Phúc hành tông

Trong quyển sách này, tôi xin trình bày chi tiết về cách làm những việc thiện, những hành động tốt đẹp đem lại quả lợi ích lớn lao, có thể đè nén pháp bất thiện của mỗi người chúng ta. Vì theo lẽ thường khi tâm thiện sanh thì tâm bất thiện vắng mặt. Hành động tốt đẹp trong Phật giáo ấy trình bày lại trong Phúc hành tông, dịch là nền tảng của việc làm phước, điều pháp được sắp vào việc làm phước hay cách làm điều tốt đẹp, là cách làm phước đúng đắn nhất theo phần chánh của Phật giáo...

BUDDHASĀSANA THERAVĀDA 

PHÚC HÀNH TÔNG

(PUÑÑAKIRIYAVATTHU)

NỀN TẢNG CỦA HÀNH ĐỘNG PHƯỚC THIỆN

Biên soạn: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya

Việt dịch: Bhikkhu Abhisiddhi – TK. Siêu Thành

Hiệu đính: Ācariya Maggabujjhano – thầy Ngộ Đạo

 

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU.. 5

NÓI VỀ PHƯỚC.. 11

  1. CẨM NANG TẠO PHƯỚC THIỆN BỐ THÍ 26

bố thí là sự trợ giúp cho phát sanh thập độ. 43

sự khác nhau trong cách sử dụng tài sản của hiền nhân và phi hiền nhân  57

người mong muốn được hạnh phúc phải tu tập pháp minh sát ra sao?  63

trình bày sự thực hiện vun bồi bố thí – giữ giới – tu tiến là tam nhân và nhị nhân  77

trình bày sự phân chia thiện nhị nhân và thiện tam nhânthành bậc thượng và bậc hạ  81

trình bày các trường hợp bố thí 86

Bố thí nhóm 2 pháp. 86

Bố thí nhóm 3 pháp. 98

Bố thí nhóm 4 pháp. 104

Bố thí nhóm 5 pháp. 110

Bố thí nhóm 6 pháp. 111

Bố thí nhóm 7 pháp. 116

Bố thí nhóm 8 pháp. 118

Bố thí nhóm 9 pháp. 121

Bố thí nhóm 10 pháp. 122

Bố thí nhóm 14 pháp. 124

ân đức của sự bố thí đến người nhận có 14 loại: 125

ân đức của bố thí có trong kinh và chú giải 127

  1. CẨM NANG TẠO PHƯỚC THIỆN GIỮ GIỚI 132

ý nghĩa của giới 132

sự hư hoại giới 138

sự phá giới 142

sự nguyện thọ giới 152

phép thọ ngũ giới 161

phép thọ bát quan trai giới (8 giới) 165

cách nguyện thọ giới 170

cách nguyện thọ chánh mạng 8 giới (ājivaṭṭhamakasīla) 171

cách nguyện thọ giới navaṅguposatha. 174

cách nguyện thọ 10 giới (dasaṅgasīla) 177

ân đức của giới 184

  1. CẨM NANG TẠO PHƯỚC THIỆN TU TIẾN.. 199

ý nghĩa của tu tiến. 199

con đường cho thoát khổ một cách chắc chắn. 201

ý nghĩa của minh sát (vipassanā) 202

sự tỏ ngộ (thấy rõ) bởi minh sát tuệ (vipassanāpaññā) 203

con đường tu tiến minh sát (thiền quán) 204

những công việc đầu tiên trước khi tu tiến thiền quán. 206

cách thức tu tiến niệm xứ minh sát. 211

điều so sánh liên quan với thọ (vedanā) 215

phương pháp nhận biết cảm thọ (vedanā) 216

cách ghi nhận biết ngay trong cách ăn. 224

cách ghi nhận, biết ngay trong việc đại tiện và tiểu tiện. 227

cách ghi nhận biết ngay trong đại oai nghi và tiểu oai nghi 228

thời gian được sử dụng để ghi nhận biết ngay trong mỗi giai đoạn  230

phận sự của người tu tập. 230

nguyên nhân dùng niệm để ghi nhận biết ngay hơi thở nơi bụng. 233

ân đức của việc tu tiến minh sát nghiệp xứ. 235

ba trường hợp thất lai 239

lợi ích của việc trình pháp. 241

cách ghi nhận cho bắt kịp danh sắc hiện tại 243

pháp thực tính đối trị nhau - niệm (sati) và si (moha) 246

sự sát trừ pháp tùy miên  (ngủ ngầm) của tam tướng. 249

tứ ý nghĩa (lakkaṇadicatukka) và pháp đối trị (paṭikkhepadhamma) v.v... của tu tiến  250

  1. – 10. GIẢI THÊM VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG PHƯỚC THIỆN ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG CHÚ GIẢI 252
  2. apacāyana (cung kỉnh) 252
  3. veyyāvacca (phục vụ) 261
  4. pattidāna (hồi hướng phước) 263
  5. pattānumodāna (tùy hỷ phước) 265
  6. dhammasavana (thính pháp) 274
  7. dhammadesanā (thuyết pháp) 277
  8. diṭṭhujukamma (kiến thị hay thấy đúng) 282

Nói Về ‘Thiện’, ‘Bất thiện’ Với ‘Phước’ Và ‘Tội’ 325

NÓI VỀ ÂN ĐỨC HAY QUẢ BÁU, PHƯỚC BÁU (ĀNISAṂSA) 338

KẾT LUẬN VẤN ĐỀ BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, TU TIẾN.. 340

LỜI MỞ ĐẦU



Bodhimūle pallaṅkamhi

Māraṃ sasena āvudhaṃ

Gahetvā pāramiṃ khaggaṃ

Yo jināti jayussavo

Sabbe verī pahantvāna

So me detu jayaṃ varaṃ.

 

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là vị chiến thắng trong thế gian, thượng ngự trên bảo tọa dưới cội bồ đề và chú tâm phát nguyện cố gắng tỏ ngộ tứ thánh đế, cầm thanh gươm Ba-la-mật để chiến thắng thiên ma (māra), là người muốn chinh phục thế gian cùng với vô số quân ma có vô lượng vũ khí. Mong năng lực pháp độ của đức Chánh giác ấy hãy là cây lọng chiến thắng ngăn cản những điều rủi ro, tai hại bên trong lẫn bên ngoài, mong những sự lợi ích ủng hộ to lớn ấy phát sanh đến cho tôi.

Trong đời sống của mỗi người chúng ta không làm điều ác, không có nghĩa là có làm điều thiện. Điều ác chắc chắn cần phải trừ bỏ và cũng phải nên làm điều thiện lành để trợ duyên cho con đường đưa đến giác ngộ Níp-bàn trong ngày vị lai. Thuận theo huấn từ của ba đời chư Phật được thuyết vào ngày trăng tròn tháng Giêng, ấy là ngày trọng đại của Phật giáo. Vào ngày này, Đức Phật giáo giới Ba-la-đề-mộc-xoa, đây được xem như cốt lõi hay kim chỉ nam trong tông giáo, đó là:

 

“Sabbapāpassa akaraṇaṃ,

Kusalassa upasampadā

Sacittapariyodapanaṃ

Etaṃ buddhāna sāsanaṃ”.

“Không làm các điều ác,

Thành tựu các việc thiện

Giữ tâm luôn trong sạch

Là lời chư Phật dạy.”

 

(Pháp cú kinh – 183)

 

Trong quyển sách này, tôi xin trình bày chi tiết về cách làm những việc thiện, những hành động tốt đẹp đem lại quả lợi ích lớn lao, có thể đè nén pháp bất thiện của mỗi người chúng ta. Vì theo lẽ thường khi tâm thiện sanh thì tâm bất thiện vắng mặt. Hành động tốt đẹp trong Phật giáo ấy trình bày lại trong Phúc hành tông, dịch là nền tảng của việc làm phước, điều pháp được sắp vào việc làm phước hay cách làm điều tốt đẹp, là cách làm phước đúng đắn nhất theo phần chánh của Phật giáo, sẽ thấy rằng một số cách làm phước, là điều chúng ta đã từng biết qua rồi, một số điều chúng ta cũng không biết việc đang làm có phải là phước. Đối với một số người chưa từng biết  rằng có nghi thức làm phước như vậy với một số người vẫn hiểu lầm rằng việc làm phước có phước chỉ có nằm ở một số cách như đặt bát, cúng dường tứ vật dụng đến chư tăng hay phóng sanh chim, cá, rùa, bò mà thôi. Nhưng sự thật thì có rất là nhiều cách làm phước, do đó ta cũng nên hiểu một cách đúng đắn trong vấn đề làm phước theo Phật giáo để làm phước, tích tạo thiện cho đúng, không nhẹ dạ cả tin và đạt được kết quả lớn lao, không thất bại mà lại được sanh là người nhân loại, người may mắn được gặp Phật giáo.

Thời điểm chúng ta làm phước hay mỗi lần làm việc tốt, ngoài những việc phước liên hệ đến Phật giáo như đặt bát, giữ giới, tu tiến v.v… thì cách nói chuyện giúp cho người khác phát sanh sự yên lòng khi gặp điều đau khổ, cách trao đổi pháp, bố thí pháp, chung tay hùn phước in ấn kinh sách, cách chỉ rõ hướng dẫn gỡ bỏ vấn đề trong cuộc sống cho người mất hết hy vọng, dọn dẹp phòng ốc chư tăng, cùng tùy hỷ trong việc làm tốt đẹp của người khác bằng cách hướng tâm vào thiện phước, quét lá trong sân chùa, làm sạch tưới nước vườn trong chùa hay nơi công cộng, dọn dẹp nhà vệ sinh ở chùa hay nơi công cộng, chăm sóc người bệnh, người già hay trẻ em. Vấn đề chúng ta có tâm tốt hay có sự cố quyết tốt v.v… Tất cả đây đều là thiện (kusala) và phước (puñña) cả thảy. Như trong kinh Pháp Cú câu số 16  và câu 18 Đức Phật dạy rằng:

“Idha modati pecca modati,

Katapuñño ubhayattha modati;

So modati so pamodati,

Disvā kammavisuddhimattano”.

 “Nay vui, đời sau vui,

Làm phước, hai đời vui.

Người ấy vui, an vui,

Thấy nghiệp tịnh mình làm.”

 

 

 

“Idha nandati pecca nandati,

Katapuñño ubhayattha nandati;

‘Puññaṃ me kata’nti nandati,

Bhiyyo nandati suggatiṃ gato”.

“Nay sướng, đời sau sướng,

Làm phước, hai đời sướng.

Mừng rằng: ‘Ta làm thiện’,

Sanh cõi lành, sướng hơn.”

 

 

Quyển sách này được tôi dịch từ “Cẩm nang tạo phước bố thí – trì giới – tu tiến” của Ngài trưởng lão Saddhamma Jotika Dhammacariya, đồng thời có trích thêm nhiều nguồn kinh và chú giải để dẫn chứng cho dễ hiểu.

Không như bao quyển sách khác, quyển sách này chưa được gọi là thật sự đầy đủ chi tiết như giáo trình dạy học, nhưng quyển sách này cũng có thể tạm gọi là đầy đủ trên phương diện tóm lược khái quát về ý nghĩa, cách thực hành cũng như ân đức của pháp thiện ấy để cho chúng ta có thể nắm bắt và thực hành theo được thuận tiện dễ dàng để tránh khỏi sai lầm và mê tín.

Vì sở học còn non kém nên không sao tránh khỏi sự sai sót trong quá trình biên dịch, ngưỡng mong các bậc thiện trí từ bi hoan hỷ đóng góp sửa sai để bản dịch hoàn thiện hơn. Phước thiện từ việc biên soạn và dịch lại tài liệu này được thành tựu cũng do sự góp sức của nhiều vị như sư huynh Siêu Thiện (Abhikusala), thầy Ngộ Đạo (Maggabujjhano), cận sự nam Thiện Hiếu, cận sự nữ Diệu Thanh,  cùng nhiều vị Phật tử thân cận khác.

Xin tri ân sư cả Chandasuddhivad trụ trì chùa Yangsuttharam và chư tăng đã tạo điều kiện cho con sinh hoạt tại đây. Đồng thời tri ân quý vị Phật tử thân cận hỗ trợ điều kiện cho chúng tôi học tập tại Thái Lan.

Xin chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc còn tại tiền cũng như đã quá vãng. Khi đã hay biết được rồi thì phát sanh tâm hoan hỷ trợ duyên trong quá trình đến giác ngộ Níp-bàn trong ngày vị lai đồng đều nhau cả thảy.

Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayā vahaṃ hotu

Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu

                                                         

Dịch giả

Bhikkhu Siêu Thành

___o0o___

Sơ đồ Tam tạng (Tipiṭaka) - icon-pdf-2.jpg (28552 KB)

nguồn: phatgiaonguyenthuy.com

Bình luận
| Mới nhất