Chỉ chấm bảng nêu

Trong quyển Vô Tỷ Pháp Tập yếu đã xuất bản, chắc hẳn quý vị sẽ lúng túng và khó nhớ khi đọc phần chi pháp. Phần file chỉ chấm bảng nêu sẽ giúp quý vị hình dung ra được chi pháp khi được thể hiện trên bảng nêu.

Trong quyển Vô Tỷ Pháp Tập yếu, phần nào có chi pháp sẽ được trình bày trong CHỈ CHẤM BẢN NÊU

 MỤC LỤC:

CHƯƠNG II: CETASIKA – SỞ HỮU TÂM

IV. Sở hữu tâm phối hợp (sampayoga) với tâm
V. Tâm nhiếp (saṅgaha) sở hữu tâm

CHƯƠNG III: PAKIṆṆAKA SAṄGAHA - LINH TINH (HỖN HỢP) NHIẾP

I. Thọ nhiếp (vedanā saṅgaha)

II. Nhân nhiếp (hetu saṅgaha)

III. Sự nhiếp (kicca saṅgaha)

IV. Môn nhiếp (dvāra saṅgaha)

V. Cảnh nhiếp (ālambaṇa saṅgaha)

VI. Vật nhiếp (vatthu saṅgaha)

 

CHƯƠNG V: VĪTHIMUTTA SAṄGAHA – NGOẠI LỘ NHIẾP (chưa đăng)
Người Xài Đặng Mấy Tâm
Tâm Sanh Đặng Với Mấy Hạng Người
Cõi Đặng Mấy Tâm
Tâm Sanh Đặng Mấy Cõi

 

CHƯƠNG VI: RŪPA SAṄGAHA – SẮC PHÁP NHIẾP

 Phân Chia Sắc Pháp (Rūpa Vibhāga)

 

CHƯƠNG VII: SAMUCCAYA SAṄGAHA - TƯƠNG TẬP NHIẾP
I. Akusala Saṅgaha (Bất Thiện Nhiếp)
II. Missaka Saṅgaha (Hỗn Tạp Nhiếp)
III. Bodhipakkhiya Saṅgaha (Đẳng Giác Nhiếp)
IV. Sabba Saṅgaha (Hàm Tận Nhiếp)

------------------------------------------------

CHƯƠNG II: CETASIKA – SỞ HỮU TÂM

IV. SỞ HỮU TÂM PHỐI HỢP (SAMPAYOGA) VỚI TÂM 

Sự Phối Hợp Của Mỗi Sở Hữu Tâm (Cetasika) Với Những Tâm (Citta) Khác Nhau

Về tổng thể, chúng ta có thể nói rằng:

 (i)   7 sabbacitta sādhārana (biến hành tất cả tâm) phối hợp với tất cả tâm.

 (ii)  6 pakiṇṇaka (biệt cảnh) phối hợp với một số tâm tịnh hảo và vô tịnh hảo nhất định.

 (iii) 14 akusala cetasika (sở hữu bất thiện) chỉ phối hợp với những tâm bất thiện.

 (iv) 4 akusala sādhāraṇa (bất thiện biến hành) phối hợp với tất cả tâm bất thiện.

 (v)  19 sobhaṇa sādhārana (sở hữu tịnh hảo biến hành) phối hợp với tất cả sobhaṇa citta (tâm tịnh hảo).

 (vi) 6 sobhaṇa cetasika (sở hữu tịnh hảo) còn lại chỉ phối hợp với một số tâm tịnh hảo tương ứng.

Một nghiên cứu chi tiết tổng hợp về mỗi cetasika (sở hữu tâm) phối hợp (sampayoga) với những tâm khác nhau, được trình bày trong bảng thống kê ở cuối chương 2 này.

 (Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương II – phần IV – trang 148, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

V. TÂM NHIẾP (SAṄGAHA) SỞ HỮU TÂM

Sự Phối Hợp Của Những Sở Hữu Khác Nhau Với Những Tâm Khác Nhau

Nếu tâm (citta) là somanassa sahagataṃ (câu hành hỷ), tất cả 13 aññasamāna cetasika (sở hữu tợ tha) sẽ phối hợp với tâm câu hành hỷ. Nếu tâm là upekkhā sahagataṃ (câu hành xả) hay domanassa sahagataṃ (câu hành ưu), hỷ (pīti) phải được loại trừ khỏi nhóm 13 aññasamāna cetasika (sở hữu tợ tha).

(Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương II – phần V – trang 154, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

VI. VẬT NHIẾP (VATTHU SAṄGAHA)

Vatthu’ nghĩa là ‘vật’, nương vào sắc ‘vật’ này, những citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) khác nhau phối hợp đặng sanh.

Vật (vatthu) có hai loại là vật cụ thể nói theo pháp chế định và vật nói theo bản thể thực tính siêu lý. Vật cụ thể nói theo pháp chế định chỉ cho sáu vật hiện bày ra như: Con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cái lưỡi, cái thân, trái tim. Vật nói theo bản thể thực tính siêu lý là những sắc thanh triệt sẽ được trình bày ở đây. Có Pāḷi chú giải như vầy: “Vasanti patiṭṭhahanti cittacetasikā etthāti = vatthu”: Tâm và sở hữu tâm nương nơi sắc thực tính nào đặng sanh, thì sắc thực tính ấy gọi là ‘vật’.

Vatthu’, nói theo bản thể thực tính siêu lý chỉ cho 5 sắc thanh triệt và sắc nghiệp nương trái tim, tất cả có sáu như là:

  1. Cakkhu vatthu (nhãn vật) có pháp thực tính là cakkhu pasāda (nhãn thanh triệt).
  2. Sota vatthu (nhĩ vật) có pháp thực tính là sota pasāda (nhĩ thanh triệt).
  3. Ghāna vatthu (tỷ vật) có pháp thực tính là ghāna pasāda (tỷ thanh triệt).
  4. Jīvha vatthu (thiệt vật) có pháp thực tính là jvihā pasāda (thiệt thanh triệt).
  5. Kāya vatthu (thân vật) có pháp thực tính là kāya pasāda (thân thanh triệt).
  6. Hadaya vatthu (sắc ý vật), là sắc vật cụ thể tồn tại trong máu trong trái tim, nên tạm gọi là ‘sắc trái tim’.

(Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương III – phần VI – trang 198, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự).

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB) 

 

CHƯƠNG III: PAKIṆṆAKA SAṄGAHA - LINH TINH (HỖN HỢP) NHIẾP

I. THỌ NHIẾP (VEDANĀ SAṄGAHA)

 Vedayatīti = vedanā: Hưởng, hứng chịu cảnh gọi là thọ.

‘Saṅgaha’ nghĩa là nhiếp, tóm lược. Ở đây, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom hợp ngắn gọn phù hợp với thọ hay cảm thọ (vedanā). [Xin ôn lại phần Sở hữu Thọ (vedanā) trong Chương II: Cetasika – Sở Hữu Tâm].  

 (Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương III – phần I – trang 170, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

 

II. NHÂN NHIẾP (HETU SAṄGAHA)

 Ở đây, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom gọn theo hetu (nhân), nên gọi là ‘Nhân nhiếp’. ‘Hetu – nhân’ nghĩa là pháp mà cho quả sanh ra, cho pháp quả đó trụ trên cảnh và tiến hóa.

Có 6 hay 9 loại hetu (nhân hay căn).

  1. Akusala hetu (nhân bất thiện) có (3) =  lobha (tham), dosa (sân), moha (si).
  2. Kusala hetu (nhân thiện) có (3) =  alobha (vô tham), adosa (vô sân), amoha (vô si).
  3. Abyākata hetu (nhân vô ký) có (3) =  alobha (vô tham), adosa (vô sân), amoha (vô si).

(Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương III – phần II – trang 173, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

 

III. SỰ NHIẾP (KICCA SAṄGAHA)

Kicca – được dịch là ‘sự hay việc làm’.                  

Sự (kicca) nghĩa là sự vụ hay công tác, là nhiệm vụ hay phần việc phải làm.

Karaṇaṃ = kiccaṃ: Việc làm gọi là sự.

Ở đây, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom gọn theo phận sự, việc làm hay chức năng, nên gọi là ‘sự nhiếp’. Có Pāḷi chú giải như vầy:

Kiccabhedena cittacetasikānaṃ saṅgaho = kiccasaṅgaho: Cách gom tâm và sở hữu theo phần sự việc, nên gọi là ‘sự nhiếp’.

Mỗi ‘tâm’ cùng những danh pháp đồng sanh (sở hữu tâm) khi sanh và diệt ở mỗi 1 sát-na tâm đều có phận sự hay việc làm tương ứng. Không có ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ nào sinh khởi mà không làm việc chi cả. Những sự hay việc liên quan đến thân, khẩu được thành tựu đều do sự trợ giúp hay điều khiển của ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ (trừ ngũ song thức không tạo sắc tâm), còn những sự / việc thuộc về ý thì chính ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ làm việc.

Có 14 sự (việc) thực hiện bởi những tâm khác nhau. Điều đáng lưu ý là mỗi tâm thực hiện (hay làm) ít nhất một sự (việc).

(Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương III – phần III – trang 174, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

IV. MÔN NHIẾP (DVĀRA SAṄGAHA)

‘Dvāra’ nghĩa là ‘môn, cửa’. Ở đây, ‘dvāra’ trong lộ trình tâm (citta vīthi) làm dịp, nhân hay điều kiện để lộ tâm sinh khởi. Nói cách khác, tất cả những tâm trong lộ sanh đặng đều do nương qua môn (dvāra), tợ như tất cả những người trong một công ty đều nương qua cửa của công ty để vào bên trong làm những phận sự riêng của mỗi người.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Dvāraṃ viyati = dvāraṃ: Pháp mà tợ như cửa, gọi là môn.

Ở phần này, citta (tâm) và cetasika (sở hữu tâm) sẽ được gom gọn theo 6 môn trong thân của chúng ta, qua đó, những cảnh bên ngoài có thể đi vào. ‘Dvāra’ - ‘môn hay cửa’ có 6:

  1. Cakkhu-dvāra = nhãn môn (cakkhu pasāda – nhãn thanh triệt).
  2. Sota-dvāra = nhĩ môn (sota pasāda – nhĩ thanh triệt).
  3. Ghāna-dvāra = tỷ môn (ghāna pasāda – tỷ thanh triệt).
  4. Jivhā-dvāra = thiệt môn (jivhā pasāda – thiệt thanh triệt).
  5. Kāya-dvāra = thân môn (kāya pasāda – thân thanh triệt).
  6. Mano-dvāra = ý môn     (19 bhavaṅga citta – tâm hữu phần).

(Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương III – phần IV – trang 183, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

V. CẢNH NHIẾP (ĀLAMBAṆA SAṄGAHA)

Ālambaṇa hay ārammaṇa nghĩa là ‘cảnh’ hay ‘đối tượng’ (của tâm). ‘Cảnh’ là phần sở tri của tâm, tức là những chi bị tâm biết đặng đều gọi là ‘cảnh’, có nghĩa là nơi vui thích, nắm bắt, bám, đeo, níu của ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’. Ví như một người già hay người tàn tật cần nương cây gậy hay sợi dây là dụng cụ bám níu để đứng dậy hay đi được như thế nào, thì ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ phải có cảnh làm nơi nương bắt để phát sanh liên tiếp nhau như thế ấy. Hay một vườn hoa là nơi vui thích cho tất cả mọi người đeo níu như thế nào, thì 6 cảnh như là cảnh sắc, v.v... là nơi vui thích cho ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ đeo níu như thế ấy. Có Pāḷi chú giải như vầy:

“Ā abhimukhaṃ ramanti etthāti ārammaṇaṁ” (tiền tố (pubba) ā, căn ramu, vĩ ngữ yu). Tất cả tâm và sở hữu cùng đến vui thích đeo níu theo pháp thực tính nào, thì pháp thực tính ấy được gọi là “cảnh”.

“Cittacetasikehi ālambiyatīti ālambaṇaṁ”, tất cả ‘tâm’ và ‘sở hữu tâm’ nắm bắt, níu, quớ pháp thực tính nào thì pháp thực tính ấy gọi là ālambaṇa (cảnh).

‘Cảnh’ phân rộng thì có 21cảnh, còn khi nói gọn theo ‘môn’ (dvāra) thì có 6.

 (Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu– chương III – phần V – trang 187, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

CHƯƠNG VI: RŪPA SAṄGAHA – SẮC PHÁP NHIẾP

 Phân Chia Sắc Pháp (Rūpa Vibhāga)

Tất cả sắc pháp phân thành một loại theo những khía cạnh sau:

  1. Phi nhân  (ahetuka)    là sắc không phối hợp với nhân lobha (tham), dosa (sân)...
  2. Hữu duyên (sappaccaya) là đều có nhân trợ tạo, tức liên quan đến những nhân [nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utu) và vật thực (āhāra)].
  3. Cảnh lậu (sāsava)      là làm cảnh cho pháp lậu hay phiền não.
  4. Hữu vi (saṅkhata)   là bị trợ tạo bởi bốn nhân [nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utu) và vật thực (āhāra)].
  5. Hiệp thế (lokiya)       là đều liên quan trong đời ngũ thủ uẩn (không có sắc siêu thế).
  6. Dục giới (kāmāvacara)        là sắc thuộc phạm vi cảnh dục.
  7. Vô cảnh (anārammaṇa)      hay vô tri cảnh là không biết đặng cảnh.
  8. Phi trừ (appahātabba)      là chẳng phải sát trừ như phiền não, hay không bị đoạn trừ bởi đạo (magga).

Khi rūpa (sắc) được phân chia như nội hay ngoại và v.v… sắc pháp trở thành đa dạng.

 (Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương VI – trang 341, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

CHƯƠNG VII: SAMUCCAYA SAṄGAHA - TƯƠNG TẬP NHIẾP

I. Akusala Saṅgaha (Bất Thiện Nhiếp)

Bất thiện tương tập nhiếp có 9 loại – đó là lậu (āsava), bộc (ogha), phối (yoga), phược (gantha), thủ (upādāna), cái (nīvaraṇa), tiềm thùy (anusaya), triền (saṃyojana) và phiền não (kilesa).

 (Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương VII – trang 409, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

II. Missaka Saṅgaha (Hỗn Tạp Nhiếp)

Phần lớn thứ hai là Hỗn tạp nhiếp (missakasaṅgaha) là thiện, bất thiện và vô ký gồm chung sắp theo từng phần. Có Pāḷi chú giải như vầy: Kusalākusalābyākatā missakānaṃ hetuchakkādīnaṃ saṅgahoti = missakasaṅgaho: Gồm những pháp thiện, bất thiện và vô ký hợp lại, là nhân, chi thiền v.v… từng phần, gọi là hỗn tạp nhiếp.

Hỗn tạp tương tập nhiếp có 7 – đó là nhân (hetu), chi thiền (jhānaṅga), chi đạo (maggaṅga), quyền (indriya), lực (bala), trưởng (adhipati) và vật thực (āhāra).

Tất cả những pháp thực tính thiện, bất thiện và vô ký sẽ được xem xét trong nhóm “hỗn tạp tương tập nhiếp” này.

 (Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương VII – trang 423, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

III. Bodhipakkhiya Saṅgaha (Đẳng Giác Nhiếp)

Bodhi’ nghĩa là giác hay giác ngộ hay đạo tuệ (maggañāṇa). ‘Bodhipakkhiya’ nghĩa là những chi phần hay nhân tố của giác ngộ. Có 37 chi phần như vậy. Nếu bậc tu tiến có thể hoàn toàn phát triển chúng, vị ấy sẽ được giác ngộ. 37 chi phần được xem là tinh hoa của Tam tạng (Tipiṭaka). Nếu chúng ta phát triển chúng đầy đủ, chúng ta sẽ đạt đến giác ngộ.

Do đó, những chi này được gọi là những điều kiện cần thiết đưa đến sự giác ngộ. Từ khi chúng dẫn đến sự giác ngộ, đó là tuệ của bốn đạo siêu thế. 37 chi phần trợ cho sự giác ngộ được gọi là cốt yếu của Tam tạng (Tipiṭaka), phân thành 7 nhóm như sau: Bốn niệm xứ (satipaṭṭhāna), bốn chánh cần (sammappadhāna), bốn như ý túc (iddhipāda), năm quyền (indriya), năm lực (bala), bảy giác chi (bojjhaṅga), tám chánh đạo (maggaṅga).

 (Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương VII – trang 436, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

 

IV. Sabba Saṅgaha (Hàm Tận Nhiếp)

Hàm tận tương tập nhiếp có năm loại sẽ được bàn ở đây. Những loại ấy là uẩn (khandha), thủ uẩn (upādānakkhandha), xứ (āyatana), giới (dhātu) và Thánh đế (Ariyasacca).

(Xem phần nội dung ở Vô Tỷ Pháp Tập Yếu – chương VII – trang 449, biên soạn: Trưởng lão Tịnh Sự)

Chỉ chấm bản nêu - Tâm nhiếp - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

Nguyên tác: Trưởng lão Tịnh Sự

 

(còn tiếp)

Bình luận
| Mới nhất