lạc, cũng gọi mong mỏi. Những pháp ấy gọi là dục.

Chư pháp bất thiện đó ra sao? Như là sự dục dục, sân ác, hôn trầm, thụy miên, Trạo cử, hoài nghi. Những pháp ấy gọi là chư pháp bất thiện, mà Phíc-khú đã vắng lặng xa lìa dục vọng và những pháp bất thiện ấy. Do nhân đó mới gọi là đã tĩnh ly chư dục, vắng lặng lìa chư bất thiện bằng cách như thế.

  1.  

Nói hiệp với tầm, tứ nhưng tầm là một và tứ là một.

  • Trong hai thứ nầy mà tầm đó ra sao? Như là sự nghĩ ngợi, sự rất nghĩ ngợi, cách suy tính, cách đem tâm dựa cảnh, cách đem tâm khắn khít vào cảnh, cách đem tâm đến cảnh, cũng gọi chánh tư duy. Như thế gọi là tầm.
  • Tứ trong khi có ra sao? Như là sự chăm sóc, cách xem xét, cách coi chừng, hằng gìn giữ, rất gìn giữ, cách đem tâm gắn vào cảnh, hằng chăm nom cảnh cho tâm. Như thế gọi là tứ.

Mà Phíc-khú đã thành bực vào đến hiệp với tầm, tứ ấy rồi. Do nhân đó mới gọi là hiệp với tầm, tứ bằng cách như thế.

  1.  

Nói sanh từ định có nghĩa là những pháp đó như: tầm, tứ, hỷ, lạc nhất tâm đã sanh, đã đồng sanh, sanh ra rồi, trọn phần sanh ra rồi, đã hiện hành trong định ấy. Do nhân đó mới gọi là sanh từ định.

  1.  

Nói có hỷ, lạc mà hỷ là một và lạc là một.

  • Trong hai thứ đó mà hỷ ra sao? Như là sự no lòng, sự mừng, sự rất mừng, sự phơi phới, sự hớn hở, sự vui bồng bột, tâm thỏa thích, mừng bằng cách chấn động, hớn hở vui tươi của tâm. Như thế gọi là hỷ.
  • Lạc trong khi có ra sao? Như là sự vui lòng, tâm yên ổn, sự hưởng cảnh vui thành lạc sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh vui thành lạc sanh từ ý xúc. Như thế gọi là lạc.

Mà lạc nầy đồng nhau sanh chung, hòa trộn với hỷ ấy. Do nhân đó mới gọi là có hỷ, lạc.

  1.  

Câu nói ban sơ tức là lần thứ nhất đếm theo thứ lớp của thiền ấy gọi là sơ thiền. Bởi vì bực tu đắc chứng lần đầu.

  1.  

Nói thiền tức là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.

  1.  

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, cách làm cho tỏ rõ, cách đắc, cách nhập, cách nhập sơ thiền lại của bực xuất gia.

  1.  

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói do tầm, tứ vắng lặng mà tầm là một và tứ là một.

  • Trong hai thứ nầy mà tầm đó ra sao? Như là sự suy nghĩ, rất suy nghĩ… cũng gọi chánh tư duy. Như thế gọi là tầm.
  • Tứ trong khi có ra sao? Như là sự chăm nom, cách xem xét, thường xem xét, rất xem xét, sự mà tâm gắn với cảnh, hằng gìn giữ cảnh cho tâm. Như thế gọi là tứ (vicāra).

Tầm và tứ ấy vắng lặng, rất vắng lặng, tắt mất, tắt cho đặng im đìm, sự làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, sự làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc xa lìa. Do nhân đó mới gọi là do tầm, tứ vắng lặng bằng cách như thế.

  1.  
  • Nói trong phần trong như là hiện hành thành của bên trong phần ta.
  • Còn nói trong sạch tức là đức tin, thái độ tín, sự quyết tín, sự rất kỉnh trọng.
  1.  

Nói thành pháp độc đoán phát sanh cho tâm tức là trụ của tâm… chánh định.

  1.  

Nói vô tầm vô tứ mà tầm là một và tứ là một.

  • Trong hai thứ đó mà tầm đó ra sao? Như là sự nghĩ ngợi, rất nghĩ ngợi… cũng gọi chánh tư duy. Như thế gọi là tầm.
  • Tứ trong khi có ra sao? Như là cách chăm nom, sự xem xét, thường xem xét, rất xem xét, cách tâm dính cảnh, sự hằng gìn giữ cảnh cho tâm. Như thế gọi tứ (vicāra).

Tầm và tứ ấy vắng lặng, rất vắng lặng, diệt đi, diệt đặng im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc đã xa lìa. Do nhân đó mới gọi là vô tầm vô tứ bằng cách như thế.

  1.  

Nói sanh từ định là những pháp đó như là sự trong sạch do nhờ hỷ, lạc và nhất tâm đã sanh, đã sanh đủ, phát sanh ra rồi, đã phát sanh riêng phần, đã hiện bày trong định ấy. Do nhân đó mới gọi là sanh từ định.

  1.  

Nói hỷ, lạc mà hỷ riêng phần và lạc cũng riêng phần.

  • Trong hai cách đó mà hỷ ra sao? Như là sự no lòng, sự mừng… tâm hớn hở. Như thế gọi là hỷ.
  • Lạc trong khi có ra sao? Như là sự yên vui của tâm… thái độ hưởng cảnh yên vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là lạc.

Mà lạc ấy đồng sanh chung hòa trộn với hỷ. Do nhân đó mới gọi là có hỷ, lạc.

  1.  

Nói thứ hai tức là lần thứ hai, đếm theo thứ lớp của thiền ấy, kêu khép lại là nhị thiền vì là bực tu đắc lần thứ hai.

  1.  

Gọi thiền tức là sự trong ngần của hỷ, lạc và nhất tâm.

  1.  

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, cách làm cho tỏ rõ, cách đắc, cách nhập, cách nhập nhị thiền lại của bực xuất gia.

  1.  

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói do tiêu tán hỷ đặng nữa mà hỷ đó ra sao?

-   Như là sự no lòng, sự mừng… sự rất mừng, sự phơi phới, sự hớn hở, sự vui bồng bộc, tâm thỏa thích, mừng bằng cách chấn động, tâm hớn hở vui tươi. Như thế gọi là hỷ.

-   Hỷ ấy rất yên tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng, diệt đi, tắt im đìm, bị làm cho điêu tàn, thật điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc đã xa lìa. Do nhân đó mới gọi là làm cho tiêu tan luôn hỷ.

  1.  

Nói thành bực có tâm xả mà xả đó ra sao? Như là sự buông bỏ, thản nhiên, thái độ thản nhiên nơi riêng phần hay sự trung bình của tâm. Như thế gọi là xả, mà Phíc-khú thành bực đã vào đến… hiệp với xả ấy rồi. Do nhân đó mới gọi là thành bực có tâm xả.

  1.  

Nói trụ đó ra sao? Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau, … vẫn tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  
  • Nói có chánh niệm lương tri trong hai cách nầy mà niệm ra sao? Như là sự nhớ đặng, cách hằng nhớ… nhớ đúng đắn. Như thế gọi là chánh niệm.
  • Lương tri trong khi có ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Như thế gọi là lương tri, mà Phíc-khú đó đã thành bực đến… hiệp với chánh niệm lương tri rồi. Do đó mới gọi là có chánh niệm lương tri bằng cách như thế.
  1.  
  • Nói hưởng lạc bằng danh thân mà lạc đó ra sao? Như là sự yên ổn tâm, sự yên tâm, cách vui lòng, sự hưởng an vui từ ý xúc hay thái độ hưởng cảnh an vui từ ý xúc. Như thế gọi là lạc.
  • Thân trong khi có ra sao? Như là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Như thế gọi là thân, mà Phíc-khú vẫn hưởng lạc bằng thân ấy. Do nhân đó mới gọi là hưởng lạc bằng danh thân.
  1.  

Nói thành thiền mà bực Thánh nhân khen ngợi người đắc, mà Thánh nhân đó ra sao? Như là Đức Phật và Thinh văn, đệ tử của Phật gọi là bực Thánh, mà chư Thánh đó khen ngợi trình bày chế định, đặt để, mở mang, phân chia làm cho rõ rệt, bố cáo cho người đắc thiền ấy. Do nhân đó gọi là thành thiền mà chư Thánh khen ngợi người đắc thiền.

  1.  
  • Nói thành người có tâm xả, có chánh niệm, vẫn đặng an vui mà xả đó ra sao? Như là sự tự nhiên, thái độ tự nhiên, sự chăm chú, đơn độc, sự trung bình của tâm. Như thế gọi là xả.
  • Niệm trong khi có ra sao? Như là nhớ đặng, sự hằng nhớ… cách nhớ chơn chánh. Như thế gọi là niệm.
  • Lạc trong khi có ra sao? Như là sự yên vui của tâm, tâm an vui, sự hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là lạc, mà Phíc-khú hiệp với xả, niệm và lạc ấy vẫn liên quan phẩm cách hành động, vẫn bảo trì, vẫn hành vi, đang hành vi, đang dạo đi, đang tạm trụ. Do nhân đó mới gọi là thành bực có tâm xả, có chánh niệm, vẫn an vui bằng cách như thế.
  1.  

Nói thứ ba là thứ lớp của cách đếm thiền ấy, thuộc về thứ ba gọi là tam thiền, do bực tu tiến đắc lần thứ ba.

  1.  

Nói thiền tức là xả, niệm, lương tri, lạc và nhất tâm (ekaggatā).

  1.  

Nói đắc chứng tức là cách đặng, cách đặng lại nữa, cách đến, sự đến, cách đúng đắn, cách làm cho rõ, cách chứng tam thiền.

  1.  
  • Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.
  1.  

Nói do trừ lạc khổ đặng mà lạc riêng và khổ riêng.

  • Trong hai thứ đó mà lạc ra sao? Như là sự thích thân, sự sướng thân, sự hưởng cảnh thích sanh từ thân xúc hay thái độ hưởng cảnh thích sướng sanh từ thân xúc. Như thế gọi là lạc.
  • Khổ trong khi có ra sao? Sự không thích thân, sự khổ thân, sự hưởng cảnh không thích thành khổ sanh từ thân xúc. Như thế gọi là khổ.

Lạc và khổ ấy vẫn yên tịnh vắng lặng, rất vắng lặng, diệt bằng cách êm đềm, bị làm cho điêu tàn, hẳn điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo, rốt cuộc rồi làm cho xa lìa khỏi. Do nhân mới gọi là lạc khổ bằng cách như thế.

  1.  

Nói do hỷ, ưu diệt, diệt bặt đã rồi mà ưu hỷ riêng nhau.

  • Trong hai thứ đó mà hỷ ra sao? Như là sự yên ổn của tâm, sự an vui của tâm, sự hưởng cảnh vui sanh từ ý xúc, thái độ hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ.
  • Ưu trong khi có ra sao? Như là sự không an tâm, sự khổ trong tâm, sự hưởng cảnh không vui thành khổ sanh từ ý xúc. Hay thái độ hưởng cảnh không vui thành khổ sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu.

Mà hỷ và ưu ấy êm tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng diệt mất, diệt bằng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, vẫn điêu tàn, bị làm khô héo thật khô héo, rốt cuộc đã làm cho lìa khỏi trước rồi. Nhân đó mới gọi là do hỷ ưu diệt trọn đã rồi bằng cách như thế.

  1.  

Nói vô khổ vô lạc nghĩa là không có sự tâm yên và cũng không có sự tâm không yên vui, chỉ có hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc hay chỉ có thái độ hưởng cảnh phi khổ phi lạc sanh từ ý xúc. Do nhân đó mới gọi là vô khổ vô lạc.

  1.  
  • Nói có chánh niệm đầy đủ do xả mà xả đó ra sao? Như là sự tự nhiên, thái độ tự nhiên, sự chăm chú đơn độc, sự trung bình của tâm. Như thế gọi là xả.
  • Niệm trong khi có ra sao? Như là sự nhớ đặng, sự hằng nhớ… sự nhớ ghi chơn chánh. Như thế gọi là niệm, mà niệm ấy mở mang sạch sẽ, trong trẻo do xả ấy. Do nhân đó mới gọi là có niệm trong sạch do xả.
  1.  

Nói thứ tư tức là đếm theo thiền ấy, thứ tư gọi là tứ thiền, do bực tu tiến đắc lần thứ tư.

  1.  

Nói thiền tức là xả, niệm, nhất tâm.

  1.  

Nói đắc chứng tức là sự trúng, cách đến, cách làm cho tỏ rõ, cách đắc, cách nhập lại và sự đắc chứng tứ thiền.

  1.  

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… đang tạm ở. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói do lướt qua tưởng sắc bằng mọi cách mà tưởng sắc đó ra sao? Như là sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng của bực tu tiến nhập thiền Sắc giới, hoặc của bực sanh về cõi Sắc giới hay là bực La-hán trụ lạc pháp kiến. Như thế gọi là tưởng sắc.

Mà Phíc-khú đã vượt khỏi, đã qua, đã qua khỏi với những tưởng sắc ấy. Vì nhân đó mới gọi là do vượt qua tưởng sắc bằng mọi cách.

  1.  

Nói do sự diệt của cùn khốn tưởng (paṭighasaññā) mà cùn khốn tưởng đó ra sao? Như là tuởng sắc, tưởng thinh, tưởng khí, tưởng vị, tưởng xúc. Những thế gọi là cùn khốn tưởng, mà những cùn khốn tưởng ấy yên tịnh, vắng lặng, rất vắng lặng diệt mất, diệt mất bắng cách im đìm, bị làm cho điêu tàn, vẫn điêu tàn, bị làm cho khô héo, thật khô héo rốt cuộc rồi bị làm cho xa lìa. Vì nhân đó mới gọi là sự diệt của cùn khốn tưởng (paṭighasaññā).

  1.  

Nói do không tác ý với cách tưởng dị mà tưởng dị đó ra sao? Như là sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng của bực không nhập thiền, đều đồng với ý giới, hoặc đều đồng với ý thức giới. Những thế gọi là tưởng dị.

Mà Phíc-khú vẫn không tác ý cách tưởng dị thế đó. Vì nhân đó mới gọi là do không tác ý với tưởng dị.

  1.  

Nói hư không không cùng tột mà hư không đó ra sao? Như là trống rỗng thường gọi là hư không, sự trống thường gọi là trống rỗng, lỗ trống thường gọi là trống không mà sắc tứ đại sung không đụng chạm. Như thế gọi là hư không, mà Phíc-khú chăm chú tâm thuần thục, rải lòng không cùng tột trong hư không ấy. Nhân đó mới gọi là hư không không cùng tột.

  1.  

Câu nói Không vô biên xứ tức là tâm và sở hữu của bực nhập thiền Không vô biên xứ; hoặc của bực sanh trong cõi Không vô biên xứ, hoặc của bực La-hán trụ lạc kiến pháp.

  1.  

Nói đắc chứng tức là đặng, đến, trúng, nhập lại làm cho rõ rệt, chứng đến bực Không vô biên xứ.

  1.  

Nói trụ có nghĩa là vẫn liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói do vượt qua Không vô biên xứ bằng mọi cách có nghĩa là bực Phíc-khú đã vượt qua, lướt khỏi, qua khỏi với Thức vô biên xứ ấy. Bằng nhân đó mới gọi là vượt qua Không vô biên xứ bằng mọi cách.

  1.  

Nói thức vô cùng tột có nghĩa là Phíc-khú đã quán hư không hoàn thành rồi đến tưởng thức không cùng không tột. Do nhân đó mới gọi là thức vô cùng tột.

  1.  

Nói Thức vô biên xứ tức là tâm và sở hữu của bực nhập thiền Thức vô biên xứ hay là của người sanh lên cõi Thức vô biên xứ. Hoặc của bực tứ quả đang hưởng kiến pháp lạc trú.

  1.  

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, làm cho rõ, cách nhập lại là đắc thiền Thức vô biên xứ.

  1.  

Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… hay tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói do lướt khỏi Thức vô biên xứ bằng mọi cách có nghĩa là Phíc-khú đã vượt khỏi, lướt qua, đã qua với Thức vô biên ấy. Bằng nhân đó mới gọi là lướt khỏi Thức vô biên xứ bằng mọi cách.

  1.  

Nói thức không có chút nào nghĩa là Phíc-khú nhận thấy rằng thức đó không có, tiêu mất, không còn chút nào. Do nhân đó mới gọi là thức không có chút nào.

  1.  

Nói Vô sở hữu xứ tức là tâm và sở hữu của người nhập thiền Vô sở hữu xứ hay bực sanh về cõi Vô sở hữu xứ, hoặc La-hán đang trụ lạc kiến pháp.

  1.  

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, làm cho rõ, cách nhập lại là đắc chứng với Không vô biên xứ.

  1.  

Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… hay tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

  1.  

Nói do lướt khỏi Vô sở hữu xứ bằng mọi cách nghĩa là Phíc-khú đã vuợt qua khỏi rồi, qua rồi với Vô sở hữu xứ ấy. Bằng nhân đó lướt khỏi Vô sở hữu xứ bằng mọi cách.

  1.  

Nói phi tưởng phi phi tưởng là Phíc-khú quán thiền Vô sở hữu xứ ấy cho là vắng lặng mà tu tiến nhập thiền còn có hành. Do nhân đó mới gọi là phi tưởng phi phi tưởng.

  1.  

Nói Phi tưởng phi phi tưởng xứ tức là tâm và sở hữu của người nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hay là của bực sanh về cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc của La-hán đang trụ lạc kiến pháp.

  1.  

Nói đắc chứng tức là cách đến, sự đến, cách trúng, làm cho rõ, cách nhập lại là đắc với thiền phi tưởng phi phi tưởng.

  1.  

Câu nói trụ có nghĩa là liên quan nhau, phẩm hạnh đang còn, đang gìn giữ, đang hành vi, đang hành động, đang dạo đi, đang tạm trụ. Do nhân ấy mới gọi là trụ.

Dứt Phân theo Kinh

 

C. THIỀN PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

Thiền thiện theo bốn bực

  1.  

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

  1.  

Trong bốn bực thiền đó mà sơ thiền ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền bằng đề mục đất hiệp với tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định trong khi nào thì năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền.

  1.  

Nhị thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến hành theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Tam thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, do tan luôn hỷ… đắc tam thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn còn hai chi thiền là lạc và nhất tâm. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Tứ thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới và trừ luôn lạc… đắc tứ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có hai chi thiền là xả và nhất tâm. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

 

Thiền thiện theo năm bực

  1.  

Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, yên tĩnh vô tầm hữu tứ có hỷ, lạc, đắc nhị thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có bốn chi thiền là tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc tam thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới hết ưu luôn hỷ… đắc tứ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có hai chi thiền là lạc và nhất tâm. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới đặng trừ luôn lạc… đắc ngũ thiền trụ đề mục đất trong khi đó vẫn có hai chi thiền là xả và nhất tâm. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, đã trừ luôn lạc… lướt khỏi luôn cả Vô sở hữu xứ, vẫn đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng phi tưởng phi phi tưởng trong khi đó có hai chi thiền là xả và nhất tâm. Như thế gọi là tứ thiền (Vô sắc giới). Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

 

Thiền thiện siêu thế theo bốn bực

  1.  

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

  1.  

Trong bốn bậc thiền đó mà sơ thiền ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… vẫn đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Nhị thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly tầm, tứ… đắc nhị thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra là tương ưng thiền.

  1.  

Tam thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ… do tiêu tan luôn hỷ đắc tam thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó hai chi thiền là lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Tứ thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, trừ luôn lạc… đắc tứ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

 

Thiền thiện siêu thế theo năm bực

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì ngũ chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là nhị thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ, đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly tầm, tứ… đắc tam thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó ba chi thiền là hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tam thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ, tan luôn hỷ đắc tứ thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì hai chi thiền là lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  1.  

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến, hầu chứng bực ban sơ trừ luôn lạc… đắc ngũ thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền.

 

Thiền dị thục quả theo bốn bực và năm bực

  1.  

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

  1.  
  • Sơ thiền trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền trụ đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Bực Phíc-khú tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền trụ đề mục đất mà thành dị thục quả do tu hành chứa để thiện Sắc giới khi đó năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

  • Nhị thiền đó ra sao?

            -           Như là Phíc-khú trong khi tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền trụ đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Bực Phíc-khú tĩnh ly tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền trụ đề mục đất mà thành dị thục quả do đã tu hành chứa để thiện Sắc giới trong khi nào thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

- Bực Phíc-khú trong khi tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới đã trừ luôn lạc… do lướt khỏi luôn đến Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện, mà bực Phíc-khú đã trừ lạc… lướt khỏi luôn Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà thành dị thục quả do đã tu hành chứa để thiện Vô sắc giới trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền (theo Pālī rút ngắn).

 

Thiền dị thục quả siêu thế theo bốn và năm bực

  1.  

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

  1.  
  • Sơ thiền trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

- Bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt mà thành dị thục quả do nhờ tu tiến thực hành chứa để thiền thiện siêu thế trong khi đó thì năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng thiền.

  • Nhị thiền trong khi có ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly tầm, tứ… đắc nhị thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-  Mà bực tĩnh ly chư dục đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc   ngũ thiền mà hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt thành dị thục quả do nhờ tu hành tiến hóa chứa để thiền thiện siêu thế trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền. (theo Pālī rút ngắn).

 

Thiền tố (kiriyā) theo bốn và năm bực

  1.  

Bốn bực thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

  1.  
  • Sơ thiền trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền trụ đề mục đất mà thành tố (kiriyā) phi thiện phi dị thục quả, kiến pháp lạc trụ thì trong khi đó năm chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là sơ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.
  • Nhị thiền đó ra sao?

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc ngũ thiền trụ đề mục đất mà thành tố phi thiện, phi dị thục quả, kiến pháp lạc trụ thì trong khi đó hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là ngũ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng thiền.

- Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Vô sắc giới đã trừ luôn lạc lướt khỏi luôn cả Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi đó thì hai chi thiền là xả và nhất tâm vẫn có. Như thế gọi là tứ thiền. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với thiền (theo Pālī rút ngắn).

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

D. THIỀN PHÂN TÍCH PHẦN VẤP ĐÁP

  1.  

Bốn bực thiền là :

  1. Phíc-khú trong Tông giáo nầy tĩnh ly chư dục, đã vắng lặng lìa các pháp bất thiện đắc sơ thiền vẫn có tầm, tứ, hỷ, lạc sanh từ định.
  2. Đắc nhị thiền vắng lặng tầm, tứ trong sạch tự nội độc đoán trong tâm.
  3. Vô tầm vô tứ chỉ còn hỷ, lạc sanh từ định do tan luôn hỷ mới thành người có tâm xả, có chánh niệm lương tri và hưởng vui với danh thân, chứng tam thiền là thiền mà các bực Thánh nhân khen ngợi người đắc thiền ấy là bực có tâm xả, có chánh niệm lương tri như thế.
  4. Đắc tứ thiền vô khổ vô lạc do trừ đặng lạc khổ bởi đã diệt yên ưu hỷ, có chánh niệm vẫn do nhờ xả.

 

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

 

Những bốn bực thiền mà thiền nào thành thiện, thiền nào thành bất thiện, thiền nào thành vô ký… thiền nào thành hữu y, thiền nào thành vô y.

 

Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • 4 thiền thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • 3 thiền trừ ra lạc thọ sanh trong thiền ấy thời thành tương ưng lạc thọ.
  • 4 thiền trừ ra phi khổ phi lạc thọ sanh trong thiền ấy thời thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • 4 thiền thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • 4 thiền thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • 4 thiền thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.
  • Sơ thiền trừ ra tầm, tứ sanh trong thiền ấy thời thành hữu tầm hữu tứ. Tam thiền thành vô tầm vô tứ.
  • 2 thiền trừ ra hỷ sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh hỷ.
  • 3 thiền trừ ra lạc sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh lạc.
  • 4 thiền trừ ra xả sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh xả.
  • 4 thiền thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • 4 thiền thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • 4 thiền thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • 4 thiền thành hữu học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • 4 thiền thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • 3 thiền không nên nói thành biết cảnh hỷ thiểu, vẫn thành biết cảnh đáo đại, vẫn thành biết cảnh vô lượng. Không nên nói thành biết cảnh vô lượng cũng có.
  • 4 thiền thành biết cảnh hỷ thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có. Không nên nói chỉ thành biết cảnh hy thiểu, chỉ thành biết cảnh đáo đại hay chỉ thành biết cảnh vô lượng cũng có.
  • 4 thiền thành trung bình cũng có, thành tinh lương cũng có.
  • 4 thiền thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • 3 thiền không thành biết cảnh đáo đại, mà thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có; không nên nói vẫn thành đạo là nhân cũng có, vẫn thành đạo là trưởng cũng có.
  • 4 thiền thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có. Không nên nói thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân hay thành đạo là trưởng cũng có.
  • 4 thiền thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • 4 thiền thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • 3 thiền không nên nói thành biết cảnh quá khứ, vẫn thành biết cảnh vị lai, vẫn thành biết cảnh hiện tại.
  • 4 thiền thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có. Không nên nói chỉ thành biết cảnh quá khứ, chỉ thành biết cảnh vị lai, chỉ thành biết cảnh hiện tại cũng có.
  • 4 thiền thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • 3 thiền thành biết cảnh ngoại.
  • 4 thiền thành biết cảnh nội phần cũng có, thành biết cảnh ngoại phần cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại phần cũng có. Không nên nói chỉ thành biết cảnh nội phần, chỉ thành biết cảnh ngoại phần, chỉ thành biết cảnh nội và ngoại phần cũng có.
  • 4 thiền thành bất kiến vô đối chiếu.

 

Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  

Bốn thiền thành nhân. 4 thiền thành hữu nhân. 4 thiền thành tương ưng nhân. 4 thiền không thể nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân. 4 thiền không thể nói thành nhân hữu nhân hay thành phi nhân hữu nhân. 4 thiền không thể nói thành nhân tương ưng nhân hay chỉ thành phi nhân tương ưng nhân. 4 thiền thành phi nhân hữu nhân.

 

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (culantaraduka)

4 thiền thành hữu duyên. 4 thiền thành hữu vi. 4 thiền thành bất kiến. 4 thiền thành vô đối chiếu. 4 thiền thành phi sắc. 4 thiền thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có. 4 thiền thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

4 thiền thành phi lậu. 4 thiền thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có. 4 thiền thành bất tương ưng lậu. 4 thiền không thể nói thành lậu cảnh lậu. 4 thiền thành phi cảnh lậu cũng có, cũng không thể nói thành phi lậu cảnh lậu cũng có. 4 thiền không thể nói dĩ nhiên thành lậu tương ưng lậu hay dĩ nhiên thành phi lậu tương ưng lậu. 4 thiền thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu cũng có.

 

iv, v, vi, vii, viii, ix, x, xi, xii. Đáp phần chùm triền… (sanyojanagocchaka)

 

4 thiền thành phi triền… 4 thiền thành phi phược… 4 thiền thành phi bộc… 4 thiền thành phi phối… 4 thiền thành phi cái… 4 thiền thành phi khinh thị… 4 thiền thành tri cảnh. 4 thiền thành phi tâm. 4 thiền thành sở hữu tâm. 4 thiền thành tương ưng tâm. 4 thiền thành hòa với tâm. 4 thiền thành có tâm làm sở sanh. 4 thiền thành đồng sanh tồn với tâm. 4 thiền thành tùng tâm thông lưu. 4 thiền thành hòa với tâm có tâm làm sở sanh. 4 thiền thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. 4 thiền thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. 4 thiền thành bên ngoài. 4 thiền thành y sinh. 4 thiền thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có. 4 thiền thành phi thủ. 4 thiền thành phi phiền não.

 

xiii. Đáp nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • 4 thiền thành phi sơ đạo tuyệt trừ. 4 thiền thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. 4 thiền thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. 4 thiền thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Sơ thiền trừ tầm sanh trong thiền ấy thời thành hữu tầm. Ba thiền (kia) thành vô tầm.
  • Sơ thiền trừ tứ sanh trong thiền ấy thời thành hữu tứ. Ba thiền (kia) thành vô tứ.
  • 2 thiền trừ hỷ sanh trong thiền ấy thời thành hữu hỷ. Hai thiền (kia) thành vô hỷ.
  • 2 thiền trừ hỷ sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh hỷ. Hai thiền (kia) thành phi đồng sanh hỷ.
  • 3 thiền trừ lạc sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh lạc. Tứ thiền thành phi đồng sanh lạc.
  • 4 thiền trừ xả sanh trong thiền ấy thời thành đồng sanh xả. ba thiền thành phi đồng sanh xả.
  • 4 thiền thành phi Dục giới, thành Sắc giới cũng có, thành phi Sắc giới cũng có.
  • 3 thiền thành phi Vô sắc giới. Tứ thiền thành Vô sắc giới cũng có, thành phi Vô sắc giới cũng có.
  • 4 thiền thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.
  • 4 thiền thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.
  • 4 thiền thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • 4 thiền thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.
  • 4 thiền thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Hoàn bị Thiền phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

 

PHẦN XIII - VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH

 

A. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH - PHẦN PHÂN THEO KINH

  1.  

Tứ vô lượng:

  1. Phíc-khú trong Tông giáo nầy rải tâm từ hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng như thế, hướng thứ ba cũng như thế, hướng thứ tư cũng như thế, hướng trên hướng dưới, hướng mặt hướng trái cũng đồng như thế. Rải tâm từ rộng lớn bao la vô lượng cho đặng không gây oan trái, chẳng sân ác độc hại cho đến tất cả chúng sanh trong đời do thành người vẫn có tâm bình đẳng đối với mỗi chúng sanh.
  2. Rải tâm bi đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai, hướng thứ ba, hướng thứ tư đều như thế, cho đến hướng trên hướng dưới, phía mặt, phía trái cũng đều đồng như nhau. Rải tâm bi rộng rãi bao la vô lượng mong cho tất cả chúng sanh trong đời đặng không sân ác độc hại, đừng gây oan trái nhau, do tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh.
  3. Rải tâm hỷ ngay hướng thứ nhất, hướng thứ hai, hướng thứ ba, hướng thứ tư cũng như thế, cho đến hướng trên hướng dưới luôn bên mặt bên trái cũng đều đồng như nhau. Rải lòng hỷ lớn lao rộng rãi vô lượng mong cho tất cả chúng sanh đều không sân ác độc hại, đừng gây oan trái cho nhau, do thành người có tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh.
  4. Rải lòng xả ngay hướng thứ nhất, hướng thứ hai, hướng thứ ba, hướng thứ tư cũng như thế, phía trên phía dưới cho đến bên phải bên trái cũng đều đồng nhau. Rải lòng xả lớn lao bao quát vô lượng mong cho tất cả chúng sanh không sân ác độc hại, không nên gây oan trái do bực có tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh.

 

1) Từ vô lượng xiển minh

  1.  

Thế nào là Phíc-khú rải lòng từ đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng từ đến tất cả chúng sanh như là người thấy kẻ khác thành chỗ thương yêu tâm thích, nên thương yêu như thế.

  1.  
  • Nói từ mà từ đó ra sao? Như là cách thương, thái độ thương, sự thương yêu cả chúng sanh, tâm thương yêu giải thoát. Như thế gọi là từ.
  • Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh thức tức là ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thuộc về ý thức giới. Như thế gọi là tâm. Tâm, ý đồng nhau chung hòa hợp, tương ưng với từ. Do nhân đó mới gọi là tâm từ.
  • Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Tây, hoặc hướng Nam, hoặc hướng Bắc hay phía trên, phía dưới, bên mặt, bên trái. Hay là những hướng khác.
  • Nói rải tức là phóng tâm đi đến.
  • Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

 

2) Bi vô lượng xiển minh

  1.  

Thế nào là Phíc-khú rải lòng bi đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng bi đến tất cả chúng sanh như thấy người nào khổ sở đáng tội nghiệp như thế.

  1.  
  • Bi trong khi có ra sao? Như là cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp cho tất cả chúng sanh lòng bi giải thoát. Như thế gọi là bi.
  • Tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung hòa trộn, tương ưng với bi ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm bi.
  • Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Tây hay hướng Nam, hướng Bắc, hướng trên, hướng dưới hay là bên phải hoặc các hướng khác.
  • Nói rải tức là phúng tâm ra tưởng đi.
  • Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.
  • Nói hướng thứ hai cũng cách ấy, có nghĩa là một hướng nào đó, hướng thứ hai cũng như thế, hướng thứ ba cũng như thế đó, hướng thứ tư cũng thế đó, hướng trên cũng thế đó, hướng dưới cũng thế đó, phía mặt cũng thế đó, các hướng khác cũng thế đó.
  • Nói tất cả chúng sanh trong đời do bực có tâm bình đẳng đối trong chúng sanh mỗi hạng có nghĩa là nói tất cả chúng sanh do bực có tâm bình đẳng đối với mỗi hạng chúng sanh đó thành lối nhất định, ám chỉ khắp tất cả chúng sanh không có phần nào ngoài kiếm phần ngoài không đặng.
  • Nói tâm bi mà bi đó ra sao? Như là cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp, sự tội nghiệp trong tất cả chúng sanh, tâm bi giải thoát. Như thế gọi là tâm bi.
  • Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm đó đồng có sanh chung, hòa trộn, tương ưng với bi ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm bi.
  • Nói lớn lao có nghĩa là tâm nào rộng lớn thì tâm ấy rộng rãi, tâm nào rộng rãi tâm ấy vô lượng, tâm nào vô lượng tâm ấy không có oan trái, tâm nào không có oan trái tâm ấy không có sân ác.
  • Nói rải tức là tâm phúng ra, chăm chú đến.
  • Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

 

3) Tùy hỷ vô lượng xiển minh

  1.  

Thế nào là Phíc-khú rải lòng tùy hỷ đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng tùy hỷ đến tất cả chúng sanh, như có người thấy một kẻ khác thành bực cảm ưa mến mới mừng giùm thế đó.

  1.  
  • Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là sự mừng giùm, thái độ mừng giùm, sự mừng giùm trong tất cả chúng sanh tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ.
  • Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh hiệp chung hòa trộn tương ưng với tùy hỷ ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm tùy hỷ.
  • Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Nam, hoặc hướng Tây, hoặc hướng Bắc hay hướng trên, hướng dưới. Hay là bên phải hoặc các hướng khác.
  • Câu nói rải tức là tâm phúng ra chăm chú đến.
  • Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.
  • Nói hướng thứ hai cũng cách đó có nghĩa là hướng thứ nhất thế nào thì hướng thứ hai cũng thế đó, hướng thứ ba cũng thế đó, hướng thứ tư cũng thế đó, hướng trên cũng thế đó, hướng dưới cũng thế đó, hướng bên mặt cũng thế đó, các hướng khác cũng thế đó.
  • Nói tất cả chúng sanh trong đời do bực có tâm bình đẳng trong chúng sanh mỗi nhóm có nghĩa là nói rằng tất cả chúng sanh trong đời do thành người có tâm bình đẳng trong mỗi bọn chúng sanh ấy thành lời nói nhất định, ám chỉ tất cả chúng sanh không có sót ngoài ra.
  • Nói tâm tùy hỷ mà tùy hỷ đó ra sao? Như là sự mừng giùm, thái độ mừng giùm, sự mừng giùm cho tất cả chúng sanh tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ.
  • Tâm đó ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung, hòa trộn, tương ưng với tùy hỷ ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm tùy hỷ.
  • Nói quảng đại có giải là tâm nào quảng đại thì tâm ấy rộng rãi, tâm nào rộng rãi tâm ấy vô lượng, tâm nào vô lượng tâm đó không có oan trái, tâm nào không oan trái thì tâm đó không sân ác.
  • Nói rải tức là tâm phúng ra, chăm chú đến.
  • Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.

 

4) Xả vô lượng xiển minh

  1.  

Thế nào là Phíc-khú rải lòng xả đến hướng thứ nhất? Như là Phíc-khú rải lòng xả đến tất cả chúng sanh như có người thấy một kẻ nào phi hợp ý, phi phi hợp ý rồi mới thành người có tâm xả đó.

  1.  
  • Xả trong khi có ra sao? Như là cách như thường, thái độ như thường đối với tất cả chúng sanh, đó là tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả.
  • Tâm trong khi có ra sao? Như là sự chủ trương biết cảnh, cũng gọi ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung, hòa trộn tương ưng với xả ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm xả.
  • Nói hướng thứ nhất tức là hướng Đông, hoặc hướng Nam, hoặc hướng Tây, hoặc hướng Bắc hay hướng trên, hướng dưới, hướng mặt hay là những hướng khác.
  • Nói rải tức là tâm phúng ra, chăm chú đến.
  • Nói trụ có nghĩa là liên quan nhau… tạm đình. Do nhân đó mới gọi là trụ.
  • Nói hướng thứ hai cũng thế đó, nghĩa là hướng thứ nhất như thế nào thì hướng thứ hai cũng thế đó. Hướng thứ ba như thế nào thì hướng thứ tư cũng thế đó, hướng trên cũng thế đó, hướng phía dưới cũng thế đó, hướng phía phải cũng thế đó, các hướng khác cũng thế đó.
  • Nói tất cả chúng sanh trong đời do người có tâm bình đẳng đối với mỗi thứ chúng sanh có nghĩa như vầy: Tất cả chúng sanh do người có tâm bình đẳng đối với mỗi thứ chúng sanh đó thành ra lời nhất định, ám chỉ khắp hết tất cả chúng sanh không chừa dư ra chi cả.
  • Nói tâm xả mà tâm xả đó ra sao? Như là cách tự nhiên, thái độ tự nhiên đối với tất cả chúng sanh, tự nhiên là tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả.
  • Tâm đó ra sao? Như là tâm, ý, tâm địa… sanh từ ý thức giới. Như thế gọi là tâm, mà tâm ấy đồng sanh, hiệp chung, hòa trộn, tương ưng với xả ấy. Do nhân đó mới gọi là tâm xả.
  • Nói rộng rải có nghĩa là tâm nào quảng đại thì tâm đó rộng rãi, tâm nào rộng rãi thì tâm đó không bờ mé, tâm nào không bờ mé thì tâm đó không oan trái, tâm nào không oan trái thì tâm đó không sân ác.
  • Nói rải tức là phúng tâm ra, chăm chú đến.
  • Nói trụ nghĩa là liên quan nhau… tạm đình trụ. Do nhân đó mới gọi là trụ.

Dứt Phân theo Kinh.

 

B. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH - PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

  1.  

Tứ vô lượng tâm: Một là từ, hai là bi, ba là hỷ, bốn là xả.

 

1) Thiền thiện từ theo bốn bực

  1.  
  • Từ đó ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền đồng sanh với từ thời trong khi đó cách thương, sự thương, thái độ thương, tâm từ giải thoát vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.
  • Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát trong khi như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng từ.
  • Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới do tiêu tan luôn hỷ, đắc tam thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.

 

2) Thiền thiện từ theo năm bực

  • Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền đồng sanh với từ trong khi đó thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng từ của tâm giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng từ.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đắc nhị thiền đồng sanh với từ, vô tầm hữu tứ, có hỷ, lạc sanh từ định trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng từ.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ… đắc tam thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng từ.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới do tan luôn hỷ… đắc tứ thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với từ.

 

3) Thiền thiện bi theo bốn bực

  • Bi trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ ... đắc nhị thiền đồng sanh với bi trong khi đó thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.
  • Bi trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ ... đắc nhị thiền đồng sanh với bi trong khi đó thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.
  • Bi trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tan rã luôn hỷ ... đắc tam thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra tương ưng bi.

 

4) Thiền thiện bi theo năm bực

  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đắc nhị thiền vô tầm còn tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với bi.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly tầm, tứ, đắc tam thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với bi.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tiêu tán luôn hỷ… đắc tứ thiền đồng sanh với bi trong khi nào thì sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát vẫn có. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi.

 

5) Thiền thiện tuỳ hỷ theo bốn bực

  1.  
  • Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng tùy hỷ.
  • Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ ... đắc nhị thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.
  • Tùy hỷ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới do tiêu tán luôn hỷ ... đắc tam thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì cách vui theo, sự vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.

 

6) Thiền thiện tùy hỷ theo năm bực

  • Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục ... đắc sơ thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, đắc nhị thiền vô tầm còn tứ, hỷ, lạc sanh từ định mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì vẫn có sự vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với tùy hỷ.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc tam thiền mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì vẫn có sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tùy hỷ.
  • Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tiêu tán luôn hỷ… đắc tứ thiền mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi nào thì vẫn có sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng tùy hỷ.

 

7) Thiền thiện xả

  1.  

Xả trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới trừ luôn lạc ... đắc tứ thiền mà đồng sanh với xả trong khi nào thì vẫn có sự như thường, cách như thường, thái độ như thường, do tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với xả.

  1.  

Tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.

 

8) Thiền dị thục quả từ theo bốn bực

  1.  
  • Từ trong khi có ra sao?

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà đồng sanh với từ trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Đây gọi là chư pháp thiện.

Mà bực thanh tịnh lìa chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với từ thành dị thục quả do tu hành tích trữ nghiệp thiện Sắc giới trong khi nào thì vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.

  • Từ trong khi có ra sao?

Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ, đắc nhị thiền đồng sanh với từ trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

Mà bực vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… đắc tam thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền đồng sanh với tứ thiền mà đồng sanh với từ thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới, như thế trong khi đó vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Đây gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với từ (theo Pālī rút ngắn).

 

9) Thiền dị thục quả bi theo bốn và năm bực

  1.  
  • Bi trong khi có ra sao?

-   Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà đồng sanh với bi trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Mà bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với bi thành dị thục quả do đã tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới thì trong khi đó sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Như thế gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra tương ưng bi.

  • Bi trong khi có ra sao?

-   Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ, đắc nhị thiền mà đồng sanh với bi trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Còn bực vắng lặng tầm, tứ đắc nhị thiền… tam thiền… tứ thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền mà đồng sanh với bi thành dị thục quả do đã tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới, như thế trong khi đó vẫn có sự tội nghiệp, cách tội nghiệp, thái độ tội nghiệp bằng tâm bi giải thoát. Đây gọi là bi. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng bi (theo Pālī rút ngắn).

 

10) Thiền dị thục quả tùy hỷ theo bốn và năm bực

  1.  
  • Tùy hỷ trong khi có ra sao?

-   Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà đồng sanh với tùy hỷ trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Còn bực tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với tùy hỷ thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới, như thế trong khi đó thì sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát vẫn có. Đây gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tùy hỷ.

  • Tùy hỷ đó ra sao?

-   Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền đồng sanh với tùy hỷ trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Còn bực vắng lặng tầm, tứ… đắc nhị thiền… tam thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền đồng sanh với tùy hỷ thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới thì trong khi đó vẫn có sự vui theo, cách vui theo, thái độ vui theo bằng tâm tùy hỷ giải thoát. Như thế gọi là tùy hỷ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tùy hỷ (theo Pālī rút ngắn).

 

11) Thiền dị thục quả xả

  1.  

Xả trong khi có ra sao?

-   Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới trừ luôn lạc, đắc tứ thiền đồng sanh với xả trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.

-   Còn bực trừ luôn lạc đắc tứ thiền đồng sanh với xả thành dị thục quả do tu hành chứa để nghiệp thiện Sắc giới thì như trong khi đó vẫn có sự như thường, cách như thường, thái độ như thường từ nơi tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với xả.

  1.  

Tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.

 

12) Thiền tố (kiriyā) từ theo bốn và năm bực

  1.  
  • Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền đồng sanh với từ phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, thành tố (kiriyā) lạc trụ kiến pháp, thì trong khi đó vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Như thế gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra thuộc tương ưng với từ.
  • Từ trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới, vắng lặng tầm, tứ đắc nhị thiền… tam thiền… đắc sơ thiền… đắc tứ thiền đồng sanh với từ thành tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện và phi dị thục quả, lạc trụ kiến pháp thì trong khi đó vẫn có sự thương, cách thương, thái độ thương bằng tâm từ giải thoát. Đó gọi là từ. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với từ.
  • Bi đó ra sao? ... Tùy hỷ đó ra sao? ... Xả đó ra sao? Như là Phíc-khú trong khi nào tu tiến theo thiền Sắc giới trừ luôn lạc… đắc tứ thiền đồng sanh với xả mà thành tố (kiriyā) phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả, lạc trụ kiến pháp thì trong khi đó vẫn có sự như thường, cách như thường, thái độ như thường bằng tâm xả giải thoát. Như thế gọi là xả. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với xả (theo Pālī rút ngắn).

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

C. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

  1.  

Tứ vô lượng tâm:

  • Một là Phíc-khú trong Tông giáo nầy rải lòng từ đến hướng thứ nhất, đến hướng thứ hai, đến hướng thứ ba, đến hướng thứ tư cũng đồng cách đó, hướng trên, hướng dưới, hướng bên mặt cũng đồng nhau. Rải lòng từ lớn lao rộng rãi không bờ mé, không có oan trái, không có sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời, do thành người có tâm bình đẳng trong mỗi thứ chúng sanh.
  • Hai là rải lòng bi đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng cách đó, hướng thứ ba cũng cách đó, hướng thứ tư cũng cách đó, hướng trên hướng dưới, hướng bên phải cũng đồng như nhau. Rải lòng bi lớn lao rộng rãi không bờ mé, không oan trái, không sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời, do thành người có tâm bình đẳng trong tất cả mỗi thứ chúng sanh.
  • Ba là tâm rải lòng tùy hỷ đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng cách đó, hướng thứ ba cũng cách đó, hướng thứ tư cũng cách đó, hướng trên, hướng dưới, hướng mặt cũng đồng như nhau. Rải lòng tùy hỷ lớn lao rộng rãi vô lượng không oan trái, không sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời bởi thành người có tâm bình đẳng trong mỗi hạng chúng sanh.
  • Bốn là rải lòng xả đến hướng thứ nhất, hướng thứ hai cũng cách đó, hướng thứ ba cũng cách đó, hướng thứ tư cũng cách đó, hướng trên, hướng dưới, hướng bên mặt cũng đồng như nhau. Rải lòng xả lớn lao rộng rãi không bờ mé, không có oan trái, không có sân ác đến tất cả chúng sanh trong đời, do thành người có tâm bình đẳng trong mỗi hạng chúng sanh.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Những tứ vô lượng tâm mà vô lượng tâm nào thành thiện, vô lượng tâm nào thành bất thiện, vô lượng tâm nào thành vô ký… vô lượng tâm nào thành hữu y, vô lượng tâm nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Tứ vô lượng tâm thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có.
  • Tam vô lượng tâm thành tương ưng lạc thọ. Xả vô lượng tâm thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
  • Tứ vô lượng tâm thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tứ vô lượng tâm thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có.
  • Tứ vô lượng tâm thành phi phiền toái cảnh phiền não.
  • Tứ vô lượng tâm thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có. Xả vô lượng tâm thành vô tầm vô tứ.
  • Tam vô lượng tâm thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh xả. Không thể nói thành đồng sanh hỷ cũng có. Xả vô lượng tâm thành đồng sanh xả.
  • Tứ vô lượng tâm thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ vô lượng tâm thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tứ vô lượng tâm thành nhân sanh tử cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tứ vô lượng tâm thành phi hữu học phi vô học.
  • Tứ vô lượng tâm thành đáo đại, không thể nói tuy nhiên thành biết cảnh hỷ thiểu, tuy nhiên thành biết cảnh đáo đại, tuy nhiên thành biết cảnh vô lượng.
  • Tứ vô lượng tâm thành trung bình.
  • Tứ vô lượng tâm thành bất định, không nên nói tuy nhiên thành đạo là cảnh, tuy nhiên thành đạo là nhân, tuy nhiên thành đạo là trưởng.
  • Tứ vô lượng tâm thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tứ vô lượng tâm thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có. Không nên nói dĩ nhiên thành biết cảnh quá khứ, dĩ nhiên thành biết cảnh vị lai, dĩ nhiên thành biết cảnh hiện tại.
  • Tứ vô lượng tâm thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tứ vô lượng tâm thành biết cảnh ngoại.
  • Tứ vô lượng tâm thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Từ vô lượng tâm thành nhân. Tam vô lượng tâm thành phi nhân.
  • Tứ vô lượng tâm thành hữu nhân. Tứ vô lượng tâm thành tương ưng nhân.
  • Từ vô lượng tâm thành nhân hữu nhân. Tam vô lượng tâm không thể nói thành nhân hữu nhân, chỉ thành phi nhân hữu nhân.
  • Từ vô lượng tâm thành nhân tương ưng nhân. Tam vô lượng tâm không thể nói thành nhân tương ưng nhân, chỉ thành phi nhân tương ưng nhân.
  • Tam vô lượng tâm thành phi nhân hữu nhân. Từ vô lượng tâm không thể nói tuy nhiên thành phi nhân hữu nhân, tuy nhiên thành phi nhân vô nhân.

 

 

  1. Đáp nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
  2.  
  • Tứ vô lượng tâm thành hữu duyên. Tứ vô lượng tâm thành hữu vi. Tứ vô lượng tâm thành bất kiến. Tứ vô lượng tâm thành vô đối chiếu. Tứ vô lượng tâm thành phi sắc. Tứ vô lượng tâm thành hiệp thế. Tứ vô lượng tâm thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  • Tứ vô lượng tâm thành phi lậu. Tứ vô lượng tâm thành cảnh lậu. Tứ vô lượng tâm thành bất tương ưng lậu. Tứ vô lượng tâm không thể nói thành lậu cảnh lậu chỉ thành phi lậu cảnh lậu. Tứ vô lượng tâm không thể nói tuy nhiên thành lậu tương ưng lậu, tuy nhiên thành phi lậu tương ưng lậu. Tứ vô lượng tâm thành bất tương ưng lậu cảnh lậu.

iv, v, vi, vii, viii, ix, x, xi, xii. Đáp phần chùm triền…

  • Tứ vô lượng tâm thành phi triền… tứ vô lượng tâm thành phi phược… tứ vô lượng tâm thành phi bộc… tứ vô lượng tâm thành phi phối… tứ vô lượng tâm thành phi cái… tứ vô lượng tâm thành phi khinh thị… tứ vô lượng tâm thành tri cảnh… tứ vô lượng tâm thành phi tâm… tứ vô lượng tâm thành sở hữu tâm… tứ vô lượng tâm thành tương ưng tâm… tứ vô lượng tâm thành hòa với tâm. Tứ vô lượng tâm thành có tâm làm sở sanh. Tứ vô lượng tâm thành đồng sanh tồn với tâm. Tứ vô lượng tâm thành tùng tâm thông lưu. Tứ vô lượng tâm thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh. Tứ vô lượng tâm thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh. Tứ vô lượng tâm thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm. Tứ vô lượng tâm thành bên ngoài. Tứ vô lượng tâm thành phi y sinh. Tứ vô lượng tâm thành do thủ cũng có, thành phi do thủ cũng có. Tứ vô lượng tâm thành phi thủ… tứ vô lượng tâm thành phi phiền não…

 

xiii. Đáp phần yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Tứ vô lượng tâm thành phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ vô lượng tâm thành phi ba đạo cao tuyệt trừ. Tứ vô lượng tâm thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ. Tứ vô lượng tâm thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tam vô lượng tâm thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có. Tam vô lượng tâm thành vô tứ.
  • Tam vô lượng tâm thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có. Xả vô lượng tâm thành vô hỷ.
  • Tam vô lượng tâm thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có. Xả vô lượng tâm thành phi đồng sanh hỷ.
  • Tam vô lượng tâm thành đồng sanh lạc. Xả vô lượng tâm thành phi đồng sanh lạc.
  • Xả vô lượng tâm thành đồng sanh xả. Tam vô lượng tâm thành phi đồng sanh xả.
  • Tứ vô lượng tâm thành phi Dục giới. Tứ vô lượng tâm thành Sắc giới. Tứ vô lượng tâm thành phi Vô sắc giới. Tứ vô lượng tâm thành liên quan luân hồi. Tứ vô lượng tâm thành phi nhân xuất luân hồi. Tứ vô lượng tâm thành bất định. Tứ vô lượng tâm vô lượng tâm thành hữu thượng. Tứ vô lượng tâm thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

Dứt Phần vấn đáp

Hoàn bị Vô lượng tâm phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

PHẦN XIV - ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH

 

A. ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH – PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

1) Năm điều học phân theo tám tâm thiện dục giới.

Cách thứ nhất

  1.  

Năm điều học:

  • Điều học thứ nhất là tránh xa sự sát sanh.
  • Điều học thứ hai là tránh xa sự trộm cắp.
  • Điều học thứ ba là tránh xa sự tà dâm.
  • Điều học thứ tứ là tránh xa sự vọng ngữ.
  • Điều học thứ năm là tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.
  1.  
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí, sanh ra tránh xa sự sát sanh thời trong khi đó có cách ngăn, cách ngừa, sự chừa bỏ, sự dứt bỏ, không làm, thái độ không làm, không vi phạm, không quá mức, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự sát sanh thành người chừa bỏ sự sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với sự tránh xa sát sanh.
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí tránh xa sự sát sanh thì trong khi đó sự tính, cách tính, thái độ tính vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tư (cetanā).
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới sanh ra đồng sanh với hỷ thọ, tương ưng trí, tránh xa sự sát sanh thì xúc… cần, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới sanh ra đồng sanh với hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà tránh xa sự sát sanh thời trong khi đó có cách ngăn, cách ngừa, sự chừa bỏ, sự dứt bỏ, cách không làm, thái độ không làm, không vi phạm, không quá mức, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự sát sanh thành người xa lìa sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sát sanh. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với sự tránh xa.
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ, bất tương ưng trí hữu dẫn mà tránh xa sự sát sanh thời trong khi đó vẫn có sự cố quyết, cách cố quyết, thái độ cố quyết. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với tư (cetanā).
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà tránh xa sự sát sanh thì có xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.
  1.  
  • Điều học tránh xa sự trộm cướp… điều học tránh xa sự tà dâm… điều học tránh xa sự vọng ngữ… điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí, tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say thì trong khi đó có cách ngăn cách ngừa, sự chừa bỏ, dứt bỏ, không làm, thái độ không làm, không vi phạm, không quá mức, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự dể duôi uống rượu và dùng các chất say. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hợp với sự tránh xa.
  • Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí, tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say thì trong khi đó có sự tính tránh, quyết tránh, thái độ cố quyết tránh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với tư (cetanā).
  • Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say thì trong khi đó vẫn có xúc… chiếu cố, vô phóng dật. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.
  • Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… tránh xa sự dể duôi uống rượu và dùng các chất say trong khi nào thì cách chừa, cách bỏ, cách dứt nghĩ, cách xa lìa sự dể duôi uống rượu và các chất say, cách không làm, thái độ không làm, chẳng vi phạm, chẳng phá đến, vẫn hạn chế nguyên nhân của sự dể duôi uống rượu và các chất say như thế của bực xa lìa dể duôi uống rượu và các chất say mới gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra tương ưng với sự tránh xa.
  • Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi có ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà ngăn ngừa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi đó có sự tính ngăn ngừa cố ngăn ngừa, thái độ có quyết ngăn ngừa. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa.
  • Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn, ngăn lìa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi đó thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

2) Chia ngũ giới theo tám tâm thiện dục giới

Phần thứ hai

  1.  

Năm điều học:

  • 1 là điều học tránh xa sự sát sanh.
  • 2 là điều học tránh xa sự trộm cắp.
  • 3 là điều học tránh xa sự tà dâm.
  • 4 là điều học tránh xa sự vọng ngữ.
  • 5 là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.
  1.  
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí. Hoặc thành hạ, trung, thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng, mà ngăn ngừa tránh xa sự sát sanh thì trong khi đó có cách ngăn, sự ngừa, chừa ra, dứt bỏ, xa lìa sự sát sanh, không làm, không phạm, hạn chế nguyên nhân sự sát sanh của người tránh xa sự sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa.
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí thành thượng, trung, hạ. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng để ngăn ngừa sự sát sanh trong khi nào thì sự cố quyết, tính tránh xa, quyết tránh xa, thái độ cố quyết tránh xa, vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tính tránh xa.
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí thành hạ, trung, thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng mà ngăn lìa sự sát sanh trong khi nào thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.
  • Điều học tránh xa sự sát sanh đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… thành hạ, trung, thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng để ngăn ngừa sự sát sanh trong khi nào thì cách ngăn, sự ngừa, chừa bỏ, tránh xa, không làm, bất tác, không phạm, ngăn chận nguyên do của sự sát sanh bằng cách xa lìa sự sát sanh. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa… Tất cả pháp ngoài ra tương ưng với sự cố quyết tính ngừa… thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự sát sanh.
  1.  
  • Điều học tránh xa sự không cho mà lấy… điều học tránh xa sự tà dâm… điều học tránh xa sự vọng ngữ… điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí thành hạ trung thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng. Thành thẩm trưởng hạ, trung, thượng, đều ngăn ngừa luôn sự ẩm tửu trong khi nào thì sự ngăn, cách ngăn thái độ ngừa và chừa bỏ không làm, bất tác, chẳng vi phạm, chận những nguyên do của sự sát sanh… bằng cách người trì giới. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa… và tất cả pháp ngoài ra cũng tương ưng với sự cố quyết tránh xa trong khi đó thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.
  • Điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say đó ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn mà thành hạ trung thượng. Thành dục trưởng, cần trưởng và tâm trưởng. Thành dục trưởng hạ, trung, thượng. Thành cần trưởng hạ, trung, thượng. Thành tâm trưởng hạ, trung, thượng, sanh ra ngăn ngừa sự dể duôi uống rượu và các chất say trong khi nào thì sự ngăn, cách ngừa, cách chừa bỏ, cách tránh xa, không làm, bất tác, chẳng vi phạm, chận nguyên nhân thuộc người trì giới. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say. Còn những pháp ngoài ra hiệp với sự tránh xa… nói chung, tất cả pháp ngoài ra tương ưng với tư (cetanā), tính tránh… trong khi đó thì xúc… chiếu cố, vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

3) Pháp thành điều học

  1.  
  • Những pháp như thế nào thành điều học? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí, hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì xúc… vô phóng dật có trong khi ấy. Những pháp như thế thành điều học.
  • Những pháp như thế nào thành điều học? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay là những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Những pháp như thế thành điều học.
  • Những pháp như thế nào thành điều học? Trong khi nào bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới… tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới… tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Những pháp như thế thành điều học.

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

  1. ĐIỀU HỌC PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP
  2.  

Năm điều học: 1 là điều học tránh xa sự sát sanh; 2 là điều học tránh xa sự không cho mà lấy; 3 là điều học tránh xa sự tà dâm; 4 là điều học tránh xa sự vọng ngữ. 5 là điều học tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

ĐÁP THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                   ĐÁP THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong năm điều học ấy mà điều học nào thành thiện, điều học nào thành bất thiện, điều học nào thành vô ký… điều học nào thành hữu y, điều học nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Năm điều học chỉ thành thiện.
  • Năm điều học chỉ thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Năm điều học thành dị thục nhân.
  • Năm điều học thành phi do thủ cảnh thủ.
  • Năm điều học thành phi phiền toái cảnh phiền não.
  • Năm điều học thành hữu tầm hữu tứ.
  • Năm điều học thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Năm điều học thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Năm điều học thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Năm điều học thành nhân sanh tử.
  • Năm điều học thành phi hữu học phi vô học.
  • Năm điều học thành ty hạ.
  • Năm điều học thành biết cảnh ty hạ.
  • Năm điều học thành trung bình.
  • Năm điều học thành bất định.
  • Năm điều học không nên nói thành đạo là cảnh, thành đạo là nhân hay thành đạo là trưởng.
  • Năm điều học thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có. Không nên nói thành sẽ sanh.
  • Năm điều học thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Năm điều học thành biết cảnh hiện tại.
  • Năm điều học thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Năm điều học thành biết cảnh ngoại.
  • Năm điều học thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

  1. Đáp phần chùm nhân (hetugocchaka)
  2.  
  • Năm điều học thành phi nhân. Năm điều học thành hữu nhân. Năm điều học thành tương ưng nhân.
  • Năm điều học không thể nói thành nhân hữu nhân, mà chỉ thành phi nhân hữu nhân.
  • Năm điều học không nên nói thành nhân tương ưng nhân, mà chỉ thành phi nhân tương ưng nhân và thành phi nhân hữu nhân.

 

  1. Đáp phần nhị đề đỉnh (cūlantaraduka)
  • Năm điều học thành hữu duyên. Năm điều học thành hữu vi. Năm điều học thành bất kiến. Năm điều học thành vô đối chiếu. Năm điều học thành phi sắc. Năm điều học thành hiệp thế. Năm điều học thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  • Năm điều học thành phi lậu. Năm điều học thành cảnh lậu. Năm điều học thành bất tương ưng lậu. Năm điều học không thể nói thành lậu cảnh lậu, mà chỉ thành phi lậu cảnh lậu.
  • Năm điều học không nên nói thành lậu tương ưng lậu hay tuy nhiên thành phi lậu tương ưng lậu, mà chỉ thành bất tương ưng lậu cảnh lậu.

 

iv, v, vi, vii, viii, ix & x. Đáp phần chùm triền… (saññojanagocchakādi)

  • Năm điều học thành phi triền… Năm điều học thành phi phược… Năm điều học thành phi bộc… Năm điều học thành phi phối… Năm điều học thành phi cái… Năm điều học thành phi khinh thị…
  • Năm điều học thành hữu tri cảnh.
  • Năm điều học thành phi tâm.
  • Năm điều học thành sở hữu tâm.
  • Năm điều học thành tương ưng tâm.
  • Năm điều học thành hòa với tâm.
  • Năm điều học thành có tâm làm sở sanh.
  • Năm điều học thành đồng sanh tồn với tâm.
  • Năm điều học thành tùng tâm thông lưu.
  • Năm điều học thành hòa với tâm và có tâm làm sở sanh.
  • Năm điều học thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh.
  • Năm điều học thành có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm.
  • Năm điều học thành bên ngoài.
  • Năm điều học thành phi y sinh.
  • Năm điều học thành phi do thủ.

 

xi, xii và xiii. Đáp phần chùm thủ (upādānagocchakādi)

  • Năm điều học thành phi thủ…
  • Năm điều học thành phi phiền toái…
  • Năm điều học thành phi sơ đạo tuyệt trừ..
  • Năm điều học thành phi ba đạo cao tuyệt trừ…
  • Năm điều học thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ…
  • Năm điều học thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ…
  • Năm điều học thành hữu tầm, thành hữu tứ.
  • Năm điều học thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có.
  • Năm điều học thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có.
  • Năm điều học thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có.
  • Năm điều học thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Năm điều học thành Dục giới.
  • Năm điều học thành phi Sắc giới.
  • Năm điều học thành phi Vô sắc giới.
  • Năm điều học thành liên quan luân hồi.
  • Năm điều học thành phi nhân xuất luân hồi.
  • Năm điều học thành bất định.
  • Năm điều học thành hữu thượng.
  • Năm điều học thành vô y, chỉ có bấy nhiêu.

 

Dứt Phần vấn đáp

 

Hoàn bị Điều học phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

Hồi hướng phước đến tăng trưởng thiên Vương và tất cả chúng sanh, nhất là các vị Chư thiên có oai lực hộ trì Tạng Diệu Pháp đặng thạnh hành.

 

Mùa kiết hạ chư Tăng 2519 - 1975

Sài Gòn – Việt nam

 

 

 

 

 

 

PHẦN XV - ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH

(Paṭisambhidā vibhaṅga)

 

A. ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH PHÂN THEO KINH

 

  1.  

Tứ đạt thông: 1 là nghĩa đạt thông (atthapaṭisambhidā); 2 là pháp đạt thông (dhammapaṭisambhidā); 3 là ngữ đạt thông (niruttipaṭisambhidā); 4 là cấp trí đạt thông (paṭibhāṇapaṭisambhidā).

Sự thông suốt nghĩa lý gọi là nghĩa đạt thông. Sự thông suốt trong pháp gọi là pháp đạt thông. Sự thông suốt thường thuật pháp ngữ gọi là ngữ đạt thông. Sự thông suốt tất cả cấp trí gọi là cấp trí đạt thông.

Phân năm phần

Phần thứ nhất thuộc về đế

  1.  

Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.

  • Rõ thấu trong khổ gọi là nghĩa đạt thông.
  • Rõ thấu trong khổ tập gọi là pháp đạt thông.
  • Rõ thấu trong khổ diệt gọi là nghĩa đạt thông.
  • Rõ thấu trong tiến hành đến khổ diệt gọi là pháp đạt thông.
  • Thông suốt tường thuật pháp ngữ gọi là ngữ đạt thông.
  • Hiểu biết tất cả trí gọi là cấp trí đạt thông.

 

Phần thứ hai thuộc về nhân

  1.  

Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.

  • Sự thông suốt trong nhân gọi là pháp đạt thông.
  • Sự thông suốt trong quả của nhân gọi là nghĩa đạt thông.
  • Sự hiểu rành tường thuật pháp ngữ gọi là ngữ đạt thông.
  • Sự hiểu rõ tất cả trí gọi là cấp trí đạt thông.

 

Phần thứ ba thuộc về pháp

  1.  

Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.

  • Những pháp nào đã sanh, có sanh, sanh ra đều đủ, đã sanh ra, sanh ra riêng phần, đã hiện bày, sự hiểu rõ những pháp ấy gọi là nghĩa đạt thông.
  • Sự hiểu rõ những pháp mà đã sanh, đã có, đã đồng sanh, sanh ra rồi, sanh ra riêng phần, đã hiện bày theo những pháp nào mà rõ những pháp sanh theo đó, như thế gọi là pháp đạt thông.
  • Sự hiểu rõ rành tường thuật pháp ngữ gọi là ngữ đạt thông.
  • Có đầy đủ tất cả tuệ thông suốt gọi là cấp trí đạt thông.

 

Phần thứ tư thuộc về duyên khởi

  1.  

Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.

  • Sự rõ thấu trong lão tử gọi là nghĩa đạt thông.
  • Sự rõ thấu trong nhân sanh của lão tử gọi là pháp đạt thông.
  • Cách rõ thấu sự diệt tắt của lão tử gọi là nghĩa đạt thông.
  • Sự biết rõ cách thực hành làm nhân đưa đến diệt tắt của lão tử gọi là pháp đạt thông.
  • Sự thông suốt rành rẽ trong cách tường thuật pháp ngữ gọi là ngữ đạt thông.
  • Sự rành trí, hiểu tất cả gọi là cấp trí đạt thông.
  1.  

Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.

  • Cách thông suốt trong sự sanh… cách thông suốt trong hữu (Bhāva)… sự thông suốt thông thủ… sự thông suốt trong ái… sự thông suốt trong thọ… sự thông suốt trong xúc… sự thông suốt trong lục nhập… sự thông suốt trong danh sắc… sự thông suốt trong thức… sự thông suốt trong tất cả hành gọi là nghĩa đạt thông.
  • Sự thông suốt trong nhân sanh của hành gọi là pháp đạt thông.
  • Cách thông suốt trong sự diệt tắt của hành gọi là nghĩa đạt thông.
  • Cách thông suốt trong sự tiến hành là nhân đến diệt tắt hành gọi là pháp đạt thông.
  • Sự thông suốt trong cách tường thuật pháp ngữ gọi là ngữ đạt thông.
  • Sự thông suốt tất cả trí gọi là cấp trí đạt thông.

 

Phần thứ năm thuộc về pháp học

  1.  

Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.

-   Pháp đạt thông trong khi có ra sao? Như là Phíc-khú trong Tông giáo nầy vẫn thông thấu pháp như là Khế kinh (Sutta), Trùng tụng (Kheyya), Văn pháp (Bayyākaraṇa), Tác phúng tụng (Gāthā), Tự thuyết (Udāna), Bổn sự (Itivuttaka), Bổn sanh (Jātaka), Vị tằng hữu (Abbhūtadhamma), Phương quảng (Vedalla). Như thế gọi là pháp đạt thông.

-   Mà Phíc-khú ấy vẫn thông suốt ý nghĩa những ngạn ngữ ấy, đã thành ý nghĩa của ngạn ngữ ấy. Như thế gọi là nghĩa đạt thông.

  • Còn biết rành tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Sự thông suốt trong tất cả trí gọi là cấp trí đạt thông.

Dứt Phân theo Kinh

 

B. ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH PHẦN PHÂN THEO DIỆU PHÁP

1) Tứ đạt thông phân theo tám tâm thiện dục giới

  1.  
  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ, tương ưng trí. Hoặc có cảnh sắc… hay là cảnh pháp. Hay những chi mở mối sanh ra trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Những pháp như thế gọi là thiện.
  • Sự thông suốt trong những pháp như thế gọi là pháp đạt thông.
  • Sự thông suốt trong quả của những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp đó vẫn có với ngữ ngôn nào mà thông thấu trong cách tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Đắc chứng tỏ ngộ thấu đáo với những trí đó bằng trí nào là những trí đó đưa ra ý nghĩa sự ấy, như thế thì sự biết thông suốt trong những trí đó gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Trong khi nào tâm thiện Dục giới đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… hoặc có cảnh sắc… hay cảnh pháp. Hay là những cảnh chi mở mối sanh ra trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.
  • Sự hiểu rõ thấu những pháp ấy gọi là pháp đạt thông.
  • Sự thông suốt trong quả của những pháp ấy gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp ấy vẫn có bằng ngữ ngôn nào mà sự hiểu rành trong cách tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn người thông suốt những trí đó bằng trí nào là những trí ấy đưa ra ý nghĩa ấy. Như thế là sự thông suốt trong tất cả trí gọi là cấp trí đạt thông.

 

2) Tứ đạt thông phân theo tâm thiện sắc giới

  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp thiện là chi? Trong khi nào bực tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền trụ đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.
  • Sự thông suốt trong pháp ấy gọi là pháp đạt thông.
  • Sự thông suốt trong quả của những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định trong những pháp đó vẫn có bằng ngữ ngôn nào thì sự thông suốt trong cách tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Người thông suốt những trí ấy bằng trí nào mà trí ấy đưa ra nghĩa sự ấy như thế thời cách thông suốt những trí đó gọi là cấp trí đạt thông.

 

3) Tứ đạt thông phân theo tâm thiện vô sắc giới

  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới trừ luôn lạc… lướt cả Vô sở hữu xứ… đắc tứ thiền trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.
  • Mà rõ thấu chư pháp thiện nầy gọi là pháp đạt thông.
  • Biết rõ thấu trong quả của những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp đó bằng ngôn ngữ nào đến thông suốt trong tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực rành rẽ những trí với trí nào mà những trí ấy đưa ra ý nghĩa ấy như thế thông suốt tất cả trí, đó gọi là cấp trí đạt thông.

 

4) Tứ đạt thông phân theo tâm thiện siêu thế

  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp thiện trong khi có ra sao? Trong khi nào bực tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền mà hành nan đắc trì trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp thiện.
  • Thông thấu rõ những pháp thiện ấy gọi là pháp đạt thông.
  • Thông thấu rõ những quả đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp đó bằng lời nói nào đều hiểu rõ tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực thông suốt những trí đó, do trí nào mà biết rằng trí ấy đưa ra ý nghĩa như thế đặng thấu rõ những trí đó mới gọi là cấp trí đạt thông.

 

5) Tứ đạt thông phân theo 12 tâm bất thiện

  1.  
  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp bất thiện là chi? Trong khi nào tâm bất thiện đồng sanh hỷ thọ, tương ưng tà kiến. Hoặc có cảnh sắc… hay cảnh pháp; hay những chi mở mối sanh ra trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp bất thiện.
  • Thông suốt trong những pháp bất thiện đó gọi là pháp đạt thông.
  • Thông suốt những quả ấy gọi là nghĩa đạt thông.
  • Bực hiểu rõ những trí nào mà trí ấy đưa ra ý nghĩa đó, thông những trí đó mới gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp bất thiện đó ra sao? Trong khi nào tâm bất thiện đồng sanh hỷ thọ tương ưng tà kiến hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng tà kiến… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng tà kiến hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng tà kiến… đồng sanh xả thọ tương ưng tà kiến hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng tà kiến… đồng sanh xả thọ bất tương ưng tà kiến hữu dẫn… đồng sanh ưu thọ tương ưng phẫn… đồng sanh ưu thọ tương ưng phẫn hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng hoài nghi… đồng sanh xả thọ tương ưng phóng dật… hoặc cảnh sắc… hoặc gặp cảnh pháp. Hay là những chi mở mối sanh trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp bất thiện.
  • Mà thông rõ thấu những pháp ấy gọi là pháp đạt thông.
  • Thông rõ những quả đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp đó vẫn có ngôn ngữ nào đều thông suốt tường thuật pháp ngữ đó mới gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực thông suốt tất cả trí mà rõ rành những trí nào đưa ra ý nghĩa ấy, thông suốt những trí như thế gọi là cấp trí đạt thông.

 

6) Tam đạt thông phân theo tám tâm dị thục quả thiện vô nhân

  1.  
  • Tam đạt thông như là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào nhãn thức thành dị thục quả đồng sanh xả thọ có sắc làm cảnh sanh ra do nghiệp thiện Dục giới đã làm chứa để thì trong khi đó có xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, xả (thọ), nhất tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền vẫn có. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi đó. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông suốt, hiểu rõ những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp thành ngôn ngữ nào mà thấu rõ, tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn bực thấu suốt tất cả trí mà trí nào đưa ra ý nghĩa ấy đều biết tất cả trí đó gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào nhĩ thức đồng sanh xả thọ có thinh làm cảnh… tỷ thức đồng sanh xả thọ có khí làm cảnh… thiệt thức đồng sanh xả thọ có vị làm cảnh… thân thức đồng sanh lạc thọ có xúc làm cảnh sanh ra thành dị thục quả do nghiệp thiện Dục giới đã làm chứa để trong khi đó thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, lạc thọ, nhất tâm, ý quyền, lạc quyền, mạng quyền vẫn có. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông rõ hiểu thấu những pháp đó nên gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp ấy bằng ngôn ngữ nào đều thông suốt tường thuật pháp ngữ đó mới gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn bực rõ thấu tất cả trí, biết những trí nào mà đưa ra ý nghĩa ấy, hiểu rõ tất cả trí như thế mới gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý giới thành dị thục quả đồng sanh xả thọ, hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có xúc làm cảnh. Hay là những cảnh chi mở mối sanh ra do nghiệp thiện Dục giới đã làm chứa để thì trong khi đó có xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả thọ, nhất tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền vẫn có. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông rõ những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp đó dù bằng ngôn ngữ nào đều hiểu rõ tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn bực thông hiểu những trí mà biết rằng những trí ấy đưa ra ý nghĩa ấy, thông suốt rành những trí như thế đó mới gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý thức giới mà thành dị thục quả, đồng sanh hỷ thọ, hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những chi mở mối sanh ra trong khi đó có xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, hỷ, lạc, định, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Chế định của những pháp ấy dù thành ra ngôn ngữ nào đều thông thạo tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn bực thông hiểu tất cả trí, biết rằng những trí nào mà đưa ra ý nghĩa ấy thông suốt tất cả trí đó. Như thế gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý thức giới thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ, hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh. Hay là những chi mở mối sanh ra do nghiệp thiện Dục giới đã làm chứa để trong khi đó vẫn có xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả, nhất tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Định đặt những pháp đó dù bằng ngữ ngôn nào đều hiểu rõ cách tường thuật pháp ngữ đó. Như thế gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn bực rành tất cả trí đó, biết rằng dùng bằng trí nào mà trí ấy đưa ra ý nghĩa ấy, hiểu rõ rành những trí như thế mới gọi là cấp trí đạt thông.

 

7) Tam đạt thông phân theo tám tâm dị thục quả thiện dục giới

  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý thức giới thuộc dị thục quả, đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… hoặc có sắc là cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay là những chi mở mối sanh ra nghiệp thiện Dục giới đã làm chứa để mới có ra trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà hiểu rõ thấu đáo những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Định đặt của những pháp đó dù bằng ngữ ngôn nào đều hiểu rõ rành tường thuật pháp ngữ đó mới gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn những bực thông hiểu tất cả trí mà biết rằng những trí ấy đưa ra ý nghĩa ấy, thông suốt tất cả trí như thế gọi là cấp trí đạt thông.

8) Tam đạt thông phân theo tâm dị thục quả sắc giới

  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký ra sao? Trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Sắc giới, tĩnh ly chư dục… đắc sơ thiền trụ đề mục đất trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp thiện. Bực tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền trụ đề mục đất thuộc dị thục quả do những nghiệp thiện Sắc giới đã làm chứa để trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà bực thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Định đặt của những pháp đó dù bằng ngữ ngôn nào đều rành rẽ tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Còn bực hiểu rõ tất cả trí mà biết những trí nào là trí đưa ra ý nghĩa đó, hiểu thấu tất cả trí như thế gọi là cấp trí đạt thông.

 

9) Tam đạt thông phân theo tâm dị thục quả vô sắc giới

  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào tu tiến theo đường lối hầu đến Vô sắc giới, đã trừ luôn lạc do lướt qua cả Vô sở hữu xứ, đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Thế gọi là chư pháp thiện. Do đã trừ luôn lạc, vượt qua luôn cả Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà thành dị thục quả do nghiệp thiện Vô sắc giới đã tu hành chứa để mới sanh ra trong khi đó thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Dù những ngữ ngôn nào định đặt do những pháp ấy đều hiểu rành, tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực thông suốt tất cả trí biết rằng trí nào mà đưa ra ý nghĩa ấy đều biết rõ rành những trí đó mới gọi là cấp trí đạt thông.

 

10) Tam đạt thông phân theo tâm dị thục quả siêu thế

  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào tu tiến theo thiền siêu thế, cơ quan ra khỏi khổ đưa đến rốt ráo đặng trừ tà kiến hầu chứng bực ban sơ, tĩnh ly chư dục, đắc sơ thiền, vẫn hành nan đắc trì trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Thế gọi là chư pháp thiện. Bực tĩnh ly chư dục đắc sơ thiền mà thành dị thục quả do thiền thiện siêu thế đã tu hành chứa để mà hành nan đắc trì thuộc chủng tiêu diệt trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Sự định đặt những ngôn ngữ nào do pháp đó thông suốt rành rẽ, tường thuật pháp ngữ ấy gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực hiểu rõ tất cả trí, biết rành những trí nào là trí đưa ra ý nghĩa ấy, thấu suốt tất cả trí như thế gọi là cấp trí đạt thông.

 

11) Tam đạt thông phân theo bảy tâm dị thục quả bất thiện

  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào nhãn thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có sắc làm cảnh… nhĩ thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có thinh làm cảnh… tỷ thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có khí làm cảnh… thiệt thức thuộc dị thục quả đồng sanh xả thọ có vị làm cảnh… thân thức thuộc dị thục quả đồng sanh khổ thọ có xúc làm cảnh sanh ra do nghiệp bất thiện đã làm chứa để trong khi nào thì xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, khổ, nhất tâm, ý quyền, khổ quyền, mạng quyền vẫn có trong khi ấy. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh đều gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông suốt những pháp ấy gọi là nghĩa đạt thông.
  • Dù những ngôn ngữ nào mà định đặt do những pháp đó đều rõ rành tường thuật pháp ngữ ấy gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực thông suốt tất cả trí hiểu rành những trí nào là trí đưa ra ý nghĩa ấy, hiểu rõ tất cả trí như thế gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý thức giới sanh ra thành tố (kiriyā) phi thiện phi bất thiện và phi dị thục quả đồng sanh xả thọ. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh hay là những chi mở mối sanh ra thì trong khi đó vẫn có xúc, thọ, tưởng, tư, tầm, tứ, xả, nhất tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, xả quyền và mạng quyền đều có. Hay là những pháp phi sắc nào khác nương sanh trong khi đó đều gọi là pháp vô ký.
  • Mà thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Dù những ngôn ngữ nào mà định đặt do những pháp đó, đều rõ rành tường thuật pháp ngữ ấy, thế gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực thông suốt tất cả trí, hiểu rành những trí nào là trí đưa ra ý nghĩa ấy, hiểu rõ tất cả trí như thế gọi là cấp trí đạt thông.

 

12) Tam đạt thông phân theo ba tâm tố vô nhân (ahetukakiriyā)

  1.  
  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý giới sanh ra thành tố (kiriyā) phi thiện, phi bất thiện và phi dị thục quả, đồng sanh xả thọ. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có xúc làm cảnh hay những chi mở mối sanh ra thì trong khi đó vẫn có xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả thọ, nhất tâm, ý quyền, xả quyền, mạng quyền; hay những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi đó. Những pháp như thế gọi là pháp vô ký.
  • Thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Dù những ngữ ngôn nào mà định đặt do những pháp đó đều rành tường thuật pháp ngữ ấy. Như thế gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực thông tất cả trí, hiểu rành những trí nào là trí đưa ra ý nghĩa ấy đều hiểu rõ tất cả trí ấy. Như thế gọi là cấp trí đạt thông.
  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Trong khi nào ý thức giới sanh ra thành tố, phi thiện, phi bất thiện, phi dị thục quả đồng sanh hỷ thọ. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay những chi mở mối sanh ra… ý thức giới sanh tồn vẫn thành tố phi thiện, phi bất thiện, phi dị thục quả đồng sanh xả thọ. Hoặc có sắc làm cảnh… hoặc có pháp làm cảnh; hay những chi mở mối sanh ra trong khi nào thì vẫn có xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, tầm, tứ, xả (thọ), nhất tâm, cần quyền, định quyền, ý quyền, xả quyền, mạng quyền; hay những pháp phi sắc nào khác nương sanh vẫn có trong khi đó. Những pháp như thế gọi là pháp vô ký.
  • Mà thông thấu những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Dù những ngôn ngữ nào mà định đặt do những pháp đó, đều rành tường thuật pháp ngữ đó. Thế gọi là ngữ đạt thông.
  • Thông tất cả trí, hiểu rành những trí nào là trí đưa ra ý nghĩa ấy đều hiểu rõ tất cả trí ấy. Như thế gọi là cấp trí đạt thông.

 

13) Tam đạt thông phân theo ba loại tâm tố

  • Tam đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Chư pháp vô ký trong khi có ra sao? Ý thức giới thành tố phi thiện, phi bất thiện và phi dị thục quả đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí… đồng sanh hỷ thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ tương ưng trí… đồng sanh xả thọ tương ưng trí hữu dẫn… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí… đồng sanh xả thọ bất tương ưng trí hữu dẫn… tu tiến theo thiền Sắc giới… tu tiến theo thiền Vô sắc giới… mà thành tố phi thiện, phi bất thiện và phi dị thục quả, kiến pháp lạc trụ, do trừ luôn lạc, lướt qua khỏi cả Vô sở hữu xứ đắc tứ thiền đồng sanh với tưởng phi tưởng phi phi tưởng… trong khi nào thì xúc… vô phóng dật vẫn có trong khi ấy. Như thế gọi là chư pháp vô ký.
  • Mà thông suốt những pháp đó gọi là nghĩa đạt thông.
  • Dù những ngôn ngữ nào mà định đặt do những pháp đó đều rõ rành tường thuật pháp ngữ đó. Thế gọi là ngữ đạt thông.
  • Bực thông suốt tất cả trí, hiểu rành những trí nào là trí đưa ra ý nghĩa ấy đều hiểu rõ tất cả trí ấy. Như thế gọi là cấp trí đạt thông.
  1.  
  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.
  • Tam đạt thông vẫn sanh trong tâm hiện hành tương ưng với trí phía thiện Dục giới bốn thứ, trong tâm hiện hành tương ưng với trí phía tố (kiriyā) bốn thứ. Nghĩa đạt thông vẫn sanh trong những tâm hiện hành đó nữa, vẫn sanh trong bốn đạo và bốn quả luôn.

Dứt Phân theo Diệu Pháp

 

C. ĐẠT THÔNG PHÂN TÍCH PHẦN VẤN ĐÁP

 

  1.  
  • Tứ đạt thông là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.

VẤN THEO ĐẦU ĐỀ TAM                                  VẤN THEO ĐẦU ĐỀ NHỊ

Trong những tứ đạt thông mà điều nào thành thiện, điều nào thành bất thiện, điều nào thành vô ký… điều nào thành hữu y, điều nào thành vô y.

 

1) Đáp theo đầu đề tam

  1.  
  • Tứ đạt thông thành thiện cũng có, thành vô ký cũng có, thành tương ưng lạc thọ cũng có, thành tương ưng phi khổ phi lạc thọ cũng có.
  • Tam đạt thông thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có. Nghĩa đạt thông thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tam đạt thông thành phi do thủ cảnh thủ. Nghĩa đạt thông thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Tam đạt thông thành phi phiền toái cảnh phiền não. Nghĩa đạt thông thành phi phiền toái cảnh phiền não cũng có, thành phi phiền toái phi cảnh phiền não cũng có.
  • Tam đạt thông thành hữu tầm hữu tứ. Nghĩa đạt thông thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Tứ đạt thông thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Tứ đạt thông thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tam đạt thông thành nhân sanh tử cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có. Nghĩa đạt thông thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tam đạt thông thành phi hữu học phi vô học. Nghĩa đạt thông thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Tam đạt thông thành hy thiểu. Nghĩa đạt thông thành hy thiểu cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • Ngữ đạt thông thành biết cảnh hy thiểu. Tam đạt thông thành biết cảnh hỷ thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
  • Tam đạt thông thành trung bình. Nghĩa đạt thông thành trung bình cũng có, thành tinh lương cũng có.
  • Tam đạt thông thành bất định. Nghĩa đạt thông thành chánh nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Ngữ đạt thông không nên nói thành có đạo là cảnh, dĩ nhiên thành có đạo là nhân, dĩ nhiên thành có đạo là trưởng. Nghĩa đạt thông không thành có đạo là cảnh, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành có đạo là nhân, dĩ nhiên thành có đạo là trưởng cũng có. Nhị đạt thông thành có đạo là cảnh, không thành có đạo là nhân cũng có hay thành có đạo là trưởng cũng có; không nên nói dĩ nhiên thành có đạo là cảnh, dĩ nhiên thành có đạo là trưởng cũng có.
  • Tam đạt thông thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có; không thể nói thành sẽ sanh. Nghĩa đạt thông thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tứ đạt thông thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Ngữ đạt thông thành biết cảnh hiện tại. Nhị đạt thông thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có. Nghĩa đạt thông thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có; không nên nói tuy nhiên thành biết cảnh quá khứ, tuy nhiên thành biết cảnh vị lai, tuy nhiên thành biết cảnh hiện tại cũng có.
  • Tứ đạt thông thành nội phần cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Ngữ đạt thông thành biết cảnh ngoại. Tam đạt thông thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
  • Tứ đạt thông thành bất kiến vô đối chiếu.

 

2) Đáp theo đầu đề nhị

i & ii. Đáp phần chùm nhân và nhị đề đỉnh

  1.  
  • Tứ đạt thông thành nhân, thành hữu nhân, thành tương ưng nhân, thành nhân hữu nhân, thành nhân tương ưng nhân; không nên nói dĩ nhiên thành phi nhân hữu nhân, dĩ nhiên thành phi nhân vô nhân.
  • Tứ đạt thông thành hữu duyên, thành hữu vi, thành bất kiến, thành vô đối chiếu. Thành phi sắc.
  • Tam đạt thông thành hiệp thế. Nghĩa đạt thông thành hiệp thế cũng có, thành siêu thế cũng có.
  • Tứ đạt thông thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng.

 

iii. Đáp phần chùm lậu (āsavagocchaka)

  1.  
  • Tứ đạt thông thành phi lậu.
  • Tam đạt thông thành cảnh lậu. Nghĩa đạt thông thành cảnh lậu cũng có, thành phi cảnh lậu cũng có.
  • Tam đạt thông thành bất tương ưng lậu.
  • Tam đạt thông không nên nói thành lậu cảnh lậu, chỉ thành phi lậu cảnh lậu. Nghĩa đạt thông không nên nói thành lậu cảnh lậu, mà chỉ thành phi lậu cảnh lậu cũng có, không thể nói thành phi lậu cảnh lậu cũng có.
  • Tứ đạt thông không nên nói dĩ nhiên thành lậu tương ưng lậu, dĩ nhiên thành phi lậu tương ưng lậu.
  • Tam đạt thông thành bất tương ưng lậu cảnh lậu. Nghĩa đạt thông thành bất tương ưng lậu cảnh lậu cũng có, thành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu cũng có.

 

iv, v, vi, vii, viii, ix, x, xi & xii. Đáp phần chùm triền…

  1.  
  • Tứ đạt thông thành phi triền… tứ đạt thông thành phi phược… tứ đạt thông thành phi bộc… tứ đạt thông thành phi phối… tứ đạt thông thành phi cái… tứ đạt thông thành phi khinh thị…
  • Tứ đạt thông thành tri cảnh, thành phi tâm, thành sở hữu tâm, thành tương ưng tâm, thành hòa với tâm, thành có tâm làm sở sanh, thành đồng sanh tồn với tâm, thành tùng tâm thông lưu, thành hòa với tâm có tâm làm sở sanh; thành hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh; thành có tâm làm sở sanh thông lưu và hòa với tâm, thành bên ngoài, thành phi y sinh, thành phi do thủ.
  • Tứ đạt thông thành phi thủ… tứ đạt thông thành phi phiền não…

 

xiii. Đáp phần nhị đề yêu bối (piṭṭhiduka)

  1.  
  • Tứ đạt thông thành phi sơ đạo tuyệt trừ, thành phi ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi ba đạo cao tuyệt trừ.
  • Tam đạt thông thành hữu tầm. Nghĩa đạt thông thành hữu tầm cũng có, thành vô tầm cũng có.
  • Tam đạt thông thành hữu tứ. Nghĩa đạt thông thành hữu tứ cũng có, thành vô tứ cũng có.
  • Tứ đạt thông thành hữu hỷ cũng có, thành vô hỷ cũng có, thành đồng sanh hỷ cũng có, thành phi đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành phi đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có, thành phi đồng sanh xả cũng có.
  • Tam đạt thông thành Dục giới. Nghĩa đạt thông thành Dục giới cũng có, thành phi Dục giới cũng có.
  • Tứ đạt thông thành phi Sắc giới, thành phi Vô sắc giới.
  • Tam đạt thông thành liên quan luân hồi. Nghĩa đạt thông thành liên quan luân hồi cũng có, thành bất liên quan luân hồi cũng có.
  • Tam đạt thông thành phi nhân xuất luân hồi. Nghĩa đạt thông thành nhân xuất luân hồi cũng có, thành phi nhân xuất luân hồi cũng có.
  • Tam đạt thông thành bất định. Nghĩa đạt thông thành nhất định cũng có, thành bất định cũng có.
  • Tam đạt thông thành hữu thượng. Nghĩa đạt thông thành hữu thượng cũng có, thành vô thượng cũng có.
  • Tứ đạt thông thành vô y.

Dứt Phần vấn đáp chỉ có bấy nhiêu

Hoàn bị đạt thông phân tích

 



PHẦN XVI - TRÍ PHÂN TÍCH

(Ñāṇavibhaṅga)

 

A. TRÍ PHÂN TÍCH PHẦN ĐẦU ĐỀ (Mātikā)

Đầu đề phần một

  1.  
  • Trí tông (Ñāṇavatthu) phân mỗi phần thành một như là ngũ thức thành phi nhân, thành vô nhân, thành bất tương ưng nhân, thành hữu duyên, thành hữu vi, thành phi sắc, thành hiệp thế, thành cảnh lậu, thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ, thành cảnh phiền não, thành vô ký, thành hữu tri cảnh, thành phi sở hữu tâm, thành dị thục quả, thành do thủ cảnh thủ, thành phi phiền toái mà cảnh phiền não, thành phi hữu tầm hữu tứ, thành phi vô tầm vô tứ, thành vô tầm vô tứ, thành phi đồng sanh hỷ, thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn, thành phi hữu học phi vô học, thành hy thiểu, thành Dục giới, thành phi Sắc giới, thành phi Vô sắc giới, thành liên quan luân hồi, thành phi bất liên quan luân hồi, thành bất định, thành phi nhân xuất luân hồi, thành sanh tồn, thành cũng có tâm biết đặng, thành cũng có tâm không biết đặng, thành vô thường, thành biến lão (jarābhibhūtā).
  • Ngũ thức có vật thành hiện tại, có cảnh thành hiện tại, có vật sanh trước, có cảnh sanh trước, có vật thành bên trong, có cảnh thành bên ngoài, có vật chưa diệt, có cảnh chưa diệt, có vật khác nhau, có cảnh khác nhau, vẫn không thay nhau hưởng cảnh, sanh ra đâu không tiếp thâu, sanh ra đâu không tác ý, sẽ sanh ra đâu không hỗn tạp, sẽ sanh ra đâu không tác ý, sẽ sanh ra đâu không hỗn tạp, sẽ sanh ra đâu không có trước sau, vẫn không sanh thứ lớp liên tiếp với nhau.
  • Ngũ thức không có sự nghĩ ngợi, người vẫn không biết rõ pháp chi chi bằng ngũ thức.
  • Ngũ thức chỉ là sự rơi đến cảnh nào một cảnh; người vẫn không biết rõ pháp chi chi mà từ nơi thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không thành một oai nghi nào mà do ngũ thức; người vẫn không thành một oai nghi cách nào mà từ thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không hiệp với thân nghiệp không hiệp với ý nghiệp mà từ thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không lập thành pháp thiện hay pháp bất thiện bằng ngũ thức, vẫn không lập thành pháp thiện và pháp bất thiện mà từ thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không nhập thiền và không xuất thiền bằng ngũ thức, vẫn không nhập thiền và không xuất thiền mà tiếp theo thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không tử và không tục sinh bằng ngũ thức, vẫn không tử và không tục sinh mà nối theo thứ lớp của ngũ thức, người vẫn không ngủ không thức và không chiêm bao bằng ngũ thức, vẫn không ngủ không thức và không chiêm bao mà nối theo thứ lớp của ngũ thức; vấn đề mà trình bày cơ quan của ngũ thức theo sự chắc thật như đã nói đó. Trí tông phân mỗi phần thành một vẫn có bằng cách như thế.

 

Đầu đề phần hai

  1.  
  • Trí tông (Ñāṇavatthu) phân mỗi phần thành hai như là tuệ hiệp thế, tuệ siêu thế.
  • Tuệ cũng có tâm biết đặng, tuệ cũng có tâm không biết đặng.
  • Tuệ cảnh lậu, tuệ phi cảnh lậu.
  • Tuệ bất tương ưng lậu cảnh lậu, tuệ bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
  • Tuệ cảnh triền, tuệ phi cảnh triền.
  • Tuệ bất tương ưng triền cảnh triền, tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền.
  • Tuệ cảnh phược, tuệ phi cảnh phược.
  • Tuệ bất tương ưng phược cảnh phược, tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược.
  • Tuệ cảnh bộc, tuệ phi cảnh bộc.
  • Tuệ bất tương ưng bộc cảnh bộc, tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
  • Tuệ cảnh phối, tuệ phi cảnh phối.
  • Tuệ bất tương ưng phối cảnh phối, tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối.
  • Tuệ cảnh cái, tuệ phi cảnh cái.
  • Tuệ bất tương ưng cái cảnh cái, tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái.
  • Tuệ cảnh khinh thị, tuệ phi cảnh khinh thị.
  • Tuệ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
  • Tuệ do thủ, tuệ phi do thủ.
  • Tuệ cảnh thủ, tuệ phi cảnh thủ.
  • Tuệ bất tương ưng thủ cảnh thủ, tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
  • Tuệ cảnh phiền não, tuệ phi cảnh phiền não.
  • Tuệ bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
  • Tuệ hữu tầm, tuệ vô tầm.
  • Tuệ hữu tứ, tuệ vô tứ.
  • Tuệ hữu hỷ, tuệ vô hỷ.
  • Tuệ đồng sanh hỷ, tuệ phi đồng sanh hỷ.
  • Tuệ đồng sanh lạc, tuệ phi đồng sanh lạc.
  • Tuệ đồng sanh xả, tuệ phi đồng sanh xả.
  • Tuệ Dục giới, tuệ phi Dục giới.
  • Tuệ Sắc giới, tuệ phi Sắc giới.
  • Tuệ Vô sắc giới, tuệ phi Vô sắc giới.
  • Tuệ liên quan luân hồi, tuệ bất liên quan luân hồi.
  • Tuệ nhân xuất luân hồi, tuệ phi nhân xuất luân hồi.
  • Tuệ nhất định, tuệ bất định.
  • Tuệ hữu thượng, tuệ vô thượng.
  • Lý sự tuệ (atthajāpīkā paññā), sự lý tuệ (jāpītatthāpañña).

Trí tông (Ñāṇavathu) phân mỗi phần thành hai thứ vẫn có bằng cách như thế.

 

 

Đầu đề phần ba

  1.  
  • Trí tông (Ñāṇavatthu) mỗi phần có ba như là
  • Tuệ văn, tuệ tư, tuệ tu.
  • Tuệ thí thành, tuệ giới thành, tuệ tu thành.
  • Tuệ khởi giới, tuệ khởi tâm, tuệ khởi trí.
  • thông thạo tiến hóa, thông thạo thối hóa, thông thạo phương chước.
  • Tuệ dị thục quả, tuệ dị thục nhân, tuệ phi dị thục quả phi dị thục nhân.
  • Tuệ do thủ cảnh thủ, tuệ phi do thủ cảnh thủ, tuệ phi do thủ phi cảnh thủ.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ, tuệ vô tầm hữu tứ, tuệ vô tầm vô tứ.
  • Tuệ đồng sanh với hỷ, tuệ đồng sanh với lạc, tuệ đồng sanh với xả.
  • Tuệ nhân sanh tử, tuệ nhân đến Níp-bàn, tuệ phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
  • Tuệ hữu học, tuệ vô học, tuệ phi hữu học phi vô học.
  • Tuệ hy thiểu, tuệ đáo đại, tuệ vô lượng.
  • Tuệ biết cảnh hy thiểu, tuệ biết cảnh đáo đại, tuệ biết cảnh vô lượng.
  • Tuệ có đạo là cảnh, tuệ có đạo là nhân, tuệ có đạo là trưởng.
  • Tuệ sanh tồn, tuệ phi sanh tồn, tuệ sẽ sanh.
  • Tuệ quá khứ, tuệ vị lai, tuệ hiện tại.
  • Tuệ biết cảnh quá khứ, tuệ biết cảnh vị lai, tuệ biết cảnh hiện tại.
  • Tuệ nội phần, tuệ ngoại phần, tuệ nội và ngoại phần.
  • Tuệ biết cảnh nội, tuệ biết cảnh ngoại, tuệ biết cảnh nội và ngoại.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành cảnh hiện tại cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tuệ hữu tầm hữu tứ thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
  • Tuệ vô tầm hữu tứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tuệ vô tầm hữu tứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Tuệ vô tầm hữu tứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tuệ vô tầm hữu tứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Tuệ vô tầm hữu tứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tuệ vô tầm hữu tứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Tuệ vô tầm hữu tứ thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành đồng sanh hỷ cũng có, thành đồng sanh lạc cũng có, thành đồng sanh xả cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành cảnh hiện tại cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tuệ vô tầm vô tứ thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành hữu tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm hữu tứ cũng có, thành vô tầm vô tứ cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành đạo là cảnh cũng có, thành đạo là nhân cũng có, thành đạo là trưởng cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành cảnh hiện tại cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tuệ đồng sanh hỷ tuệ đồng sanh lạc thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành dị thục quả cũng có, thành dị thục nhân cũng có, thành phi dị thục quả phi dị thục nhân cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ cảnh thủ cũng có, thành phi do thủ phi cảnh thủ cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành nhân sanh tử cũng có, thành nhân đến Níp-bàn cũng có, thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành hữu học cũng có, thành vô học cũng có, thành phi hữu học phi vô học cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành hy thiểu cũng có, thành đáo đại cũng có, thành vô lượng cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành biết cảnh hy thiểu cũng có, thành biết cảnh đáo đại cũng có, thành biết cảnh vô lượng cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành có đạo là cảnh cũng có, thành có đạo là nhân cũng có, thành có đạo là trưởng cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành sanh tồn cũng có, thành phi sanh tồn cũng có, thành sẽ sanh cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành quá khứ cũng có, thành vị lai cũng có, thành hiện tại cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành biết cảnh quá khứ cũng có, thành biết cảnh vị lai cũng có, thành biết cảnh hiện tại cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành tự nội cũng có, thành ngoại phần cũng có, thành nội và ngoại phần cũng có.
  • Tuệ đồng sanh xả thành biết cảnh nội cũng có, thành biết cảnh ngoại cũng có, thành biết cảnh nội và ngoại cũng có.

Trí tông (Ñāṇavatthu) phân mỗi thứ có ba vẫn có bằng cách như thế.

 

 

Đầu đề phần tứ

  1.  
  • Trí tông (ñāṇavatthu) mỗi phần có bốn như là trí nghiệp sở (kammassakataṃ ñāṇaṃ), trí đế tùng (saccānulomikaṃ ñāṇaṃ), trí đạo hội (maggasamaṅgissa ñāṇaṃ), trí quả hội (phalasamaṅgissa ñāṇaṃ).
  • Trí khổ, trí tập khổ, trí khổ diệt, trí tiến hành khổ diệt.
  • Tuệ Dục giới, tuệ Sắc giới, tuệ Vô sắc giới, tuệ siêu thế.
  • Trí pháp, trí manh (anvaye ñāṇaṃ), trí phóng khí (paricce ñāṇaṃ), trí giả định (sammatiñāṇaṃ).
  • Tuệ nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn, tuệ đến Níp-bàn phi nhân sanh tử, tuệ nhân sanh tử và nhân đến Níp-bàn, tuệ phi nhân sanh tử và phi nhân đến Níp-bàn.
  • Tuệ phiền yểm phi triệt ngộ, tuệ triệt ngộ phi phiền yểm, tuệ phiền yểm và triệt ngộ, tuệ phi phiền yểm phi triệt ngộ.
  • Tuệ tuyệt trừ phần, tuệ trụ phần, tuệ đặc biệt phần, tuệ thấu phần.
  • Tứ đạt thông, tứ tiến hành, tứ cảnh, tứ sanh tử, trí sanh tử tập, trí sanh tử diệt, trí tiến hành sanh tử diệt.
  • Trí sanh… trí hữu (bhavañāṇa),… trí thủ… trí thọ… trí xúc… trí lục nhập… trí danh sắc… trí thức… trí hành… trí hành tập, trí hành diệt, trí tiến hành diệt.
  • Trí tông mỗi phần có bốn thứ vẫn có bằng cách như thế.

 

Phần năm, phần sáu, phần bảy, phần tám và phần chín

  1.  
  • Trí tông mỗi phần có năm như là chánh định có năm chi tức là ngũ trí chánh định. Trí tông mỗi phần năm thứ vẫn có bằng cách như thế.
  • Trí tông mỗi phần có sáu thứ như là tuệ trong lục thông. Trí tông mỗi phần sáu thứ vẫn có bằng cách như thế.
  • Trí tông mỗi phần bảy thứ như là trí tông trong pháp. Trí tông mỗi phần bảy thứ vẫn có bằng cách như thế.
  • Trí tông mỗi phần có tám thứ như là trí trong bốn đạo và tuệ trong bốn quả. Trí tông mỗi phần tám thứ vẫn có bằng cách như thế.
  • Trí tông mỗi phần có chín thứ như là tuệ trong tùng tiền vô lượng phần nhập thiền (anupubbavihārasamāpatti) có chín. Trí tông mỗi phần thành chín vẫn có bằng cách như thế.

 

Đầu đề phần thập

  1.  
  • Trí tông mỗi phần có mười tức là thập lực Như Lai như là sức nào mà hiệp theo nơi cấp trí đặc biệt rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố khắp vũ trụ. Những mãnh lực đó gọi là thập lực Như Lai.
  • Thập lực Như Lai là chi?
  1. Như Lai đối trong đời nầy vẫn hiểu những pháp đáng thành cơ sở và những pháp phi cơ sở bằng sự phi cơ sở theo sự chơn thật, Đức Như Lai Ngài biết rõ những pháp đáng thành cơ sở bằng sự đáng thành cơ sở, bằng sự phi cơ sở theo sự chắc thật như thế nào thì những điều ấy cũng thành sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào mới có nền tảng cấp trí đặc biệt, rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố khắp vũ trụ. Những điều như thế gọi là sức của Như Lai.
  2. Còn có điều nữa, Như Lai vẫn hiểu dị thục quả của nghiệp tháo trì (kamma-samādānānaṃ) thế nào là quá khứ, hiện tại, vị lai theo sự chắc thật với xứ (thāna) với nhân (hetu). Như Lai hiểu rõ dị thục quả của nghiệp tháo trì mà thành quá khứ, hiện tại, vị lai theo sự chắc thật bằng xứ bằng nhân, dù thế nào những điều ấy cũng là sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào nào mà có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố khắp vũ trụ, điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  3. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ đường lối đưa đến tất cả cõi theo sự chắc thật, những nào mà Như Lai hiểu rõ đường lối đưa đến tất cả cõi theo sự chắc thật, những điều ấy cũng là sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  4. Còn điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ đời mà thành bất thiểu chấp, thành biệt biệt chấp theo sự chắc thật. Những nào mà Như Lai hiểu rõ đời mà thành bất thiểu chấp, biệt biệt chấp theo sự chắc thật. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai. Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  5. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sự nương của tất cả chúng sanh có khác biệt nhau theo sự thật do những chi mà Như Lai đặng hiểu rõ sự nương của tất cả chúng sanh có khác biệt nhau theo sự thật rõ. Những điều ấy là do sức của Như Lai mà Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  6. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ quyền (indrīya) của tất cả chúng sanh khác, mọi người khác bằng cách chắc chắn là đầy đủ hay chưa đầy đủ. Do những chi mà Như Lai biết quyền của tất cả chúng sanh và của người khác già chín mùi đầy đủ hay chưa bằng lối chắc chắn. Những điều như thế cũng là do sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  7. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sự phiền não, sự thanh tịnh, sự xuất của thiền, giải thoát định và nhập thiền theo sự chắc thật. Những chi mà Như Lai đặng biết sự phiền não, sự thanh tịnh, sự xuất của thiền, sự giải thoát, sự định và sự nhập thiền theo sự chắc thật. Những điều như thế là do sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  8. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sự nhớ tiền kiếp đặng chắc chắn, do những chi mà Như Lai hiểu rõ tiền kiếp chắc thật. Những điều như thế là sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  9. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ sanh và tử của tất cả chúng sanh bằng sự thật do những chi mà Như Lai đặng hiểu rõ sự sanh và tử của tất cả chúng sanh đúng những Điều Ngự Sư, thế là sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.
  10. Còn có điều khác nữa, Như Lai vẫn hiểu rõ lậu tận theo sự chắc thật do những chi mà Như Lai hiểu rõ lậu tận bằng cách chắc thật. Những điều như thế là sức của Như Lai và Như Lai đã nương sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt đặng rống tiếng sư tử trong quần chúng, tuyên bố cả vũ trụ. Những điều ấy cũng là sức của Như Lai.

Như Lai hiệp với sức nào mới có cơ sở cấp trí đặc biệt, rống tiếng sư tử đặng tuyên bố cả vũ trụ. Những sức ấy gọi là thập lực Như Lai. Trí tông phân phần thành mười vẫn có bằng cách như thế.

Dứt Phần đầu đề

 

 

B. TRÍ PHÂN TÍCH PHẦN XIỂN MINH

Xiển minh phần một

  1.  

Ngũ thức đều thành phi nhân, đều thành vô nhân, đều thành bất tương ưng nhân, đều thành hữu duyên, đều thành hữu vi, đều thành phi sắc, đều thành hiệp thế, đều thành cảnh lậu, đều thành cảnh triền, đều thành cảnh phược, đều thành cảnh bộc, đều thành cảnh phối, đều thành cảnh cái, đều thành cảnh khinh thị, đều thành cảnh thủ, đều thành cảnh phiền não, đều thành cảnh vô ký, đều thành hữu tri cảnh, đều thành phi sở hữu tâm, đều thành dị thục quả, đều thành do thủ cảnh thủ, đều thành phi phiền toái cảnh phiền não, đều thành phi hữu tầm hữu tứ, đều thành phi vô tầm hữu tứ, đều thành vô tầm vô tứ, đều thành phi đồng sanh hỷ, đều thành phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, đều thành phi hữu nhân phi sơ đạo và ba đạo cao tuyệt trừ, đều thành phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn, đều thành phi hữu học phi vô học, đều thành hy thiểu, đều thành Dục giới, đều thành phi Sắc giới, đều thành phi Vô sắc giới, đều thành liên quan luân hồi, đều không thành bất liên quan luân hồi, đều thành bất định, đều thành phi nhân xuất luân hồi, đều thành sanh tồn, đều thành cũng có tâm biết đặng, đều thành vô thường, đều thành lão tử.

  1.  
  • Nói rằng ngũ thức có vật thành hiện tại, có cảnh thành hiện tại đó là khi vật sanh ra, khi cảnh sanh ra thì ngũ thức cũng sanh ra.
  • Nói ngũ thức có vật sanh trước, có cảnh sanh trước đó là khi vật sanh trước, khi cảnh sanh trước rồi ngũ thức mới sanh.
  • Nói ngũ thức có vật thành bên trong, có cảnh thành bên ngoài đó là vật của ngũ thức thành bên trong, cảnh của ngũ thức thành bên ngoài.
  • Nói ngũ thức có vật chưa diệt mất, có cảnh chưa diệt mất là ngũ thức sanh ra trong khi vật chưa diệt mất, khi cảnh chưa diệt mất.
  • Nói ngũ thức có vật khác nhau, có cảnh khác nhau đó có giải như vầy: vật và cảnh của nhãn thức là khác, vật và cảnh của nhĩ thức là khác, vật và cảnh của tỷ thức là khác, vật và cảnh của thiệt thức là khác, vật và cảnh của thân thức là khác.
  • Nói ngũ thức không thay nhau hưởng cảnh có giải như vầy: Nhĩ thức vẫn không hưởng cảnh của nhãn thức, mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của nhĩ thức. Tỷ thức không hưởng cảnh của nhãn thức mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của tỷ thức. Thiệt thức vẫn không hưởng cảnh của nhãn thức, mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của thiệt thức. Thân thức cũng không hưởng cảnh của nhãn thức, mà nhãn thức cũng không hưởng cảnh của thân thức. Nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của nhĩ thức… nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của tỷ thức… nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của thiệt thức… nhãn thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức, mà thân thức cũng không hưởng cảnh của nhãn thức. Nhĩ thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức, mà thân thức vẫn không hưởng cảnh của nhĩ thức. Tỷ thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức, mà thân thức cũng không hưởng cảnh của tỷ thức. Thiệt thức vẫn không hưởng cảnh của thân thức mà thân thức cũng không hưởng cảnh của thiệt thức.
  • Nói ngũ thức không sanh ra bởi không chung thực đó tức là khi chung thực năm thức mới sanh ra.
  • Nói ngũ thức sẽ sanh ra bằng cách không xen lẫn nhau không có đó là năm thức không sanh ra theo thứ lớp với nhau.
  • Nói ngũ thức không sanh ra đồng nhau đó là năm thức không sanh trong một sát-na.
  • Nói ngũ thức không sanh nối liền với nhau có giải như vầy:
  • Nhĩ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp mà nhãn thức sanh; còn nhãn thức cũng không sanh theo thứ lớp của nhĩ thức sanh.
  • Tỷ thức không sanh nối theo thứ lớp của nhãn thức sanh, mà nhãn thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của tỷ thức sanh.
  • Thiệt thức không sanh theo thứ lớp của nhãn thức sanh, mà nhãn thức cũng không sanh theo thứ lớp của thiệt thức sanh.
  • Thân thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của nhãn thức sanh, mà nhãn thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh.
  • Nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của nhĩ thức sanh… nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của tỷ thức sanh… nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thiệt thức sanh… nhãn thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của nhãn thức sanh. Nhĩ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của nhĩ thức sanh. Tỷ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của tỷ thức sanh. Tỷ thức vẫn không sanh nối theo thứ lớp của thân thức sanh, mà thân thức cũng không sanh nối theo thứ lớp của thiệt thức sanh.
  • Nói ngũ thức không có khiên niệm (anābhogāti) là trong năm thức chẳng có khán môn (āvajjanā), khiên niệm (ābhogo), hiệp thực (samannāhāro) hoặc tác ý (manasikāro).
  • Nói người không biết rõ rệt nhưng pháp chi bằng ngũ thức đó là vẫn không hiểu rõ pháp chi chi do ngũ thức.
  • Nói ngũ thức chỉ là sa vào một cảnh nào đó là chỉ thuần thục theo một cảnh nào đó thôi.
  • Nói người vẫn không hiểu rõ pháp chi chi từ thứ lớp theo ngũ thức đó là người vẫn không hiểu rõ những pháp chi bằng ý giới nói theo ngũ thức.
  • Nói người vẫn không thành tựu trong một cách oai nghi nào bằng ngũ thức đó là người vẫn không đặng thành tựu một oai nghi dù đi, đứng hay nằm, ngồi do ngũ thức (điều khiển đâu).
  • Nói người vẫn không thành tựu một cách oai nghi nào mà tâm nối liền theo năm thức đó là người không đặng thành tựu trong một oai nghi nào dù đi đứng hay nằm ngồi mà do ý giới nối liền thứ lớp cùng năm thức.
  • Nói không hiệp với thân nghiệp, không hiệp với khẩu nghiệp, ngũ thức đó là người không tập hợp thân nghiệp, khẩu nghiệp bằng ngũ thức.
  • Nói người không hiệp với thân nghiệp, không hiệp với khẩu nghiệp mà (bằng tâm) nối liền thứ lớp của ngũ thức đó là người vẫn không hiệp với thân nghiệp, khẩu nghiệp nào mà do ý giới nối liền từ ngũ thức.
  • Nói người không tháo trì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện bằng ngũ thức đó tức là người không đặng tháo trì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện bằng ngũ thức.
  • Nói người vẫn không tháo trì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện mà từ nối liền thứ lớp của năm thức đó tức là người không đặng nghiệp thiện và nghiệp bất thiện bằng lối ý giới nối liền theo thứ lớp của năm thức.
  • Nói người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền bằng năm thức đó tức là người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền bằng năm thức.
  • Nói người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền mà do (tâm) nối liền thứ lớp của năm thức đó tức là người không đặng nhập thiền, không đặng xuất thiền bằng ý giới nối liền thứ lớp của ngũ thức.
  • Nói người không tử không tục sinh bằng năm thức đó tức là người không đặng tử, không đặng tục sinh bằng năm thức.
  • Nói người vẫn không tử không tục sinh mà nối liền thứ lớp của ngũ thức đó tức là người không đặng tử, không đặng tục sinh bằng ý giới nối liền thứ lớp của năm thức.
  • Nói người vẫn không ngủ, không thức, không chiêm bao bằng năm thức đó tức là người không đặng ngủ, không đặng thức và không đặng chiêm bao bằng năm thức.
  • Nói người không ngủ, không thức, không chiêm bao mà nối liền theo thứ lớp của ngũ thức đó tức là người không đặng ngủ, không đặng thức, không đặng chiêm bao bằng ý giới nối liền thứ lớp với năm thức.
  • Sự biết của cơ quan ngũ thức như đã nói đó gọi là tuệ để trình bày của ngũ thức theo sự chắc thật.

Trí tông mỗi phần có một vẫn bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần hai

  1.  
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký trong ba cõi là tuệ hiệp thế. Tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ siêu thế.
  • Tuệ tất cả cũng gọi là tuệ có thứ biết đặng và tuệ có thứ không biết đặng.
  • Tuệ hiệp với pháp thiện và hiệp với pháp vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh lậu. Tuệ hiệp bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh lậu.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ tương ưng lậu mà cảnh lậu. Tuệ hiệp bốn đạo và bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng lậu mà cảnh lậu. Tuệ hiệp bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh triền. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh triền.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ tương ưng triền mà cảnh triền. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh phược. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phược.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ tương ưng phược mà cảnh phược. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh bộc. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh bộc.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng bộc mà cảnh bộc. Còn tuệ trong bốn đạo và bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh phối. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phối.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phối mà cảnh phối. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh cái. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh cái.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng cái mà cảnh cái. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh khinh thị. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh khinh thị.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
  • Tuệ trong dị thục quả nương ba cõi gọi là tuệ do thủ. Còn tuệ trong pháp thiện nương ba cõi, tuệ trong pháp vô ký tố nương ba cõi và trong bốn đạo bốn quả đều gọi là tuệ phi do thủ.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh thủ. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh thủ.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng thủ mà cảnh thủ. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ cảnh phiền não. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phiền não.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
  • Tuệ tương ưng tầm gọi là tuệ hữu tầm. Còn tuệ bất tương ưng tầm gọi là tuệ vô tầm.
  • Tuệ tương ưng tứ gọi là tuệ hữu tứ. Còn tuệ bất tương ưng tứ gọi là tuệ vô tứ.
  • Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ hữu hỷ. Còn tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ vô hỷ.
  • Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ đồng sanh hỷ. Còn tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ phi đồng sanh hỷ.
  • Tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ đồng sanh lạc. Còn tuệ bất tương ưng lạc gọi là tuệ phi đồng sanh lạc.
  • Tuệ tương ưng xả gọi là tuệ đồng sanh xả. Còn tuệ bất tương ưng xả gọi là tuệ phi đồng sanh xả.
  • Tuệ trong thiện và vô ký trong Dục giới gọi là tuệ Dục giới. Còn tuệ Sắc giới, tuệ Vô sắc giới và tuệ siêu thế gọi là tuệ phi Dục giới.
  • Tuệ trong thiện và vô ký Sắc giới gọi là tuệ Sắc giới. Còn tuệ Dục giới, tuệ Vô sắc giới và tuệ siêu thế gọi là tuệ phi Sắc giới.
  • Tuệ trong thiện và vô ký Vô sắc giới gọi là tuệ Vô sắc giới. Còn tuệ trong Dục giới, tuệ trong Sắc giới và tuệ siêu thế gọi là tuệ phi Vô sắc giới.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ liên quan luân hồi. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất liên quan luân hồi.
  • Tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ nhân xuất luân hồi. Còn tuệ trong thiện nương ba cõi, trong dị thục quả nương bốn cõi, trong vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ phi nhân xuất luân hồi.
  • Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhất định. Còn tuệ trong thiện nương ba cõi, trong dị thục quả nương bốn cõi, trong vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ bất định.
  • Tuệ trong pháp thiện và pháp vô ký nương ba cõi gọi là tuệ hữu thượng. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô thượng.
  • Tuệ tiến đắc trong khi đó ra sao? Như là tuệ thiện trong bốn cõi trợ tuệ vô ký tố (kiriyābyāk) trợ thiền, trợ thông của bực La-hán phát sanh, đó gọi là tuệ tiến đắc (atthajāpīkapaññā). Còn tuệ trong dị thục quả nương bốn cõi trợ tuệ vô ký tố, thiền, thông của bực La-hán phát sanh ra, đó là tuệ đắc tiến (jāpītatthapaññā).

Trí tông (ñaṇavatthu) phân mỗi phần thành hai vẫn có bằng cách như thế.

 

 

Xiển minh phần ba

  1.  
  • Trí tư trong khi có ra sao? Như là tuệ sắp đặt tất cả công việc, hoặc tuệ sắp đặt tất cả tài nghề khéo léo, hoặc tuệ sắp đặt tất cả tài nghề mà không do nghe học hỏi với người khác mà vẫn đặng trí chuyên môn, hoặc đặng trí đế thuận, hoặc cho rằng sắc không bền, hoặc cho rằng thọ không bền, hoặc cho rằng tưởng không bền, hoặc cho rằng hành không bền, hoặc cho rằng thức không bền; vẫn đặng trí thuận tùng, trí nhẫn nại, trí kiến thức, trí sáng suốt, trí hiểu biết, trí chăm chú, trí biết rõ những pháp nhẫn nại. Nếu có trạng thái cách đó thì gọi là trí tư (cintāmayapaññā).
  • Trí văn trong khi có ra sao? Như là tuệ sắp đặt tất cả công việc, hoặc tuệ sắp đặt tất cả nghề giỏi, hoặc tuệ sắp đặt tất cả tài hay, những bực đã từng nghe nơi người khác mà đặng trí thuần thục, hoặc đặng trí đế thuận, hoặc cho là sắc không bền, hoặc cho là thọ không bền, hoặc cho là tưởng không bền, hoặc cho rằng là hành không bền, hoặc cho là thức không bền, vẫn đặng trí thuận tùng, trí nhẫn nại, trí tri kiến, trí sương thạnh (sáng suốt), trí hiểu biết, trí chăm chú, nhẫn nại chăm chú pháp. Những chi mà có tướng trạng cách đó gọi là trí văn (sutamayapaññā).
  • Còn trí của bực nhập tất cả thiền gọi là trí tu (bhāvanāmapaññā).
  1.  
  • Tuệ thí đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… vô si, sự trạch pháp, chánh kiến mở mối bố thí phát sanh cho người bố thí, đó gọi là tuệ thí (dānamayapaññā).
  • Tuệ giới đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… vô si, sự trạch pháp và những chánh kiến mở mối phát sanh cho người trì giới. Như thế gọi là tuệ giới (sīlamayapaññā).
  • Còn tuệ của bực nhập tất cả thiền gọi là tuệ tu (bhāvanāmapaññā).
  1.  
  • Tuệ cận giới đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay là chánh kiến phát sanh cho người thu thúc giới bổn. Thế gọi là tuệ cận giới (idhisīle paññā).
  • Tuệ cận tâm đó ra sao? Như là trí tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay là chánh kiến phát sanh cho bực tu tiến nhập thiền Sắc giới và thiền Vô sắc giới. Thế gọi là tuệ cận tâm (idhicitta paññā).
  • Tuệ cận tuệ đó ra sao? Tức là tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ cận tuệ (idhipaññā paññā).
  1.  
  • Tiến hoá thông minh đó ra sao? Những bực có tuệ vẫn hiểu rõ như vầy: Khi ta đang quán những pháp ấy pháp bất thiện mà chưa sanh cũng sẽ không sanh và pháp thiện đã sanh cũng sẽ trừ đặng. Hay là khi ta quán những pháp thiện mà chưa sanh cũng sẽ sanh và pháp thiện đã sanh cũng hiện hành đặng sự tột bực, đặng sự quảng đại, đặng sự tiến hóa, sự đầy đủ bằng trí tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong điều đó. Như thế gọi là tiến hoá thông minh (āyakosallaṃ).
  • Thối hóa thông minh đó ra sao?

-   Bực có tuệ vẫn hiểu rõ như vầy: Khi ta đang quán những pháp ấy pháp thiện chưa sanh cũng sẽ không sanh và pháp thiện đã sanh cũng sẽ diệt. Hay là khi ta quán pháp ấy, pháp bất thiện chưa sanh cũng sẽ sanh và pháp bất thiện đã sanh cũng sẽ càng đặng sự hiện hành, đặng sự rộng rãi, nào là tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp, chánh kiến với trong điều ấy. Thế gọi là thối hoá thông minh (apāyakosallaṃ).

-             Những tuệ chi mà thành phương tiện sửa đổi trong việc lẹ làng hoặc nạn đã sanh đó gọi là thối hoá thông minh.

  1.  

Tuệ trong dị thục quả nương bốn cõi gọi là tuệ dị thục quả. Tuệ trong pháp thiện thuộc bốn cõi gọi là tuệ dị thục nhân. Còn tuệ trong vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ phi dị thục quả phi dị thục nhân.

  1.  

Tuệ trong dị thục quả thuộc ba cõi gọi là tuệ do thủ cảnh thủ. Tuệ hiệp pháp thiện trong ba cõi và vô ký tố thuộc ba cõi gọi là tuệ phi do thủ mà cảnh thủ. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi do thủ phi cảnh thủ.

  1.  

Tuệ mà tương ưng với tầm, tứ gọi là tuệ hữu tầm hữu tứ. Tuệ bất tương ưng tầm mà tương ưng với tứ gọi là tuệ vô tầm hữu tứ. Còn tuệ bất tương ưng cả tầm lẫn tứ gọi là tuệ vô tầm vô tứ.

  1.  

Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ đồng sanh hỷ. Tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ đồng sanh lạc. Tuệ tương ưng xả gọi là tuệ đồng sanh xả.

  1.  

Tuệ trong pháp thiện ba cõi gọi là tuệ nhân sanh tử. Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhân đến Níp-bàn. Tuệ trong dị thục quả thuộc bốn cõi và tuệ trong pháp vô ký tố nương ba cõi gọi là tuệ phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.

  1.  

Tuệ trong bốn đạo ba quả gọi là tuệ hữu học. Tuệ trong quả La-hán thành phần bực cao gọi là tuệ vô học. Còn tuệ trong pháp thiện thuộc ba cõi, trong dị thục quả nương ba cõi trong pháp vô ký tố thuộc ba cõi gọi là tuệ phi hữu học phi vô học.

  1.  

Tuệ trong thiện Dục giới và vô ký Dục giới gọi là tuệ hy thiểu. Tuệ trong thiện Sắc giới, vô ký Sắc giới, thiện Vô sắc giới và vô ký Vô sắc giới gọi là tuệ đáo đại. Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô lượng.

  1.  
  • Tuệ biết cảnh hy thiểu đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay chánh kiến mở mối pháp hy thiểu sanh ra đó gọi là tuệ biết cảnh hy thiểu.
  • Tuệ biết cảnh đáo đại đó ra sao? Như là tuệ, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay chánh kiến mở mối pháp đáo đại sanh ra. Đó gọi là tuệ biết cảnh đáo đại.
  • Tuệ biết cảnh vô lượng trong khi có ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự trạch pháp, hoặc chánh kiến mở mối pháp vô lượng sanh ra. Đó gọi là tuệ biết cảnh vô lượng.
  1.  
  • Tuệ biết đạo đặng đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp, hoặc chánh kiến mở mối cho Thánh đạo hiện bày. Đó gọi là biết đặng. Còn tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhân của đạo.
  • Tuệ có đạo là trưởng đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp, hoặc chánh kiến làm cho Thánh đạo thành trưởng sanh ra. Đó gọi là tuệ có đạo là trưởng.
  1.  
  • Tuệ trong dị thục quả nương bốn cõi cũng thành sanh tồn, cũng thành sẽ sanh; không nên nói thành phi sanh tồn.
  • Tuệ trong pháp thiện nương bốn cõi, trong vô ký tố nương ba cõi cũng thành sanh tồn, cũng thành phi sanh tồn; không nên nói thành sẽ sanh.
  1.  

Tuệ tất cả đó cũng thành tuệ quá khứ, cũng thành tuệ vị lai, cũng thành tuệ hiện tại.

  1.  
  • Tuệ biết cảnh quá khứ đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp hay chánh kiến mở mối phát sanh thuộc quá khứ hiện bày. Đó gọi tuệ biết cảnh quá khứ.
  • Tuệ biết cảnh vị lai đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan pháp vị lai hiện bày. Đó gọi pháp vị lai.
  • Tuệ biết cảnh hiện tại đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan pháp hiện tại hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh hiện tại.
  1.  

Tất cả tuệ thế đó cũng thành tuệ tự nội, cũng thành tuệ ngoại phần, cũng thành tuệ nội và ngoại phần.

  1.  
  • Tuệ biết cảnh tự nội đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan pháp tự nội hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh tự nội.
  • Tuệ biết cảnh ngoại phần đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối pháp bên ngoài hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh ngoại phần.
  • Tuệ biết cảnh nội và ngoại phần đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan tất cả pháp bên trong và bên ngoài hiện bày. Đó gọi là tuệ biết cảnh nội và ngoại phần.

Trí tông mỗi phần có ba vẫn có bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần bốn

  1.  
  • Trí tín nghiệp đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến có trạng thái hiểu rõ như vầy: Sau khi bố thí có quả phước; cúng dường tam bảo có quả phước; đời nầy vẫn có; đời sau cũng có; mẹ có ơn; cha có ơn; chúng sanh chết có tục sinh; Sa-môn Phạm chí có bực tu hành đàng hoàng, hành đúng đắn hiểu cao thấy thật rõ nơi đời nầy và đời sau do tự mình và tuyên bố cho người khác biết khắp nhau vẫn có trong đời nầy. Như thế gọi là trí tín nghiệp (kammassakatāṃ ñāṇaṃ).

Trừ ra trí đế thuận và tuệ thiện mà thành cảnh lậu, còn tất cả gọi là trí tín nghiệp.

  • Trí đế thuận đó ra sao? Như là trí thuận tùng, trí nhẫn (nại), trí kiến thức, trí quang minh (sáng suốt), trí hiểu biết, trí chăm chú, trí pháp nhẫn nại chăm chú, đều có trạng thái biết như thế nầy: Hoặc cho rằng sắc không bền, hoặc cho rằng thọ không bền, hoặc cho rằng tưởng không bền, hoặc cho rằng chư hành vô thường, hoặc cho rằng thức vô thường. Thế gọi là trí đế thuận (saccānulomikañāṇa).

Còn tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ hội hiệp đạo (maggasamaṅgiñāṇa paññṇa).

Tuệ trong bốn quả gọi là tuệ hội hiệp quả (phalasamaṅgiñāṇa).

  1.  
  • Tuệ hội hiệp đạo tức là sự biết trong những khổ ấy, sự biết trong những khổ tập ấy, sự biết trong những khổ diệt ấy, sự biết trong những tiến hành diệt khổ ấy.
  • Tuệ khổ đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến khai đoan khổ tập hiện bày đó gọi là khổ tập trí… khai đoan khổ diệt hiện bày. Đó gọi là khổ diệt trí… khai đoan đường lối tiến hành khổ diệt hiện bày. Đó gọi là trí tiến hành khổ diệt.
  1.  
  • Tuệ trong pháp thiện Dục giới và pháp vô ký Dục giới gọi là tuệ Dục giới.
  • Tuệ trong pháp thiện Sắc giới và pháp vô ký Sắc giới gọi là tuệ Sắc giới.
  • Tuệ trong pháp thiện Vô sắc giới và pháp vô ký Vô sắc giới gọi là tuệ Vô sắc giới.
  • Còn tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ siêu thế.
  1.  
  • Pháp trí đó ra sao? Như là tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là trí pháp (dhammañāṇa).

Đức thế Tôn Ngài dìu dắt tức là trí phản khán trong những pháp quá khứ, vị lai ấy mà Ngài đã hiểu, đã thấy, đã chứng, đã biết rõ rệt, đã quyết tin như vầy: Trong thuở quá khứ, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị nào đã đặng biết khổ, đã đặng biết tập, đã đặng biết diệt, đã đặng biết đạo thì Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết khổ, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết khổ tập, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết khổ diệt, Sa-môn hoặc Bà-la-môn những vị đó cũng tự biết đạo diệt khổ; trong thời vị lai những Sa-môn hoặc Bà-la-môn mà vị nào rõ biết khổ, rõ biết khổ tập, rõ biết khổ diệt, rõ biết đạo diệt khổ thì những Sa-môn hoặc Bà-la-môn đó cũng tự biết khổ, những Sa-môn, Bà-la-môn đó cũng tự biết khổ tập, những Sa-môn Bà-la-môn đó cũng tự biết rõ đạo diệt khổ bằng tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong cách dìu dắt tức là trí phản khán (paccavekkhaṇañāṇa). Như thế gọi là trí dẫn dắt (anvañāṇa).

  • Trí qui định trong khi có ra sao? Phíc-khú trong Tông giáo nầy chăm chú biết tâm của người khác, chúng sanh khác bằng tâm (của mình) như là tâm có ái cũng biết rõ là tâm có ái, tâm ly ái cũng biết rõ là tâm ly ái. Tâm có sân cũng biết rõ là tâm có sân, tâm lìa sân cũng biết rõ là tâm lìa sân. Tâm có si cũng biết rõ là tâm có si, tâm lìa si cũng biết rõ là tâm lìa si. Tâm dã dượi cũng biết rõ là tâm có dã dượi, tâm tán loạn cũng biết rõ là tâm tán loạn. Tâm thành đáo đại cũng biết rõ là tâm thành đáo đại, tâm không thành đáo đại cũng biết rõ là tâm không thành đáo đại. Tâm thành hữu thượng cũng biết rõ là tâm thành hữu thượng, tâm thành vô thượng cũng biết rõ là tâm thành vô thượng. Tâm định trụ cũng biết rõ là tâm đình trụ, tâm không đình trụ cũng biết rõ là tâm không đình trụ. Tâm giải thoát cũng biết rõ là tâm giải thoát, tâm không giải thoát cũng biết rõ là tâm không giải thoát. Sự sáng suốt, thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong tâm của những người khác, của tất cả chúng sanh khác. Như thế gọi là trí qui định (pariccañāṇa).

Trừ ra pháp trí (dhammañāṇa), dẫn dắt trí (anvañāṇa) và qui định trí (pariccāñāṇa), còn những trí ngoài ra gọi là trí đồng kiến (sammatiñāṇa).

  1.  

Tuệ nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn ra sao?

  • Tuệ trong pháp thiện Dục giới gọi là tuệ nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
  • Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ nhân đến Níp-bàn phi nhân sanh tử.
  • Tuệ trong pháp thiện Sắc giới và pháp thiện Vô sắc giới gọi là tuệ nhân sanh tử nhân đến Níp-bàn.
  • Còn tuệ mà ngoài ra đó gọi là tuệ phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-bàn.
  1.  

Tuệ phiền yểm phi phản khán đó ra sao?

  • Như là bực xa lìa tất cả sự vọng dục bằng tuệ nào nhưng không đặng thông thấu suốt tất cả pháp đế (saccadhamma). Đây gọi là tuệ phiền yểm phi phản khán (nibbidā no paṭivedhapaññā).
  • Còn bực xa lìa tất cả sự vọng dục mà đặng thấu đáo thông suốt bằng tuệ nhưng không đặng thấu suốt tất cả pháp đế. Đây gọi là tuệ phản khán phi phiền yểm (paṭivedha no nibbidā paññā).
  • Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ phiền yểm phản khán (nibbidāpaṭivedhapaññā).
  • Còn tuệ mà ngoài ra đó gọi là tuệ phi phiền yểm phi phản khán (nevanibbidā no paṭivedhapaññā).
  1.  

Tuệ suy đồi ra sao?

  • Như là tác ý tưởng đồng sanh với dục thấm nhuần cho người tu tiến bực đắc sơ thiền, tuệ của người tu đó gọi là tuyệt trừ (hānabhāginī). Chánh niệm thích hợp với pháp ấy vững vàng tuệ gọi là tạm trụ (ṭhītibhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền không có tầm thấm vào theo tuệ gọi là đặc biệt (visesabhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hợp với ly dục đượm nhuần trí gọi là phiền yểm phần (nibbedhabhāginī).
  • Tác ý tưởng mà đồng sanh với tầm thấm nhuần theo bực tu tiến đắc nhị thiền, tuệ của bực đó gọi là phế duyên (hānabhāginī). Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó vững vàng. Tuệ ấy gọi là trụ phần (ṭhītibhāginī).
  • Tác ý tưởng mà đồng sanh với xả thấm nhuần tuệ gọi là đặc biệt viên (visesabhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibedhabhāginī).
  • Tác ý tưởng mà đồng sanh với hỷ đượm nhuần cho bực tu tiến đặng tam thiền, tuệ của bực tu tiến đó gọi là phế phần (hānabhāginī). Chánh niệm mà thích hợp với pháp ấy đình trụ tuệ gọi là trụ phần (ṭhitibhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với phi khổ phi lạc thọ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần (visesabhāginī). Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phế phần (nibbedhabhāginī).
  • Tác ý tưởng mà đồng sanh với lạc đượm nhuần cho bực tu tiến đắc tứ thiền, tuệ của bực tu tiến đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Không vô biên xứ đượm nhuần tuệ gọi đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với tuệ phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
  • Tác ý tưởng mà đồng sanh với sắc đượm nhuần cho bực tu tiến thiền Không vô biên xứ, tuệ của bực tu tiến đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó, đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Thức vô biên xứ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
  • Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Không vô biên xứ đượm nhuần cho bực tu đắc thiền Thức vô biên xứ, tuệ của bực tu đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng đồng sanh với thiền Không vô biên xứ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
  • Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Thức vô biên xứ đượm nhuần cho bực tu đắc thiền Vô sở hữu xứ, tuệ của bực tu đó gọi là phế phần. Chánh niệm mà thích hợp với pháp đó đình trụ tuệ gọi là trụ phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ đượm nhuần tuệ gọi là đặc biệt phần. Tác ý tưởng mà đồng sanh với trí phiền yểm hiệp với ly dục đượm nhuần tuệ gọi là phiền yểm phần (nibbedhābhāginī).
  1.  

Tứ đạt thông đó ra sao? Tứ đạt thông (paṭisambhidā) là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và cấp trí đạt thông.

  • Sự hiểu thông suốt trong ý nghĩa gọi là nghĩa đạt thông (atthapaṭisambhidā).
  • Sự hiểu thông suốt trong pháp gọi là pháp đạt thông (dhammapaṭisambhidā).
  • Sự hiểu thông suốt sự tường thuật pháp ngữ đó gọi là ngữ đạt thông (niruttipaṭisambhidā).
  • Sự biểu biết thông suốt trong tất cả trí gọi là cấp trí đạt thông (paṭibhāṇapaṭi-sambhidā).

Như thế gọi là tứ đạt thông (paṭisambhidā).

  1.  
  • Tứ tiến hành đó ra sao? Tứ tiến hành (paṭipadā) là: hành nan đắc trì (dukkhāpaṭipadādandhābhiñnā), hành nan đắc cấp (dukkhāpaṭipadākhippābhiññā), hành dị đắc trì (sukhāpaṭipadādandhābhiññā), hành dị đắc cấp (sukhāpaṭipadākhippābhiññā).
  • Hành nan đắc trì đó ra sao? Như là tuệ, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu mà đắc định sanh bằng cách khó khăn, biết rõ cơ sở ấy chậm chạp. Thế gọi là hành nan đắc trì (dukkhāpaṭipadādandhābhiñnā).
  • Hành nan đắc cấp đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu mà định làm cho trợ sanh bằng cách khó khăn, nhưng hiểu cơ sở đó mau. Thế gọi là hành nan đắc cấp (dukkhāpaṭipadākhippābhiññā).
  • Hành dị đắc trì đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu mà định trợ sanh bằng cách không khó khăn, nhưng đắc chứng chậm. Thế gọi là hành dị đắc trì (sukhāpaṭipadādandhābhiññā).
  • Hành dị đắc cấp đó ra sao? Như là tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, còn định trợ sanh bằng cách không khó khăn đắc chứng đó cũng mau. Thế gọi là hành dị đắc cấp (sukhāpaṭipadākhippābhiññā).

Như thế gọi là tuệ tiến hành (paṭipadāpaññā).

  1.  
  • Tứ cảnh tuệ đó ra sao? Tứ cảnh tuệ (arammaṇapaññā) là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu (parittāparittārammaṇapaññā), tuệ hy thiểu cảnh vô lượng (parittā appamaṇārammaṇapaññā), tuệ vô lượng cảnh hy thiểu (appamāṇāparittārammaṇapaññā), tuệ vô lượng cảnh vô lượng (appamāṇā appamaṇārammaṇapaññā).
  • Tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu là chi? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực đắc định chưa đặng trau dồi thuần thục, rải cảnh đi ít oi. Thế gọi là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu (parittaparittārammaṇapaññā).
  • Tuệ hy thiểu cảnh vô lượng đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực có định chưa trau dồi nhuần nhã, rải cảnh đi ước lượng không đặng. Thế gọi là tuệ hy thiểu cảnh vô lượng (parittā appamaṇārammaṇapaññā).
  • Tuệ vô lượng cảnh hy thiểu đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực đặng định trau dồi nhuần nhã, rải cảnh đi ít oi. Thế gọi là tuệ vô lượng cảnh hy thiểu (appamāṇaparittārammaṇapaññā).
  • Tuệ vô lượng cảnh vô lượng đó ra sao? Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến phát sanh cho người tu, bực đặng định trau dồi nhuần nhã, rải cảnh đi ước lượng không đặng. Thế gọi là tuệ vô lượng cảnh vô lượng (appamāṇā appamaṇārammaṇapaññā).

Như thế gọi là tứ cảnh tuệ (ārammaṇapaññā).

  1.  
  • Trí đạo hội (maggasamaṅgiñāṇa) tức là trí trong lão tử, trí tập lão tử, trí diệt lão tử, trí tiến hành diệt lão tử.
  • Trí lão tử trong khi có ra sao?
  • Như là sự sáng suốt, thái độ biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối lão tử hiện bày. Thế gọi là trí lão tử (jarāmaraṅñāṇa).
  • Sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối tập lão tử hiện bày. Thế gọi là trí lão tử tập (jarāmaraṇasamudayañāṇa)… mở mối cho lão tử diệt hiện bày. Thế gọi là trí lão tử diệt (jarāmaraṇa-nirodhañāṇa)… mở mối cho tiến hành nhân đến lão tử diệt hiện bày. Đó gọi là trí nhân tiến hành đến diệt khổ (dukkanirodhagāminīpaṭipadāñāṇa).
  • Trí đạo hội (maggasamaṅgiñāṇa) tức là trí trong sanh đây… trí trong hữu đây… trí trong thủ đây… trí trong ái đây… trí trong thọ đây… trí trong xúc đây… trí trong lục nhập đây… trí trong danh sắc đây… trí trong thức đây… trí trong hành đây… trí trong hành ấy tập ấy… trí trong hành ấy diệt ấy, trí trong hành ấy đạo nhân diệt ấy.
  • Trong những trí ấy mà hành trí đó ra sao?
  • Như là sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối tất cả hành hiện bày. Thế gọi là trí hành (saṅkhārañāṇa).
  • Sự sáng suốt, thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến mở mối hành tập hiện bày, thế gọi là trí hành tập (saṅkhārasamudayañāṇa)… mở mối hành diệt hiện bày, thế gọi là trí hành diệt (saṅkhāranirodhañāṇa)… mở mối đường lối tiến hành diệt hiện bày, thế gọi là trí nhân tiến hành đến hành diệt (saṅkhāranirodha-gāminīpatipadāñāṇa).

Trí tông (ñaṇavatthu) phân mỗi thứ thành bốn vẫn có bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần năm

  1.  

Trong trí tông mỗi phần có năm đó mà chánh định có năm chi như thế nào?

  • Tuệ mà bành trướng hỷ, tuệ mà bành trướng lạc, tuệ mà bành trướng tâm, tuệ mà bành trướng ánh sáng và ấn chứng khi phản khán.
  • Tuệ trong hai thiền gọi là tuệ bành trướng hỷ (pītiphacaṇatā).
  • Tuệ trong ba thiền gọi là tuệ bành trướng lạc (sukkapharaṇatā).
  • Tuệ chăm chú biết tâm của người khác gọi là tuệ bành trướng tâm (cetopharaṇatā).
  • Thiên nhãn gọi là tuệ bành trướng ánh sáng (ālokapharaṇatā).
  • Trí phản khán của bực tu xuất những thiền gọi là ấn chứng khi phản khán (paccavekkhaṇānimitta).

Như thế gọi là chánh định có năm chi (pañcaṅgiko sammāsamādhi).

  1.  

Chánh định có năm trí đó ra sao? Như là trí phát sanh riêng tự phần nhận rằng định nầy cũng có lạc trong hiện tại, cũng có quả vui sau này. Trí phát sanh tự ta nhận rằng định nầy xa lìa phiền não không vật chất. Trí phát sanh tự ta nhận rằng tuệ nầy là bực có tuệ xiển (cạn cợt) điều khiển không đặng. Trí sanh ra tự ta nhận rằng định nầy vắng lặng tinh vi đặng sự yên tịnh vắng lặng, đặng chứng rồi bằng sự thành pháp độc đoán cao thăng không chứng bằng cách đè cái (nīvaraṇa) ngăn phiền não bằng tâm mà thành hữu dẫn (Sasaṅkhārika). Trí sanh cho tự mình nhận rằng ta đây cũng có chánh niệm nhập định ấy, có chánh niệm xúc định ấy. Như thế gọi là chánh định có năm trí.

Trí tông mỗi phần năm vẫn có bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần sáu

  1.  

Tuệ trong lục thông đó ra sao? Tuệ trong lục thông là tuệ thần túc thông (iddhividhañāṇa), tuệ thiên nhĩ thông (sotadhātuvisuddhiyāñāṇa), tuệ tha tâm thông (paricittañāṇa), tuệ túc mạng thông (pubbenivāsānussatiñāṇa), tuệ sanh tử thông (catūppātañāṇa) và tuệ lậu tận thông (āsavakkayañāṇa). Những đó gọi là tuệ trong lục thông.

Trí tông mỗi phần có sáu vẫn có bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần bảy

  1.  

Trí tông mỗi phần có bảy đó ra sao?

  • Trí hiểu rằng lão tử có ra do sanh làm duyên. Trí hiểu rằng khi sanh không có thời lão tử cũng không. Trí hiểu rằng dù trong thuở quá khứ, lão tử có ra cũng do sanh làm duyên. Trí hiểu rằng dù trong thuở quá khứ khi sanh không có thời lão tử cũng không. Trí hiểu rằng dù trong thời vị lai lão tử có ra cũng do sanh làm duyên. Trí hiểu rằng dù trong thời vị lai khi sanh không có thời lão tử cũng không. Trí hiểu rằng pháp trụ của người đó có tuyệt dứt dĩ nhiên, có hiện hành dĩ nhiên, có suy đồi dĩ nhiên, có sự hoại dĩ nhiên, có rã dĩ nhiên, có diệt dĩ nhiên.
  • Trí hiểu rằng sanh có ra do hữu làm duyên… trí hiểu rằng hữu có ra do thủ làm duyên… trí hiểu rằng thủ có ra do ái làm duyên… trí hiểu rằng ái có ra do thọ làm duyên… trí hiểu rằng thọ có ra do xúc làm duyên… trí hiểu rằng xúc có ra do lục nhập làm duyên… trí hiểu rằng lục nhập có ra do danh sắc làm duyên… trí hiểu rằng danh sắc có ra do thức làm duyên… trí hiểu rằng thức có ra do hành làm duyên… trí hiểu rằng hành có ra do vô minh làm duyên… trí hiểu rằng khi vô minh không có thì hành cũng không. Trí hiểu rằng dù thuở quá khứ mà hành sanh ra cũng do vô minh làm duyên… trí hiểu rằng dù thuở quá khứ khi vô minh không có thì hành cũng không… trí hiểu rằng dù trong thời vị lai hành có ra cũng do vô minh làm duyên… trí hiểu rằng dù trong thời vị lai nếu vô minh không có thì hành cũng không… trí hiểu rằng trí phần trụ của người đó có sự tuyệt dứt dĩ nhiên, có sự hoại dĩ nhiên, có sự phai dĩ nhiên, có sự diệt dĩ nhiên. Những thế gọi là trí tông phân phần mỗi thứ bảy.

Trí tông phần mỗi thứ bảy vẫn có bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần tám

  1.  

Trí tông phân mỗi phần thành tám mà tuệ trong bốn đạo bốn quả trong khi có ra sao? Như là tuệ trong đạo Dự lưu, tuệ trong quả Dự lưu, tuệ trong đạo Nhất lai, tuệ trong quả Nhất lai, tuệ trong đạo Bất lai, tuệ trong quả Bất lai, tuệ trong đạo Ứng cúng, tuệ trong quả Ứng cúng. Những thế gọi là tuệ trong bốn đạo bốn quả.

Trí tông chia phần thành tám vẫn có bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần chín

  1.  

Trong trí tông mỗi phần có chín đó mà tuệ trong tùng tiền trụ nhập có chín ra sao? Như là tuệ nhập sơ thiền, tuệ nhập nhị thiền, tuệ nhập tam thiền, tuệ nhập tứ thiền, tuệ nhập thiền Không vô biên xứ, tuệ nhập thiền Thức vô biên xứ, tuệ nhập thiền Vô sở hữu xứ, tuệ nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trí phản khán của người tu tiến và bực xuất thiền diệt thọ tưởng. Những thế gọi là cửu tuệ tùng tiền trụ nhập (anupubbavihārasamāpatti).

Trí tông mỗi phần thành chín vẫn có bằng cách như thế.

 

Xiển minh phần mười

  1.  

Trong trí tông phân phần thành mười mà trí biết pháp đáng thành xứ với sự thành xứ và pháp mà phi xứ với sự phi xứ theo cách chân thật của Đức Như Lai đó ra sao?

  • Như Lai trong đời nầy Ngài vẫn biết điều mà người Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải chấp trước những pháp hành chi theo sự vật trường tồn đó, nếu mà sẽ có đặng như thế phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rõ rằng điều mà chính phàm phu phải chấp trước những pháp hành nào theo sự trường tồn đó đúng cơ sở phải là xứ (thāna).
  • Như Lai trong đời nầy Ngài vẫn biết điều mà bực Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải chấp trước những pháp hành chi bằng sự lạc đó, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu phải chấp những pháp hành nào mà theo sự lạc đó đúng cơ sơ phải là xứ.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết điều mà bực Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải chấp trước những pháp hành chi theo sự ngã chấp đó, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu phải chấp những pháp hành nào theo sự ngã chấp đó đúng cơ sở phải là xứ.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết điều mà bực Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ nên giết cha, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu sẽ phải giết cha đúng cơ sở phải là xứ.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết điều mà người Nhập lưu đến bực đầy đủ tri kiến sẽ phải giết mẹ… sẽ phải giết A La-hán sẽ phải có tâm độc ác đến nổi chích Phật thân huyết… sẽ phải phá hòa hợp Tăng… sẽ phải tín ngưỡng Phật Giáo… sẽ phải sanh trong đời thứ tám đó, nếu mà sẽ có đặng thì phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chính phàm phu sẽ phải giết mẹ… sẽ phải sanh trong đời thứ tám đó đúng cơ sở phải là xứ.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà bực Ứng cúng Chánh biến tri vì sanh đồng nhau trong một vũ trụ đó phi nhân phi duyên phi xứ mới có thể đặng và Ngài cũng biết điều mà bực Ứng cúng Chánh biến tri chỉ có một vị trong đời đó thôi thành cơ sở là phải đặng thành cơ sở chỗ có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà Đức Chuyển luân Thánh vương hai vị sẽ phải sanh ra đồng nhau trong một đời phi nhân phi duyên phi cơ sở mới có thể đặng và Ngài cũng hiểu rằng điều mà Đức Chuyển luân Thánh vương sanh ra chỉ có một vị trong đời đó thôi thành cơ sở chỗ đáng đặng, thành cơ sở chỗ có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy Ngài vẫn biết rằng điều mà phụ nữ sẽ thành Ứng cúng Chánh biến tri đó nếu đặng thời phi nhân phi duyên phi cơ sở và Ngài cũng hiểu rằng điều mà chỉ có nam nhân thành Ứng cúng Chánh biến tri đó thành cơ sở phải thành có cơ sở đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà phụ nữ sẽ thành Chuyển luân Thánh vương đó mà sẽ có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ sở và Ngài vẫn biết rằng điều mà chỉ có nam tử mới thành Chuyển luân Thánh vương mới đáng chỗ thành cơ sở có đặng chỗ thành cơ sở.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà phụ nữ sẽ sanh lên thành đế thích, thành Ma vương, làm Đại Phạm thiên đó nếu sẽ có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ sở và Như Lai Ngài cũng biết rằng điều mà chỉ có nam tử sanh lên thành đế thích, thành Ma vương, thành Đại Phạm thiên đó thành xứ sở đáng đặng và thành xứ sở có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng chỗ mà thân ác sẽ phát sanh quả đáng mong mỏi, đáng ưa mến, đáng vừa lòng đó dù sẽ có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ sở và Ngài cũng biết rằng điều mà thân ác chính phải sanh quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa mến, không đáng vừa lòng thành cơ sở có lẽ đặng, thành cơ sở có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà khẩu ác và ý ác phát sanh ra quả đáng mong mỏi, đáng ưa mến, đáng vừa lòng đó dù có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà thân ác, ý ác phát sanh ra quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa thích, không đáng vừa lòng đó thôi, thành xứ có lẽ đặng, thành xứ chỗ có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà thân nghiệp thiện sẽ sanh ra quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa mến, không đáng vừa lòng đó nếu đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà thân ác chỉ phát sanh ra quả đáng mong mỏi, đáng ưa thích, đáng vừa lòng thành xứ mới có lẽ đặng, thành xứ chỗ có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà khẩu thiện và ý thiện phát sanh quả không đáng mong mỏi, không đáng ưa thích, không đáng vừa lòng đó nếu đặng là phi nhân phi duyên và phi xứ và Ngài cũng biết rằng điều mà khẩu thiện và ý thiện chỉ phát sanh ra quả đáng mong mỏi, đáng ưa thích, đáng vừa lòng đó có lẽ đáng thành xứ, có lẽ phải thành xứ.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hợp với thân ác, sau khi chết sẽ đến thiên đường lạc thú do thân ác làm nhân trợ giúp đó, nếu đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hợp với thân ác sau khi chết chỉ phải vào Địa ngục, khổ thú… chính do thân ác thành nhân thành duyên thành xứ sở mới có lý, thành xứ sở mới có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với khẩu ác và ý ác sau khi chết sẽ đến thiên đường lạc thú mà do thân ác, khẩu ác làm nhân, làm duyên đó nếu có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với khẩu ác, ý ác sau khi chết phải vào Địa ngục, khổ thú… chính do thân ác, ý ác thành nhân, thành duyên là xứ có lý, thành xứ mới có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với thân nghiệp thiện rồi sau khi chết phải vào Địa ngục, khổ thú do thân nghiệp thiện làm nhân làm duyên đó, nếu đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài vẫn biết rằng điều mà những người hòa hiệp với thân nghiệp thiện sau khi chết phải đến thiên đường, lạc thú chỉ do thân nghiệp thiện làm nhân, làm duyên là phải thành sở mới có đặng.
  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng điều mà những người làm nghiệp với khẩu thiện và ý thiện sau khi chết sẽ vào Địa ngục, khổ thú mà do thân thiện và khẩu thiện thành nhân thành duyên nếu có đặng là phi nhân phi duyên phi xứ và Ngài cũng vẫn biết rằng điều mà những người hiệp với khẩu thiện và ý thiện sau khi chết phải đến thiên đường lạc thú chỉ do khẩu thiện và ý thiện làm nhân, làm duyên là có lý đặng thành sở mới có đặng.
  • Như Lai Ngài vẫn biết rằng những pháp nào thành nhân, thành duyên cho những pháp nào sanh ra thì những pháp ấy thành xứ. Những pháp nào không thành nhân không thành duyên cho những pháp nào sanh ra thì những pháp ấy phi xứ. Tuệ hay là thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong pháp thành xứ và pháp phi xứ đó. Như thế gọi là trí biết pháp thành xứ bằng sự thành xứ và pháp phi xứ bằng sự phi xứ theo sự chân thật của Đức Như Lai.
  1.  

Trí mà biết dị thục quả của nghiệp tháo trì thành quá khứ, hiện tại, vị lai theo sự chân thật với xứ với nhân của Như Lai đó ra sao?

  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng nghiệp tháo trì thành tội mà có thứ do tài sản lý tưởng ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì thành tội mà có thứ do tài sản uẩn ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do tài sản có thời ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do tài sản lợi ích ngăn ngừa mới không cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do điêu tàn lý tưởng mới đặng cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do uẩn điêu tàn mới cho quả cũng có; nghiệp tháo trì bằng tội mà có thứ do điêu tàn sự có thời mới cho quả cũng có; nghiệp tháo trì thành tội mà có thứ điêu tàn sự lợi ích cho quả cũng có.
  • Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do điêu tàn lý tưởng ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do uẩn ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do suy đồi sự có thời ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do suy đồi sự lợi ích ngăn chận mới không cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do tài sản lý tưởng mới cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do tài sản uẩn mới cho quả cũng có. Nghiệp tháo trì bằng phước mà có thứ do tài sản có thời mới cho quả cũng có. Tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong những nghiệp tháo trì đó. Như thế gọi là trí biết dị thục quả của nghiệp tháo trì mà thành quá khứ, vị lai, hiện tại theo sự chân thật đối với sở, nhân của Đức Như Lai.
  1.  

Trí biết lối tiến hành đưa đến tất cả cõi bằng cách chắc thật của Đức Như Lai ra sao? Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế tiến hành đi đến Địa ngục. Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế, tiến hành như thế cho đi sanh loại Bàng sanh. Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế, tiến hành như thế cho đi vào Ngạ quỉ. Ngài biết đường lối như thế, tiến hành như thế cho đi đến Nhân loại… Ngài vẫn biết rằng đường lối như thế, tiến hành như thế cho Níp-bàn. Tuệ hay sự biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong tiến hành đưa đến tất cả cõi đó. Như thế gọi là trí biết đàng đi đến tất cả cõi theo sự chân thật của Đức Như Lai.

  1.  

Trí biết đời là giới chẳng ít, giới khác nhau theo sự chân thật của Như Lai ra sao? Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết sự khác nhau của uẩn, Ngài vẫn biết sự khác nhau của xứ, Ngài vẫn biết sự khác nhau của giới. Nên gọi Ngài biết đời là giới phi thiểu và giới khác nhau. Tuệ hay là thái độ biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến biết giới trong đời phi thiểu, giới khác nhau đó như thế gọi là trí biết đời mà thành phi thiểu giới, thành giới khác nhau theo sự chân thật của đấng Như Lai.

  1.  

Trí biết tánh nết của tất cả chúng sanh khác nhau theo sự chắc thật của Như Lai đó ra sao?

  • Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết rằng tất cả chúng sanh phẩm cách thô cũng có; tất cả chúng sanh tánh nết tế cũng có; tất cả chúng sanh mà có phẩm cách thô (hīnādhimattikā) vẫn tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh có phẩm cách thô. Tất cả chúng sanh có phẩm cách tế vẫn tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh có tánh nết tế (paṇītādhimuttikā).
  • Dù trong thời quá khứ tất cả chúng sanh có tánh nết thô cũng đã tìm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh đã có tánh nết thô. Tất cả chúng sanh có tánh nết tế cũng đã tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh đã có tánh nết tế.
  • Dù trong thời vị lai tất cả chúng sanh có tánh nết thô cũng sẽ tìm kiếm hội họp gần gũi với những chúng sanh có tánh nết thô. Còn tất cả chúng sanh mà có tánh nết tế cũng sẽ tìm kiếm hội hiệp gần gũi với những chúng sanh có tánh nết tế.
  • Tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến đối với tất cả chúng sanh có tánh cách khác nhau đó. Như thế gọi là trí biết tất cả chúng sanh có tánh nết khác nhau theo sự chắc thật của Như Lai.
  1.  
  • Trí biết quyền già hay chưa già của những chúng sanh khác, của những người khác theo sự chắc thật của Như Lai ra sao? Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn biết y cứ tùy miên tánh tình và phẩm cách của tất cả chúng sanh, vẫn biết những chúng sanh có trần lao (phiền não) ít oi hay là trần lao dồi dào. Có quyền già, có quyền non, có thái độ tốt, có thái độ xấu, dễ dạy hay khó dạy, đáng đắc chứng và không đáng đắc chứng.
  • Nhưng mà y cứ (āsaya) của tất cả chúng sanh đó ra sao?
  • Như là sự nhận thấy rằng đời trường tồn hoặc nhận thấy đời không trường tồn, sự nhận thấy đời có chỗ tột hoặc nhận thấy đời không có chỗ tột. Sự nhận thấy thần hồn cũng là đó, thân thể cũng là đó. Hoặc nhận thấy rằng thần hồn cũng là cách khác, thân thể cũng là khác. Nhận thấy rằng chúng sanh sau khi chết còn sanh nữa, hoặc thấy rằng tất cả chúng sanh sau khi chết không còn sanh nữa. Sự nhận thấy rằng chúng sanh sau khi chết còn sanh nữa cũng có, không còn sanh nữa cũng có; hoặc nhận thấy rằng chúng sanh sau khi chết còn sanh nữa cũng chẳng phải, không còn sanh nữa cũng chẳng phải.
  • Tất cả chúng sanh, người y cứ (āsaya) hữu kiến hoặc ly hữu kiến như đã nói đó cũng có, hoặc tất cả chúng sanh không lọt vào cả hai y cứ ấy đặng sắp theo nhẫn nại trong tất cả pháp hành mà thành duyên cùng nhau và nương nhau phát sanh ra cũng có. Như thế gọi là y cứ của tất cả chúng sanh cũng là trí biết theo sự chân thật của Như Lai.
  • Nhưng mà tùy miên (anusaya) của tất cả chúng sanh ra sao?

Thất tùy miên như là nhục dục tùy miên (kāmarāganusaya), phẫn nhuế tùy miên (patighānusaya), ngã mạn tùy miên (mānānusaya), tà kiến tùy miên (diṭṭhānusaya), hoài nghi tùy miên (vicikicchanusaya), hữu dục tùy miên (bhavarāgānusaya), vô minh tùy miên (avijjānusaya).

Nhục dục tùy miên của tất cả chúng sanh vẫn ngủ ngầm trong sắc ái sắc mãn ý trong đời. Phẫn nhuế tùy miên của tất cả chúng sanh vẫn ngủ ngầm trong phi sắc ái phi sắc mãn ý trong đời. Vô minh đã lọt vào trong cả hai pháp ấy bằng cách như thế đó. ngã mạn, tà kiến và hoài nghi nên nhận thấy đình trụ đồng nhau chung với vô minh đó. Như thế gọi là tùy miên của tất cả chúng sanh.

  • tánh tình (carita) của tất cả chúng sanh ra sao?

Như là phúc hành (puññābhisaṅkhāra), phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāra) và bất động hành (aneṅjābhisaṅkhāra), trong cõi Dục giới, hoặc cõi Sắc giới và cõi Vô sắc giới. Thế gọi là tánh tình của tất cả chúng sanh.

  • Phẩm cách của tất cả chúng sanh ra sao?
  • Như là tất cả chúng sanh phẩm cách thô cũng có, tất cả chúng sanh phẩm cách tế cũng có, mà tất cả chúng sanh có phẩm cách thô thì tìm kiếm hội hiệp gần gũi tất cả chúng sanh có phẩm cách thô. Còn tất cả chúng sanh có phẩm cách tế thì tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách tế.
  • Dù cho thuở quá khứ chúng sanh có phẩm cách thô đã đặng tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách thô. Còn những chúng sanh có phẩm cách tế cũng đã tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách tế.
  • Dù cho thời vị lai mà chúng sanh có phẩm cách thô sẽ tìm tòi hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh có phẩm cách thô. Còn tất cả chúng sanh mà có phẩm cách tế thì sẽ tìm kiếm hội hiệp gần gũi với tất cả chúng sanh mà có phẩm cách tế.

Như thế gọi là phẩm cách của tất cả chúng sanh.

  • Tất cả chúng sanh mà người có trần lao (phiền não) rất nhiều đó ra sao?

Như là thập phiền não tông tức là tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm và vô úy. Thập phiền não tông nầy mà những chúng sanh nào đã sử dụng nhiều, đã làm cho phát sanh, đã làm cho nhiều, đã càng thêm sanh thì những chúng sanh như thế đó gọi là người có trần lao (Phiền não) nhiều.

  • Tất cả chúng sanh người mà có trần lao (phiền não) ít đó ra sao?

Như là thập phiền não tông, những mà chúng sanh nào đã ít đặng sử dụng nhiều, đã không đặng làm cho sanh, đã không đặng làm cho nhiều, đã không đặng tăng thêm lên thì những chúng sanh như thế đó gọi là người có trần lao (Phiền não) ít.

  • Tất cả chúng sanh mà những người có quyền non đó ra sao?

Như là pháp ngũ quyền tức là tín quyền, cần quyền, niệm quyền, định quyền, trí quyền, mà những trong năm quyền ấy chúng sanh nào đã không đặng sử dụng nhiều, đã không đặng huấn luyện, không đặng làm cho nhiều, đã không đặng tăng thêm lên. Những chúng sanh như thế đó gọi là người có quyền non.

  • Tất cả chúng sanh những người có quyền già đó ra sao?

Những ngũ quyền mà tất cả chúng sanh đã luyện tập, đã làm cho nhiều, đã càng tăng thêm lên thì những chúng sanh như thế đó gọi là người có quyền (indrīya) già mạnh mẽ.

  • Tất cả chúng sanh những người có thái độ xấu đó ra sao?

Những chúng sanh nào mà y cứ xấu, tùy miên xấu, tánh tình phẩm cách xấu, phiền não trần lao nhiều, quyền non. Những chúng sanh như thế đó gọi là thái độ xấu.

  • Tất cả chúng sanh những ngưới có thái độ tốt đó ra sao?

Những chúng sanh nào mà có y cứ tốt, tùy miên tốt, tánh tình tốt, phẩm cách tốt, phiền não trần lao ít, đặng quyền già. Những chúng sanh như thế đó gọi là người có thái độ tốt.

  • Tất cả chúng sanh mà những người dạy bảo dìu dắt đặng hiểu biết đó ra sao?

Những chúng sanh nào có thái độ xấu, thì những chúng sanh như thế đó gọi là dẫn dắt cho hiểu biết đó đặng. Còn những chúng sanh nào mà có thái độ tốt thì chính những chúng sanh ấy gọi là dẫn dắt đặng hiểu biết.

  • Chúng sanh mà những người không đáng đắc chứng đó ra sao?

Những chúng sanh nào hiệp với cơ quan trở ngại như là phiền não hiệp với cơ quan trở ngại như là dị thục quả không có đức tin, không có pháp dục thiểu, không đáng sẽ quyết đến pháp chánh nhất định trong tất cả pháp thiện đặng những chúng sanh như thế đó. Thế gọi là người không thể đắc chứng.

  • Chúng sanh mà người đắc chứng đó ra sao?

Những chúng sanh nào không hiệp với cơ quan trở ngại như là nghiệp không hiệp với cơ quan trở ngại, như là phiền não không hiệp với cơ quan trở ngại, như là dị thục quả không có đức tin, không có pháp dục, có tuệ sáng suốt, đáng sẽ quyết đến chánh nhất định trong tất cả pháp thiện đặng những chúng sanh. Như thế đó gọi là người đáng đắc chứng.

Tuệ hay là cách hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong những quyền già hay non của chúng sanh đó. Thế gọi là trí biết quyền già hay non của chúng sanh khác và của người khác theo sự chân thật của Đức Như Lai.

  1.  

Trí biết sự trong sạch phiền não, sự xuất ra của thiền, giải thoát định và nhập thiền theo sự chân thật của Như Lai đó ra sao?

  • Bực tu thiền có tứ chủng gọi là thiền gia như là có người tu thiền vẫn nhận định sai với thiền mà ta đã đắc cho rằng chưa đắc cũng có. Hoặc có người tu thiền vẫn nhận thức sai với thiền mà ta chưa đặng cho rằng đã đặng cũng có. Hoặc có người tu thiền nhận định trúng với thiền mà ta (đặng) đắc rồi cho rằng đã đắc cũng có. Hoặc có người tu thiền nhận định trúng với thiền mà ta chưa đắc cho rằng ta chưa đắc cũng có. Những thế ấy gọi là tứ chủng thiền gia.
  • Cũng có tứ chủng thiền gia khác nữa như là hoặc có người tu thiền mà nhập thiền chậm xuất mau cũng có. Hoặc có người tu thiền nhập thiền mau xuất chậm cũng có. Hoặc có người tu thiền nhập thiền chậm xuất cũng chậm. Hoặc có người tu thiền nhập thiền mau xuất cũng mau. Những thế gọi là tứ chủng thiền gia.
  • Còn có tứ chủng thiền gia khác khác nữa như là có người tu thiền, hoặc là cũng có người tu thiền rành chăm chú định trong định nhưng không rành chăm chú nhập thiền trong định. Cũng có người tu thiền rành chăm chú nhập thiền trong định nhưng không rành chăm chú định trong nhập thiền cũng có. Hoặc có người tu thiền rành chăm chú định trong định và rành chăm chú nhập thiền trong định cũng có. Hoặc có người tu thiền không rành chăm chú định trong định và không rành chăm chú nhập thiền trong định cũng có. Những thế gọi là tứ chủng thiền gia.
  • Nói thiền đây tức là bốn bực thiền như là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
  • Nói giải thoát đây tức là bát giải thoát như là bực tu đắc thiền hữu sắc tiến hành theo sắc phần trong, vẫn thấy tất cả sắc như thế, đây sắp là giải thoát thứ nhất.
  • Người tu thiền bực đắc thiền hữu sắc tiến hành theo sắc bên ngoài vẫn thấy tất cả sắc theo bên ngoài. Đây sắp là giải thoát thứ hai.
  • Bực tu tiến chú ý rằng tốt thật, đây sắp thành giải thoát thứ ba.
  • Do vượt khỏi sắc tưởng bằng mọi cách do sự diệt mất của phần tưởng do không tác ý bằng lối dị tưởng bực tu mới đắc chứng thiền Không vô biên xứ bằng cách tiến hành rằng hư không không bờ mé; như vậy luôn thế đó. Đây sắp thành giải thoát thứ tư.
  • Do lướt khỏi Không vô biên xứ bằng mọi cách, người tu mới đắc chứng thiền Thức vô biên xứ do niệm rằng thức không có chỗ tột như vậy luôn. Thế sắp thành giải thoát thứ năm.
  • Do vượt khỏi Thức vô biên xứ bằng mọi cách, người tu mới chứng thiền Vô sở hữu xứ bằng cách niệm rằng thức không có chút như vậy luôn. Như thế sắp thành giải thoát thứ sáu.
  • Do lướt qua Vô sở hữu xứ bằng mọi cách, người tu mới đắc chứng thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Thế đó sắp là giải thoát thứ bảy.
  • Do lướt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ bằng mọi cách, hành giả vẫn đắc diệt thọ tưởng. Như thế sắp là giải thoát thứ tám.
  • Đây nói định tức là tam định như là định hữu tầm hữu tứ, định vô tầm hữu tứ, định vô tầm vô tứ.
  • Đây nói nhập thiền tức là cửu tầng thiền trụ nhập, như là nhập sơ thiền, nhập nhị thiền, nhập tam thiền, nhập tứ thiền, nhập thiền Không vô biên xứ, nhập thiền Thức vô biên xứ, nhập thiền Vô sở hữu xứ, nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ và nhập thiền diệt thọ tưởng.
  • Nói phiền não tức là pháp phía suy đồi.
  • Nói thanh tịnh tức là pháp phía đặc biệt.
  • Nói xuất tức là dù sự trong sạch cũng gọi là xuất, dù sự ra khỏi thiền nào đó cũng gọi là xuất.

Tuệ hay thái độ hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến, nào là phiền não thanh tịnh xuất thiền giải thoát định và nhập thiền đó. Như thế gọi là khó biết phiền não thanh tịnh xuất thiền giải thoát định và nhập thiền theo sự chân thật của Như Lai.

  1.  

Trí biết đặng tiền kiếp theo sự chân thật của Như Lai đó ra sao?

-   Như Lai trong đời nầy, Ngài vẫn nhớ đặng rất nhiều tiền kiếp như là một kiếp hoặc hai kiếp hoặc ba kiếp hoặc bốn kiếp hoặc năm kiếp, hoặc… mười kiếp, hoặc… 20 kiếp, hoặc 30 kiếp, hoặc 40 kiếp, hoặc 50 kiếp, hoặc 100 kiếp, hoặc ức kiếp, hoặc nhiều kiếp hoại, hoặc nhiều kiếp trụ, hoặc nhiều kiếp thành. Biết rằng ta đây trong kiếp đó có tên cách ấy, có họ cách ấy, có sắc đẹp cách ấy, có vật thực cách ấy, có hưởng khổ và lạc cách ấy, có quyết định tuổi cách ấy, ta chết bỏ đời đó rồi đi sanh trong đời kia; ta ở trong đời ấy có tên thế, có họ như thế, có màu da như thế, có vật thực như thế đặng hưởng lạc và khổ như thế, nhất định sống như thế, ta chết khỏi chỗ đó rồi lại sanh trong đời ấy. Như Lai nhớ tiền kiếp đặng rất nhiều đời gồm cả thái độ và xứ sở bằng cách như thế.

-   Tuệ hay là sự hiểu rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong phần nhớ tiền kiếp đặng đó. Như thế gọi là trí biết nhớ đặng tiền kiếp theo sự chân thật của Như Lai.

  1.  

Trí Như Lai biết sự sanh tử của tất cả chúng sanh ra sao?

-   Như Lai trong đời nầy có thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt thịt của người thường, vẫn thấy tất cả chúng sanh chết và sanh sang, hèn, tốt, xấu, khổ, lạc; biết những chúng sanh sống theo nghiệp là tất cả chúng sanh có người tiến hóa những thế đó phối hiệp với thân ác, phối hiệp với khẩu ác, phối hiệp với ý ác, chê bai chư Thánh nhân, thành tà kiến, chấp lấy nghiệp tà kiến đến sau khi chết rồi phải vào cõi khổ, khổ thú sa đọa Địa ngục. Hoặc chúng sanh tiến hóa những thế nầy do thân phối hợp thiện, khẩu phối hợp thiện, ý phối hợp thiện không chê bai Thánh nhân nên trở thành (người có) chánh kiến, thì những chúng sanh ấy sau khi chết rồi đặng sanh lên thiên đường lạc thú. Như Lai có thiên nhãn trong sạch hơn con mắt của người phàm mới thấy những chúng sanh đang sanh tử sang hèn, tốt xấu, khổ vui, biết những chúng sanh là người theo nghiệp bằng cách như thế.

-   Tuệ hay cách biết rõ… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong những sự biết sanh tử của tất cả chúng sanh đó như thế. Đây gọi là trí biết sự sanh tử của tất cả chúng sanh của Như Lai.

  1.  

Trí biết lậu tận theo sự chân thật của Như Lai thế nào?

-   Như Lai trong đời nầy, Ngài tự biết cùng tột, tự làm cho rõ rệt dẫn đến tâm giải thoát, tuệ giải thoát, lậu không còn bởi do tất cả lậu dứt tuyệt trụ trong kiến pháp (diṭṭhidhamma).

-   Tuệ hay sự rõ thấu… sự vô si, sự trạch pháp và chánh kiến trong sự dứt tuyệt của tất cả lậu đó. Như thế gọi là trí biết sự lậu tận bằng sự chân thật của Như Lai như thế vậy.

Hoàn bị trí phân tích

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

Hồi hướng phước đến tăng trưởng thiên vương và tất cả chúng sanh, nhất là các vị chư Thiên có oai lựchộ trì tạng Diệu Pháp đặng thạnh hành.

 

Mùa an cư kiết hạ 2519, Sai Gòn – Việt nam, 12-08-1975 (13-07-2519)

 

 

 

 

 

 

PHẦN XVII - TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH

(Khuddadavatthuvibhaṅga)

 

A. TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH PHẦN ĐẦU ĐỀ

Đầu đề phần một điều (ekakamātikā)

  1.  

Sự mê đắm trong kiếp sống, sự mê đắm trong dòng giống, sự mê đắm trong cách vô định, sự say mê trong lúc thanh niên, sự say mê trong tuổi thọ, sự say mê trong lợi lộc, sự say mê trong lễ lộc, sự say mê trong đặng cung kỉnh, sự say mê theo cách trưởng thượng, sự mê say theo tùy tùng, sự mê say trong tài sản nhân phẩm, sự mê say trong nhan sắc của thân thể và ân đức tốt, sự mê say trong phần học vấn, sự mê say trong phần cấp trí, sự mê say trong bực cao niên thông hiểu, sự mê say trong cách chấp hằng đi bát, sự mê say trong lối không ai coi rẻ, sự mê say trong cách oai nghi, sự mê say trong thần thông, sự mê say trong quyền tước, sự mê say trong giới, sự mê say trong thiền, sự mê say trong nghề hay, sự mê say do có tài nghệ cao, sự mê say do có tài nghệ tinh nhàn, sự mê say do có tài nghệ tốt đẹp, sự mê say do có thân thế đầy đủ, sự say mê hay sự dể duôi, sự cứng đầu, sự tranh tốt, sự hy vọng quá chừng, sự quá ham muốn, sự mong mỏi đê hèn, tánh lưỡng thiệt, cách nói phúng tiếu, cách nói trở nạo, cách ưa chưng diện, cách hành động không thích hợp, cách không hoan hỷ, sự thái quá bất cập của tâm, cách gạt gẩm, cách nói hùa, cách trình bày ấn chứng, cách nói chê bai, cách đổi chác lợi lộc, sự ỷ mình cho là hơn họ, sự ỷ mình cho là bằng họ, sự ỷ mình cho là thua họ, người hơn họ ỷ mình hơn họ, người hơn họ ỷ mình bằng họ, người hơn họ ỷ mình thua họ, người bằng họ ỷ mình hơn họ, người bằng họ ỷ mình bằng họ, người bằng họ ỷ mình thua họ, người thua họ ỷ mình hơn họ, người thua họ ỷ mình bằng họ, người thua họ ỷ mình thua họ. Sự chấp ngã, sự coi rẻ người khác, sự phách lối, sự tự coi rẻ mình, sự nhận rằng đặng chứng pháp đặc biệt, sự nhận rằng ta có cái ngã, sự chấp sai, sự nhớ bà con, sự nhớ dân chúng, sự nhớ tưởng không quyết định, sự nhớ tưởng không liên hệ với sự chiếu cố người khác, sự nhớ liên hệ với lợi lộc và danh vọng, sự nhớ liên hệ với sự không có ai coi rẻ.

 

Đầu đề phần hai điều

  1.  

Cũng là sân, cũng là cột sân, cũng là vong ân, cũng là sánh mình bằng họ, cũng có đố kỵ, cũng là lẫn sắt, cũng là người đa nguỵ kế, cũng là người khoe khoang, cũng là vô minh, cũng là hữu ái, cũng là hữu kiến, cũng là ly hữu kiến, cũng là thường kiến, cũng là đoạn kiến, cũng là chấp hữu, cũng là hữu cùng kiến, cũng là vô cùng kiến, cũng là tùy tiền kiến, cũng là tùng hậu kiến, cũng là vô tàm, cũng là vô úy, cũng là thành người nan giáo, cũng là thành người có bạn ác, cũng là bất chơn chánh, cũng là không nhu mì, cũng là không nhẫn nại, cũng là không nghiêm tịnh, cũng là không cam ngôn, cũng là thiếu tiếp đãi, cũng thành người không thu thúc lục môn quyền, cũng thành người bất tri độ thực, cũng thành người vô chánh niệm, cũng thành người vô lương tri, cũng là tri kiến điêu tàn, cũng là nội triền, cũng là ngoại triền.

 

Đầu đề phần ba điều

  1.  

Tam bất thiện căn, tam bất thiện tầm, tam bất thiện tưởng, tam bất thiện giới, tam ác, tam lậu, tam triền, tam ái, tam ái (nữa), tam ái (khác nữa), tam trảo, tam tỷ, tam nạn, tam thờ nghi, tam lý thuyết, tam quái niệm, tam tràng, tam xả khí, tam ký khu, tam hỏa, ba thứ nước chát, thân kiến, ngã kiến, tà kiến, bất hỷ, ép uổng, hành phi pháp, người nan giáo, người có bạn ác, tưởng dị kỳ, phóng dật, giải đãi, khinh thị, bất tri túc, vô lương tri, đại tham, vô tàm, vô úy, khinh thị, vô quảng đại, thành người nan giáo, thành người có ác hữu bất tín, thành người không biết nghe lời nói do mảnh lực bỏn xẻn, giải đãi, phóng dật, bất thu thúc, phá giới, không muốn thấy bực Thánh, không chịu nghe pháp, thành người có tâm tánh tranh hơn, thành người vô chánh niệm, thành người vô lương tri, tâm hữu phóng dật, tác ý không khéo, sử dụng xấu xa, tâm lui sụt.

 

Đầu đề phần bốn điều

  1.  

Tứ lậu, tứ phược, tứ bộc, tứ phối, tứ thủ, tứ ái thủ, tứ thiên vị, tứ biến chuyển, tứ bất tri độ thực (nữa), tứ bất tri độ thực, tứ ác, tứ ác (nữa), tứ nạn, tứ nạn (nữa), tứ nạn (nữa), tứ kiến.

 

Đầu đề phần năm điều

  1.  

Ngũ triền thô, ngũ triền tế, ngũ tẩn sắt, ngũ tiên quan, ngũ tiển, ngũ bất tín, ngũ bất ly vọng dục, ngũ cái, ngũ nghiệp vô gián, ngũ cừu, ngũ điêu tàn, ngũ quá bất nhẫn, ngũ nạn, ngũ Níp-bàn hiện tại kiến.

 

Đầu đề phần sáu điều

  1.  

Lục căn tranh chấp, lục pháp lục dục, lục diệt tông, lục ái thân, lục bất kỉnh, lục pháp thối hóa, lục pháp thối hóa (nữa), lục hỷ cận tứ, lục ưu cận tứ, lục xả cận tứ, lục liên quan hỷ, lục liên quan ưu, lục liên quan xả, lục tà kiến.

 

Đầu đề phần bảy điều

  1.  

Thất tùy miên, thất phối, thất triền, thất phi pháp, thất ác, thất ngã mạn, thất tà kiến.

 

Đầu đề phần tám điều

  1.  

Bát phiền não tông, bát giải đãi tông, bát thế pháp, bát sát tâm, bát phi ngữ ngôn, bát tà, bát phủ quả, bát vô tưởng kiến, bát phi tưởng phi phi tưởng kiến.

 

Đầu đề phần chín điều

  1.  

Cửu sát hại tông (ākhātavatthu), cửu ô uế (purisamāla), cửu tăng thượng mạn (vidhāmāla), cửu ái căn pháp (taṅhāmūlakā dhammā), cửu biến chuyển (iñjita), cửu quan trọng (naññita), cửu chuyển động (phanditā), cửu ám ảnh (papañcita), cửu hữu vi (saṅkhata).

Đầu đề phần mười điều

  1.  

Thập phiền não tông, thập hiệp cừu (sát hại), thập ác, thập triền, thập tà, thập tà kiến tông, thập hữu cùng kiến tông.

  1.  
  • Ái chia theo 18 xứ bên trong, ái chia theo 18 xứ bên ngoài cộng lại thành 36 ái.
    • Ái kể theo quá khứ có 36, ái kể theo vị lai có 36, ái kể theo hiện tại có 36, cộng lại thành 108 ái.

62 tà kiến Đức Phật ngài đã thuyết trong Phạm Võng Kinh (Brahmajālasutta).

Dứt Phần đầu đề

 

 

B. TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH PHẦN XIỂN MINH

Xiển minh phần một điều

  1.  

Trong những đầu đề một phần đó mà sự say mê trong sanh đó ra sao? Như là sự say mê, cách say mê, thái độ say mê, sự ngã mạn, cách ngã mạn, thái độ ngã mạn, sự nâng mình, đỡ mình, cất mình lên như cờ, sự cống cao, cách mà tâm phải thành như cờ do sanh ra. Như thế gọi là say mê trong sanh.

  1.  
  • Sự say mê trong thân tộc đó ra sao? Sự say mê… sự mà tâm như cờ bởi do bà con. Như thế gọi là say mê trong bà con.
  • Sự say mê trong sự không bệnh hoạn đó ra sao? Sự say mê… sự mà tâm phải thành như cờ bởi do sự không bệnh hoạn. Như thế gọi là sự say mê trong sự không bệnh hoạn.
  • Sự say mê trong cách thanh niên đó ra sao? Sự say mê… sự mà tâm phải thành như cờ bởi do sự thưở thanh niên. Như thế gọi là sự say mê trong thưở thanh niên.
  • Sự say mê trong tuổi thọ đó ra sao? Sự say mê… sự mà tâm phải thành như cờ do hưởng thọ. Thế đó gọi là sự say mê trong hưởng thọ.
  • Sự say mê trong lợi lộc đó ra sao? Sự say mê… sự mà tâm phải như cờ, bởi do lợi lộc đó. Như thế gọi là sự say mê trong lợi lộc.
  • Sự say mê trong lễ lộc đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải như cờ bởi do lễ lộc. Thế gọi là sự say mê trong lễ lộc.
  • Sự say mê trong lối cung kỉnh đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do lối cung kỉnh. Như thế gọi là sự say mê trong cách cung kỉnh.
  • Sự say mê trong cách trưởng thượng đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do sự trưởng thượng. Như thế gọi là sự say mê trong lối trưởng thượng.
  • Sự say mê trong tùy tùng đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do tùy tùng. Như thế gọi là sự say mê trong tùy tùng.
  • Sự say mê trong tài sản phẩm vật đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do tài sản phẩm vật. Như thế gọi là sự say mê trong tài sản phẩm vật.
  • Sự say mê trong nhan sắc của thân thể và công đức tốt đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do nhan sắc của thân thể và ân đức tốt. Như thế gọi là sự say mê trong nhan sắc của thân thể và ân đức tốt.
  • Sự say mê trong phần học vấn đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải như cờ bởi do phần học vấn. Như thế gọi là sự say mê trong phần học vấn.
  • Sự say mê trong cấp trí đó ra sao? Sự say mê… cách mà làm cho tâm cần phải như cờ bởi do cấp trí. Như thế gọi là sự say mê trong cấp trí.
  • Sự say mê trong địa vị cao niên thông hiểu đó ra sao? Sự say mê trong cách mà tâm cần phải như cờ bởi do sự thành bực cao niên thông hiểu. Như thế gọi là sự say mê trong địa vị cao niên thông hiểu.
  • Sự say mê theo lối đi bát đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm cần phải như cờ bởi do người chấp thường đi bát. Như thế gọi là sự say mê trong phần chấp theo thường đi bát (piṇdapāta).
  • Sự say mê trong lúc không ai coi rẻ đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm cần phải thành như cờ bởi do sự không ai coi rẻ. Như thế gọi là sự say mê trong khi không ai coi rẻ.
  • Sự say mê trong oai nghi đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm cần phải thành như cờ bởi do oai nghi thấy hành động. Như thế gọi là sự say mê trong cách oai nghi.
  • Sự say mê trong thần thông đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm cần phải thành như cờ bởi do thần thông. Như thế gọi là sự say mê trong thần thông.
  • Sự say mê trong chức phận đó ra sao?

Sự say mê… cách mà tâm cần phải thành như cờ bởi do chức phận. Như thế gọi là sự say mê trong chức phận.

  • Sự say mê trong giới đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm cần phải thành như cờ bởi do giới. Như thế gọi là say mê trong giới.
  • Sự say mê trong thiền đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm cần phải thành như cờ bởi do thiền. Như thế gọi là sự say mê trong thiền.
  • Sự say mê trong nghề hay đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do nghề hay. Như thế gọi là sự say mê trong nghề hay.
  • Sự say mê trong tài nghề cao đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do sự tài nghề cao. Như thế gọi là sự say mê trong tài nghề cao.
  • Sự say mê trong tài nghề tinh nhàn đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do tài nghề tinh nhàn. Như thế gọi là sự say mê trong tài nghề tinh nhàn.
  • Sự say mê trong tài nghề đẹp đó ra sao? Sự say mê… cách mà tâm phải thành như cờ bởi do sự có tài nghề đẹp. Như thế gọi là sự say mê trong tài nghề đẹp.
  • Sự say mê trong thân thể đầy đủ đó ra sao? Sự say mê… thái độ say mê, tư cách say mê, sự ngã chấp, thái độ ngã chấp, tư cách ngã chấp, cách nâng mình, cách cống cao, cất mình lên như cờ, cách lên hương, sự mà tâm phải thành như cờ bởi do thân thể đầy đủ. Như thế gọi là sự say mê trong thân thể đầy đủ.
  1.  

Sự say mê là chi? Sự say mê mẩn, thái độ say sưa, tư cách say sưa, sự ngã chấp, thái độ ngã chấp, tư cách ngã chấp, cách nâng mình, cách cống cao, cách cất mình lên như cờ, cách lên hương, sự mà tâm phải thành như cờ. Thế gọi là say mê (nado).

  1.  

Sự dể duôi đó ra sao? Như là tâm buông lung, sự tán trợ cho cách tâm buông lung trong phần thân ác, khẩu ác, ý ác, hoặc hữu dục lạc, hoặc sự không cung kỉnh, sự làm cho không liên lạc, sự làm cho không chặt chẽ, phẩm hạnh hục hạc, bỏ sự vừa thích, bỏ phận sự, không sử dụng cho nhiều, không làm cho tiến hóa, không làm cho đặng nhiều, sự tâm không vững, không thường hòa hợp, dể duôi với sự tiến hóa tất cả pháp thiện, đó là sự dể duôi, thái độ dể duôi, tư cách dể duôi. Nếu có trạng thái như thế gọi là sự dể duôi (pamādo).

  1.  

Sự cứng đầu đó ra sao? Như là sự cứng đầu, thái độ cứng đầu, cách cứng đầu, cách sần sượng, sự thô bỉ, sự thiêu chốc, sự không mềm mỏng. Như thế gọi là sự cứng đầu (thambho).

  1.  

Sự tranh hơn đó ra sao? Như là dành sự tốt, dành sự trên trước, thái độ tranh tốt, thái độ tranh trên trước, tư cách tranh trên trước. Như thế gọi là tranh tốt (sārambho).

  1.  

Sự ham muốn thái quá đó ra sao? Như là Phíc-khú không tri túc ham muốn cho đặng nhiều y, nhiều bát, nhiều chỗ ở, nhiều lợi lộc, nhiều tùy tùng. Hoặc đối với ngũ dục lạc rất mong mỏi ham muốn nhiều, đa dục vọng… sự rất dục vọng của tâm. Nếu có trạng thái như thế gọi là sự ham muốn thái quá (aticchatā).

  1.  

Sự đa ham muốn đó ra sao? Như là Phíc-khú không tri túc ham muốn đặng nhiều y, nhiều bát, nhiều chỗ ở, nhiều lễ lộc và nhiều tùy tùng. Hoặc đối với ngũ dục lạc có sự mong mỏi, cách hy vọng, đa tham, sự vọng dục, sự rất vọng dục… sự vọng dục nặng nề của tâm. Nếu có trạng thái như thế gọi là đa tham (mahicchatā).

  1.  

Sự mong mỏi đê hèn đó ra sao? Như là trong đời nầy có người thành kẻ bất tín mới hy vọng muốn cho người ta biết mình là người có đức tin. Có người phá giới mà muốn cho người ta nhận mình là người có giới. Cũng có người học vấn ít mà hy vọng muốn cho người ta biết mình là bực đa học vấn. Cũng có người vui vầy ưa thích với trong nhóm mà muốn cho người ta biết mình là người thích vắng lặng. Hoặc có người lười biếng mà hy vọng cho kẻ khác biết mình là người siêng năng tinh tấn. Hoặc có người chánh niệm yếu hay quên mà hy vọng muốn cho người kh