Ấn tống sách Giáo trình Chú giải Tam tạng Pāli

Hiện nay, tại thư viện Phật Giáo Nguyên Thủy, tọa lạc tại 171/10 Quốc lộ 1A, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, có ấn tống sách Giáo trình Chú giải Tam tạng Pāli, soạn giả: Tiến sĩ, Tỳ khưu Thiện Minh. Kính mời các bạn độc giả nào muốn xin sách thì liên hệ trực tiếp tại thư viện (Liên hệ quản thư: Cư sĩ Nguyễn Văn Bính, số điện thoại: 090 847 5521).

 

 

MỤC LỤC

Lời tựa. 5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÚ GIẢI. 7

Bài 1. Bản chú giải 7

  1. Đặc tính một bản chú giải 7
  2. Sự cần thiết phải có những bản chú giải kinh Phật 8
  3. Trao đổi tư tưởng nơi những đồ đệ tiên khởi của Đức Phật 9
  4. Chú giải của Đức Phật 12
  5. Bản chú giải Kinh Phật của ngài Sāriputta. 13
  6. Phát triển chú giải Kinh Phật do một số đồ đệ của Đức Phật thực hiện - Ngài Mahākaccāyana 15
  7. Mahā Kotthita. 16

Bài 2. Ba nhà chú giải vĩ đại Buddhadatta, Buddhaghosa, Dhammapāla  18

  1. Buddhadatta. 18
  2. Buddhaghosa. 23
  3. Dhammapāla. 29

Bài 3. Nguồn gốc các tập chú giải 32

  1. Nguồn gốc. 32
  2. Các tập Chú giải của ba vị Chú giải vĩ đại 35

 

CHƯƠNG II. CÁC TẬP CHÚ GIẢI CỦA NGÀI  BUDDHADATTA   37

Bài 1. Tác phẩm Abhidhammavatāra và Rūpārūpavibhaṅga. 37

Bài 2. Tác phẩm Vinayavinicchaya và Uttaravinicchaya. 39

 

CHƯƠNG III. CÁC TẬP CHÚ GIẢI CỦA NGÀI BUDDHAGHOSA   43

Bài 1. Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 43

Bài 2. Tác phẩm Samantapāsādikā. 52

Bài 3. Tác phẩm Kaṅkhāvitaraṇī 59

 

CHƯƠNG IV. CÁC TẬP CHÚ GIẢI KINH TẠNG.. 61

Bài 1. Sumaṅgalavilāsinī - Tập Chú giải Trường Bộ Kinh. 61

Bài 2. Papañcasūdanī - Tập Chú giải Trung Bộ Kinh. 99

Bài 3. Sāratthapakāsinī - Tập Chú giải Tương Ưng Bộ Kinh. 103

Bài 4. Manorathapūraṇī - Tập Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh. 105

Bài 5. Khuddakapāṭha - Tập Chú giải Tiểu Bộ Kinh. 112

Bài 6. Chú giải Pháp Cú Kinh 118

Bài 7. Tập Chú giải Kinh Nipāta và Kinh Bản Sanh. 147

  1. Tập Chú giải Kinh Nipāta. 147
  2. Tập Chú giải Kinh Bản Sanh. 149

 

CHƯƠNG V. CÁC TẬP CHÚ GIẢI VI DIỆU PHÁP TẠNG.. 151

   Bài 1. Atthasālinī - Chú giải Bộ Pháp Tụ và Sammoha Vinodhanī - Chú giải Bộ Phân Tích  151

  1. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) 151
  2. Chú giải bộ phân tích (Sammoha Vinodhanī) 156

Bài 2. Các Tập Chú giải khác. 158

  1. Tập Chú giải Dhātukathāpakaraṇa. 158
  2. Tập Chú giải Kathāvatthu-Aṭṭhakathā. 158
  3. Tập Chú giải Yamakapakaraṇa. 162

 

CHƯƠNG VI. CÁC TẬP CHÚ GIẢI CỦA NGÀI DHAMMAPALA   165

Bài 1. Tập Chú giải Thiên Cung Sự (Vimānavatthu Aṭṭhakathā) 165

Bài 2. Paramatthadīpanī - Tập Chú giải Ngạ Quỷ Sự. 181

Bài 3. Paramatthadīpanī - Tập Chú giải Trưởng Lão Kệ. 193

Bài 4. Paramatthadīpanī - Tập Chú giải Trưởng Lão Ni Kệ. 204

Bài 5. Paramatthadīpanī - Chú giải Kinh Hạnh Tạng. 216

 

 

Lời tựa

Giáo trình Chú giải Tam tạng Pāli được biên soạn dựa trên hai tài liệu nổi tiếng về văn học Pāli của tác giả Bimala Charan Law. Mục đích biên soạn là nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và tham khảo tư liệu văn học Pāli để hoàn thành môn học và khóa luận của sinh viên khoa Pāli thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Nội dung xoay quanh sự hình thành và phát triển nền văn học Chú giải Tam tạng Pāli, vai trò cần thiết của bộ chú giải, nếu thiếu chú giải chắc chắn chúng ta sẽ có sự hiểu rất mơ hồ về lời Phật dạy trong Tam tạng Pāli.

Giáo trình không chỉ tổng hợp những nội dung cơ bản nhất, chắt lọc những phần tổng quan tinh túy nhất mà còn giới thiệu đến các học viên vai trò của ba nhà Chú giải Tam tạng Pāli: Trưởng lão Buddhadatta, Trưởng lão Buddhaghosa, và Trưởng lão Dhammapala, ba bậc trưởng lão đã có những đóng góp quí giá cho việc làm sáng tỏ các “thuật ngữ” trong Tam tạng Kinh điển Pāli. Ba bậc trưởng lão sống vào thế kỷ thứ IV sau Tây lịch.

Dẫu rằng, việc chú giải dường như có ngay từ thuở Đức Phật còn sinh tiền, cụ thể, trong quá trình giảng pháp, Đức Phật có cắt nghĩa (chú giải) những phần có nhiều “lớp nghĩa”, để chư tỳ khưu có thể nắm bắt rõ ràng, không mơ hồ, tránh hiểu lầm, hiểu sai (văn nghĩa cụ túc). Tiếp theo là Trưởng lão Sariputta - vị tướng quân chánh pháp cũng chú giải những bài kinh Đức Phật giảng quá cô đọng, súc tích, làm cho chư tỳ khưu hiểu chưa mạch lạc. Trưởng lão Mahakaccayana, vị trưởng lão từng được Đức Phật Gotama tán thán trước hội chúng tỳ khưu, là Đại đệ tử về hạnh Biện tài.

Chúng ta nhận thấy rằng, trong Trung bộ kinh có ít nhất 4 bài kinh do Trưởng lão Mahakaccayana chú giải những bài pháp Đức Phật đã giảng trước đó. Đồng thời chúng ta cũng thấy còn nhiều đệ tử của Đức Phật làm công tác chú giải tương tự như vậy cho đến tận thời của các Trưởng lão Buddhadatta, Buddhaghosa, và Dhammapala v.v... Các bậc thiên tài về chú giải đã góp phần bổ sung, hoàn thiện, giúp hoàn thành những tác phẩm Chú giải Tam tạng Pāli lưu lại hậu thế cho đến tận ngày nay.

Giáo trình Chú giải Tam tạng Pāli là sự tổng hợp súc tích tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khoa Phật học nghiên cứu.

Trong quá trình biên soạn, có thể còn có một số sai sót ngoài ý muốn, rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến để kỳ tái bản sau được hoàn thiện hơn.

Trân trọng

Tỳ khưu Thiện Minh

Tổ đình chùa Bửu Quang, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Tháng 9 năm 2017, PL. 2561.

thu-vien-phat-giao-nguyen-thuy.png (70 KB)

Bình luận
| Mới nhất