Bản giải Siêu lý Tiểu học

phatgiaonguyenthuy.com In trang

SIÊU LÝ HIỆP ĐỒNG

(PARAMAṬṬHASAṄGAHA)

(SIÊU CÁCH YẾU HIỆP)

SƠ ĐẲNG – TRỌN BỘ

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

THERAVĀDA

---

 VÔ TỶ PHÁP

(ABHIDHAMMA)

  

BẢN GIẢI

SIÊU LÝ TIỂU HỌC

SIÊU LÝ HIỆP ĐỒNG (PARAMAṬṬHASAṄGAHA) (SIÊU CÁCH YẾU HIỆP)

SƠ ĐẲNG – TRỌN BỘ

 

CẢO BẢN

 

Sư cả Tịnh Sự - Mahāthero Santakicco

Việt dịch từ bản tiếng Thái Lan sang tiếng Việt

Phật lịch 2517 - Dương lịch 1973

------

Arahaṃ sammāsambuddho bhagavā Buddhaṃ Bhagavantaṃ abhivādemi.

Svākkhato Bhagavatā dhammo dhammaṃ namassami.

Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṅgho sanghaṃ namāmi.

 -------

 

LỜI TỰA

 

Tại Thái Lan, vào những thập niên 60, Abhidhamma được giảng dạy theo 3 cấp học là tiểu học, trung học và cao học. Saddhammajotikathero là giáo thọ sư người Miến. Ngài được thỉnh sang Thái để giảng dạy bộ môn Abhidhamma. Trong quá trình giảng dạy, Trưởng lão Sương Minh (Saddhammajotikathero) đã biên soạn Bản giải Siêu lý bằng tiếng Thái nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Vô tỷ pháp tại Thái Lan.

Trong những năm HT Tịnh Sự (Mahāthero Santakicco) du học tại Thái, ngài đã thọ giáo những cấp học này. Khi đã hoàn tất việc tu học nơi xứ người, ngài trở về Việt Nam. Trưởng lão Tịnh Sự đã đem rất nhiều tài liệu quý về nước và chuyên tâm nghiêm cứu về môn học Abhidhamma này. Ngài đã lần lượt chuyển ngữ những bản tài liệu ấy sang tiếng Việt. Trong quá trình chuyển ngữ, Ngài đã dựa theo Bản giải Siêu lý tiếng Thái Lan, bản Diệu Pháp lý hợp (Abhidhammatthasaṅgaha), Kho tàng Pháp học của Thái Lan, Diệu Pháp trác tri (Abhidhammāvatāra), Siêu lý từ giải (Paramaṭṭhadīpanītīkā), Thanh tịnh đạo (Visuddhimaggo), chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālinī) v.v… để hình thành những Bản giải Siêu lý Tiểu học, Trung học, Cao học và giảng dạy lại cho Tăng ni, Phật tử theo học tại Việt Nam. Tháng 6 năm 1973 (Pl. 2517), bản giải Siêu lý tiểu học này được hoàn thành.

Bản giải Siêu lý tiểu học gồm các phần học sơ đẳng. Nói là các phần học sơ đẳng vì phần học này trang bị kiến thức ban đầu cần phải có trước khi đi chuyên vào nghiên cứu các quyển Chánh tạng Abhidhamma. Phần đầu của bản giải là những phần học để có kiến thức căn bản làm nền tảng; phần sau là phần giải những mẫu đề tam, nhị đề, nhị đề kinh trong bộ Pháp tụ thuộc bộ thứ nhất trong 7 bộ Chánh tạng Abhidhamma.

Chúng tôi được biết, trong khoảng những thập niên 70, việc in ấn khó khăn nên những bản dịch chỉ được thể hiện ở những tập đánh máy, quay roneo đơn giản. Bản giải Siêu lý nguyên bản tiếng Thái được thể hiện ở dạng những tập mỏng chứ không được in ấn thành quyển. Sau khi được HT Tịnh Sự chuyển ngữ, bản tiếng Việt được quay roneo nên số lượng lưu hành không được nhiều. Trải qua 39 năm, nay, chúng tôi là những bậc hậu bối được tiếp cận tập bản giải này và phát tâm xuất bản những Bản giải Siêu lý Tiểu học, Trung học, Cao học, nhằm gìn giữ lại những tài liệu quý báu của những bậc Tiền bối và để làm tài liệu nghiên cứu cho Tăng, Ni, Phật tử.

Với những tập Bản giải Siêu lý được phát hành, chúng tôi cầu nguyện cho Phật Pháp được trường tồn. Cầu mong cho chúng sanh mau hết khổ, được thọ hưởng cuộc sống an lạc, được quả báu làm trời-người để tiếp cận Chánh Pháp và hưởng được quả vị giải thoát.

Tổ đình Bửu Quang, Thủ Đức.

Mùa an cư 2556 (tháng 10 năm 2012).

  1. Ban Ấn tống.
  2. Quang Kiến.

 

~~~hg~hög~hg~~~

 

 

 

TỪ NGỮ HỌC SIÊU LÝ PĀḶI - VIỆT

 

215 THEO BẢNG SỐ (sửa bảng danh theo đây)

 

  1. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp tà không trợ.
  2. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp tà có trợ.
  3. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly tà không trợ
  4. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly tà có trợ.
  5. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp tà không trợ.
  6. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp tà có trợ.
  7. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly tà không trợ.
  8. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly tà có trợ.
  9. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ ưu hợp phẫn không trợ.
  10. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ ưu hợp phẫn có trợ.
  11. Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ: thọ xả hợp hoài nghi.
  12. Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ: thọ xả hợp phóng dật.

 

  1. Upekkhāsahagataṃ cakhuviññāṇaṃ: nhãn thức thọ xả.
  2. Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ: nhĩ thức thọ xả.
  3. Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ: tỷ thức thọ xả.
  4. Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ: thiệt thức thọ xả.
  5. Dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ: thân thức thọ khổ.
  6. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ: tâm tiếp thâu thọ xả.
  7. Upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ: tâm quán sát thọ xả.
  8. Upekkhāsahagataṃ cakhuviññāṇaṃ: nhãn thức thọ xả.
  9. Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ: nhĩ thức thọ xả.
  10. Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ: tỷ thức thọ xả.
  11. Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ: thiệt thức thọ xả.
  12. Sukkhāsahagataṃ kāyaviññāṇaṃ: thân thức thọ lạc.
  13. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ: tâm tiếp thâu thọ xả.
  14. Upekkhāsahagataṃ santīranacittaṃ: tâm quán sát thọ xả.
  15. Somanassasahagataṃ santīranacittaṃ: tâm quán sát thọ hỷ.
  16. Upekkhāsahagataṃ pañcadvārāvajjanacittaṃ: tâm khán ngũ môn thọ xả.
  17. Upekkhāsahagataṃ manodvāravajjanacittaṃ: tâm khán ý môn thọ xả.
  18. Somanassasahagataṃ hasiyuppādacittaṃ: tâm sinh tiếu thọ hỷ.

 

  1. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí không trợ.
  2. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí có trợ.
  3. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí không trợ.
  4. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí có trợ.
  5. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí không trợ.
  6. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí có trợ.
  7. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí không trợ.
  8. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí có trợ.
  9. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí không trợ.
  10. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí có trợ.
  11. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí không trợ.
  12. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí có trợ.
  13. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí không trợ.
  14. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí có trợ.
  15. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí không trợ.
  16. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí có trợ.
  17. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí không trợ.
  18. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ hợp trí có trợ.
  19. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí không trợ.
  20. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ hỷ ly trí có trợ.
  21. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí không trợ.
  22. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả hợp trí có trợ.
  23. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí không trợ.
  24. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ: thọ xả ly trí có trợ.

 

  1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện sơ thiền đồng sanh với tầm, tứ, hỷ, lạc, định.
  2. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  3. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  4. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  5. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna kusalacittaṃ: tâm thiện ngũ thiền đồng sanh xả và định.

 

  1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  2. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  3. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  4. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  5. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna vipākacittaṃ: tâm quả ngũ thiền đồng sanh xả và định.

 

  1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh[1] sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  2. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  3. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  4. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  5. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna kirīyacittaṃ: tâm hạnh ngũ thiền đồng sanh xả và định.

 

  1. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākāsānañcāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện không vô biên đồng sanh xả và định.
  2. Upekkhāekaggatā sahitaṃ viññāṇañcāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện thức vô biên đồng sanh xả và định.
  3. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākiñcaññāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện vô sở hữu đồng sanh xả và định.
  4. Upekkhāekaggatā sahitaṃ nevasaññāsaññāyatana kusalacittaṃ: tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng đồng sanh xả và định.
  5. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākāsānañcāyatana vipakacittaṃ: tâm quả không vô biên đồng sanh xả và định.
  6. Upekkhāekaggatā sahitaṃ viññāṇañcāyatana vipakacittaṃ: tâm quả thức vô biên đồng sanh xả và định.
  7. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākiñcaññāyatana vipakacittaṃ: tâm quả vô sở hữu đồng sanh xả và định.
  8. Upekkhāekaggatā sahitaṃ nevasaññāsaññāyatana vipakacittaṃ: tâm quả phi tưởng phi phi tưởng đồng sanh xả và định.
  9. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākāsānañcāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh không vô biên đồng sanh xả và định.
  10. Upekkhāekaggatā sahitaṃ viññāṇañcāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh thức vô biên đồng sanh xả và định.
  11. Upekkhāekaggatā sahitaṃ ākiñcaññāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh vô sở hữu đồng sanh xả và định.
  12. Upekkhāekaggatā sahitaṃ nevasaññāsaññāyatana kirīyacittaṃ: tâm hạnh phi tưởng phi phi tưởng đồng sanh xả và định.

 

  1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  2. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  3. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  4. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai tứ thiền đồng sanh với lạc và định.
  5. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sotāpattimaggacittaṃ: tâm đạo thất lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.
  6. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  7. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  8. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  9. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  10. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sakadāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo nhứt lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.
  11. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  12. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  13. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  14. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  15. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna anāgāmimaggacittaṃ: tâm đạo bất lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.
  16. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  17. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  18. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  19. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  20. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna arahattamaggacittaṃ: tâm đạo vô sanh ngũ thiền đồng sanh xả và định.
  21. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  22. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  23. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  24. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  25. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sotāpattiphalacittaṃ: tâm quả thất lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.
  26. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai sơ thiền đồng sanh tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  27. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  28. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  29. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai tứ thiền đồng sanh lạc và định.
  30. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna sakadāgāmiphalacittaṃ: tâm quả nhứt lai ngũ thiền đồng sanh xả và định.
  31. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai sơ thiền đồng sanh tầm tứ hỷ lạc và định.
  32. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai nhị thiền đồng sanh tứ, hỷ, lạc và định.
  33. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai tam thiền đồng sanh hỷ, lạc và định.
  34. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai tứ thiền đồng sanh với lạc và định.
  35. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna anāgāmiphalacittaṃ: tâm quả bất lai ngũ thiền đồng sanh với xả và định.
  36. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ pathamajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh sơ thiền đồng sanh với tầm, tứ, hỷ, lạc và định.
  37. Vicāra pīti sukha ekaggatā sahitaṃ dutiyajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh nhị thiền đồng sanh với tứ, hỷ, lạc và định.
  38. Pīti sukha ekaggatā sahitaṃ tatiyajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh tam thiền đồng sanh với hỷ, lạc và định.
  39. Sukha ekaggatā sahitaṃ catutthajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh tứ thiền đồng sanh với lạc và định.
  40. Upekkhā ekaggatā sahitaṃ pañcamajjhāna arahattaphalacittaṃ: tâm quả vô sanh ngũ thiền đồng sanh với xả và định.

 

  1. Phassa: xúc.
  2. Vedanā: thọ.
  3. Saññā: tưởng.
  4. Cetanā: tư.
  5. Ekaggatā: định.[2]
  6. Jīvitindrīya: mạng quyền.
  7. Manasikāra: tác ý.
  8. Vitakka: tầm.
  9. Vicāra: tứ.
  10. Adhimokkha: thắng giải.
  11. Viriya: cần.
  12. Pīti: hỷ.
  13. Chanda: dục.

 

  1. Moha: si.
  2. Ahirika: vô tàm.
  3. Anottapa: vô úy.
  4. Uddhacca: phóng dật.[3]
  5. Lobha: tham.
  6. Diṭṭhi: tà kiến.
  7. Māna: ngã mạn.
  8. Dosa: sân.
  9. Issā: tật.
  10. Macchāriya: lận.
  11. Kukkucca: hối.
  12. Thīna: hôn trầm.
  13. Midda: thùy miên.
  14. Vicikicchā: hoài nghi.

 

  1. Saddhā: tín.
  2. Sati: niệm.
  3. Hiri: tàm.
  4. Ottapa: úy.
  5. Alobha: vô tham.
  6. Adosa: vô sân.
  7. Tattaramajjhattatā: hành xả[4].
  8. Kāyapassaddhi: tịnh thân.
  9. Cittapassaddhi: tịnh tâm.
  10. Kāyalahutā: khinh thân.
  11. Cittalahutā: khinh tâm.
  12. Kāyamudutā: nhu thân.
  13. Cittamudutā: nhu tâm.
  14. Kāyakammaññatā: thuần thân.
  15. Cittakammaññatā: thuần tâm.
  16. Kāyapaguññatā: thích thân.
  17. Cittapaguññatā: thích tâm.
  18. Kāyujukatā: chánh thân.
  19. Cittujukatā: chánh tâm.
  20. Sammā vācā: chánh ngữ.
  21. Sammā kammantā: chánh nghiệp.
  22. Sammā ājīva: chánh mạng.
  23. Karunā: bi.
  24. Muditā: tùy hỷ.
  25. Paññindrīya: tuệ quyền (trí).

 

  1. Paṭhavī: đất.
  2. Āpo: nước
  3. Tejo: lửa.
  4. Vāyo: gió.
  5. Cakkhupasāda: thần kinh[5] nhãn.
  6. Sotapasāda: thần kinh nhĩ.
  7. Ghānapasāda: thần kinh tỷ.
  8. Jīvhāpasāda: thần kinh thiệt.
  9. Kāyapasāda: thần kinh thân.
  10. Rūpārammaṇa: cảnh sắc.
  11. Saddārammaṇa: cảnh thinh .
  12. Gandhārammaṇa: cảnh khí.
  13. Rasārammaṇa: cảnh vị.
  14. Iṭṭhībhāva: trạng thái nữ.[6]
  15. Purisabhāva: trạng thái nam.
  16. Hadayarūpa: sắc tim.[7]
  17. Jīvitarūpa: sắc mạng.
  18. Āhārarūpa: sắc vật thực.
  19. Paricchedarūpa: sắc hư không.[8]
  20. Āyaviññatti: thân tiêu biểu.[9]
  21. Vacīviññatti: khẩu tiêu biểu.
  22. Lahutārūpa: sắc nhẹ.
  23. Mudatārūpa: sắc mềm.
  24. Kammaññatārūpa: sắc vừa làm việc[10].
  25. Upacayarūpa: sắc sinh.[11]
  26. Santatirūpa: sắc tiến.
  27. Jaratārūpa: sắc dị (già).
  28. Aniccatārūpa: sắc diệt.

 

  1. Nibbāna: Níp-bàn.

 

  1. Vijjamānapaññatti: danh siêu[12] chế định.
  2. Avijjamānapaññatti: phi danh siêu chế định.
  3. Vijjamānena avijjamānapaññatti: danh siêu phi danh siêu chế định.
  4. Avijjamānena vijjamānapaññatti: phi danh siêu danh siêu chế định.
  5. Vijjamānena vijjamānapaññatti: danh siêu danh siêu chế định.
  6. Avijjamānena avijjamānapaññatti: phi danh siêu phi danh siêu chế định.
  7. Santānapaññatti: hình thức chế định.
  8. Samūhapaññatti: hiệp thành chế định.
  9. Sattapaññatti: chúng sanh chế định.
  10. Disāpaññatti: phương hướng chế định.
  11. Kāla utupaññatti: thời tiết chế định.
  12. Kūpagūhāpaññatti: huyệt ao chế định hay là ākāsapaññatti: hư không chế định.
  13. Nimittapaññatti: tiêu biểu chế định.

 

Thêm t ng theo cách đc tp mt

  1. Lobhamūlacitta: tâm
  2. Dosamūlacitta: tâm sân.
  3. Mohamūlacitta: tâm s
  4. Ausalamūlacitta: tâm bất thiện.
  5. Akusalavipākacitta: tâm quả bất thiện.
  6. Kusala ahetuvipākacitta: tâm quả thiện vô nhơn.
  7. Ahetukavipākacitta: tâm quả vô nhơn.
  8. Ahetukakiriyācitta: tâm hạnh[13] vô nhơn.
  9. Ahetukacitta: tâm vô nhơn.
  10. Asobhaṇacitta: tâm vô tịnh hảo.
  11. Mahākusalacitta: tâm đại thiện.
  12. Mahāvipākacitta: tâm đại quả.
  13. Mahākiriyācitta: tâm đại hạnh, đại hành, đại duy tác,…
  14. Sobhaṇakāmāvacaracitta: tâm dục giới tịnh hảo.
  15. Rūpāvacaracitta: tâm sắc giới.
  16. Kāmavacaracitta: tâm dục giới.
  17. Rūpāvacarakusalacitta: tâm thiện sắc giới.
  18. Rūpāvacaravipākacitta: tâm quả sắc giới.
  19. Rūpāvacarakiriyācitta: tâm hạnh sắc giới.
  20. Arūpāvacarakusalacitta: tâm thiện vô sắc giới.
  21. Arūpāvacaravipākacitta: tâm quả vô sắc giới.
  22. Arūpāvacarakiriyācitta: tâm hạnh vô sắc giới.
  23. Arūpāvacaracitta: tâm vô sắc giới.
  24. Mahaggatācitta: tâm đáo đại.
  25. Lokīyacitta: tâm hiệp thế.
  26. Sotāpattimaggacitta: tâm đạo dự lưu (sơ đạo).
  27. Sakadāgāmimaggacitta: tâm đạo nhứt lai (nhị đạo).
  28. Anāgāmimaggacitta: tâm đạo bất lai (tam đạo).
  29. Aharattamaggacitta: tâm đạo vô sanh (tứ đạo).
  30. Maggacitta: tâm đạo.
  31. Sotāpattiphalacitta: tâm quả thất lai (sơ quả).
  32. Sakadāgāmiphalacitta: tâm quả nhứt lai (nhị quả).
  33. Anagāmiphalacitta: tâm quả bất lai (tam quả).
  34. Arahattaphalacitta: tâm quả vô sanh hay ứng cúng (tứ quả).
  35. Lokuttaraphalacitta: tâm quả siêu thế.
  36. Lokuttaracitta: tâm siêu thế.

 

  1. Sabbacittapādhāraṇacetasika: sở hữu biến hành.
  2. Pakiṇṇaka cetasika: sở hữu biệt cảnh.
  3. Aññasamanā cetasika: sở hữu tợ tha.
  4. Mocatukacetasika: sở hữu si phần.
  5. Lotikacetasika: sở hữu tham phần.
  6. Docatucetasika: sở hữu sân phần.
  7. Dvitukacetasika: sở hữu hôn phần.
  8. Akusalacetasika: sở hữu bất thiện.
  9. Sobhaṇa sādhāranacetasika: sở hữu tịnh hảo biến hành.
  10. Viratīcetasika: sở hữu giới phần.
  11. Appamaññācetasika: sở hữu vô lượng phần.
  12. Cetasika: sở hữu tâm.
  13. Nāmadhamma: danh pháp (hữu vi).
  14. Pasādarūpa: sắc thần kinh.
  15. Gocararūpa (hay là visayarūpa): sắc cảnh giới.
  16. Bhāvarūpa: sắc trạng thái.
  17. Viññattirūpa: sắc tiêu biểu.
  18. Vikārarūpa: sắc đặc biệt.
  19. Lakkhaṇarūpa: sắc tứ tướng.
  20. Upādāyarūpa: sắc y sinh.
  21. Mahābhūtarūpa: sắc tứ đại minh.
  22. Saṅkhatadhamma: pháp hữu vi.
  23. Asaṅkhatadhamma: pháp vô vi.
  24. Paramaṭṭha: siêu lý, siêu thế, siêu cách.
  25. Saddāpaññatti (paññāpīyapaññatti): thinh danh chế định.
  26. Aṭṭhapaññatti (paññāpanapaññatti): tướng nghĩa chế định.
  27. Dhamma: pháp, phép.
  28. Rogayaṭṭha: bệnh hoạn.
  29. Asundaraṭṭha: không tốt đẹp.
  30. Achakaṭṭha: không khôn khéo.
  31. Savajjaṭṭha: có sai lỗi.
  32. Dukkhavipākaṭṭha: để nghiệp tạo quả khổ.
  33. Sampayuttahotu: nhơn tương ưng.
  34. Maggasacca: đạo đế.
  35. Manussa: nhơn loại.
  36. Devadā: chư Thiên.
  37. Lakkhaṇa: trạng thái.
  38. Rasa: phận sự.
  39. Paccupaṭṭhāna: sự thành tựu.
  40. Padaṭṭhāna: nhơn cần thiết.
  41. Paccanika: đối lập.

 

THÊM TỪ PALI VIỆT PHẦN CÁCH ĐỌC TẬP HAI

  1. Bhūmi: cõi, địa.
  2. Puthujana: phàm, phàm phu.
  3. Pañcavedanā: ngũ thọ.
  4. Dukkhavedanā: thọ khổ.
  5. Sukhavedanā: thọ lạc.
  6. Domanassavedanā: thọ ưu.
  7. Somanassavedanā: thọ hỷ.
  8. Upekkhāvedanā: thọ xả.
  9. Sampayutta: tương ưng.
  10. Jhānacitta: tâm thiền.
  11. Vippayutta: bất tương ưng (bất hợp).
  12. Asaṅkhārika (asaṅkhārikamekaṃ): vô trợ, không trợ.
  13. Sasaṅkhārika (sasaṅkhārikamekaṃ): hữu trợ, có trợ.
  14. Hetu: nhơn.
  15. Abyākatā: vô ký.
  16. Jāti: giống, loại, sanh,…
  17. Ajhānacitta: tâm phi thiền.
  18. Pathamajjhāna: sơ thiền.
  19. Dutiyajjhāna: nhị thiền.
  20. Tatiyajjhāna: tam thiền.
  21. Catuthajjhāna: tứ thiền.
  22. Pañcamajjhāna: ngũ thiền.
  23. Cittabheda: chia tâm, phân tâm.
  24. Paricheda: hợp đồng, hiệp đồng.
  25. Aviparito: không biến đổi.
  26. Avatthābhūmi: bị hạn định ranh (giới).
  27. Kāma avatthābhūmi: bị hạn định sanh bằng dục.
  28. Rūpa avatthābhūmi: bị hạn định sanh bằng sắc.
  29. Arūpa avatthābhūmi: bị hạn định sanh bằng vô sắc.
  30. Lokuttara avatthābhūmi: vượt khỏi hạn định sanh.
  31. Jātibhedanaya: cách chia theo giống.
  32. Bhūmibhedanaya: cách chia theo cõi.
  33. Sobhaṇabhedanaya: cách chia theo tịnh hảo.
  34. Lokabhedanaya: cách chia theo hiệp thế, siêu thế.
  35. Hetubhedanaya: cách chia theo nhơn.
  36. Jhānabhedanaya: cách chia theo thiền.
  37. Vedanābhedanaya: cách chia theo thọ.
  38. Sampayogabhedanaya: cách chia theo phối hợp (tương ưng).
  39. Saṇkhārabhedanaya: chia theo trợ.
  40. Nigama: kết luận.
  41. Gāthā: kệ.
  42. Diṭṭhi: kiến thức.
  43. Micchādiṭṭhi: tà kiến.
  44. Samādiṭṭhi: chánh kiến.
  45. Mahā: đại.

 

Saṅkhayā: số

 

Eka là 1.

Dvi là 2.

Ti là 3.

Catu là 4.

Pañca là 5.

Cha là 6.

Satta là 7.

Aṭṭha là 8.

Nava là 9.

Dasa là 10.

Ekādasa là 11.

Dvādasa hay bārasa là 12.

Terasa là 13.

Catuddasa hay cuddasa là 14.

Pañcadasa hay paṇṇarasa là 15

soḷasa là 16

sattarasa là 17

Pañcadasa là 18.

Ekūnavīsati hay ūnavīsa là 19.

Vīsa hay vīsati là 20.

Ekavīsati là 21.

Dvāvīsati hay bāvīsati là 22.

Tevīsati là 23.

Catuvīsati là 24.

Pañcavīsati là 25.

PHẨM NHẤT THEO BỘ DIỆU PHÁP LÝ HỢP

(Abhidhammaṭṭhasaṅgaha)

Giải trang 1

Pháp siêu lý là chơn tướng, bản thể thật, cố nhiên và tự nhiên, vẫn như như không trái lại (gọi chơn như bản tánh cũng đặng).

Siêu lý (paramaṭṭha) có 3 nghĩa:

  • 1 là đặc biệt.
  • 2 là cảnh tuệ cao.
  • 3 là chủ chế định.

Đặc biệt đây có nghĩa là như như không thay đổi trái lại sai khác. Nên Pāḷi có chú giải như vầy: Paramo aviparito atthoti = paramattho: đặc biệt không thay đổi (trái lại) gọi là siêu lý.

Cảnh tuệ cao chỉ sự nhận thức, tỏ ngộ, đắc chứng, biết bằng cách phi thường, chẳng phải hiểu theo trong đời thường thức.

Chủ chế định tức là bản thể của vũ trụ và tâm chủ trương vạn vật.

 

Siêu lý (paramaṭṭha) có 4 pháp:

  • 1 là tâm (citta).
  • 2 là sở hữu tâm (cetāsika).
  • 3 là sắc (rūpa).
  • 4 là Níp bàn (nibbāna).

Tâm là sự biết tức là biết cảnh.

Sở hữu tâm là trong phần sở hữu tứ đồng (đồng sanh, đồng diệt, đồng cảnh và đồng căn) với tâm.

Sắc hay sắc pháp có nghĩa là tiêu hoại đổi thay.

Níp-bàn hoàn toàn vắng lặng, yên vui tuyệt đối.

 

 

 

TÂM (CITTA)

 

Tâm nói theo bộ Kho tàng pháp học của Xiêm có 5 nghĩa:

  • 1 là thâu bắt biết cảnh rõ rệt gọi là tâm.
  • 2 là do có tâm - lộ thực hay tốc lực bằng thiện, bất thiện, quả và hạnh nên gọi là tâm.
  • 3 là chủ trương phiền não quến tựu tạo quả, nên gọi là tâm.
  • 4 là chủ trương khéo léo bằng lối suy xét, tìm, sắp đặt trong đời nhiều cách rất đặc biệt nên gọi là tâm.
  • 5 là do thành cố hưởng duyên tích tựu và bị nghiệp tạo nên gọi là tâm.

 

Nương theo lời giải của bà giáo sư Nep có 6:

  • 1 là tâm đặc biệt chủ trương làm ra các nghệ thuật.
  • 2 là tâm chủ trương làm cho tâm có phần khác khác.
  • 3 là tâm chủ trương làm quến tựu nghiệp và phiền não.
  • 4 là tâm chủ trương bảo trì quả do nghiệp và phiền não quến tựu.
  • 5 là tâm chủ trương tự duy trì cơ tánh.
  • 6 là tâm chủ trương sự biệt tài bắt cảnh.

 

Chú giải:

Câu thứ nhất nói rằng tâm chủ trương làm ra các nghệ thuật. Bởi vì tất cả trong đời bao nhiêu kỹ nghệ đều phải có phần chủ trương của tâm mới sửa thành đồ sai khác tùy theo mỗi thứ do kỹ sư và thợ.

Câu thứ hai nói tâm chủ trương làm cho tâm có phần khác khác, như là nghiệp có sai khác nhau, tánh nết có khác nhau, tư tưởng có khác nhau cho đến thành 4 giống: thiện, bất thiện, quả và hạnh.

Câu thứ ba nói tâm chủ trương quến tựu nghiệp và phiền não. Lẽ thường, mỗi chúng sanh còn nhiều phiền não đâu phải chỉ sanh một hai lần, vì nghiệp còn lưu tồn vô số kể. Nếu không tâm thì chẳng có phiền não và nghiệp chi cả.

Câu thứ tư nói tâm chủ trương bảo trì quả do nghiệp và phiền não quến tựu. Dĩ nhiên, quả là do nghiệp biệt thời tạo.

Thí dụ: Nghiệp biệt thời như tiếng thu trong băng, tuy không nghe mà phát ra vẫn có tiếng. Phiền não như người thâu băng. Tâm như máy và cuốn băng. Nếu không có máy thì tiếng nương đâu mà còn lại phát ra.

Câu thứ năm nói tâm chủ trương tự duy trì cơ tánh, nghĩa là bộ máy tâm mỗi cái sanh với nhau liên tiếp như nước phúng còn giọt. Vì có Liên tiếp duyên và Bất đoạn duyên v.v…

Câu thứ sáu nói tâm có chủ trương trong sự biệt tài bắt cảnh là không có cảnh nào gặp mà tâm bắt không đặng. Dù cho sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp cho đến Níp-bàn. Thế nào hễ gặp đều bị tâm biết đặng.

 

Thầy Sương Minh (Jotika) tóm tắt có 3:

  • 1 là tâm vẫn biết cảnh luôn luôn.
  • 2 là tâm làm nhơn cho sở hữu biết cảnh, tương tợ như người dẫn dắt.
  • 3 là tâm (chứng minh) làm cho động vật và bất động vật trong đời thành ra rất nhiều cái sai khác.

Chú giải tâm theo Pāḷi:

  • Cittī karotīti = cittaṃ (nồng cốt) làm cho chúng sanh đặc biệt sai khác gọi là tâm.
  • Cintanamattaṃ = cittaṃ: biết gọi là tâm.
  • Ārammanaṃ cintetīti = cittaṃ: biết cảnh gọi là tâm.

 

Chú giải phần chánh có 4 ý nghĩa:

  • trạng thái (của tâm) là biết cảnh (ārammanavijjānanalakkhanaṃ)
  • phận sự (của tâm) là dẫn dắt (sở hữu) (pubbamgamarasaṃ)
  • thành tựu (của tâm) là nối nhau (sandahanapaccupaṭṭhānaṃ)
  • nhân cần thiết (của tâm) là danh, sắc (và cảnh) (nāmarūpapadaṭṭhānaṃ)

 

Giải trang 2

Tâm chia theo cõi (bhūmi) có 4:

  • 1 là tâm dục giới (kāmāvacāracitta).
  • 2 là tâm sắc giới (rūpāvacāracitta).
  • 3 là tâm vô sắc giới (arūpāvacāracitta).
  • 4 là tâm siêu thế (lokuttaracitta).

Tâm dục giới là tâm chuyên môn biết cảnh và hay nương người dục giới, nên Pāḷi chú giải như vầy: Kāmetīti = kāmo chuyên môn biết cảnh dục, gọi là tâm dục giới.

Tâm sắc giới là những tâm chuyên môn biết cảnh đề mục còn hình thức và đa nương người sắc giới, nên gọi là tâm sắc giới. Pāḷi chú giải như vầy: Rūpe avacāratīti = rūpavacāraṃ: (đa) nương theo cảnh phần hình thức nên gọi là tâm sắc giới.

Tâm vô sắc giới là những tâm biết cảnh trong đời mà không còn hình thức, đa nương người vô sắc giới nên gọi là tâm vô sắc giới, nên Pāḷi chú giải như vầy: Arūpe avacarātīti = arūpāvacāraṃ: chỉ nương theo cảnh không hình thức, nên gọi là tâm vô sắc giới.

Tâm siêu thế là những tâm biết cảnh hoàn toàn ngoài đời và không còn liên quan với luân hồi tam giới, nên gọi là siêu thế. Nên Pāḷi chú giải như vầy: Lokato uttarātīti = lokuttaraṃ: đặng vượt khỏi đời nên gọi là siêu thế.

 

Giải trang 3

I.    TÂM DỤC GIỚI (KĀMĀVACĀRACITTA)

Gồm có 3:

  • 1 là tâm bất thiện (akusala).
  • 2 là tâm vô nhơn (ahetuka).
  • 3 là tâm dục giới tịnh hảo (kāmāvacarasobhana).

Trước đã có giải nghĩa tên chung, nên sau đây nhắc lại và thêm Pāḷi.

A.  PHÂN GIẢI TAM BẤT THIỆN

Akusalehi yuttanti = akusalaṃ: hợp tác những pháp trái với thiện gọi là bất thiện.

Ngũ nghĩa bất thiện:

  • 1 là bệnh hoạn : rogayattha.
  • 2 là không tốt đẹp : asundarattha.
  • 3 là không khôn khéo : achakattha.
  • 4 là có sai lỗi : savajjattha.
  • 5 là (để nghiệp tạo) quả khổ : dukkhavipākattha.

Alobhadi vipākahetu virahitaṃ = ahetukaṃ: không hợp với nhơn tương ưng tham, sân v.v… gọi là tâm vô nhơn.

Sobhanehi yuttānīti = sobhanāni: hợp với pháp tốt gọi là tịnh hảo, tức là có sở hữu tịnh hảo hợp, nhưng còn thuộc về tâm dục giới, nên gọi là tâm dục giới tịnh hảo.

 

Giải trang 4 (phân chi tiết)

1/ Phân giải tâm Tham (Lobha)

Nói về tham có khi rất ưa thích vui mừng, nhưng cũng có khi tham mà vẫn bình thường.

Tham rất ưa thích vui mừng khi đó gọi là thọ hỷ.

Còn khi tham mà vẫn thản nhiên như thường gọi là tham thọ xả. Vì thế, cho nên thành 2 phần lớn là thọ hỷ và thọ xả.

Trong mỗi phần lại có khác nhau với sự chấp sai và không chấp sai. Vì vậy, nên hiệp tà và ly tà.

Trong mỗi phần lại có sự trợ giúp và không trợ giúp mới thành 2 phần.

Cộng tất cả tâm tham thành 8 thứ.

Nhắc lại tâm tham đã có nghĩa nói trước hết. Đây thêm tên Pāḷi và chú giải.

Tâm tham Pāḷi gọi là Lobhamūlacitta.

Chú giải: Lubbhatīti = lobho: ham muốn gọi là tham. Mūlā là căn.

Tên Việt ngữ 8 thứ tâm tham đã có giải trong cách đọc.

 

Tên Pāḷi tâm tham thứ nhất:

  • Somanassasahaggataṃ: đồng sanh với (thọ) hỷ.
  • Diṭṭhigatasampayuttaṃ: tương ưng với (tà) kiến.
  • Asakkharikaṃ: vô trợ.

Thọ hỷ là vui. Kiến là tri kiến, sự nhận thấy, nhận thức, nhận định, theo đây tức là tà kiến.

Tà kiến gồm có 2:
  • 1 là thường kiến: Sassatadiṭṭhi (chấp hữu).
  • 2 là đoạn kiến: Ucchedadiṭṭhi (chấp vô).

Thường kiến chấp hữu cho rằng: linh hồn, vũ trụ, chủ tạo hóa và tâm hằng còn.

Đoạn kiến chấp vô cho rằng không nhơn quả, tất cả đều không.

Phần nầy chia dón gọn có 3:

  • 1 là vô hành kiến: Akiriyādiṭṭhi.
  • 2 là vô nhơn kiến: Ahetukadiṭṭhi.
  • 3 là vô hữu kiến: Natthikadiṭṭhi.

Chấp không rất đa trường hợp, nhiều lý lẽ, cũng có người cho rằng việc làm của ta chẳng hạn tốt xấu, tội phước, không ai thấy, nghe, hay, biết thì cũng như không làm, thế gọi là vô hành kiến.

Cũng có người hiểu cạn chỉ nhận theo cách thật nghiệm đều do công năng, sức trí sắp đặt hiện tại là đủ, chớ không cho do có nguyên nhơn nghiệp trước chi cả, dù đời này hay đời khác, đó là sự nhận thức bằng cách vô nhơn kiến.

Cũng có người cho rằng nhơn sanh vạn vật chỉ là 4 chất hiệp thành, chẳng khác vật vô tri, dù giúp nhau như nước tưới rau, dẫu hại nhau như cây đè cỏ, nào phải phước tội gì, đó là vô hữu kiến.

 

Thập tướng vô kiến (natthilakkhanadiṭṭhi)

  • 1 là vì nhận sai mới cho rằng sự bố thí rồi sau này không có chi là phước.
  • 2 là vì nhận sai mới cho rằng cúng dường rồi sau này cũng chẳng có chi là hưởng quả, phước.
  • 3 là vì nhơn sai mới cho rằng đáp ơn báo hiếu đều không có quả, phước chi cả.
  • 4 là vì nhận sai mới cho rằng không có nghiệp biệt thời duyên, quả dị thục (nhơn và quả thời gian khác nhau) tốt xấu chi cả.
  • 5 là vì nhận sai mới cho rằng đời này đều là không.
  • 6 là vì nhận sai mới cho rằng đời sau không có sanh nữa.
  • 7 là vì nhận sai mới cho rằng mẹ không phải là mẹ.
  • 8 là vì nhận sai mới cho rằng cha không phải là cha.
  • 9 là vì nhận sai mới cho rằng không có hạng hóa sanh.
  • 10 là vì nhận sai mới cho rằng Bà-la-môn hay Sa-môn đều không có ai tu hành đắc chứng chi cả và chẳng có ai biết đời này, đời khác.

Mười điều tà kiến này ngăn chặn chúng sanh không được sanh về thiên đường, chư Thiên, Phạm thiên v.v… luôn cả đạo, quả và Níp-bàn không thể nào tiến đến.

 

Thân kiến (sakkayadiṭṭhi) nhận sai với ngũ uẩn có 20 cách chia làm 5 phần.

 

Nhận lầm Sắc uẩn có 4

  • 1 là nhận thấy sắc uẩn là ta.
  • 2 là nhận thấy ta có sắc uẩn.
  • 3 là nhận thấy sắc uẩn ở trong ta.
  • 4 là nhận thấy ta có trong sắc uẩn.

Nhận thấy sắc uẩn là ta: như nói lúc này tôi mập, tôi ốm, lên ký, xuống ký v.v…

Nhận thấy ta có sắc uẩn: như là nhận thấy tôi đây có xương, gân, thịt, da, lớn, nhỏ, to, mịn v.v… .

Nhận thấy sắc uẩn ở trong ta: như là tôi làm chủ thân này được trọn quyền sai khiến sự hành động theo ý muốn những đi, đứng, ngồi, nằm, múa, uốn v.v…

Nhận thấy ta có trong sắc uẩn: như nhận thấy nói rằng tôi nương thân này sống đời làm việc v.v… .

Nhận lầm Thọ uẩn có 4

  • 1 là nhận thấy thọ uẩn là ta.
  • 2 là nhận thấy ta có thọ uẩn.
  • 3 là nhận thấy thọ uẩn trong ta.
  • 4 là nhận thấy ta trong thọ uẩn.

Nhận thấy thọ uẩn là ta: như chấp nói tôi đau khổ, tôi sướng, tôi buồn, tôi vui, hoặc gặp trường hợp như thế mà tôi vẫn bình thường thản nhiên v.v…

Nhận thấy ta có thọ uẩn: như chấp nói tôi có thật bệnh đau nhức v.v… tôi có sự vui lòng với bà con huynh đệ trong trường hợp này, tôi có tánh cách không quá nao núng buồn vui v.v… .

Nhận thấy thọ uẩn trong ta: như cho rằng trong đời này nó vẫn chất chứa đủ các sự khổ, sự sướng và hễ có tâm này phải sẵn có sự vui buồn hay thản nhiên bình thường chớ không bao giờ không.

Nhận thấy ta trong thọ uẩn: như chấp nói tôi phải chịu đủ đau khổ, sung sướng, vui buồn, cũng có khi được bình thường nhưng ít lắm.

 

Nhận lầm Tưởng uẩn có 4

  • 1 là nhận thấy tưởng uẩn là ta.
  • 2 là nhận thấy ta có tưởng uẩn.
  • 3 là nhận thấy tưởng uẩn trong ta.
  • 4 là nhận thấy ta trong tưởng uẩn.

Nhận thấy tưởng uẩn là ta: như nói tôi nhớ nhà v.v…

Nhận thấy ta có tưởng uẩn: như nói tôi thường tưởng anh hoặc em v.v… .

Nhận thấy tưởng uẩn trong ta: như người tưởng tượng nhơn cảnh, vật phát hiện ra hoài hoài.

Nhận thấy ta trong tưởng uẩn: như lúc khuya vắng lặng nghe: đờn, sáo thổi bắt nhớ đến xứ sở, quê hương, ngùi ngùi không thể dằn được, dường như nó có quyền hơn ta.

 

Nhận lầm Hành uẩn có 4

  • 1 là nhận thấy hành uẩn là ta.
  • 2 là nhận thấy ta có hành uẩn.
  • 3 là nhận thấy hành uẩn trong ta.
  • 4 là nhận thấy ta trong hành uẩn.

Nhận thấy hành uẩn là ta: như nói tôi khôn lắm, tôi ngu quá v.v… .

Nhận thấy ta có hành uẩn: như nói tôi là người có trí và có nhiều sự suy xét v.v… .

Nhận thấy hành uẩn trong ta: như chấp nói rằng tâm tốt, tâm xấu gì cũng tại mình.

Nhận thấy ta trong hành uẩn: nhận thấy ta do vô minh trùm che khuất lấp nên tối tăm, không đặng thấu đáo chi cả.

Nhận lầm Thức uẩn có 4

  • 1 là nhận thấy thức uẩn là ta
  • 2 là nhận thấy ta có thức uẩn
  • 3 là nhận thấy thức uẩn trong ta
  • 4 là nhận thấy ta trong thức uẩn

Nhận thấy thức uẩn là ta: như chấp tôi thấy, nghe v.v… .

Nhận thấy ta có thức uẩn: như nói tôi có cái cách hửi hơi rất đặng hay biết trái cây chín, sống và thuốc trị bệnh gì.

Nhận thấy thức uẩn trong ta: những sắc, thinh nào tôi để ý mới thấy, nghe.

Nhận thấy ta trong thức uẩn: như ra-dô (radio) hát gần và lớn tiếng, tai bắt buộc mình nghe hoài không ngủ.

 

Phật ngôn tiểu trung đại học nói về ngã (attā) thuộc quyền

 

1: Ta thắng ta rất tốt (attā have jitaṃ ceyyo).

2: Vắng nghe tự tập ta là khó (attā hi kira duddamo).

3: Tu tập tốt rồi là ánh sáng của trượng phu (attā sudasate pirisassa jeti).

4: Chính ta là chỗ nương của ta (attā hi attano nātho).

5: Chính ta là chí hướng của ta (attā hi attano gati).

6: Ta thương ta rất tột (attāhi paramaṃ pīyo).

7: Không thương chi cho bằng thương ta (natthi attasamaṃ pemaṃ).

8: Tự tạo tội ta phải chịu buồn (attanā va ataṃ pāpaṃ attanā saṅkilissati).

9: Ta không tạo tội thì ta trong sạch (attanā akataṃ pāpaṃ attanā va visujjhati).

10: Chỉ thấy lợi mình là người không sạch sẽ (attatthapaññā asucī manussā).

11: Trí thức tự sửa mình (attānaṃ damayanti paṇditā).

12: Hành tốt là tự sửa mình (attānaṃ damayanti buttatā).

13: Tự lập ta tốt để đặng nương là khó (attanā hi sudantena nāthaṃ labhati dullalkam).

14: Trau dồi ta đặng rồi thì kẻ khác cũng trau dồi theo (yo rakkhati attanaṃ rakkhito tassa kh..).

15: Biết ta là chỗ đáng thương, trau dồi ta cho đặng tốt (attānañce piyaṃ jaññā rakkheyya naṃ surakkhitaṃ).

16: Trí thức tự hành trong sạch lìa tâm phiền não (pariyopeyya attānaṃ cittakelasehi paṇḍite).

17: Dạy kẻ khác như thế nào, ta cũng làm như thế ấy (attānañce tathā ayirā yathaññamayusāsati).

18: Cần tự thức tỉnh (attanā codayattanaṃ).

19: Tự cần quan sát (paṭimaṃsetamattanā).

20: Nên rút ta khỏi sa lầy như tượng rút khỏi nơi sình lún (duggā uddharathattānaṃ paṅke sannova kuñjaro).

21: Tự giữ gìn đừng cho cháy nóng (attānurakkhi bhava mā aḍayhi).

22: Chớ nên tự sát (attānañca na ghātesi).

23: Nam nhơn chớ tự cho (attānaṃ na dade poso).

24: Nam nhơn đừng tự bỏ (attānaṃ na pariceaje).

25: Chớ quên mình (attānaṃ nātivatteyya).

26: Chớ bỏ tự lợi dù cho giúp người khác lợi nhiều (attadatthaṃ paratthena bahunāpi na hāpaye).

27: Nếu biết ta là chỗ đáng thương đừng họp theo tật xấu (attānañce piyaṃ jaññā na naṃ pāpena saṃyuje).

28: Tự trách do nhơn chi chớ nên làm nhơn ấy.

 

Phật ngôn (thi kệ)

3 bài trung học, 3 bài đại học

Không nên phế bỏ lợi phần ta,

Giúp lợi cho người dẫu có đa,

Biết đặng lợi mình cần phải kiếm,

(Hoặc là lợi phước lợi xâu xa).

Attadatthaṃ paratthena, bahunāpi na hāpaye, attadatthamabhiññāya, sadatthapasuto siyā.

Dạy ta rất khó vẫn thường nghe,

Giáo kẻ sau khi tự tập thành,

Chỉ bảo cho người ta phải đã,

Luôn luôn trước dạy tự tiên hành.

Attānañce tathā kayirā, yathaññamanusāsati, sudanto vata dametha, attā hi kira duddamo.

Quân tử lập nên đức hạnh đầy,

Sau rồi mới dạy kẻ càng hay,

Hầu mong tránh khỏi nơi sơ thất,

Chẳng bị mờ mê mất tiếng thầy.

Attānameva paṭhama, paṭrūpe nivesayo atthaññamanusāseyya, na kilissey paṇḍita.

Ta đây nương đổ chính nơi ta,

Kẻ khác ai đâu trọn giúp mà,

Tập đặng ta thành nên quí tốt,

Để làm nương dựa đó mưu xa.

Attā hi attano nā the..ko hi nātho paro si yā, attanā hi sudantena, nāthaṃ labhat..dullabi..

Thương chi chẳng sánh với thương ta,

Của cải nào hơn lúa gạo mà,

Ánh sáng đâu bằng so với trí,

Mưa là ngập tốt giếng thua xa.

… atthi attasamaṃ pemaṃ, natthi dhaññasamaṃ dhanaṃ, natthi paññāsamā ābhā, vṭṭhiveparamā sarā.

Người nào đã phá giới quen thân,

Cũng tợ mây leo phủ mộc phần,

Kẻ ấy tự làm danh chẳng tốt,

Như là mong mỏi độc ghê thay.

… assa accantadussilyaṃ māl… vā sālamivotthataṃ, karoti so tathattānaṃ, yathā naṃ icchati diso.

~~~~~~~~~~

62 Tà kiến (Micchadiṭṭhi)
  • 1 là chấp theo quá khứ có 18 điều, 5 phần
  • 2 là chấp theo vị lai có 44 điều, 5 phần

 

  1. Tà kiến chấp theo quá khứ có 5 phần:
  • 1 là thường kiến.
  • 2 là thường vô thường kiến.
  • 3 là biên vô biên kiến.
  • 4 là vô ký kiến (ngụy biện).
  • 5 là vô nhơn sinh kiến.
  • Thường kiến có 4 nguyên do:
  • 1 là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời dưới một đại kiếp (thành, trụ, hoại, không).
  • 2 là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời từ 1 đến 10 đại kiếp.
  • 3 là chấp trường tồn do nhớ nhiều đời từ 1 đến 40 đại kiếp.
  • 4 là chấp trường tồn do sự kinh nghiệm.
  • Thường vô thường kiến có 4 nguyên do:
  • 1 là nhận thấy vị Đại Phạm thiên sống hoài, còn những kẻ do Ngài tạo ra phải chết.
  • 2 là nhận thấy chư Thiên không say sống hoài, vị nào say mới chết.
  • 3 là nhận thấy chư Thiên không sân sống hoài, vị nào sân mới chết.
  • 4 là nhận thấy: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân không bền vững, chỉ có tâm là trường tồn (không sanh, không diệt).
  • Biên vô biên kiến có 4 nguyên do:
  • 1 là nhận thấy thế giới, vũ trụ có chỗ tột.
  • 2 là nhận thấy vũ trụ có tột, thế giới không cùng.
  • 3 là nhận thấy vũ trụ trên dưới có tột, ngang qua không cùng.
  • 4 là nhận thấy thế giới, vũ trụ không cùng tột.
  • Vô ký kiến (ngụy biện) có 4 nguyên do:

(cách nhận và nói trườn, uốn như con lươn)

  • 1 là do nhận thấy không sát thật, vì e vọng ngữ nên nói không sát thật.
  • 2 là do nhận thấy không sát thật, vì e bị chấp trước nên nói không quyết định.
  • 3 là do nhận thấy không sát thật, vì e bị hỏi gạn nên nói không quyết định.
  • 4 là do nhận thấy không sát thật, vì e bị vô minh nên nói không quyết định.

(bốn tà kiến này cũng gọi là bất định kiến).

  • Vô nhơn kiến có 2 nguyên do:
  • 1 là tâm ta tự nhiên mà có, do nhớ đời trước làm người vô tưởng.
  • 2 là sự suy xét nhận thấy tất cả có ra đều không do nhơn tạo.

 

  1. Tà kiến chấp theo vị lai có 5 phần.
  • 1 là hữu tưởng kiến.
  • 2 là vô tưởng kiến.
  • 3 là phi tưởng phi phi tưởng kiến.
  • 4 là đoạn kiến.
  • 5 là Níp-bàn hiện tại kiến.
  • Hữu tưởng kiến có 16 nguyên do:
  • 1 là bản ngã có sắc không có bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • 2 là bản ngã không có sắc, vô bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 3 là bản ngã có sắc và không có sắc, vô bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 4 là bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, không bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 5 là bản ngã là hữu biên vô bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • 6 là bản ngã là vô biên vô bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • 7 là bản ngã là hữu biên vô biên không bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 8 là bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, không bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 9 là bản ngã là nhất tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • 10 là bản ngã là dị tưởng, không bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 11 là bản ngã là đa tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • 12 là bản ngã là vô lượng tưởng, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • 13 là bản ngã là thuần lạc, không bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 14 là bản ngã là thuần khổ, không bệnh sau khi chết có tưởng.
  • 15 là bản ngã là khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • 16 là bản ngã không khổ lạc, không bệnh, sau khi chết có tưởng.
  • Vô tưởng kiến có 8 nguyên do:
  • 1 là bản ngã có sắc, vô bệnh, sau khi chết không có tưởng.
  • 2 là bản ngã không có sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
  • 3 là bản ngã có sắc và cũng không có sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
  • 4 là bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
  • 5 là bản ngã là hữu biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
  • 6 là bản ngã là vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng.
  • 7 là bản ngã là hữu biên và vô biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
  • 8 là bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, vô bệnh sau khi chết không có tưởng.
  • Phi tưởng phi phi tưởng kiến có 8 nguyên do:
  • 1 là bản ngã có sắc, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • 2 là bản ngã vô sắc, vô bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • 3 là bản ngã có sắc và cũng không có sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • 4 là bản ngã là phi hữu sắc, phi vô sắc, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • 5 là bản ngã là hữu biên, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • 6 là bản ngã là vô biên, vô bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • 7 là bản ngã là hữu biên vô biên, không bệnh sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • 8 là bản ngã là phi hữu biên, phi vô biên, không bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng.
  • Đoạn kiến có 7 nguyên do:
  • 1 là nhận thấy tất cả loài thai sanh chết rồi tiêu mất.
  • 2 là nhận thấy chư Thiên cõi lục dục chết rồi tiêu mất.
  • 3 là nhận thấy tất cả Phạm thiên cõi Sắc giới chết rồi tiêu mất.
  • 4 là nhận thấy bực Không vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất.
  • 5 là nhận thấy tất cả bực Thức vô biên xứ thiên chết rồi tiêu mất.
  • 6 là nhận thấy bực Vô sở hữu xứ thiên chết rồi mất.
  • 7 là nhận thấy bực Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên chết rồi mất.
  • Níp-bàn hiện tại kiến có 5 nguyên do:
  • 1 là nhận thấy ngũ dục lạc là Níp-bàn hiện tại.
  • 2 là nhận thấy sơ thiền là Níp-bàn hiện tại.
  • 3 là nhận thấy nhị thiền là Níp-bàn hiện tại.
  • 4 là nhận thấy tam thiền là Níp-bàn hiện tại.
  • 5 là nhận thấy tứ thiền là Níp-bàn hiện tại.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tà kiến có 2 chi:
  • 1 là nhận thấy chấp cứng trái ngược với cách thật (pháp siêu lý hoặc chế định).
  • 2 là cách thật không có với người đang chấp tà kiến (vì không quan tâm).

Cho nên trong chánh tạng Đức Phật Ngài có nói: “còn những pháp khác (tức là tà kiến) sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ điệu, vượt ngoài tầm của luận lý suôn, tế nhị, chỉ những người trí mới nhận hiểu.

Giải cách trợ tham

8 thứ tâm tham đều có 3 đoạn: thọ hỷ hay thọ xả, hợp tà hay ly tà, vô trợ hay hữu trợ.

Thọ hỷ đã yếu giải. Thọ xả là tâm bình thường, ngoài ra vui, buồn, khổ, lạc. Còn tà kiến đã giải nhiều rồi.

Hay nói về thọ tức là tự thân, khẩu, ý hay tha thân, khẩu, ý trợ giúp thêm lần thứ hai sắp lên, tâm tham ta mới phát sanh ra đặng.

Sáu cách này nên chỉ cách dễ trước:

  • 1 là tự tâm trợ tham như vầy: khi thấy của mà lòng chưa phát sanh ham thích, tại vì suy xét cho là đồ tốt hoặc đáng trộm, cướp v.v… mới phát sanh tâm tham muốn lấy.
  • 2 là do tha khẩu trợ như gặp kẻ nói văn hoa, đa lời trau chuốt thêu dệt một chút mới khởi tâm tham nhiểm lời lẽ ấy.
  • 3 là tha thân trợ tức là do sự hành động của người khác trợ ta như: đụng, cọ, chà, thoa v.v…
  • 4 là tự khẩu trợ tức là miệng ta trợ cho ta thêm mãnh lực mới phát sanh tâm tham như: ca, hát, hò, xướng, kéo dài mới nhận giọng hay của ta, mới khoái ý hoặc nhiều ít.
  • 5 là tự thân trợ tham nghĩa là tâm ta trợ giúp thêm cho tâm ta phát sanh tham như: múa men hay uốn éo vài cái thấy có địu hay tự lòng ưa thích bằng cách tham.
  • 6 là ý trợ tham bởi do tâm người khác dùng cách tư tưởng điều khiển tâm ta phát sanh tham như là muốn ăn, muốn chơi v.v… .

Khi sanh tham nên phân biệt

  • 1 là khi nào tham vui mừng có chấp theo tà kiến là tâm tham thứ nhất.
  • 2 là tham vui mừng chấp theo tà kiến và phải có trợ là tâm tham thứ nhì.
  • 3 là tham vui mừng, không chấp theo tà kiến là tâm tham thứ ba.
  • 4 là tham vui mừng và có sự trợ là tâm tham thứ tư.
  • 5 là khi tham mà vẫn như thường không thấy vui mừng nhưng có sự chấp sai là tâm tham thứ năm.
  • 6 là tham không vui mừng, có tà kiến và phải có trợ thêm là tâm tham thứ sáu.
  • 7 là không có sự nhận sai, tâm như thường là tâm tham thứ bảy.
  • 8 là chỉ khác với tâm tham thứ bảy là có trợ.

 

Muốn mau thuộc cần đọc văn lục bát:

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Hợp chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Hợp chung tà kiến có mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Không chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ hỷ sanh ra,

Không chung tà kiến có mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

 Hợp chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Hợp chung tà kiến có mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Không chung tà kiến khỏi mà trợ duyên,

Đồng cùng thọ xả sanh ra,

Không chung tà kiến có mà trợ duyên,

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Muốn rõ quả, cần phải tìm nhơn

Ngũ nhơn sanh bất thiện
  • 1 là tác ý không khéo (ayonisomanasikāra).
  • 2 là ở chỗ không đáng ở (appatirūpadesāva).
  • 3 là thân cận phi hiền nhơn (asappurisūpanissaya).
  • 4 là đời trước không tạo (nhiều) phước (pubbe akatapuññatā).
  • 5 là tự lập trường theo đường lối sai (attamicchāpanidhi).

Tác ý không khéo là những cách suy xét và nhận định làm cho tâm bất thiện phát sanh như nghĩ theo tham, sân, si v.v… .

Ở chỗ không đáng ở là những chỗ nhiều trường hợp khiêu khích cho tâm tham, sân và si phát sanh như chỗ ăn chơi, tranh đấu.

Thân cận phi hiền nhơn là hay thân cận tà sư, ác hữu, những kẻ mưu kế gian hùng, tráo trở v.v… .

Đời trước không tạo nhiều phước là đời trước người ấy chuyên môn hành động theo các điều bất thiện hay là bỏn xẻn, cho nên đời này chẳng được giàu sang, sung sướng lại thiếu thốn và thiếu hiểu v.v… không tránh khỏi câu ‘bần cùng sanh đạo tặc’.

Tự lập trường theo đường lối sai là không chịu nương theo tập rèn kiến thức tiến hóa chơn chánh hoặc giải thoát cao siêu, cứ hành động và suy xét luôn cả tập rèn theo những lề lối xấu mà không chịu bỏ.

Tứ nhơn sanh tham
  • 1 là tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng (lobhaparivārakammapaṭisandhikatā).
  • 2 là đời kế trước đa tham (lobha ussannabhavatocavamatā).
  • 3 là gặp cảnh tốt (iṭṭhārammaṇasamāyogo).
  • 4 là gặp cảnh, vật ưa thích (assādadassanaṃ).

Tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng là nghiệp nhơn trước có đi chung với tâm tham hoặc tâm tham phát sanh trước sau những tâm để nghiệp ấy như người tạo phước mà móng hưởng trong đời hoặc muốn sanh về cõi ưa thích.

Đời kế trước đa tham là đời kế trước chuyên môn hưởng lục dục quá quen, nên đời này gặp lục dục thì dễ phát tham.

Gặp cảnh tốt là thấy sắc tốt, nghe tiếng hay, cho đến gặp sự quí.

Gặp cảnh vật ưa thích là những nhơn vật hay công chuyện mà ta vừa lòng ham muốn.

Tứ nhơn sanh thọ h
  • 1 là tục sinh bằng tâm thọ hỷ (somanassapatisandhikatā).
  • 2 là không có sự tế nhị (agambhirapakatitā).
  • 3 là gặp cảnh tốt (iṭṭhārammaṇasamāyogo).
  • 4 là ly sự điêu tàn (byasanavimutti).

Tục sinh bằng tâm thọ hỷ là 4 tâm đại quả thọ hỷ và 4 tâm quả sắc giới thọ hỷ (có tên trong bản đồ, sau này sẽ giải).

Không có sự tế nhị là không có sự trầm ngâm suy xét.

Gặp cảnh tốt (đã có giải).

Ly sự điêu tàn là không gặp lúc tai nạn, rủi ro.

Ngũ nhơn sanh tương ưng tà kiến
  • 1 là nết quen tà kiến (diṭṭhajjhāsayatā).
  • 2 là thân cận người tà kiến (diṭṭhivippannapuggala asevanatā).
  • 3 là trái với chánh pháp (saddhammavimukhatā).
  • 4 là đa suy xét sai (micchāvitakka bahulatā).
  • 5 là không khéo vọt tà kiến (ayoniso ummujjanaṃ).

Nết quen tà kiến là cả nghề làm, luôn tư tưởng rất thuần túy theo việc làm và lý thuyết chấp hữu hoặc chấp vô, luôn luôn thành quen nết, như cách tìm linh hồn cho là còn hoài ở trong thân ta hoặc thật hành theo lý thuyết bỏ hoài bỏ riết thời hết trọi thành không.

Thân cận người tà kiến là thường quen với người tà kiến hay học hỏi, tín ngưỡng tôn giáo tà kiến như học phần chỉ chấp theo thực nghiệm, ngoài ra thấy, đụng, gặp cho là không có.

Trái với Phật pháp là không tin hay phản đối với 4 đạo, 4 quả, Níp-bàn và pháp học.

Đa suy xét sai là hay nghĩ theo thường thức, tục sai, hoặc hữu hoặc vô, tự tìm nhận định.

Không khéo vọt tà kiến như khỏi ra không khéo là vừa phát suy nghĩ ra thì ăn khớp với lý tà kiến, nhất là ta, tôi, tao v.v… cho đến chết rồi, biệt luận.

Ngũ nhơn sanh bất tương ưng tà kiến
  • 1 là nết không quen tà kiến (adiṭṭhajjhāsayatā).
  • 2 là không thân cận người tà kiến (diṭṭhi vippannapuggala sevanatā).
  • 3 là đặng nghe Phật pháp (saddhammamukhatā).
  • 4 là không hay suy xét sai (micchā vitakka abahulatā).
  • 5 là khéo vọt khỏi tà kiến (yoniso ummujjanaṃ).

Nết không quen tà kiến là lập hạnh thuần túy theo lý vô thường, khổ não, vô ngã v.v… như nhơn sanh vũ trụ là máy móc, mỗi người là một bộ máy nhỏ, là phần tử trong bộ máy lớn, là chung khắp cả vũ trụ tam giới dù thân tâm ai cũng thế, không quá chấp nhận ngã, chỉ làm việc đối với cơ duyên như cái máy bị động.

Không thân cận người tà kiến là chẳng ở chung hay học hỏi làm quen, tới lui những người chấp theo tà kiến, chấp thường hoặc chấp đoạn.

Đặng nghe Phật pháp là đặng nghe Phật thuyết v.v… hay gặp chánh tạng hoặc chú giải không sai mà cần tìm học hỏi, dù chưa đắc đạo quả cũng nhẹ sự chấp lầm.

Không hay suy xét sai là ít nghĩ đến sự chấp hữu, chấp vô chẳng quan tâm ngoan cố đến phần nào cả, như không cần nhận như thế nào.

Khéo vọt khỏi tà kiến là luôn luôn tránh xa thái quá bất cập, chấp có chấp không, biết đời đều nhơn quả, làm nói tất cả có nương theo.

Lục nhơn sanh vô trợ
  • 1 là tục sinh bằng nghiệp vô trợ (asankhārikakammajanitapatisandhikatā).
  • 2 là thân tâm mạnh mẽ (kallakāyacittatā).
  • 3 là đa nhẫn nại (khantībahulatā).
  • 4 là từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết (purisa ākāresudiṭṭhanisaṅsatā).
  • 5 là thuần thục việc làm (kammapasuttā).
  • 6 là vật thực, khí hậu thích hợp (utubhojanādisappāyalābho).

Tục sinh bằng nghiệp vô trợ là 2 tâm quan sát thọ xả và 4 tâm đại quả vô trợ (sẽ giải sau).

Thân tâm mạnh mẽ là thân tráng kiện, tâm có chánh niệm thường sanh, gặp việc chi đều phát lẹ.

Đa nhẫn nại là những người hay quen chịu nắng, mưa, đau, nhức gặp lướt qua như thường, nên đối với sự vật tâm liền mau chóng.

Từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết là đã từng gặp, nghe, hiểu, thấy các trang hiền triết làm thành tựu trọn nên kết quả mỹ mãn, tốt đẹp đặng hưởng nhờ, nên định chắc tâm không dụ dự.

Thuần thục việc làm là người rành việc, quen cảnh vật, hiểu văn chương, thông nghĩa lý, mà gặp những sự vật đã quá từng, khỏi cần chi ngần ngại.

Vật thực khí hậu thích hợp là chỗ ở, khí hậu vừa chừng và thức ăn đáng bổ khỏe.

Lục nhơn sanh hữu trợ
  • 1 là tục sinh bằng tâm hữu trợ (hay nghiệp hữu trợ) (sasaṅkhārikakammajanita patisandhikatā).
  • 2 là thân tâm yếu (akallakāyacittatā).
  • 3 là không hay nhẫn nại (akhantībahulatā).
  • 4 là không từng thấy, nghe sự kết quả của hiền triết (purisa ākāresu adiṭṭhānisaṅsatā).
  • 5 là không thuần thục việc làm (kamma apasuttatā).
  • 6 là vật thực, khí hậu không thích hợp (utubhojanādisappāya alābho).

Tục sinh bằng tâm hữu trợ hay nghiệp hữu trợ là 4 tâm đại quả hữu trợ và 9 tâm quả đáo đại (sẽ giải sau).

Thân tâm yếu là người bạc nhược, tâm lơ đãng.

Không hay nhẫn nại là gặp nắng, mưa, nóng, lạnh, đau đớn, buồn rầu, ít lướt qua khỏi nên tâm bị phần chi phối gặp sự vật chẳng cấp sanh.

Không từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết là chưa đặng thấy, nghe, hiểu, biết sự vật đắc thành của hiền triết, nên gặp điều chi phải ngơ ngáo.

Không thuần thục việc làm là người vụng về, thiếu hiểu nên đụng đến thì ngơ ngơ.

Vật thực khí hậu không thích hợp là khí hậu chẳng vừa thân, thức ăn không vừa miệng.

Tứ nhơn sanh thọ xả
  • 1 là tục sinh bằng tâm thọ xả (upekkhāpaṭisandhikatā).
  • 2 là suy xét tế nhị (gambhirapakatitā).
  • 3 là thường gặp cảnh trung bình (majjhattārammaṇasamāyogo).
  • 4 là ly sự điêu tàn (byasanavimutti).

Tục sinh bằng tâm thọ xả là 2 tâm quan sát thọ xả, 4 tâm đại quả thọ xả và 5 tâm quả ngũ thiền hiệp thế (sau sẽ chỉ).

Suy xét tế nhị là trầm ngâm nghĩ ngợi những sự lý khó khăn, xâu xa, siêu việt.

Thường gặp cảnh trung bình là gặp sự vật không ưa, không ghét, không thích không chê.

Ly sự điêu tàn là chẳng gặp hoạn nạn chi cả.

 

Phân tên tâm tham theo hợp đồng

Tâm tham thứ nhất và tâm tham thứ hai, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ tương ưng, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ hỷ và tương ưng tà kiến.

Tâm tham thứ ba và tâm tham thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ bất tương ưng, vì hai thứ tâm này đều đồng nhau thọ hỷ và không hợp tà kiến.

Tâm tham thứ nhất và tâm tham thứ ba, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ vô trợ, vì hai thứ tâm này cùng đồng nhau thọ hỷ và không trợ.

Tâm tham thứ hai và tâm tham thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ hữu trợ, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ hỷ và có trợ.

Tâm tham thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ, vì 4 thứ tâm này đều đồng nhau tham và thọ hỷ.

Tâm tham thứ năm và tâm tham thứ sáu, kêu chung lại là tâm tham thọ xả tương ưng vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ xả và có hợp tà kiến (thuộc về tương ưng tà kiến).

Tâm tham thứ bảy và tâm tham thứ tám, kêu chung lại là tâm tham thọ xả bất tương ưng, vì hai thứ tâm này thọ xả và không hợp với tà kiến.

Tâm tham thứ năm và tâm tham thứ bảy, kêu chung lại là tâm tham thọ xả vô trợ, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ xả và không có trợ.

Tâm tham thứ sáu và tâm tham thứ tám, kêu chung lại là tâm tham thọ xả hữu trợ vì đồng nhau thọ xả và có trợ.

Tâm tham thứ nhất, thứ nhì, thứ năm và thứ sáu, kêu chung lại là tâm tham hợp tà kiến, vì đồng chung nhau có tà kiến hợp.

Tâm tham thứ ba, thứ tư, thứ bảy và thứ tám, kêu chung lại là tâm tham bất tương ưng, vì 4 thứ tâm này không hợp với tà kiến.

Tâm tham thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy, kêu chung lại là tâm tham vô trợ, vì 4 tâm tham này đều không trợ.

Tâm tham thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ tám, chung lại kêu là tâm tham hữu trợ, vì 4 thứ tâm này đồng nhau có trợ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

2/ Phân giải tâm Sân (Dosa)

 

Sân là giận, buồn, rầu hoặc khóc lóc v.v…

Tâm sân có hai thứ: 1 là thọ ưu hợp phẫn vô trợ (số 9), 2 là thọ ưu hợp phẫn hữu trợ (tâm số 10 ghi trong bảng số).

Thọ ưu là buồn, hợp phẫn tức là sân mà khác tên (như nói phẫn nộ).

Vô trợ là không có sự giúp thêm của thân, khẩu, ý của ta, hay thân, khẩu, ý của người khác. Đã có giải trong phần tâm tham, nhưng đây tâm cảnh khác nhau là tâm sân và cảnh xấu. Cho nên trường hợp trợ khêu khích trái nghịch với tâm, mới phát sanh ra sân như mắng, chửi, đánh, đập v.v… hoặc tự tâm suy nghĩ thêm mới phát giận, hờn, nóng nảy; phần tự khẩu kêu lên hoặc dạy dỗ kẻ khác nhiều lần mới tức mình và tự thân ngoắt hay kêu, hay dạy yoga, vận động v.v… nhiều lần cũng nổi nóng.

Còn tha tâm trợ sân rất ít, vì nung đúc bằng tư tưởng mà tâm khác phải náo động, sôi nổi, chỉ như thôi miên hay huyền bí.

Tâm tham và tâm sân đều là bất thiện (akusala) nhưng khi mạnh có thể gọi là ác. Có 3 hay 10:

Tam ác

1 là thân ác                2 là khẩu ác               3 là ý ác.

  • Thân ác có 3: 1 là sát sanh, 2 là trộm cướp, 3 là tà dâm.
  • Khẩu ác có 4: 1 là nói láo, 2 là thóc mách, 3 là miệng dữ, 4 là nói bậy (nói vô ích).
  • Ý ác có 3: 1 là tham ác, 2 là sân ác, 3 là tà kiến ác.

Mười điều ác vừa nói, tâm tham có thể làm 7 điều: 1 là trộm cướp, 2 là tà dâm, 3 là nói láo, 4 là thóc mách, 5 là nói vô ích, 6 là tham ác, 7 là tà kiến ác.

Còn tâm sân cũng phạm 7 điều: 1 là sát sanh, 2 là trộm cướp, 3 là nói láo, 4 là thóc mách, 5 là miệng dữ, 6 là nói vô ích (ỷ ngữ), 7 là sân độc.

Cho nên, khi gặp những cách này nhận rõ tham, sân rất dễ.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp mà tâm tham, tâm sân sanh chẳng ít.

Nhơn sanh sân hay thọ ưu có 4
  • 1 là tánh nết quen sân (dosajjhāsayatā).
  • 2 là không suy xét cao siêu (agambhīrapakatitā).
  • 3 là thiếu sự học hiểu (appasutatā).
  • 4 là thường gặp cảnh không tốt (anitthārammaṇasamāyogo).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Còn nhơn vô trợ hay hữu trợ xin xét theo phần giải trước.

Tâm tham thứ hai, thứ tư, thứ sáu, thứ tám và tâm sân thứ hai chung lại gọi là tâm bất thiện hữu trợ.

Tám thứ tâm tham và hai thứ tâm sân gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn.

Tâm tham thọ hỷ và tâm sân gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn phi thọ xả.

Tâm tham thọ xả và tâm sân gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn phi thọ hỷ.

Tâm tham thứ 1, 3, 5, 7 và tâm sân thứ 1 gộp lại gọi là tâm bất thiện nhị nhơn vô trợ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

3/ Phân giải tâm Si (Moha)

 

Si là tối tăm, mờ ám không hiểu biết những điều đáng biết tiến hóa chơn chánh, cao siêu giải thoát.

Tâm si có hai thứ

  • 1 là thọ xả hợp hoài nghi (số 11).
  • 2 là thọ xả hợp phóng dật (số 12).

Xả thọ đã có giải

 

Hoài nghi gồm có tám và 40 điều

  • 1 là hoài nghi Phật bảo.
  • 2 là hoài nghi Pháp bảo.
  • 3 là hoài nghi tăng bảo.
  • 4 là hoài nghi tam học.
  • 5 là hoài nghi đời quá khứ.
  • 6 là hoài nghi đời vị lai.
  • 7 là hoài nghi đời hiện tại.
  • 8 là hoài nghi Y tương sinh (paṭiccasamuppāda).
  • Hoài nghi Phật bảo có 5 điều
  • 1 là hoài nghi Phật có đắc chứng nhất thế chủng trí chăng?
  • 2 là hoài nghi hào quang của Phật sáng thấu chỗ khuất đặng chăng?
  • 3 là hoài nghi hào quang 6 màu của Phật khi suy xét bộ Đại xứ[21] phóng ra đầy đủ chăng?
  • 4 là hoài nghi song thông của Phật hiện trên cây xoài để hàng phục chúng ngoại đạo, rồi lên cõi trời Đao Lợi thuyết tạng Diệu Pháp (Abhidhamma) nhằm hạ thứ bảy, chẳng biết có vậy chăng?
  • 5 là hoài nghi cách diệt trừ vô minh bằng trí tuệ sáng suốt của Ngài, có phải vậy chăng?
  • Hoài nghi Pháp bảo có 4 điều
  • 1 là hoài nghi 4 bực tâm đạo có thật đúng như vậy chăng?
  • 2 là hoài nghi 4 bực thánh quả phải chắc có chăng?
  • 3 là hoài nghi Níp-bàn phải là vắng lặng dứt tuyệt rốt ráo hết tất cả khổ phải chăng?
  • 4 là hoài nghi pháp học tam tạng tám muôn bốn ngàn (84.000) pháp uẩn như thế phải chăng?
  • Hoài nghi tăng bảo có 2 điều
  • 1 là hoài nghi Thánh tăng chẳng biết thật có đệ tử Phật đắc quả chăng?
  • 2 là hoài nghi phàm tăng với cách tứ bạch yết ma, chư tăng chơn truyền đồng nhận chịu bằng cách nín thinh, thì vị ấy đắc tỷ kheo phải chăng?
  • Hoài nghi tam học có 3 điều
  • 1 là hoài nghi giới như thế có phải ngăn trừ ác xấu phải chăng?
  • 2 là hoài nghi pháp tịnh có phải dùng tâm yên lặng tiến hóa chăng?
  • 3 là hoài nghi trí tuệ có phải tỏ ngộ, đắc chứng đến đạo quả diệt trừ phiền não dứt nhơn khổ phải chăng?
  • Hoài nghi quá khứ có 5 điều
  • 1 là nghi rằng đời trước ta có phải chăng?
  • 2 là đời trước ta có hay không có?
  • 3 là đời trước ta có ra như thế nào?
  • 4 là đời trước ta có mà như thế nào kìa?
  • 5 là đời trước ta ra sao và đổi ra sao?
  • Hoài nghi vị lai có 5 điều
  • 1 là đời sau ta sẽ ra sao?
  • 2 là đời sau ta không có phải chăng?
  • 3 là đời sau nếu có ta sẽ thế nào?
  • 4 là đời tới làm sao ta có đặng?
  • 5 là đời sau ta thế nào, rồi sẽ ra sao?
  • Hoài nghi hiện tại có 5 điều
  • 1 là đây là ta phải chăng?
  • 2 là đây thành ra ta phải chăng?
  • 3 là ta đây như thế nào?
  • 4 là ta đây thành ra như thế nào?
  • 5 là chúng sanh có do từ đâu?
  • Hoài nghi Y tương sinh (paṭiccasamuppāda) có 11 điều
  • 1 là chúng sanh có già chết phải do sự sanh ra chăng?
  • 2 là tục sinh (hay đầu thai) phải do nghiệp hậu hữu chăng?
  • 3 là nghiệp hậu hữu phải do sự thủ chấp cứng chăng?
  • 4 là hậu hữu có phải do sự tham ái chăng?
  • 5 là ái có phải do sự thọ hưởng chăng?
  • 6 là thọ có phải do sự xúc chạm chăng?
  • 7 là xúc có phải do lục nhập chăng?
  • 8 là lục nhập có phải do nhờ danh-sắc chăng?
  • 9 là danh-sắc có phải do nhờ thức chăng?
  • 10 thức tục sinh có pháp hành trợ giúp hay chăng?
  • 11 là pháp hành phát sanh có phải do nhờ vô minh hay chăng?

Khi nào suy xét đến những hoài nghi đã kể, đó là tâm si hoài nghi!!!

Còn hoài nghi ngoài ra, gọi là hoài nghi thông thường thì cảnh của các tâm khác như là tham, sân, thiện, hạnh dục giới cũng có.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Phóng dật là tán loạn, lao chao, say mê, điên cuồng, quên mình chẳng tỉnh táo như là khi giựt mình lịu lọ v.v…

Nhơn sanh si có hai:
  • 1 là tác ý không khéo (ayonisomanasikāra) là những cách suy xét về nhận định làm cho tâm bất thiện phát sanh như nghĩ theo tham, sân, si v.v…
  • 2 là pháp lậu làm nền sanh.

Nhơn sanh si có hai

  • 1 là tác ý không khéo (đã giải)
  • 2 là pháp lậu làm nền sanh.
Tứ lậu có 3 chi pháp
  • 1 là dục lậu là cách trầm ngâm theo lục dục trong đời hiện tại này, tức là sở hữu tham.
  • 2 là hữu lậu là cách trầm ngâm theo Sắc giới, Vô sắc giới, cũng tức là sở hữu tham.
  • 3 là tà kiến lậu là cách trầm ngâm mài miệt theo thường kiến chấp có, hay đoạn kiến chấp không, chẳng chịu bỏ, tức là sở hữu tà kiến.
  • 4 là vô minh lậu là cách không chịu theo sáng suốt như muỗi sợ mặt trời, chỉ chấp hẹp hòi như ếch ngồi đáy giếng, đó là sở hữu si.

Vì có sở hữu si làm căn gốc rễ, nên gọi là tâm si.

Tâm tham và tâm sân cũng thế.

Hoài nghi hay phóng dật cũng đồng có tác ý không khéo làm nhơn sanh, vì phần lớn thiếu trí, yếu chánh niệm, nên nghĩ tưởng lôi thôi.

 

Phân tên tâm bất thiện theo hợp đồng

Tam tham thứ 1, 2, 5, 6, tâm sân và tâm si gồm chung lại gọi là tâm bất thiện tương ưng vì có hợp tà kiến, phẫn, hoài nghi và phóng dật (mạnh).

Tâm tham 1, 3, 5, 7, tâm sân thứ 1 và 2, tâm si cũng gọi là tâm bất thiện vô trợ.

Còn tâm tham thọ xả và 2 tâm si gồm lại gọi là tâm bất thiện thọ xả, vì đồng nhau bất thiện và thọ xả.

Bất thiện có 5 nghĩa:
  • 1 là bệnh hoạn (tâm).
  • 2 là không tốt đẹp (tâm).
  • 3 là không khéo léo (tâm).
  • 4 là có lỗi lầm (tâm).
  • 5 là ác xấu, cho quả khổ (tâm).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

[1] Tâm hạnh còn gọi là tâm tố hay duy tác (theo quyển Nội dung Vô Tỷ Pháp được lưu hành năm 1983, do Hòa thượng Tịnh Sự soạn dịch).

[2] Định ở đây còn có tên gọi khác là nhất thống hay nhất hành (theo quyển Nội dung Vô Tỷ Pháp được lưu hành năm 1983, do Hòa thượng Tịnh Sự soạn dịch).

[3] Phóng dật còn gọi là điệu cử (cũng theo quyển Nội dung Vô Tỷ Pháp).

[4] Hành xả còn gọi là trung gian hay trung bình.

[5] Thần kinh cũng được gọi là thanh triệt.

[6] Sắc trạng thái nữ hay nam có tên khác là sắc nam hay nữ tính.

[7] Sắc tim còn gọi là sắc ý vật

[8] Sắc hư không hay sắc giao giới.

[9] hay gọi là sắc biểu tri.

[10] còn được gọi là sắc thích sự.

[11] gọi là tích trữ, sắc tiến gọi là sắc thừa kế, sắc dị là sắc lão mại, sắc diệt gọi là sắc vô thường.

[12] còn được gọi là danh chơn.

[13] cũng gọi là tâm duy tác hay tâm tố.

[14] Còn gọi là sắc tính.

[15] Sắc ý căn hay sắc ý vật.

[16] Còn gọi là sắc mạng quyền.

[17] Có tên khác là sắc giao giới.

[18] Còn gọi là sắc biểu tri.

[19] Có tên nữa là sắc kỳ dị.

[20] Cũng là bốn trạng thái: sanh, thừa kế, lão, vô thường.

[21] Bộ Đại xứ còn gọi là bộ Vị trí (paṭṭhāna).

icon-pdf-2.jpg (28 KB)

 

bang neu-ko chu-2015--140x100 cm-in.pdf (363 KB)

bảng nêu-2019--20x30cm-in.jpg (5.31 MB)

Bảng nêu nét

bảng nêu-có số.pdf (173 KB)

Bảng nêu-có chữ-100x141cm

Chỉ chấm bảng nêu chi pháp

Nguồn: phatgiaonguyenthuy.com