Ấn tống sách Giáo trinh Siêu lý Trung học 1/3

phatgiaonguyenthuy.com In trang

Hiện nay, tại thư viện Phật Giáo Nguyên Thủy, tọa lạc tại 171/10 Quốc lộ 1A, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, có ấn tống sách Giáo trình Siêu Lý Trung Học 1/3 do Tk Siêu Thành dịch. Kính mời các bạn độc giả nào muốn xin sách thì đến nhận tại thư viện (Liên hệ quản thư: Cư sĩ Bính, điện thoại 0908 475 521).

MỤC LỤC
LỜI DỊCH GIẢ....11
LỜI MỞ ĐẦU (CHƯƠNG IV)................13
CHƯƠNG IV: CITTA VĪTHI SAṄGAHA - LỘ TRÌNH TÂM NHIẾP ..........21
Pāḷi Và Lời Dịch Trong Abhidhammatthasaṅgaha - Abhidhammatthasaṅgaha ............21
6 Nội Dung Quan Trọng Cần Ghi Nhớ Trong Chương IV ............ 21
Giải Thích Chi Tiết .............................34
Có 12 hạng người: .................................. 34
LỘ NGŨ MÔN (PAÑCADVĀRAVĪTHI) .................................44
Lộ Ngũ Môn Cảnh Rất Lớn (Atimahantārammaṇavīthi)............... 46
Lộ Ngũ Môn Cảnh Lớn (Mahantārammaṇavīthi) ......................... 49
Lộ Ngũ Môn Cảnh Nhỏ (Parittārammaṇa) ................................... 51
Lộ Ngũ Môn Cảnh Rất Nhỏ (Atiparittārammaṇa) ......................... 52
LỘ Ý MÔN DỤC GIỚI ......................74
52 LỘ Ý MÔN.....................................75
Lộ Thuần Ý Môn Có 41 Lộ (Suddhamanodvāravīthi) ..............88
A. Lộ Thuần Ý Môn Cảnh Rất Rõ có 22 lộ, gồm: .................... 88
B. Lộ Thuần Ý Môn Cảnh Rõ (Vibhūtārammaṇavīthi) có 16 lộ: .................................... 99
C. và D. Lộ Thuần Ý Môn Cảnh Không Rõ Và Cảnh Rất Không Rõ ........................... 106
Lộ Chiêm Bao (Supinavīthi)................. 108
Nhân Sanh Lộ Chiêm Bao Có 4 ............ 109
Lộ Ý Môn Đổng Lực Kiên Cố (Appanājavanamanodvāravīthi). 113
1. Lộ Đắc Thiền (Ādikammikajhānavīthi).................................... 116
2. Lộ Nhập Thiền (Jhānasamāpattivīthi)..................................... 118
3. Lộ Thiền Cơ (Pādakajhānavīthi)...... 119
4. Lộ Hiện Thông (Abhiññāvīthi).......... 119
5. Lộ Đắc Đạo (Maggavīthi)................. 120
6. Lộ Nhập Thiền Quả (Phalasamāpattivīthi) ............................. 122
7. Lộ Nhập Thiền Diệt (Nirodhasamāpattivīthi) ......................... 124
Lộ Cận Tử (Maraṇāsannavīthi)............ 127
Lộ Ý Môn Thông Thường Cận Níp-bàn (có 4 trường hợp)......... 134
Lộ Ý Môn Đặc Biệt Cận Níp-bàn (có 4 trường hợp)................... 136
LỘ SẮC (RŪPAVĪTHI)....................147
VẤN – ĐÁP VỀ LỘ DANH ..............177
VẤN – ĐÁP VỀ LỘ SẮC..................234
LỜI MỞ ĐẦU (CHƯƠNG V) ................................ 245
CHƯƠNG V: VĪTHIMUTTA SAṄGAHA – NGOẠI LỘ NHIẾP....... 247
I/. NHÓM BỐN CÕI (BHŪMICATUKKA) ......... 247
A) Bốn Cõi Khổ.................................249
Cõi (Hay Cảnh Giới) Địa Ngục (Nirayabhūmi) .......................... 249
Giảng Về Tám Hầm Đại Địa Ngục (Mahānaraka) ................. 256
Giảng Về Năm Tiểu Địa Ngục Hay Hầm Địa Ngục Đa Khổ (Ussada) Theo Thứ Tự .... 258
Lời vấn đáp liên quan đến địa ngục (Nằm trong Bổn sanh Nemirāja) .......................... 262
Chuyện Những Người Thọ Lãnh Quả Của Nghiệp Trong Địa Ngục ............................. 267
Cõi (Hay Cảnh Giới) Bàng Sanh (tiracchānabhūmi) .................. 278
Giải Về Loài Rồng, Điểu Nhân, Sư Tử, Kim Xí Điểu Và Kình Ngư............................. 280
Cõi (Hay Cảnh Giới) Ngạ Quỷ (Pettivisayabhūmi)..................... 286
Mười hai loại ngạ quỷ có trong bộ Lokapaññatti và Chagatidīpanī.............................. 286
Nói Về 21 Loại Ngạ Quỷ Trong Luật và Lakkhaṇasaṃyutta có đề cập ......................... 289
Đời Sống Các Ngạ Quỷ.................... 290
Cõi (Hay Cảnh Giới) A-Tu-La (Asura). 297
B) Bảy Cõi vui Dục giới.....................305
Cõi Nhân loại (Manussabhūmi)............ 306
6 Cõi trời Dục giới (Kāmāvacarabhūmi)..................................... 315
Cõi Tứ đại thiên vương (Cātumahārājikābhūmi) ........................ 316
Cõi trời Đạo lợi Tāvatiṃsā................... 322
Cõi trời Yāmā  335
Cõi Trời Đâu suất (tusitā bhūmi).......... 336
Cõi trời Hóa lạc (Nimmānaratībhūmi) . 337
Cõi Trời Tha Hóa Tự Tại (Paranimmitavasavattībhūmi)............ 337
Nói về việc hưởng dục của những vị ở sáu cõi Trời. ................... 338
C) Mười Sáu Cõi Sắc giới (Rūpavacarabhūmi).......................342
Cõi Phạm Chúng Thiên (Brahmapārisajjābhūmi)....................... 343
Cõi Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohitābhūmi)............................ 343
Cõi Đại Phạm thiên (Mahābrahmābhūmi) .................................. 344
Cõi Thiểu Quang (Parittābhābhūmi).... 345
Cõi Vô Lượng Quang (Appamāṇābhābhūmi).............................. 345
Cõi Biến Quang (Ābhassarābhūmi - Quang Âm Thiên):............. 345
Cõi Thiểu Tịnh (Parittasubhābhūmi).... 346
Cõi Vô Lượng Tịnh (Appamāṇasubhābhūmi).............................. 346
Cõi Biến Tịnh (Subhākiṇhābhūmi)........ 347
Cõi Quảng quả (Vehapphalābhūmi)..... 348
Cõi Vô tưởng (Asaññasattabhūmi) ....... 349
Cõi Vô Phiền (Avihābhūmi).................. 350
Cõi Vô Nhiệt (Atappābhūmi) ................ 351
Cõi Thiện Kiến (Sudassābhūmi) ........... 351
Cõi Thiện Hiện (Sudassībhūmi)............ 352
Cõi Sắc cứu cánh (Akaṇṇitthābhūmi) ... 352
D) Bốn Cõi Vô sắc giới (Arūpavacarabhūmi)..........................355
Khoảng Cách Giữa Các Cõi..............356
Kệ ngôn gom hợp trình bày phân chia Người và Cõi..............356
12 Hạng Người ..................................358
Phân 31 Cõi Theo 12 Hạng Người ....358
214 Hạng Người Trong 31 Cõi..........359
Chín Hữu Tình Cư (Sattāvāsabhūmi), Là Nơi Nương Nhờ Của Chúng Sanh ..............359
Bảy Thức Trú (Viññāṇaṭhiti)............360
Thời Cõi Tịnh Cư Trống Vắng Phạm Thiên ...........................360
Bậc Thánh Đã Sanh Vào Cõi Nào, Thì Sẽ Không sinh Vào Cõi Khác Nữa ...................361
Sự Tái Tục Đặc Biệt Của Phạm thiên......................................362
12 Hạng Người Theo Phạm Vi Sanh (Jātikhetta) Và Phạm Vi Uy Đức (Āṇākhetta) ....363
Kiếp (Kappa) Có Bốn Trường Hợp..363
Bốn Asaṅkheyyakappa (A-Tăng-Kỳ Kiếp)..............................364
Trong Phật Giáo, Kappa (Kiếp) Có 2 Loại..............................365
Kiếp Bị Hoại Diệt..............................366
Trình Bày Phạm Vi Bị Hoại Đồng Thời ..................................367
Xác Định Thời Kỳ Thế Giới Bị Hoại 368
Nguyên Nhân Trợ Cho Thế Giới Bị Hoại................................368
5 Âm Thanh Thông Báo Vang Động (Kolāhala) .....................369
Trình Bày Chi Tiết Cách Thế Giới Bị Hoại Do Lửa ...............369
Mặt Trời Tuần Tự Sanh Ra Đốt Cháy Thế Giới.....................371
Sự Hình Thành Của Vũ Trụ Mới .....372
Địa Đầu Quốc Độ ..............................373
Nói Về Nhân Loại Sơ Kiếp................373
Nói Về Cách Diễn Tiến Của Vạn Vật Trên Thế Gian .............374
Xác Định 4 Loại A-tăng-kỳ Kiếp ......376
Cách Thế Giới Bị Hoại Bởi Nước .....376
Cách Thế Giới Bị Hoại Bởi Gió ........377
Lộ Trình Di Chuyển Của Mặt Trời Và Mặt Trăng.................378
Ánh Sáng Và Bóng Tối Của Bốn Châu Trong Một Năm ........380
Nhật Thực (Suriyaggāha) Và Nguyệt Thực (Candaggāha).....381
Bốn Châu Lớn Và Rừng Hy-Mã.......382
Cờ Hiệu Đặc Trưng Của Nam Thiệm bộ châu (Jambūdīpa) ..388
Linh Thọ Ở Rừng Hy-Mã .................388
II/. NHÓM BỐN DẠNG TÁI TỤC (PAṬISANDHICATUKKA) ..... 389
A) Tái Tục Khổ Thú (Apāyapaṭisandhi) .................................389
B) Tái Tục Dục Giới (Kāmāvacarapaṭisandhi) .......................389
C) Tái Tục Sắc Giới (Rūpāvacarapaṭisandhi) .........................391
D) Tái Tục Vô Sắc Giới (Arūpāvacarapaṭisandhi)..................392
Trình Bày Sáu Dạng Tái Tục Sắc Giới . 411
Trình Bày Bốn Dạng Tái Tục Vô Sắc.... 415
Trình Bày Sự Đau Khổ Phải Luân Chuyển Trong Vòng Luân Hồi..................................... 416
III/. NHÓM BỐN LOẠI NGHIỆP (KAMMACATUKKA) ...................... 418
Mười Sáu Loại Nghiệp Phân Theo 4 Nhóm................................. 418
Nghiệp bất thiện phân theo ba môn ...... 419
Trình bày nhân sở sanh của mười con đường của nghiệp bất thiện ................................... 420
Mười Sáu Loại Nghiệp Thiện Dục Giới 420
Năm Nghiệp Thiện Sắc Giới. ................ 421
Bốn Nghiệp Thiện Vô Sắc Giới............. 421
Phân Chia Hai Mươi Nghiệp Dục Giới Cho Quả Phát Sanh Trong Mười Một Cõi Dục Ở Thời Tái Tục Và Thời Bình
Nhật. .............. 421
Trình Bày Sự Phân Chia Quả Của Nghiệp Đại Thiện Như Là Tam Nhân Bậc Thượng V.V… Trong Thời Bình Nhật
Và Thời Tái Tục. ................................... 422
Kệ Ngôn Tóm Lược Trình Bày Quan Điểm Của Những Vị Thầy Giáo Thọ (ācāriya)........ 423
Phân Chia Năm Nghiệp Thiện Sắc Giới Cho Quả Phát Sanh Trong 16 Cõi Sắc giới........ 423
Giải Rộng Nhóm Bốn Loại Nghiệp (Kammacatukka).............425
A) Nhóm Bốn Loại Nghiệp Nói Theo Phận Sự (Kiccacatukka) ... 425
1/. Janakakamma (Nghiệp sản sanh hay Sanh nghiệp) ........... 425
2/. Upatthambhakakamma (Nghiệp hộ trợ hay trợ/ trì nghiệp)...................................... 426
3/. Upapīḷakakamma (Nghiệp ngăn trở hay Chướng nghiệp) . 437
4/. Upaghātakakamma (Nghiệp phá hủy hay Đoạn nghiệp).... 440
B) Bốn Loại Nghiệp Nói Theo Tuần Tự Trổ Quả Hay Cấp Độ Ưu Tiên (Pākadānapariyāyacatukka) ..................... 446
1/. Garukamma (trọng nghiệp hay nghiệp nặng)..................... 446
2/. Āsannakamma (Cận tử nghiệp)... 450
3/. Āciṇṇakamma (thường nghiệp) .. 451
4/. Kaṭattākamma (Khinh thiểu nghiệp).................................. 451
C) Bốn Loại Nghiệp Nói Theo Thời Gian Trổ Quả (Pākakālacatukka).............................. 454
1/. Diṭṭhadhammavedanīyakamma (Hiện báo nghiệp)............ 454
2/. Upapajjavedanīyakamma (Sanh báo nghiệp)..................... 462
3/. Aparāpariyavedanīykamma (Hậu báo nghiệp)................... 465
4/. Ahosikamma (Vô hiệu nghiệp)... 470
D) Bốn Loại Nghiệp Nói Theo Lãnh Vực Trổ Quả (Pākaṭṭhānacatukka)........................... 478
276 Trường Hợp Tư Trổ Quả Trong Kiếp Thứ Hai v.v…............ 481
Phân Giải Về Ba Loại Thân Nghiệp ..... 482
1. Pāṇātipāta (Sát Sanh) .................. 482
2. Adinnādāna (Trộm Cắp) .............. 499
3. Kāmesumicchācāra (Tà Dâm) ..... 515
Phân Giải Về Bốn Loại Khẩu Nghiệp... 531
1. Musāvāda (Nói Dối)..................... 531
2. Pisuṇavācā (Nói Đâm Thọc)........ 536
3. Pharusavācā (Nói Lời Thô Tục Độc Ác)............................. 539
4. Samphappalāpa (Nói Vô Ích)....... 543
Phân Giải Về Ba Loại Ý Nghiệp ........... 547
1. Abhijjhā (Tham Ác)...................... 547
2. Byāpāda (Sân Độc)...................... 549
3. Micchādiṭṭhi (Tà Kiến)................. 550
Trình Bày 10 Nghiệp Thiện Dục Giới... 566
1. Dāna (Xả Thí) .............................. 573
2. Sīla (Giữ Giới) ............................. 581
4. Apacāyana (Cung Kỉnh)............... 604
5. Veyyāvacca (Phục Vụ) ................. 606
6. Pattidāna (Hồi Hướng Phước)..... 607
7. Pattānumodāna (Tùy Hỷ Phước) . 608
8. Dhammasavana (Thính Pháp) ............................................ 611
9. Dhammadesanā (Thuyết Pháp).... 612
10. Diṭṭhujukamma (Kiến Thị Hay Thấy Đúng)...................... 613
Trình Bày 4 Nghiệp Thiện Vô Sắc Giới  623
IV/. NHÓM BỐN CĂN NGUYÊN ĐƯA ĐẾN TỬ (MARAṆUPPATTICATUKKA)............ 648
Trình bày điềm/ tướng phát sanh khi cận tử................................ 648
Diễn tiến của dòng tâm lúc cận tử ........ 648
Cách sinh khởi của ‘tâm tái tục’ trong đời mới........................... 649
Cảnh của ‘tâm tái tục’ dục giới ............ 649
Cảnh của ‘tâm tái tục’ sắc giới và vô sắc giới............................. 650
‘tâm tái tục’ sinh khởi nối tiếp ngay sau tâm ‘tử’........................ 651
Cách sinh khởi của ‘tâm hữu phần’ và tâm ‘tử’ .......................... 651
Sự luân chuyển trong vòng luân hồi ..... 651



Lời Người Dịch
Đời sống của tất cả chúng sanh là những chuỗi sát-na tâm liên tục, dài vô tận, không
có điểm khởi đầu cũng như không có điểm kết thúc. Sự luân chuyển sanh tử của mỗi
chúng sanh ấy cũng phải có nơi nương, đó chính là cõi. Nghiệp là cố quyết hành động, là
nguyên nhân dẫn dắt giam hãm chúng sanh trong luân hồi sanh tử. Như có Phật ngôn
sau:
“Kammassakomhi, kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammapaṭisaraṇo, yaṃ
kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmī’ti”1
Dịch nghĩa: Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp
là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta; ta
tạo nghiệp nào ‘thiện nghiệp hoặc ác nghiệp’, ta sẽ là người thừa hưởng ‘quả của thiện
nghiệp hoặc quả của ác nghiệp ấy’.
Dù sanh đi sanh lại cũng là trong vòng luân hồi vô tận, dòng tâm nối nhau liên tục
không dừng. Chỉ đến khi nào chúng sanh ấy đạt được đạo, quả, Níp-bàn, thì vị ấy mới có
thể chấm dứt được dòng tâm liên tục ấy. Không dễ dàng để chấm dứt sanh tử luân hồi,
đó là một quá trình tu tập dài đăng đẳng từ kiếp này sang kiếp khác. Quả lành trổ thì
được sanh vào xứ thích hợp. Ở đó gặp được hiền nhân, lắng nghe pháp chánh nơi vị ấy
rồi thực hành pháp đúng, gieo chủng tử thiện lành để mai sau còn gặp lại. Từ đó, tích lũy
dần dần pháp độ hầu mong vượt ra tam giới. Trong lúc vẫn còn sanh tử ấy, người làm
việc thiện lành thì sanh lên Thiên giới, người tạo ác nghiệp thì bị đọa xứ, chịu quả ác mà
mình đã tạo. Nếu ai nhàm chán đời sống ngũ dục, tiến lên tu tiến thiền định sanh lên
Phạm thiên giới không sân giận nóng nảy, cảm thấy có tưởng là phiền toái thì nguyện ly
ái tưởng để sanh vào Vô tưởng thiên, hay cảm thấy có sắc là phiền toái thì tu tiến nghiệp
xứ vô sắc để sanh lên cõi Phạm thiên vô sắc. Sanh đi sanh lại cũng quanh quẩn trong
vòng luân hồi 31 cõi. Phúc thay khi có những bậc hiền nhận ra sự khổ luân hồi rồi thực
hành tích lũy pháp độ, tìm con đường thoát ly tam giới để chấm dứt sanh tử luân hồi.
Cũng như trong kinh Pháp cú, phẩm ác, câu 126 có Phật ngôn như vầy:
Gabbhameke uppajjanti, nirayaṃ pāpakammino;
Saggaṃ sugatino yanti, parinibbanti anāsavā.
Dịch nghĩa: Một số sanh vào bào thai, những kẻ có nghiệp ác sanh vào địa ngục,
những người có hạnh lành đi đến cõi trời, các bậc vô lậu viên tịch Níp-bàn.
Đức Phật có dạy pháp học, pháp hành và pháp thành. Đó là tuần tự thứ lớp cần thực
hiện để đạt được đạo quả Níp-bàn. Không dễ gì tỏ ngộ được pháp chân đế khi chưa biết
gì về pháp học. Không biết pháp học là một điều thiếu sót để làm hành trang cho con
đường dẫn đến mục tiêu giải thoát, ví như người mù đi đường mà không có sự dìu dắt đi
đến nơi, tiếp tục lầm tưởng, lạc lối suốt kiếp không lối thoát. Chưa học pháp mà hành
pháp là không có nền tảng, học pháp mà không hành pháp thì chưa thấy biết rõ thực tính
siêu lý của các pháp, dễ sanh cống cao ngã mạn, lầm tưởng tiếp nối lầm tưởng. Vì thế,
chúng tôi cố gắng tích lũy phước thiện liên quan đến pháp học qua việc phiên dịch và
1 Aṅguttaranikāya – Pañcakanipāta - Nīvaraṇavaggo - Abhiṇhapaccavekkhitabbaṭhānasuttaṃ
phổ biến pháp học đến quý bạn đồng tìm. Hầu mong những pháp chánh tiếp cận đến
những ai cần học hiểu làm nền tảng cho pháp tu tiến về sau.
Quyển sách này được chúng tôi dịch từ “Giáo trình Siêu lý Trung học” của ngài
trưởng lão Saddhamma Jotika Dhammacariya, trong quyển sách này phân giải hai
chương trong quyển “Abhidhammatthasaṅgaha” là chương ‘Lộ nhiếp’ (Vīthisaṅgaha) và
‘Ngoại lộ nhiếp’ (Vīthimuttasaṅgaha). Trong phần ‘Lộ nhiếp’ ấy bao gồm phần lộ ngũ
môn, lộ ý môn và lộ sắc. Ngoài ra có kèm theo phần vấn đáp về lộ danh và lộ sắc để học
viên hiểu thêm về bài học, vì quyển vấn đáp này do ngài trưởng lão biên soạn về những
vấn đề cần biết về lộ nhiếp. Trong phần ‘Ngoại lộ nhiếp’ gồm 4 phần chính là nhóm bốn
cõi, nhóm bốn dạng tái tục, nhóm bốn loại nghiệp, nhóm bốn căn nguyên đưa đến tử. Ở
phần ngoại lộ này tôi không dịch phần vấn đáp vì cảm thấy ở phần vấn đáp không có vấn
đề gì mới mẻ mà chỉ có nói về phần giáo trình mà thôi. Quyển sách này chưa được gọi là
quá đầy đủ chi tiết, nhưng có thể tạm gọi là giáo trình giảng giải những điều cần biết để
làm nền tảng cho việc tu tiến về sau.
Vì sở học còn non kém nên không sao tránh khỏi sự sai sót trong quá trình phiên dịch,
ngưỡng mong các bậc thiện trí từ bi hoan hỷ góp ý sửa sai để bản dịch được hoàn thiện
hơn ở lần tái bản sau. Phước thiện từ việc biên soạn và dịch lại tài liệu này được thành
tựu đến tay quý bạn đồng tìm đây chắc chắn do sự hiệp lực từ nhiều duyên khác nhau
của nhiều vị như thầy Ngộ Đạo (Maggabujjhano) phụ trách dò Pāḷi, cận sự nam Thiện
Hiếu phụ trách bìa sách, cùng nhiều phật tử khác làm việc dò lỗi chính tả và nhuận sắc
như cận sự nam Định Phong, cận sự nam Tịnh Minh, cận sự nữ Diệu Thanh, cận sự nữ
Hòa và nhóm học viên lớp Vi Diệu Pháp chùa Bửu Quang. Chúng tôi xin tùy hỷ với
thiện tâm vì chánh pháp được trường tồn của tất cả quý vị có công, vì lợi ích về pháp học
của chính mình và người khác. Chúng tôi tri ân quý Phật tử thân cận đã và đang hỗ trợ
điều kiện cho chúng tôi học tập tại Thái Lan.
Xin tri ân ngài sư cả Chandasuddhivad, sư cả Rajapariyattikosol, sư cả
Methiratanadilok và Tăng chúng đã tạo điều kiện cho con sinh hoạt tại đây.
Xin hồi hướng phần phước thiện thanh cao này đến thầy tế độ là cố TT. Thiện Minh,
thầy giáo thọ cố TK. Giác Tuệ, thầy giáo thọ Ngộ Đạo cũng như ông bà, cha mẹ, thầy tổ,
thân bằng quyến thuộc còn tại tiền cũng như đã quá vãng. Khi đã hay biết được rồi thì
phát sanh tâm tùy hỷ, nguyện làm duyên trợ cho tiếp tục gặp được chánh pháp, trợ cho
hành trình đến thấy rõ Níp-bàn trong ngày vị lai đồng đều nhau cả thảy.
Idaṃ me puññaṃ asavakkhayā vahaṃ hotu
Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu.
Người Dịch
Bhikkhu Abhisiddhi – Siêu Thành