Tặng sách Giáo trình Siêu lý Trung học 3
Hiện nay, tại thư viện Phật Giáo Nguyên Thủy, tọa lạc tại 171/10 Quốc lộ 1A, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, có tặng sách Giáo trình Siêu lý Trung học 3 (Biên soạn: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammācariya). Kính mời các bạn độc giả nào muốn xin sách thì liên lạc trực tiếp quản thư theo giờ hành chánh: Cư sĩ Bính, đt 0908 475521.
GIÁO TRÌNH
SIÊU LÝ TRUNG HỌC
QUYỂN 3/3
PAÑHĀBYĀKARAṆAJOTIKA.
DHĀTUKATHĀSARŪPATTHANISSAYA
MINH GIẢI NGUYÊN CHẤT NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA - VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
Biên soạn: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammācariya
Việt dịch: Bhikkhu Abhisiddhi - Siêu Thành
---
Lời người dịch
Cách thuyết Vô tỷ pháp của đức Phật khác với những cách thuyết phổ thông khác, bởi vì Ngài
thuyết trọn vẹn tạng Abhidhamma không ngừng nghỉ cho chư thiên và phạm thiên tại cõi
Tāvatiṃsā suốt thời gian 3 tháng an cư. Trong lúc Ngài thọ dụng vật thực thì Ngài dùng thần thông
tạo ra một vị hóa Phật thuyết pháp thay thế. Khi thọ dụng vật thực xong thì Ngài thuyết tiếp tục,
cứ như vậy đến hết 7 bộ Vô tỷ pháp.
Trong thời gian 3 tháng an cư, nghe có vẻ là lâu đối với cõi nhân loại nhưng cõi chư thiên thì thời
gian rất ngắn. Bởi vì một ngày trên cõi Tāvatiṃsā là một trăm năm ở cõi nhân loại, cho nên thời
gian 3 tháng ở cõi nhân loại thì thật quá ít ỏi so với cõi ấy. Và giờ đây, đức Phật đã nibbāna hơn
2500 năm, nếu tính thời gian trên cõi ấy thì có thể nói rằng ‘đức Phật đã nibbāna cách đây 25
ngày’. Nếu nói đến những cõi thiên cao hơn đến Phạm thiên có đời sống tuổi thọ lâu dài thì nói
rằng ‘đức Phật vừa mới nibbāna’.
Ngoài ra sự khác nhau về thời gian, địa điểm thuyết pháp thì đặc tính của tạng Vô tỷ pháp cũng
khác những pháp khác, vì ở tạng này, đức Phật chỉ thuyết thuần về thực tính pháp mà không nói
đến người, địa điểm, những thành tựu chi cả. Riêng bộ Dhātukathā, ngài trưởng lão Tịnh Sự dịch
là Nguyên chất ngữ này, đức Phật thuyết theo kiểu tự ngài vấn-đáp, cốt lõi nằm ở những câu vấn-
đáp đều liên quan đến uẩn-xứ-giới cả thảy.
Từ ‘dhātu’ dịch là giới, tức tự trì thực tính của riêng mình. Nghĩa là những điều duy trì theo thực
tính nhân-duyên, những điều ban sơ hay những thực tính pháp mà được thế gian định đặt là chúng
sanh, con người và vạn vật. Đó là 4 giới, 6 giới hay 18 giới. 4 giới gồm địa giới, thủy giới, hỏa
giới, phong giới. 6 giới gồm địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, hư không giới và thức giới.
18 giới gồm nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, sắc giới, thinh giới, vị giới, xúc giới,
nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới và
pháp giới.
Từ ‘dhātukathā’ dịch là lời giải thích về giới hay nguyên chất ngữ, ở đây là tên của bộ thứ 3 trong
tạng Vô tỷ pháp. Bộ sách này được đức Phật thuyết bằng cách lấy những câu đề là thực tính pháp
gọi là đầu đề có tổng cộng 371 câu. Trong 371 câu này, nội đề (abbhantaramātikā) là những câu
đề trong bộ này, gồm 105 câu; ngoại đề (bāhiramātikā) là những câu đề lấy trong bộ Pháp tụ
(dhammasaṅgaṇī), gồm 266 câu. 371 câu pháp đề này được đức Phật thuyết chia ra thành 14 cách,
ví dụ như cách thứ nhất trình bày thực tính pháp đề này yếu hiệp được uẩn, xứ giới bao nhiêu? Bất
yếu hiệp bao nhiêu uẩn, xứ, giới? Tức là xác định ba nhóm là 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới làm câu chánh
để so với thực tính của 371 câu đề ấy, câu này yếu hiệp hay bất yếu hiệp 3 nhóm pháp này, mỗi
nhóm có bao nhiêu, yếu hiệp hay bất yếu hiệp bao nhiêu. Hơn nữa, ba nhóm pháp này ngoài việc
là câu chánh để so sánh với những pháp khác, nhóm này còn là câu chánh lấy làm câu gốc để phân
chia thực tính pháp theo phương pháp của mỗi cách.
Bộ sách này không phải chỉ nói về ‘giới’ duy nhất, thật sự cũng có nói về ‘uẩn và xứ’, nhưng đặt
tên là ‘dhātukathā’ vì nhấn mạnh về ‘giới’ hơn hai nhóm kia, phương pháp đặt tên này theo
sātisayanaya, tức cách nhấn mạnh (mūlaṭīkā). Có người nói rằng bộ sách này nên đặt là ‘khandha-
āyatana-dhātukathā’ vì là chủ đề chánh của bộ, lấy các pháp khác nhau ra chia chẻ để thấy thực
tính uẩn-xứ-giới, hay nói gọn là bộ sách chỉ nói về ba nhóm uẩn-xứ-giới. Nhưng giáo thọ sư
Saddhammajotika nói rằng “Gọi là dhātukathā hay nguyên chất ngữ vì đức Phật phân tích chư
pháp bằng 14 cách theo lời vấn-đáp, liên quan đến uẩn-xứ-giới, nên gọi dhātukathā hay nguyên
chất ngữ”, tức từ ‘dhātu’ ở trong bộ ‘dhātukathā’ không nói đến 4 giới, 6 giới, 12 giới hay không
phải nói đến uẩn, xứ; mà nói đến pháp có thực tính của riêng mình là như vậy. Tức là 4 pháp siêu
8 GIÁO TRÌNH SIÊU LÝ TRUNG HỌC 3/3 – DHĀTUKATHĀ (NGUYÊN CHẤT NGỮ)
lý gồm tâm, sở hữu tâm, sắc pháp, nibbāna. Cũng như sẽ thấy được rằng chế định là điều được
định đặt ra không có thực tính riêng mình, nên không được trình bày trong bộ này. Từ ‘dhātu’
(giới) ở trong bộ này có 2 nghĩa chánh là: Tự trì thực tính của mình và nơi trú của cách thuyết Vô
tỷ pháp.
Những gì liên quan đến thực tính siêu lý thì không dễ dàng gì hiểu được, chỉ có tuệ cao siêu mới
hầu mong thấu rõ. Đã có người hỏi rằng học ‘Nguyên chất ngữ’ để làm gì? Ứng dụng như thế nào
vào pháp hành? Xin thưa rằng những gì đức Toàn tri thuyết không có gì gọi là dư thừa, chỉ có
chúng ta chưa có đủ trí tuệ để biết hết những kim ngôn ấy mà thôi. Thiết nghĩ chỉ có ai thực hành
minh sát nghiệp xứ đủ tuệ suy xét mới thấy rõ thực tính chư pháp trong bộ này, ví dụ như quán
chư pháp thiện, nếu là bậc chứng thiền chỉ tịnh thì có câu pháp hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ
v.v… rồi từ đó làm bàn đạp chứng đắc Đạo quả nibbāna. Nếu chưa chứng đắc thì cũng làm hành
trang du hành trong luân hồi, như tích lũy pháp độ liên quan đến tuệ vậy.
Đối với học viên trung học bậc 3 này thì cần nên nhớ được chi pháp của 371 câu đề, phương pháp
và công thức của mỗi cách, dùng tuệ suy xét chi pháp ‘những pháp nào, những pháp ấy, tương ưng
phần nào, bất tương ưng phần nào’ theo phương pháp cho đúng, vấn-đáp theo Pāḷi và tiếng Việt
(viết và đọc), luyên tập cho nhuần nhuyễn. Bởi vì viết làm cho nhớ, khi nhớ rồi hành cho khéo,
khi khéo rành rồi thì làm cho hiểu rõ, hiểu rõ rồi làm cho sanh tuệ v.v…
Bản Việt dịch Giáo trình Siêu lý Trung học bậc 3/3 “Minh giải Nguyên chất ngữ” này của giáo
thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya không sao tránh khỏi sự sai sót, ngưỡng mong các bậc
hiền trí từ bi hoan hỷ chỉ bảo để bản dịch được hoàn thiện hơn. Phước thiện từ việc biên soạn và
dịch lại tài liệu này được thành tựu cũng do sự góp sức của nhiều vị, mong cho các vị ấy luôn được
an vui, thân tâm tấn hóa, chóng thành quả vị.
Xin chia phần phước thiện thanh cao này đến tất cả chư thiên, nhất là vua trời Sakka, đức vua
Kuvera, đức vua Dhatarattha, đức vua Virūpakkha, đức vua Virulhaka và chúa Diêm vương, mong
các ngài hoan hỷ thọ nhận. Cũng như chia phần phước này đến ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến
thuộc còn tại tiền, xin chia phước đến tất cả quí vị đã góp sức để quyển sách này được ấn tống
rộng rãi đến người đọc. Mong cho thiện pháp này làm duyên trợ tất cả quí vị trên đường giác ngộ,
giải thoát ở vị lai.
Xin hồi hướng phần phước thiện thanh cao này đến cố Bhikkhu Chandavaṃso trụ trì chùa
Yangsutthārāma, cố Bhikkhu Suvijjo trụ trì chùa Ratanaraṅsyārāma, cố Bhikkhu Maggabujjhano,
cố Bhikkhu Bhodhipañño, cố thiện nam Đặng Hữu Khánh, cố thiện nam Bùi Thế Nghiệp, cố tín
nữ Triệu Bích Liên cùng ông bà, khi hay biết rồi thì sanh tâm tùy hỷ, nếu khổ rồi xin cho thoát
khổ, nếu đang an lạc xin cho sự an lạc càng tấn hóa, trợ duyên trong quá trình giác ngộ Nibbāna
trong ngày vị lai đồng đều nhau cả thảy.
Idaṃ me puññaṃ asavakkhayā vahaṃ hotu
Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu
Người dịch
Bhikkhu Abhisiddhi
----
LỜI GIỚI THIỆU
Phận sự mà tông tín đồ Phật giáo cả bậc xuất gia và người tại gia nên quan tâm hay hỗ trợ duy trì
có 2 phần là:
1. Phận sự học (ganthadhura) đó là việc học tập, dạy học liên quan đến pháp học về tạng Luật,
tạng Kinh và tạng Vô tỷ pháp.
2. Phận sự hành (vipassanādhura) là tu tiến chỉ tịnh và minh sát.
Ngoài ra phận sự học và hành, những phận sự khác không được đức Phật thuyết là phận sự quan
trọng trong tông giáo. Vì đó không phải là phận sự làm cho Phật giáo phát triển duy trì và phổ biến
rộng rãi và cũng không phải là nguyên nhân để thoát khỏi luân hồi. Hoặc nếu chưa thoát khỏi luân
hồi sanh tử thì đó cũng là nguyên nhân làm cho thân tâm an lạc ở những kiếp vị lai. Vấn đề này
cần được những vị Phật tử cân nhắc và hiểu thật rõ.
Trong phận sự học và hành là những điều quan trọng trong Phật giáo ấy, mỗi loại lại chia ra làm
hai phần là:
1. Việc dạy học, việc học tập pháp học chỉ để hoằng dương chánh pháp bằng cách gieo trồng đức
tin đến đại chúng, đó là tụng đọc, thuyết pháp đàm luận pháp, in ấn sách vở phát hành.
2. Việc học tập, dạy học pháp học để đặt nền móng cho Phật giáo vững chắc và tiến hóa, đó là việc
dạy việc học mỗi ngày theo giáo trình đúng đắn, sự ghi nhớ, kiểm tra tri kiến theo cấp bậc, sự
biên soạn giáo trình một cách đúng đắn đầy đủ, cả hai phần này được sắp vào pháp học.
3. Sự hướng dẫn và tu tiến chỉ tịnh, minh sát để hoằng dương Phật giáo bằng cách gieo trồng đức
tin đế đại chúng đó là nghe pháp tụng kinh hướng dẫn chỉ tịnh, minh sát ít nhiều, in ấn sách vở
liên quan đến pháp hành phổ biến.
4. Cách hướng dẫn và tu tiến chỉ tịnh, minh sát để đặt nền móng cho Phật giáo duy trì và tiến hóa.
Đó là dạy chỉ tịnh và minh sát đúng đắn đầy đủ để cho thành tựu kết quả lợi ích. In ấn sách vở
liên quan đến chỉ tịnh và minh sát đúng đắn đầy đủ làm sổ tay cho người tu tập và dạy. Cả hai
phần này được sắp vào phận sự hành.
Trong quốc độ có số lượng Phật tử ít, phận sự liên hệ đến việc truyền bá Phật giáo về phía phận
sự học và phận sự hành nên chiếm 75%, phận sự liên hệ đến việc kiến thiết nền móng cho Phật
giáo duy trì, tiến hóa về phía pháp học và pháp hành chiếm 25% cũng đủ.
Nếu trong quốc độ có số lượng Phật tử nhiều, phận sự liên hệ đến việc truyền bá Phật giáo về phía
phận sự học và phận sự hành chiếm 25% cũng đủ, còn phận sự liên hệ đến việc kiến thiết nền
móng cho Phật giáo duy trì, tiến hóa về phía pháp học và pháp hành nên chiếm 75%.
Cả hai phận sự trong Phật giáo như đã trình bày trên, phận sự liên quan đến đặt nền móng cho Phật
giáo duy trì và tiến hóa là phần chánh yếu quan trọng. Còn phận sự truyền bá ấy chỉ là công cụ hỗ
trợ, tức là hội họp tất cả Phật tử quay về quan tâm đến phận sự chánh trong Phật giáo được vững
chắc. Do đó, ở quốc độ nào, chùa nào có thực hành phận sự chánh yếu trong Phật giáo nhiều hơn
phận sự truyền bá thì có thể hiểu rằng Phật giáo ở quốc độ đó được trụ vững chắc chắn và có thể
tiến hóa được. Những chủ thuyết khác và tông phái khác ngoài ra Trưởng lão bộ ấy không thể nào
trộn lẫn đối nghịch được. Vì cớ ấy, mong những vị Phật tử cả bậc xuất gia và người tại gia hãy cân
nhắc với trí tuệ rõ ràng rằng ở quốc độ của mình, chùa của mình, phận sự liên quan đến việc truyền
bá và phận sự liên quan đến việc đặt nền móng vững chắc về phía phận sự học và phận sự hành,
cái nào nhiều hơn.
10 GIÁO TRÌNH SIÊU LÝ TRUNG HỌC 3/3 – DHĀTUKATHĀ (NGUYÊN CHẤT NGỮ)
Hơn nữa, phận sự liên quan đến việc truyền bá Phật giáo ấy là phận sự dễ dàng, ít bỏ công sức mà
nhận được sự an lạc vui tươi trong thân tâm, không cần dụng công tâm trí bao nhiêu. Vì thế nên
có nhiều người thích loại này là số đông, tất cả cũng vì số lượng người hiểu biết sâu sắc trọn vẹn
về chánh pháp quá ít vậy.
Còn phận sự liên hệ đến việc đặt nền móng vững chắc cho Phật giáo duy trì và tấn hóa ấy là phận
sự khó làm, cần bỏ nhiều công sức, người làm phận sự này pahir là người chịu từ bỏ mọi thứ thì
mới làm cho thành tựu được, ngay cả lúc đang làm cũng phải suy xét cân nhắc một cách tỉ mĩ. Do
vậy ít có người thích làm, chỉ có những người hiểu biết trong phận sự của Phật giáo rành rẽ mới
có sự hài lòng với phận sự này.
Với những lý do đề cập trên, tôi cũng Nỗ lực, tinh tấn cố gắng hành phận sự liên hệ đến việc đặt
nền móng vững chắc trong Phật giáo liên quan đến phận sự học để cho Phật giáo trụ vững và tấn
hóa được bằng việc giảng dạy mỗi ngày và có sự kiểm tra tri kiến mỗi năm, đồng thời cố gắng
biên soạn giáo trình đúng đắn đầy đủ hầu mong lợi ích cho những vị giáo thọ sư cũng như học
viên cả bậc xuất gia lẫn người tại gia đồng đều nhau cả thảy.
Quyền minh giải về bộ nguyên chất ngữ này là quyển giáo trình thứ 11 trong bộ giáo trình học Vô
tỷ pháp được tôi biên soạn sử dụng làm giáo trình dạy bậc trung học cấp 3 và việc biên soạn quyển
giáo trình bày được thành tựu ấy không thể quên những vị góp công sức như sau:
- Bhikkhu Janpannakic học viên cấp cao ở đại học Abhidhamma và là giáo thọ sư dạy Abhidhamma
ở hội cộng đồng Phật giáo ở vương quốc Thái, lớp Abhidhamma chùa Samphraya, chùa
Mahādhātu…, chùa Klang tỉnh Samutprakang là thư ký đã đọc lại chỉnh sửa.
- Ông Phetsomwang Chayachinda là học viên cấp cao ở đại học Abhidhamma và là giáo thọ sư
giảng Abhidhamma ở chùa Samphraya là trợ lý thư ký.
Tôi cũng lấy làm niềm hoan hỷ và tùy hỷ phước thiện đến những vị nói trên, mong những điều
phước lành đến quý vị như sau:
Bhavatu sabbamaṅgalaṃ
Rakkhantu sabbadevatā
Sabbabuddhānubhāvena
Sabbadhammānubhāvena
Sabbasaṅghānubhāvena
Sadā sotthī bhavantute
Tất cả những điều phước lành có đến tất cả chư vị đã hỗ trợ hoàn tất quyển sách này được thành
tựu mỹ mãn, mong chư thiên hột rì cho chư vị tránh khỏi những sự rủi ro tai hại, mong oai lực tam
bảo hộ trì cho chư vị có sự lạc thân lạc tâm mọi thời.
Bhikkhu Saddhammajotika Dhammācariya
13 - 03 - 2500
---
MỤC LỤC
TRÌNH BÀY PHẦN TIẾP NỐI VÀ XIỂN THUẬT ................................................................................. 13
XIỂN MINH (NIDDESA).......................................................................................................................... 30
I. XIỂN MINH CÂU YẾU HIỆP BẤT YẾU HIỆP CÁCH THỨ NHẤT
(PAṬHAMANAYASAṄGAHITĀSAṄGAHITAPADANIDDESO)........................................ 32
1/ XIỂN MINH UẨN (KHANDHANIDDESA) .................................................................................. 35
2/ XIỂN MINH XỨ (ĀYATANANIDDESA)....................................................................................... 46
3/ XIỂN MINH GIỚI (DHĀTUNIDDESA)........................................................................................ 68
4/ XIỂN MINH ĐẾ (SACCANIDDESA) ............................................................................................ 89
5/ XIỂN MINH QUYỀN (INDRIYANIDDESA) ................................................................................ 94
6/ XIỂN MINH Y TƯƠNG SINH (PAṬICCASAMUPPĀDANIDDESA)........................................ 120
7/ XIỂN MINH NIỆM XỨ (SATIPAṬṬHĀNANIDDESA)............................................................... 128
8/ XIỂN MINH CHÁNH CẦN (SAMMAPPADHĀNANIDDESA).................................................. 129
9/ NHƯ Ý TÚC XIỂN MINH (IDDHIPĀDANIDDESA) ................................................................ 129
10/ THIỀN XIỂN MINH (JHĀNANIDDESA) ................................................................................. 129
11/ VÔ LƯỢNG XIỂN MINH (APPAMAÑÑĀNIDDESA) ............................................................. 130
12/ NGŨ QUYỀN XIỂN MINH (PAÑCINDRIYANIDDESA)......................................................... 130
13/ LỰC XIỂN MINH (BALANIDDESA)........................................................................................ 130
14/ GIÁC CHI XIỂN MINH (BOJJHAṄGANIDDESA).................................................................. 130
15/ ĐẠO XIỂN MINH (MAGGANIDDESA)................................................................................... 131
II. XIỂN MINH CÂU YẾU HIỆP VỚI BẤT YẾU HIỆP CÁCH THỨ HAI ............................... 135
XIỂN MINH NỘI ĐỀ (ABBHANTARAMĀTIKĀNIDDESA)...................................................... 135
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ (BĀHIRAMĀTIKĀNIDDESA) ................................................................ 138
III. XIỂN MINH CÂU BẤT YẾU HIỆP YẾU HIỆP CÁCH THỨ BA (TATIYANAYA
ASAṄGAHITENASAṄGAHITAPADANIDDESO) .............................................................. 141
XIỂN MINH NỘI ĐỀ (ABBHANTARAMĀTIKĀNIDDESA)...................................................... 141
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ (BĀHIRAMĀTIKĀNIDDESA) ............................................................ 147
IV. XIỂN MINH CÂU YẾU HIỆP VỚI YẾU HIỆP CÁCH THỨ TƯ (CATUTTHANAYA
SAṄGAHITENASAṄGAHITAPADANIDDESO) ................................................................. 153
XIỂN MINH NỘI ĐỀ (ABBHANTARAMĀTIKĀNIDDESA)...................................................... 153
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ (BĀHIRAMĀTIKĀNIDDESA) ............................................................ 159
V. XIỂN MINH CÂU BẤT YẾU HIỆP BẤT YẾU HIỆP CÁCH THỨ NĂM ............................ 164
XIỂN MINH NỘI ĐỀ....................................................................................................................... 164
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ................................................................................................................. 176
VI. XIỂN MINH CÂU PHỐI HỢP, BẤT PHỐI HỢP CÁCH THỨ SÁU ..................................... 196
XIỂN MINH NỘI ĐỀ....................................................................................................................... 197
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ................................................................................................................. 214
VII. XIỂN MINH CÂU TƯƠNG ƯNG VỚI BẤT TƯƠNG ƯNG CÁCH THỨ BẢY
(SATTAMANAYA SAMPAYUTTENAVIPPAYUTTAPADANIDDESO) .......................... 239
XIỂN MINH NỘI ĐỀ....................................................................................................................... 239
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ................................................................................................................. 243
VIII. XIỂN MINH CÂU BẤT TƯƠNG ƯNG VỚI TƯƠNG ƯNG CÁCH THỨ TÁM
(AṬṬHAMANAYA VIPPAYUTTENASAMPAYUTTAPADANIDDESO).......................... 246
XIỂN MINH NỘI ĐỀ....................................................................................................................... 247
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ................................................................................................................. 252
IX. XIỂN MINH CÂU TƯƠNG ƯNG VỚI TƯƠNG ƯNG CÁCH THỨ CHÍN (NAVAMANAYA
SAMPAYUTTENASAMPAYUTTAPADANIDDESO) ......................................................... 274
XIỂN MINH NỘI ĐỀ....................................................................................................................... 275
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ................................................................................................................. 280
X. XIỂN MINH CÂU BẤT TƯƠNG ƯNG VỚI BẤT TƯƠNG ƯNG CÁCH THỨ MƯỜI
(DASAMANAYA VIPPAYUTTENAVIPPAYUTTAPADANIDDESO) .............................. 285
XIỂN MINH NỘI ĐỀ....................................................................................................................... 285
XIỂN MINH NGOẠI ĐỀ................................................................................................................. 291
XI. XIỂN MINH CÂU YẾU HIỆP VỚI TƯƠNG ƯNG, BẤT TƯƠNG ƯNG CÁCH THỨ MƯỜI
MỘT (EKĀDASAMANAYA
SAṄGAHITENASAMPAYUTTAVIPPAYUTTAPADANIDDESO) .................................... 298
XII. XIỂN MINH CÂU TƯƠNG ƯNG VỚI YẾU HIỆP, BẤT YẾU HIỆP CÁCH THỨ MƯỜI HAI
(DVĀDASAMANAYA SAMPAYUTTENASAṄGAHITĀSAṄGAHITAPADANIDDESO)
................................................................................................................................................... 304
XIII. XIỂN MINH CÂU BẤT YẾU HIỆP TƯƠNG ƯNG, BẤT TƯƠNG ƯNG CÁCH THỨ MƯỜI
BA (TERASAMANAYA
ASAṄGAHITENASAMPAYUTTAVIPPAYUTTAPADANIDDESO) ................................. 308
XIV. XIỂN MINH CÂU BẤT TƯƠNG ƯNG VỚI YẾU HIỆP, BẤT YẾU HIỆP CÁCH THỨ MƯỜI
BỐN (CUDDASAMANAYA
VIPPAYUTTENASAṄGAHITĀSAṄGAHITAPADANIDDESO) ........................................ 312
CHI PHÁP TRONG BỘ NGUYÊN CHẤT NGỮ ................................................................................... 320
Chi pháp nội đề..................................................................................................................................... 320
Chi pháp phần tam đề........................................................................................................................... 328
Chi pháp phần nhị đề............................................................................................................................ 336
- [28/11/2023] Chùa Tam Bảo, Tp.Đà Nẵng) đã diễn ra Đại lễ dâng Y Kathina theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy
- [26/11/2023] Đồng Nai: Lễ hội văn hóa Loi Krathong tại thiền viện Phước Sơn
- [24/11/2023] Đồng Nai: Trang nghiêm Đại lễ dâng Y Kaṭhina tại thiền viện Phước Sơn
- [16/11/2023] TPHCM: Đại lễ dâng y Kathina 2023 và bát hội tại chùa Bát Chánh Đạo
- [15/11/2023] Đồng Nai: Thiền viện Phước Sơn trang nghiêm pháp hội trùng tụng Pāli - Việt
- [21/07/2020] Chùa Hoa Nghiêm & Hội Doanh nhân trẻ xây dựng lớp hoc tình thương
- [30/06/2020] Tặng sách Kamma-Nghiệp vào lúc tử và tái tục
- [24/06/2020] Đại Lão Hòa Thượng Trì Giới Tân Viên Tịch
- [15/06/2020] Chùa Thái Bình tổ chức khóa tu Ngày An Lạc cho thiếu nhi
- [10/06/2020] Tặng sách Sổ tay nghiên cứu Vô tỷ pháp