Phần giản dị trong Phật giáo

Đức Phật khuyên hai vợ chồng nên cố gắng trau dồi bốn Pháp : Saddhā (niềm tin nơi Tam Bảo), Silā (giới hạnh), Cāga (lòng quảng đại) và Paññā (trí tuệ).
KASSAPA THERA   PHẦN GIẢN DỊ TRONG PHẬT GIÁO (BUDDHIST PUBLICATION SOCIETY) Dịch giả: PHẠM KIM KHÁNH

Trên 2.500 năm về trước, tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddhagaya), dưới cội cây bồ đề, ngay lúc Thái tử Sĩ – Đạt – Ta (Siddhata) vẻ vang chiến thắng mọi chướng ngại để hoan toàn thành tựu đạo quả Phật tổ và trở nên bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài nghĩ rằng giáo Pháp của Ngài thật vi diệu và con đường của Ngài đã trải qua thật là gian lao, chúng sanh ắt khó mà noi theo gương lành của Ngài.

Tại chùa của vị Sa môn Rammaka, một hôm, Đức Phật dạy: ““Này chư Tỳ khưu, lúc ấy Như Lai nghĩ như thế này: Giáo lý mà Như Lai đã tìm ra thật là cao siêu, khó lãnh hội, khó giải thích, Giáo lý ấy quả thật hy hữu, quý báu, không thể dùng lý trí suông mà thấu triệt và chỉ có bậc thiện trí thức mới có thể hiểu biết thấu đáo thôi.”


“Nhân loại đang bị trói buộc, dính mắc và vấn vương trong tham dục. Con người khó mà hiểu được luật nhân quả tương quan, khó mà nhận thức được rằng mọi sự thật đều phát sanh do nguyên nhân, mọi hiện tượng đều là quả, liên kết với nhân nào đã tạo ra trong quá khứ. Nhân loại khó am hiểu tận tường những yếu tố cấu thành chúng sanh, khó chấm dứt lòng tham dục, phiền não, khó có thể từ khước, buông bỏ tất cả để thành Đạo Quả Niết Bàn. Giờ đây, nếu Như Lai truyền bá Giáo Pháp mà Như Lai đã tìm ra cho những chúng sanh không thể lãnh hội thì sẽ không lợi ích gì.”


Nhưng nhìn lại thế gian với tuệ nhãn của một vị Phật, Đức Thế Tôn trông thấy: “Như trong đầm sen, có những loại sen trắng, sen xanh, sen hồng lẫn lộn. Có những ngó sen vừa chớm nở ra khỏi bùn, mọc lên trong nước; có những cây vừa lém đém qua mặt nước và cũng có những búp sen đã vượt hẳn lên cao, không còn vướng chút bùn nhơ nước đục. Chúng sanh trong thế gian cũng dường thế ấy dưới tầm mắt của bậc Chánh Biến Tri. Như Lai thấy chúng sanh đủ hạng, hạng đầy bợn nhơ và hạng tương đối trong sạch, hạng thông minh sáng suốt và hạng tối tăm mù mịt, hạng tốt và hạng xấu, hạng thiện trí thức và hạng cuồng si. Như Lai cũng thấy hạng chúng sanh đang gieo mầm giống xấu xa tội lỗi và hạng chúng sanh đang gặt hái quả dữ của những nhân đã gieo trong quá khứ.”


Vì lẽ ấy Đức Phật quyết định truyền bá Pháp mầu. Ngài tuyên bố:

“Từ đây cánh cửa của Vô Sanh Bất Diệt (tức Niết Bàn) đã rộng mở cho tất cả những ai có tai muốn nghe. Hãy để cho hạng người này đặt niềm tin tưởng.”

Phần giản dị trong Phật giáo - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

Bình luận
| Mới nhất