Hoài Bão cứu đời của một nhà Sư Nam Tông

Với tâm nguyện xuất gia học phật và phục vụ nhân sinh theo "Y Phương Minh" của Đạo Phật, TT Thích Tuệ Tâm, Trụ Trì chùa Pháp Luân -Huế đã rất thành công trong việc thể nhập đạo pháp vào đời "Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư phật" là kim chỉ nam của Toàn thể Y, Bác sĩ và lương Y của Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa-Huế

hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong.jpg (75 KB)

Hoài Bão cứu đời của một nhà Sư Nam Tông - hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong-2.jpg (123250 KB)
TT Tuệ Tâm (bìa phải) và Phóng viên Chơn Minh Tạp chí PGNT

Huế vào Xuân với cái lạnh xe da còn xót lại của mùa đông năm cũ. Vòng xoay thời gian lại trở về vạch xuất phát, điểm xuyết bằng những hạt mưa phùn nhẹ bay trong gió. Từng dòng người du xuân dập dìu trên phố Huế với quần áo mới, khoác bên ngoài những chiếc áo len hay áo gió đủ màu. Cội mai vàng cùng chậu cúc đại đóa hiên nhà ai đang khoe màu sặc sỡ.

Đường Lê Quý Đôn trải dài trước mắt và ngay góc đường ngã tư đầu tiên bên tay phải là chùa Pháp Luân, một ngôi chùa Nam Tông ở Huế hiện ra dưới làn sương sớm với vẻ thanh thoát tự tại rất riêng, ôm trong lòng khuôn viên chùa là Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa, mục tiêu tác nghiệp đầu xuân của nhóm phóng viên tạp chí PGNT.

Sư Tuệ Tâm đón tiếp chúng tôi bằng nụ cười đôn hậu trên khuôn mặt ít nhiều điểm nét phong sương. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí Xuân tràn ngập tâm từ.

1. PV: Xin Thượng tọa (TT) tự giới thiệu về mình và quan điểm tu tập của Ngài?

Thích Tuệ Tâm: Tôi là Thích Tuệ Tâm, trụ trì chùa Pháp Luân, kiêm Giám đốc Trung tâm kế thừa & ứng dụng Y học Cổ truyền (YHCT) (Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa - Huế). Năm 1974 tôi xuất gia, đến năm 1978 thọ tỳ kheo với cố HT Ẩn Lâm là thầy tế độ, đến nay khoảng hơn 30 hạ. Tôi xuất gia ngoài tâm nguyện tầm cầu học hỏi đạo Pháp để phát triển đời sống tâm linh cho bản thân mình, tôi còn có nguyện ước đem sở học Đông y gia truyền của mình để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho tha nhân, nhất là dân nghèo trong khi đất nước ta còn khó khăn về nhiều mặt. Bên cạnh việc giữ tròn bổn phận của một tu sĩ, tôi còn cố gắng thể hiện lời đức Phật dạy “Hãy làm những gì lợi mình lợi người” trở thành thực tế sinh động nhằm giúp mọi người thấm nhuần nếp sống tâm linh Phật giáo.

2. PV: Xin TT cho biết quá trình hoằng hóa Phật pháp của TT trên đất  Huế?

Thích Tuệ Tâm: Mỗi tu sĩ Phật giáo có những cách hoằng pháp khác nhau như thuyết pháp, soạn kinh, hoạt động từ thiện, y tế, hoặc giáo dục v.v… Riêng tôi ngoài việc trụ trì chùa thì việc hoằng pháp của riêng tôi được thể hiện dưới hai hình thức cụ thể là: Thành lập Tuệ Tĩnh Đường chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, và lập một quán cơm chay ngay trong khuôn viên chùa Pháp Luân để phục vụ khách thập phương. Ngoài những buổi thuyết pháp, tôi còn tư vấn tâm lý cho nhiều Phật tử, bằng những lời khuyên trong chánh pháp khi họ có những vướng mắc tâm lý không giải quyết được trong cuộc sống.

3. PV: xin TT cho biết lý do và cảm tưởng của mình khi thành lập quán cơm chay thực dưỡng Liên Hoa tại Huế?

Thích Tuệ Tâm: Là một tu sĩ Phật giáo Nam tông tôi không đặt nặng vấn đề ăn chay hay ăn mặn. Tôi lập ra quán cơm chay dưỡng sinh Liên Hoa theo một số tiêu chí sau:

  1. Quán cơm không chạy theo lợi nhuận mà chủ yếu là chất lượng phục vụ với các món ăn thuần túy Huế không pha trộn thực phẩm chay của nước ngoài và không đặt tên món chay dưới dạng món mặn như các cửa hàng ăn chay khác đang làm.
  2. Giá cả món ăn vừa túi tiền thực khách.
  3. Không gian của quán phải thực sự ấm cúng thơ mộng và thư giãn.

Do những tiêu chí trên nên quán cơm chay Liên Hoa rất được thực khách ưa chuộng tại Huế nhất là vào các ngày rằm, 30, mùng 1 hàng tháng, thậm chí cả ngày thường.

4. PV: Xin TT giới thiệu đôi nét về việc hình thành Trung Tâm Thừa Kế-Ứng Dụng YHCT-Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa trong khuôn viên chùa Pháp Luân- Huế?

TT Tuệ Tâm: Trung Tâm Kế Thừa-Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền - Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa được thành lập từ tháng 10 năm 1982. Cuối năm 1989, thành lập thêm một phòng khám Tây y lấy tên là Tuệ Tĩnh Đường Diệu Đế, hoạt động kết hợp hài hòa giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Năm 2005 Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa trở thành một cơ sở khám chữa bệnh khang trang, đủ tiện nghi hoạt động chủ yếu là khám chữa bệnh bằng YHCT phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe miễn phí cho dân nghèo.

Ngày 9/8/2007, Sở Y tế đã ra quyết định số: 3099/2007/QĐ-SYT về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thành lập Trung Tâm Kế Thừa-Ứng Dụng YHCT Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa , và Tỉnh Hội Châm cứu Thừa Thiên đã có quyết định số: 46/QĐ-HCC về việc thành lập Trung tâm Kế Thừa-Ứng Dụng YHCT Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa. Số 03 Lê Quý Đôn do Lương Y Thích Tuệ Tâm, phó chủ tịch Hội Châm cứu tỉnh Thừa Thiên Huế làm Giám đốc Trung tâm (QĐ số 48/QĐ-HCC).

hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong-3.jpg (36 KB)

5. PV: Xin TT cho biết nguyên nhân nào dẫn đến việc hình thành Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa? Sư tâm nguyện điều gì khi hoằng pháp độ sanh bằng Y phương minh?

TT: Trước khi tu gia đình có truyền thống hành nghề Đông Y, về sau khi giải phóng trong màu áo tu sĩ, bản thân tôi cảm thông được với những khó khăn nhất thời của đất nước và động lòng trước cảnh dân nghèo chịu mang bệnh tật mà không đủ tiền chạy chữa thuốc men nên tôi vào Saigon học thêm nghề thuốc và học hỏi thêm kinh nghiệm với một vị thầy ở làng Truồi, sau đó phát nguyện dùng Y phương Minh cứu độ chúng sanh muốn thực hành lời chư phật dạy “Phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư  Phật”. Niềm vui lớn nhất là khi nghe và thấy bệnh nhân khoe với tôi rằng mình đã hết bịnh. Thời gian đầu thực hành châm cứu và bốc thuốc miễn phí sau dời về Hương Hồ năm 1982 vì khó khăn chung về kinh tế nhưng phòng khám vẫn duy trì hoạt động nhờ ở sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

Hoạt động của Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa gần 30 năm đều được chính quyền địa phương ủng hộ và hỗ trợ về mặt tinh thần.

6. PV: Xin TT cho biết tiêu chí hoạt động của Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa?

TT: Phòng khám theo những tiêu chí sau:

  1. Tuệ Tĩnh Đường hoạt động thuần túy về Đông Y , nhưng có sử dụng một số trang thiết bị Y khoa CLS của Tây Y như máy Scan ( dùng trong khám chẩn đoán tổng quát) và các thiết bị dành cho xét nghiệm sinh hóa , đo loãng xương v..v..
  2. Hoạt động của TT tuân thủ theo quy định chuyên môn của BYT. Các Bác sĩ , LY, Ysi YHDT và các nhân viên kỹ thuật viên ,và nhân viên cộng tác với TT trên tinh thần tự nguyện phục vụ sau khi được thỉnh mởi , nhận bồi dưỡng tượng trưng .
  3. Phòng khám nhận chữa những bệnh đặc thù như : Hen suyễn, cột sống cổ lưng.
  4. Hoạt động khám thường miễn phí đối với bệnh nhân nghèo diện chính sách và có thu phí thuốc men cấp phát đối với bệnh nhân có đủ điều kiện kinh tế.
  5. Các tài chính ủng hộ của MTQ thường dùng tài trợ trong những chuyến khám bệnh lưu động vùng sâu vùng xa. Một năm thường 10 chuyến ( chi phí từ thiện từ 40-50 triệu/chuyến).

Trong năm 2011 , Chính quyền Tỉnh và SYT đã đề xuất TƯ khen tặng cho Trung Tâm bằng khen của Bộ Y Tế và của Thủ Tướng Chính Phủ.

hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong-4.jpg (39 KB)

7. PV: Ngoài Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa , TT còn có những hoạt động nào khác?

TT: Để tạo nguồn thu nhập cho việc duy trì Tuệ Tĩnh Đường và hỗ trợ cho Tăng, Ni trong tu học thì mô hình quán cơm chay của nhà chùa được người dân ủng hộ nhiệt thành và dự định sẽ phát triển quán cơm chay Liên Hoa thứ 3 nữa sau cơ sở Liên Hoa 2 ở Đà Nẵng.

Về chuyên môn ngoài Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa thì chùa còn có một số chi nhánh vệ tinh như Tuệ Tĩnh Đường An Lạc, Pháp Lạc, Cự Lại v..v..nhẳm hỗ trợ cho các đơn vị này về nhân sự chuyên môn hay về thủ tục hành chính.

Trung Tâm có mở những lớp thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn về YHCT cho SV/ĐHYK–khoa YHCT Huế.

Phối hợp với Hội Châm Cứu Tỉnh mở 3 khóa các lớp Y sĩ YHCT chính quy . Sau này đang có hướng phối hợp với viện YHCT Trung Ương trong đào tạo Bác Sĩ YHCT.

8. PV: TT có hoài bão nào về việc phát triển Tuệ Tĩnh Đường và công việc thể nhập Đạo pháp vì lợi ích chúng sanh trong tương lai?

TT: Trong năm 2012 khi xây xong tòa nhà 3 tầng cạnh chùa thì toàn thể khâu chẩn đoán và điều trị bệnh của Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa sẽ được di dời sang khu mới ,còn cơ sở cũ dùng là nơi lưu bệnh nội trú. TT sẽ tăng cường thêm một số trang thiết bị CLS nữa như X- quang , siêu âm màu và máy điện tâm đồ để phục vụ trong chẩn đoán. Về đội ngũ nhân sự thì TT cũng có thỉnh mời những Bác sĩ và chuyên viên kỹ thuật phụ trách với những bồi dưỡng tượng trưng về lâu dài. Trong tương lai sẽ xin nâng cấp Tuệ Tĩnh Liên Hoa lên thành một bệnh viện chuyên khoa YHCT có thể phối hợp khám Bảo hiểm y tế.và có ý định xin thành lập một khu nghỉ dưỡng điều Thân và dưỡng tâm.

hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong-5.jpg (40 KB)

9. PV: Xin TT cho biết vì sao ngài muốn thực hiện hoài bão xây dựng một bệnh viện Điều Thân và Dưỡng Tâm?

TT: Vì nhu cầu của cuộc sống ngày một cao. Do ảnh hưởng của nền văn minh vật chất cùng những hệ lụy của nó trên sức khỏe mọi người nên tôi đang nuôi hoài bão và đã tự tay thiết lập dự án xây dựng một Bệnh viện Điều Dưỡng Y Học Cổ Truyền Liên Hoa, xin phép CQ Tỉnh Thừa Thiên cấp đất để thực hiện dự án trong năm nay hoặc năm sau , khi có nguồn kinh phí khả thi hỗ trợ cho dư án khoảng 7 triệu USD.

Mô hình bệnh viện điều thân dưỡng tâm này sẽ là một kiểu vườn Thiền với phòng ốc 2 tầng đầy đủ tiện nghi với các loại hình dịch vụ phục vụ bệnh nhân từ ăn uống theo chỉ định của Bác sĩ Dinh Dưỡng đến sinh hoạt theo quy định của BV sẽ giúp điều trị tâm bệnh lẫn thân bệnh. Mô hình này sẽ được thực hiện bằng một công ty cổ phần hợp pháp mà mọi thành viên đều có trách nhiệm gắn bó với dự án.  

10. PV: Thưa TT, xin ngài có lời nào nhắn nhủ với tăng sĩ trẻ PGNT nên đóng góp gì với xã hội ngày nay?

TT: Mỗi tu sĩ đều có một hạnh nguyện khác nhau và có nhiều con đường để dấn thân nhưng tiên khởi phải có một nền tảng cơ bản về Phật Học vững vàng , nếu không thì tâm sẽ loạn động và bị tha hóa. Tâm nguyện của tôi muốn có thật nhiều người nối truyền sở nguyện của mình để giúp đời và tăng sinh trẻ phải có một niềm tin vững chắc vào Phật pháp trước khi muốn dấn thân vào đạo để phục vụ chúng sanh và đứng ngoài vòng danh lợi, nếu danh có chăng chỉ là “Hữu xạ tự nhiên hương”.

Tu sĩ khi tu thì có 2 con đường: rắp tâm tu thì cần phấn đấu trở thành người xuất thế với quá trình tụng kinh, trì giới , rèn phạm hạnh và hành thiền. Con đường thứ hai là muốn phục vụ xã hội ở mọi lãnh vực như từ thiện , giáo dục, y tế v..v.. thì ta cần tạo điểu kiện cho họ phát huy sở nguyện nhập thế của bản thân. Tu sĩ trẻ không nên ở lưng chừng, nếu chuyên tu thì phải dấn thân xuất thế và phục vụ thì phải xả thân nhập thế để tiếp độ chúng sanh sẽ tránh bị tha hóa.

11. PV: Xin TT cho biết những thuận lợi và những bất cập trong việc phát triển PGNT tại Huế?

TT: Việc phát triển PGNT tại Huế ít nhiều có trở ngại khó phát triển hay phát triển cầm chừng thiên nhiều về quan điểm ẩm thực vì đất Huế , cái nôi của Phật giáo Việt Nam và phật tử Huế đã có truyền thống ăn chay lâu đời, đây là dạng tâm phản ứng chưa có luận cứ rõ ràng và sự giải thích thích hợp của nhà Sư . Do vậy nếu muốn PGNT tại Huế phát triển thì nên dùng ẩm thực chay nhất là những ngày lễ lớn và khi tiếp cận quen rồi thì nhà sư cần giải thích cụ thể để phật tử hiều rõ sự việc ẩm thực. Riêng đối với nhà Sư PGNT thì phải tùy duyên trong đời sống tu tập tại Huế . Tôi quan niệm dùng ẩm thực chay thấy nhẹ nhàng hơn khi tu học hay hành thiền .  

12. PV: Xin chân thành cám ơn những chia sẻ của TT. Cầu chúc TT có thiện duyên gặp nhiều phật tử tín tâm hỗ trợ tịnh tài để biến hoài bão cứu đời của Ngài sớm trở thành hiện thực nhằm phục vụ chúng sanh.

hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong-6.jpg (39 KB)
Hoạt Động Khám Chũa Bệnh ngoại vi của Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa

hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong-7.jpg (48 KB)
Dự Án Xây Dựng Khu Điều Thân và Điều Tâm

hoai-bao-cuu-doi-cua-mot-nha-su-nam-tong-8.jpg (46 KB)
Mặt tiền Chùa Pháp Luân - Huế

Bình luận
| Mới nhất