Giáo trình Siêu lý Tiểu học 1

Abhidhammatthasaṅgaha - Diệu Pháp Lý Hợp. Chương 1, 2, 6

BUDDHASĀSANA THERAVĀDA

 

GIÁO TRÌNH SIÊU LÝ TIỂU HỌC

QUYỂN 1/3

ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA

DIỆU PHÁP LÝ HỢP

Chương 1, 2, 6

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA - VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Biên soạn: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammācariya

 

Việt dịch: Bhikkhu Abhisiddhi – Siêu Thành

Hiệu đính: Maggabujjhano – thầy Ngộ Đạo

 

IN LẦN THỨ 2

 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA – VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

WAT RAKHAṂ GHOSITĀRĀMA

QUẬN BANGKOK NOI – KRUNG THEP MAHA NAKHON

 

Ngày 30 Tháng 03 Năm 2016

Trích yếu về việc: Cho phép dịch sách Abhidhamma từ Thái ngữ sang Việt ngữ để truyền bá chánh pháp.

Phíc-khú Siêu Thành (Abhisiddhi), thế danh Bùi Chí Thành, là tăng sinh Việt Nam đang học Abhidhamma tại trường Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan, chùa Wat Rakhaṃ Ghositārāma.

Vị Phíc-khú này có nguyện vọng dịch sách giáo trình Abhidhamma của Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan từ Thái ngữ sang Việt ngữ hầu mong đem Abhidhamma đi truyền bá trong nước Việt Nam.

Tôn trọng lời thỉnh cầu này, phía Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan cũng có đồng quan điểm muốn cho Abhidhamma được truyền bá, chánh pháp cao thượng này được truyền bá rộng rãi, tiếp tục mang lợi ích đến cho nhiều người được khai hóa ở các xứ sở khác nhau.

Nay cấp giấy phép này làm cơ sở chứng nhận.

 

(Phra Dhammadhirarajamahāmunī)                  (Phra Mahājinavat Cakkavaro)

Viện trưởng Đại học Abhidhamma                    Thư kí văn phòng Đại học Abhidhamma

 

MỤC LỤC

 

LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGÀI SADDHAMMAJOTIKA DHAMMĀCARIYA.. 8

LỜI DẪN NHẬP. 10

NỘI QUY TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU ABHIDHAMMA.. 15

LỜI TUYÊN BỐ CỦA GIÁO THỌ SƯ ANURUDDHA.. 18

CHƯƠNG THỨ NHẤT: TÂM NHIẾP (CITTASAṄGAHA) 25

Chìa Khóa Thứ 1. 25

Chia Tâm Theo Cõi 25

Chìa Khóa Thứ 2. 27

12 Tâm Bất Thiện. 27

18 Tâm Vô Nhân. 28

24 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo. 29

15 Tâm Sắc Giới 29

12 Tâm Vô Sắc Giới 30

40 Tâm Siêu Thế. 30

Giải Thích Ý Nghĩa Tên Gọi Của Tâm Theo Thứ Tự. 32

12 Tâm Bất Thiện. 32

18 Tâm Vô Nhân. 32

30 Tâm Vô Tịnh Hảo Và 59 Hay 91 Tâm Tịnh Hảo. 33

24 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo. 33

54 Tâm Dục Giới 33

15 Tâm Sắc Giới 33

12 Tâm Vô Sắc Giới 34

27 Tâm Đáo Đại 34

81 Tâm Hiệp Thế. 34

Tính Số Lượng (Phân Chia) 89 Tâm Theo 4 Giống. 35

Tính Số Lượng (Phân Chia) 89 Tâm Theo Cõi 35

Tâm Siêu Thế Nói Gọn Và Chi Tiết 35

67 Tâm Thiền. 36

Phân Chia Tâm Theo Chín Trường Hợp. 36

Phân Chia 121 Tâm Theo Giống. 37

Phân Chia 121 Tâm Theo Cõi 37

Phân Chia 121 Tâm Theo Tịnh Hảo. 37

Phân Chia 121 Tâm Theo Thế Gian (Đời) 37

Phân Chia 121 Tâm Theo Nhân. 37

Phân Chia 121 Tâm Theo Thiền. 37

Phân Chia 121 Tâm Theo Thọ. 38

Phân Chia 121 Tâm Theo Tương Ưng (Phối Hợp) 38

Phân Chia 121 Tâm Theo Trợ Dẫn. 38

CHƯƠNG THỨ HAI: SỞ HỮU TÂM NHIẾP (CETASIKASAṄGAHA) 39

4 Trạng Thái Của Sở Hữu Tâm.. 39

Phân Chia 52 Sở Hữu Theo Nhóm.. 40

Phân Chia 3 Nhóm Sở Hữu Theo Trường Hợp. 40

Chìa Khóa Thứ Nhất 40

Chìa Khóa Thứ Hai 40

Ý Nghĩa 52 Sở Hữu Theo Thứ Tự. 41

Mười Ba Sở Hữu Tợ Tha. 41

Mười Bốn Sở Hữu Bất Thiện. 42

Hai Mươi Lăm Sở Hữu Tịnh Hảo. 43

SỞ HỮU PHỐI HỢP (SAMPAYOGA) 45

Phần Phối Hợp Trong 13 Sở Hữu Tợ Tha. 45

Phần Phối Hợp Trong 14 Sở Hữu Bất Thiện. 47

Phần Phối Hợp Trong 25 Sở Hữu Tịnh Hảo. 47

Sở Hữu Phối Hợp Nhất Định và Bất Định. 48

PHẦN NHIẾP (SAṄGAHA) 50

Phân chia 27 sở hữu theo 12 tâm bất thiện(sattavīsati puññamhi) 50

Trình bày tóm lược 7 phần nhiếp của 12 tâm bất thiện. 51

Phân chia 12 sở hữu theo 18 tâm vô nhân(Dvādasāhetuke) 51

Phân chia 38 sở hữu theo 24 tâm dục giới tịnh hảo. 52

Phân chia 35 sở hữu theo 27 tâm đáo đại 53

Phân chia 36 sở hữu theo 40 tâm siêu thế. 54

TADUBHAYAMISSAKANĀYA.. 55

CHƯƠNG THỨ SÁU: SẮC SIÊU LÝ (RŪPAPARAMATTHA) 59

Nhóm Thứ Nhất 59

Sắc pháp có 28 là: 59

Nhóm Thứ Hai 74

Phân Chia 28 Sắc Pháp Thành 11 Đôi 75

Nhóm Thứ Ba. 79

Rūpasamuṭṭhānanāya – Nhân Sanh Sắc Pháp. 79

Trình bày số lượng sắc mà sanh từ bốn sở sanh. 81

Nhóm Thứ Tư. 86

Rūpakalāpanāya - Trình Bày Bọn Sắc Pháp. 86

Chín Bọn Sắc Nghiệp. 87

Tám Bọn Sắc Tâm.. 88

Bốn Bọn Sắc Quí tiết 89

Hai Bọn Sắc Vật Thực. 90

Nhóm Thứ Năm.. 91

Trình Bày Sự Sanh Và Sự Diệt Của Sắc Pháp Theo Thứ Tự. 91

Cách Sanh Hay Yoni 94

NÍP-BÀN SIÊU LÝ (NIBBĀNAPARAMATTHA) 100

Trình Bày Những Trường Hợp Của Níp-Bàn. 101

 

 

 

LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGÀI SADDHAMMAJOTIKA DHAMMĀCARIYA

VỊ LÃNH ĐẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABHIDHAMMA

VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

 

SƠ LƯỢC GIA THẾ

Giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya vị đại trưởng lão Miến Điện sanh vào ngày 13 tháng 3 năm Phật lịch 2456 tại tỉnh Miên Chàn, nước Miến Điện. Cha tên là U Thún Mìn, mẹ tên  là Tò Tịt, có em gái tên là Má Xín (được ngài dẫn đến nước Thái, người Thái Lan từng gọi em gái của Ngài là Mát Ri).

 

HỌC VẤN

Giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya xuất gia theo đời sống tu sĩ, ngài ưa thích, rất quan tâm trong việc học pháp. Ngài học Tam tạng, chú giải lẫn sớ giải từ những giáo thọ sư thuần thục trong Tam tạng, như là giáo thọ sư trưởng lão Bhandanta Kumāra, bậc pháp sư cao thượng, trụ trì chùa Sảy Táy, tỉnh Miên Chàn; giáo thọ sư trưởng lão Bhandanta Ñāṇika, vị thủ trì luật bậc sớ giải và là bậc đại thiện trí, tỉnh Reng Kun; giáo thọ sư, trưởng lão Bhandanta Vimala, vị thủ trì tạng Abhidhamma v.v… Những vị giáo thọ sư này đã vun bồi kiến thức mà mình thuần thục cho ngài Saddhammajotika Dhammācariya, làm cho ngài có một kiến thức nổi trội từ lúc ngài còn trẻ tuổi, đặc biệt nhất là thuần thục tạng Abhidhamma.

 

HOẰNG PHÁP TẠI VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Ở thời ngài vua sãi Buḍhācāriya, từng là vị lãnh đạo tăng đoàn chùa Mahathat Yuwaratrangsarit, đệ nhị chủ tịch trường đại học Mahāculālongkornrajavidyālaya, cố vấn ban tổ chức tăng già, với vai trò ấy ngài đã bắt đầu phục hồi pháp Abhidhamma. Phật lịch năm 2492, ngài Vua sãi có dịp đi xem xét công việc tại quốc gia Miến Điện và thấy rằng quốc gia này phát triển huy hoàng trong Phật giáo ở cả hai phương diện là phận sự học pháp (ganthadhura) và phận sự hành pháp (vipassanādhura); ngoài ra xin phép hội đồng giáo dục Phật giáo hiệp hội Miến Điện và bộ trưởng ngoại giao Miến Điện phái một vị thiện trí pháp sư (dhammācariya) đến vương quốc Thái Lan. Theo lời yêu cầu đó Vua sãi đã thỉnh được giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đến dạy Vô tỷ pháp tại Thái Lan (còn một vị nữa là ngài giáo thọ sư Tejinda dhammācariya dhammakathika).

 

KẾT QUẢ LỢI ÍCH

Khi giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đến Thái Lan, ban đầu ngài ở chùa Paraka Yannāvā, KrungThep Mahānakkhon. Sau đó, ngài chuyển đến chùa Rakkhangkhositarama, Thonburi. Trong lúc trú tại chùa Rakkhang, ngài đã tiến hành công việc dạy Abhidhamma và biên soạn nhiều quyển sách giáo trình Abhidhamma. Bởi vì ngài không phải là người Thái cho nên việc truyền đạt ngôn ngữ cho tất cả đệ tử hiểu về Abhidhamma gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngài cũng không nản chí và có sự tinh tấn kiên trì một cách mãnh liệt đến nỗi phải nhờ đệ tử thông dịch có đủ hiểu biết về Abhidhamma đến trợ giúp. Những vị đệ tử cũng đã góp sức giúp đỡ trong việc soạn những giáo trình giảng dạy và học tập Abhidhamma bắt đầu từ năm Phật lịch 2493 ngài biên soạn quyển giáo trình đầu tiên là Pháp tụ Đầu đề (Abhidhammasaṅganṇīmātikā), gần trọn một năm 2494 Ngài biên soạn quyển Đại xứ (Mahāpaṭṭhāna). Suốt mười bảy năm trú tại Thái Lan, ngài đã biên soạn 25 quyển giáo trình học và dạy pháp học (nói về Abhidhamma có 20 quyển, những quyển khác có 5 quyển như là Sổ tay tạo phước, Pháp để đem lại an lành hạnh phúc cho thế gian v.v…), sự việc này đã nói lên tính chuyên môn kết hợp với pháp tinh tấn pāramī của ngài, như ngài đã từng nói rằng:

“…dù cho một mình tôi có chịu nhiều khó khăn đi nữa, nhưng làm cho vô số người khác nhận được lợi ích và an lạc kiếp này luôn cả kiếp sau, tôi luôn luôn hoan hỷ đón nhận mọi phần khó khăn đó mà không nghĩ điều gì khác ngoài sự cố gắng dẫn dắt tất cả học viên nghiên cứu Abhidhamma, với những vị có niềm tin, tịnh tín tạng Abhidhamma, đã giúp tôi biên soạn thành tựu những quyển sách chánh pháp trong Phật giáo, và mang lại lợi ích cho tất cả học viên Abhidhamma duy trì tiếp nối về sau, và phương diện khác là để tôi trau dồi 10 pháp độ (pāramī) một cách thích hợp …”

 

PHÁT NGUYỆN BỒ-TÁT ĐỂ TÍCH LŨY PHÁP ĐỘ

Kết thúc ở mỗi bộ sách, ngài đều viết nội dung ước nguyện trong tâm của ngài rằng:

“Idaṃ me puññaṃ sabbaññutañāṇassa paccayo hotu”

“Mong những phước thiện của tôi đã tạo đây hãy là kết quả hỗ trợ cho thành tựu trí toàn giác hạnh trí tuệ”.

 

GIAI ĐOẠN CUỐI ĐỜI

Ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đã biên soạn hoàn tất giáo trình giảng dạy Abhidhamma. Năm Phật lịch 2509, ngài lâm trọng bệnh do bị chứng cao huyết áp, được đưa vào chữa trị ở bệnh viện Palamijjan hai lần. Sau đó, chuyển về chữa trị tại bệnh viện Sriraja gần một tháng, nhưng biểu hiện lại trở nặng, cuối cùng y bác sĩ đã chữa khỏi được cho đến giai đoạn cuối đời của ngài.

Ngày 15 tháng 7 năm Phật lịch 2509 vào lúc 20 giờ, ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Sriraja do bệnh cao huyết áp và suy thận, trụ thế 53 năm.

Ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya đã làm những điều lợi ích cho cõi nhân loại này và để lại một tài sản vô cùng to lớn, vô giá cho chúng đệ tử tại Thái Lan mà không có tài sản nào có thể sánh bằng. Nên chúng đệ tử của trường Đại học Abhidhamma – Vương quốc Thái Lan hướng tâm nhớ đến ân đức sâu dày của ngài giáo thọ sư tôn kính, chú tâm học tập pháp học trong Phật giáo, đặc biệt là môn học Abhidhamma để tiếp nối ý nguyện của ngài giáo thọ sư làm cho Abhidhamma trụ vững lâu dài, đi đôi với Phật giáo Thái Lan được trường tồn, đó là báo đáp ân đức sâu dày trong muôn một của ngài giáo thọ sư Saddhammajotika Dhammācariya một cách đáng tôn kính cúng dường.

 

__________()__________

 

         

 

 

 

 

LỜI DẪN NHẬP

 

Jānitabbaṃ pajānāti           Desitabbaṃ pi āsayaṃ

Desako yena ñāñena           Desetu tassa tejasā

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác trình bày những pháp đáng biết (ñeyyadhamma). Những pháp mà ngài trình bày bằng nhiều cách suốt đến cả cơ tánh của chúng sanh do năng lực của trí toàn giác. Mong năng lực của cả ba loại trí toàn giác ấy giúp tôi phát sanh trí tuệ sâu sắc, có thể biên soạn bộ sách này cho thành tựu một cách trọn vẹn.

Trí toàn giác của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác có ba loại năng lực như sau:

  1. Desetabbadhamma: Biết pháp phải trình bày phổ thông, đó là năm phần pháp đáng biết.
  2. Desetabbadhammapakāra: Biết trình bày pháp bằng nhiều cách, tức có thể trình bày pháp một cách chi tiết khác biệt dù chỉ trong một vấn đề.
  3. Veneyyajjhāsaya: Biết cơ tánh của chúng sanh phổ thông, pháp nào sẽ thích hợp và lợi ích cho nhóm chúng sanh nào. Ngài đem những điều pháp ấy trình bày cho thích hợp với cơ tánh của người ấy.

Do nhân trí toàn giác như đã nêu đây, khi Ngài trình bày pháp ấy, tất cả tứ chúng Phật giáo đang nghe chánh pháp của ngài ngay khi ấy được chứng đắc đạo, quả theo số lượng hằng triệu triệu koti[1]. Vì thế, trí toàn giác ấy mang lợi ích cao thượng đến tất cả chúng sanh trong thế gian này.

Người biên soạn bộ sách này, người giới thiệu giảng dạy pháp học (là tạng Kinh, tạng Luật, tạng Abhidhamma ‘Vô Tỷ Pháp’) và pháp hành (là pháp Chỉ và pháp Quán), là một vị pháp sư có nhiệm vụ trình bày pháp cho tất cả dân chúng để phát sanh tịnh tín và ngăn trừ pháp cái, đều liên quan đến việc bổ túc pháp độ (pāramī), là điều quan trọng trong việc duy trì và phát triển Phật giáo được lâu dài. Do đó, cả ba hạng người này cần phải có trí tuệ thích hợp tương ứng với ba loại năng lực của trí toàn giác có được.

Ba hạng người có trí tuệ tương ưng với ba năng lực của trí toàn giác, đó là:

  1. Người đó phải nhận sự học tập, nghiên cứu cho đến khi kết thúc chương trình học, rồi cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ nhất.
  2. Chương trình mà được học hỏi, nghiên cứu cho đến khi kết thúc sẽ phải là việc học hỏi, nghiên cứu được nghe từ lời giải thích, so sánh, ví dụ và suy xét những nội dung từ giáo thọ sư mà có dẫn chứng và chánh tri kiến, rồi cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ hai.
  3. Khi được học hỏi, nghiên cứu cho đến khi kết thúc chương trình với tất cả lời giải thích đã được nghe phải hiểu theo thực tính cho đến thân hành, khẩu hành của tất cả mọi người diễn tiến. Bởi vì thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu bất thiện, và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu tịnh hảo khi nói theo cảnh, lộ, trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận, có sự khác nhau. Dù khác nhau, nhưng thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu bất thiện thuộc loại vi tế gần giống với thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sở hữu tịnh hảo. Do đó, cả ba hạng người này:
  • Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành phát sanh từ tham và thân hành, khẩu hành phát sanh từ tín, niệm, vô sân, bi;
  • Phải hiểu sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ sân và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ tàm, úy, tùy hỷ theo thực tính;
  • Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ tà kiến, hoài nghi, tật đố và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, trí tuệ;
  • Phải hiểu theo thực tính sự khác nhau giữa thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ si, ngã mạn, hôn trầm-thụy miên và thân hành, khẩu hành mà phát sanh từ vô tham, vô sân, trung bình, tùy hỷ, trí tuệ như vậy v.v…

Cũng sẽ có trí tuệ tương ưng với năng lực, hợp theo câu thứ 3.

Nếu không diễn tiến theo như đã nêu, người đó cũng không có trí tuệ tương ưng với ba loại năng lực ấy mà chỉ có trí thông thường. Bởi nhân này, việc nghĩ ngợi, trình bày, biên soạn những quyển sách phần nhiều sẽ tự nương vào tư kiến, xa rời Phật ngôn, xa rời chú giải và sớ giải. Sự việc đã ra như thế thì người được đào luyện hay người được đọc hoặc nghe những bộ sách từ những vị này, nếu phát sanh đức tin theo những lời đó thì cũng giống như người bị sốt cao mà uống nhầm thuốc, là điều vô cùng đáng tiếc. Bởi vì những người được đào luyện hay được đọc, nghe những bộ sách này không được biết đến Phật ngôn, chú giải một cách rõ ràng.

Nhưng nếu cả ba hạng người [tác giả (ganthakāra), đọc giả (ganthavācaka), pháp sư (dhammakathika)] này có trí tuệ tương ứng, thích hợp với ba loại năng lực của trí toàn giác như thế nào, quyển sách mà người đó soạn ra như thế nào, pháp học hay pháp hành mà người đó giới thiệu giảng dạy như thế nào, pháp mà người đó đang trình bày như thế nào, chắc hẳn sẽ mang lại lợi ích cho người được học, được đọc, được nghe giống như người bệnh uống được linh dược vậy.

Do năng lực pháp thiện mà tôi đã nhớ tưởng đến ân đức của trí toàn giác, do đó, xin cho cả ba loại năng lực ấy đã có trong cơ tánh của tôi, nói theo sự thích hợp đó, phát sanh khi đang biên soạn, để cho bộ sách này thành tựu một cách trọn vẹn, đem lại lợi ích cho người học hỏi, nghiên cứu bộ sách này.

Hơn nữa, trong pháp học đó kết hợp với cả tam tạng là tạng Kinh, tạng Luật, tạng Abhidhamma. Trong cả 3 tạng này, nơi quốc độ nào chỉ có dịch Pāḷi và giải thích tạng Kinh, thì trong quốc độ ấy sẽ chỉ có việc dạy, việc học tạng Kinh mà thôi, không có dạy, học tạng Luật và tạng Abhidhamma. Như vậy, cũng phát sanh tội lỗi cho tất cả Phật tử bởi chư Phật tử đó chỉ quan tâm trong việc nuôi mạng, thiếu gìn giữ giới luật của thân, khẩu và thiếu niềm tin, lòng tịnh tín trong Phật giáo, chỉ có ái, ngã mạn, tà kiến, phỉ báng, khinh khi (xem thường) Phật ngôn, là tạng Luật và tạng Abhidhamma. Đây là tội lỗi phát sanh từ việc không học hỏi, nghiên cứu tạng Luật và tạng Abhidhamma.

Nếu dịch và giải thích chỉ có với 2 tạng là Kinh và Luật, mà không có tạng Abhidhamma thì trong quốc độ đó chỉ có dạy, học tạng Kinh và tạng Luật, không có học hỏi, nghiên cứu tạng Abhidhamma. Do đó, sẽ phát sanh tội lỗi cho tất cả Phật tử bởi chư Phật tử đó chỉ có cùng nhau quan tâm trong việc nuôi mạng và có gìn giữ giới luật, trau dồi của thân, khẩu để trang hoàng đẹp đẽ, tức là bên ngoài, nhưng còn bên trong tâm thức thì thiếu đi miềm tin, lòng tịnh tín bất động trong giáo pháp của chính họ. Chỉ tà kiến (sự thấy sai), ngã mạn (sự kiêu căng), phỉ báng, khinh khi Phật ngôn là tạng Abhidhamma. Đây là tội lỗi phát sanh từ sự không học hỏi, nghiên cứu tạng Abhidhamma.

Do đó, dù ở quốc độ nào, hễ có dịch và giải thích cả tam tạng một cách đầy đủ thì chư Phật tử trong quốc độ đó mới nhận được sự học hỏi, nghiên cứu cả tam tạng một cách đầy đủ. Có như thế thì chắc chắn tâm của chư Phật tử ấy mới có niềm tin, tịnh tín trong giáo pháp của chính họ, không có tâm thiên vị với những tông giáo khác, kể cả những tín ngưỡng đó cũng không thể xen vào hay làm hư hại niềm tin, lòng tịnh tín của tất cả hàng Phật tử.Tà kiến cố định, thường kiến, đoạn kiến cả 3 tà kiến này cũng không phát sanh được, có chăng chỉ là có thân kiến, tức tà kiến bình thường.

Sự kiêu căng thích đáng và sự kiêu căng không thích đáng thô thiển cũng không phát sanh được, chỉ có sự kiêu căng một cách thích hợp vi tế, cả tư tiền, tư hiện, tư hậu liên quan đến bố thí, trì giới, tu tiến của tất cả những Phật tử đó cũng là loại ‘tư’ tốt đẹp, thanh tịnh, đúng đắn, để xa rời pháp bất thiện cả 3 loại ‘tư-cetanā’ đó sẽ chen vào cách thích đáng. Đây là ân đức, lợi ích phát sanh từ việc học hỏi nghiên cứu tạng Abhidhamma đó vậy.

Khi tóm tắt nội dung trong việc học hỏi, nghiên cứu tam tạng này thì việc học tập tạng Abhidhamma được xếp vào loại mang lại lợi ích vượt trội hơn việc học tập trong cả hai tạng còn lại, vì việc học tập trong tạng Abhidhamma giúp đỡ, ủng hộ, bổ túc thúc đẩy, ngăn trừ sự hiểu sai, làm cho phát sanh hiểu biết chân chánh, đúng đắn. Tri kiến mà ta nhận được từ việc nghiên cứu, học tập tạng Kinh không làm cho phát sanh lợi ích cao hơn, chỉ đặt tri kiến ta ở mức nền tảng trong kiếp sống hiện tại; nhưng nếu nghiên cứu Abhidhamma, việc ấy đem lại sự cho hiểu biết, sự hoàn thiện tiến hóa biết rõ trong hành động bất thiện hay thiện, để đưa ta tránh xa bất thiện pháp và để cuộc sống diễn ra theo thiện pháp tính từ thấp đến cao, đạt thành tựu lợi ích cho ta và cho người cả kiếp này lẫn kiếp sau.

Tri kiến phát sanh từ việc học tập tạng Luật cũng chỉ để huấn luyện cho có nề nếp khuôn mẫu hoàn thiện thân, khẩu, không thể tìm được sự thanh tịnh của thân, khẩu và không cho ta nhận ra não phiền và người khác nhận ra não phiền do nương thân khẩu của mình.

Điều này được so sánh như vầy: tạng Abhidhamma ví như rễ cái, tạng Luật ví như thân cây, tạng Kinh ví như cành nhánh. Hay một phần nữa là nếu so sánh với thân thể thì tạng Abhidhamma ví như trái tim, tạng Luật ví như cuộc sống, tạng Kinh ví như các chi phần trong cơ thể.

Do đó, khi tôi bắt đầu dạy Abhidhamma cho tất cả học viên từ năm 2492 (1949) tại  đại học Abhidhamma Wat Rakkhang (chùa chuông) tỉnh Thonburi mỗi ngày cho đến năm 2509 (1966). Tôi vừa dạy và soạn những quyển sách liên quan đến tạng Abhidhamma. Bây giờ những quyển sách ấy đã được biên soạn thành tựu và hoàn thành giáo trình một cách nhanh chóng với số lượng là 24 quyển.

Theo như tôi đã nói đây, không phải để tìm sự kiêu hãnh, tự hào nào mà tôi nói với chủ ý để cho tất cả hàng cận sự Phật giáo có niềm tin nơi giáo pháp, tìm đến mục tiêu của tôi một cách như thật rằng tôi chịu sự khó khăn về thân và tâm không phải ít, và khi đã hoàn thành việc biên soạn, thì việc in ấn thành sách là pháp bảo cũng khó thành tựu, bởi vì hàng Phật tử chưa chịu học tập phần pháp này và một vài người cũng hiểu sai rằng, quyển sách này là quyển sách mà người ta đã phân phát trong những buổi tang lễ, không cần thiết phải hùn phước ấn tống hay bỏ tiền ra mua. Do đó, việc in ấn sách Abhidhamma cho thành tựu đầy đủ theo giáo trình là việc khó làm.

Hơn nữa, việc biên soạn những quyển sách đó không phải là điều dễ làm, bởi vì tôi không phải là người Thái, ắt hẳn không tự mình viết ngôn ngữ Thái, do vậy cần phải có người viết giúp. Người giúp đỡ viết cũng rất quan trọng, khó tìm, bởi vì người viết giúp đó không phải chỉ viết theo lời nói của tôi, khó tìm được người giúp viết quyển sách có kiến thức về Abhidhamma là một chuyện, phải có niềm tin và cần mẫn là một chuyện, cần có kiến thức về ngôn ngữ Thái vừa đủ là một chuyện và phải có cơ hội để làm nữa. Người có đủ những đặc tính như đã nêu sẽ giúp được người viết sách đó, nếu không được như vậy cũng không thành tựu. Vấn đề này tôi đã từng cho rất nhiều người đến giúp viết sách, cả tại gia và người xuất gia, cả nam lẫn nữ. Trong buổi đầu đã cho người xuất gia là học viên Abhidhamma đến giúp viết, nhưng kết quả không thành tựu, bởi vì một vài vị không có khả năng đầy đủ, một vài vị có khả năng đầy đủ, nhưng thiếu sự cần mẫn, có phận sự phải lo toan, do đó công việc cũng không hoàn thành, chỉ giúp chút ít. Trong những buổi tiếp theo đã phải cho học viên nam đến giúp viết, nhưng kết quả nhận được chỉ là phần nhỏ, không thể làm cho công việc tiến triển được. Do đó, tôi chọn nữ học viên, có kiến thức có thể giúp đỡ trong việc này của tôi, nhiều vị đã đến giúp viết, kết quả nhận được thành tựu tốt đẹp, cho đến năm 2503 (1960) đã có được 20 cuốn sách về Abhidhamma và liên quan đến các bài giảng, 5 quyển về bài pháp do nhờ các học viên nữ đem đến thành tựu cho tôi rất nhiều. Điều này trình bày cho thấy rằng, trong khoảng giữa, tôi tiến hành công việc đã gặp nhiều khó khăn về thân tâm.

Nhưng dù sao đi nữa, một mình tôi chịu nhiều khó khăn nhưng làm cho vô số người khác nhận được lợi ích và an lạc kiếp này luôn cả kiếp sau, tôi cũng hoan hỷ đón nhận mọi phần khó khăn đó.

Do không nghĩ điều gì khác ngoài sự cố gắng dẫn dắt tất cả học viên Abhidhamma, với những vị có niềm tin, tịnh tín tạng Abhidhamma, đã giúp nhau biên soạn thành tựu những quyển sách, những quyển sách chánh pháp trong Phật giáo, và làm lợi ích cho tất cả học viên Abhidhamma tiếp nối theo sau, một chuyện nữa là để trau dồi cả 10 pháp ba la mật một cách thích hợp vậy.

Quyển sách này là giáo trình dành riêng cho học việc bậc tiểu học Abhidhamma, và việc đặt ra những câu hỏi trong quyển sách này là lợi ích cho tất cả giáo thọ sư trong việc giảng dạy và tất cả học viên đang học tập sẽ được cùng nhau học những vấn đề này. Bởi vì, khi đến lúc kiểm tra sẽ chọn lọc những vấn đề đã đặt ra trong quyển sách này để ra đề kiểm tra viết 14 câu với những câu trả lời một cách rõ ràng, còn 6 câu Vấn-Đáp miệng được chọn lọc từ những câu giải thích ban đầu. Chính tất cả những phần này mang lợi ích đến cho tất cả học viên.

Còn việc giảng dạy và thi cử trong trường đại học Abhidhamma có 9 lớp học và 6 bậc giáo thọ sư Abhidhamma.

Lớp học có 9 là:

  1. Tiểu họcAbhidhamma phần hạ, học giáo trình Diệu pháp Lý hợp[2] chương 1-2-6.
  2. Tiểu học Abhidhamma phần trung, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 3-7.
  3. Tiểu học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ Pháp tụ tóm lược.
  4. Trung học Abhidhamma phần hạ, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 4-5.
  5. Trung học Abhidhamma phần trung, học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 8-9.
  6. Trung học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ chất ngữ tóm lược.
  7. Cao học Abhidhamma phần hạ, học giáo trình bộ song đối tóm lược phần 1.
  8. Cao học Abhidhamma phần trung, học giáo trình bộ song đối tóm lược phần 2-3.
  9. Cao học Abhidhamma phần thượng, học giáo trình bộ đại xứ tóm lược.

Bậc giáo sư Abhidhamma có 6 bậc là:

  1. Giảng sư Abhidhamma phần hạ học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 1-2-6 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
  2. Giảng sư Abhidhamma phần trung học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 4-5-6 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
  3. Giảng sư Abhidhamma phần thượng học giáo trình ‘Diệu pháp Lý hợp’ chương 7-8-9 cùng với lời giải thích trong chú giải, sớ giải.
  4. Giáo thọ sư Abhidhamma phần hạ học giáo trình bộ Pháp tụ và bộ Chất ngữ tóm lược.
  5. Giáo thọ sư Abhidhamma phần trung học giáo trình bộ Song đối tóm lược 1-2-3.
  6. Giáo thọ sư Abhidhammaphần thượng học giáo trình bộ Đại Vị Trí tóm lược và ngữ pháp Pāli dịch kinh Pháp cú và chú giải.

 

Việc học tập tạng Abhidhamma này không phải chỉ có quyển Diệu pháp Lý hợp, mà còn có những quyển khác mang nội dung sâu sắc vi tế hơn theo thứ tự, tính từ bộ Pháp tụ cho đến bộ Song đối và bộ Đại Vị Trí, còn quyển ‘Diệu pháp Lý hợp’ này chỉ là quyển sách cơ bản của 7 bộ Abhidhamma mà thôi. Do đó, việc học Abhidhamma này nếu chỉ học theo quyển ‘Diệu pháp Lý hợp’ thì sự hiểu biết ý nghĩa Abhidhamma và sự hiểu biết pháp thực tính không được rộng rãi và sâu sắc. Thêm nữa là khi đang học quyển Diệu pháp Lý hợp, các học viên nên nghiên cứu thêm chú giải, sớ giải cùng với câu hỏi vấn–đáp. Nếu học viên đã học cả 9 chương ‘Diệu pháp lý hợp’ tốt đẹp hoàn chỉnh rồi người đó hẳn có thể học tập những bộ Abhidhamma bậc cao hơn như là‘bộ Pháp tụ’ v.v… cho đến ‘bộ Đại xứ’ một cách thuận tiện. Khi đã có sự thấu hiểu những bộ Abhidhamma cao siêu rồi hẳn sẽ được biết đến nghĩa vị và pháp vị trong Phật giáo và có tín quyền vững mạnh chắc chắn trong Phật giáo, không lay động trong kiếp này và kiếp sau cho đến khi nếm được hương vị giải thoát thành tựu trí toàn giác, thành tựu trí độc giác, trí thinh văn theo ước nguyện của mình.

Quyển sách Tiểu Học Abhidhamma sơ cấp được in ấn, xuất bản lần thứ 4 này phần nhiều bởi do tịnh tài của tất cả học viên cư sĩ lẫn tu sĩ giúp nhau in ấn những quyển sách.

Do đó, tôi xin tùy hỷ trong tác ý thiện lành của tất cả học viên và cùng với những vị đã ủng hộ, bố thí tài vật trong việc biên soạn những quyển sách. Xin năng lực của tác ý thiện lành của những vị này, hãy giúp đỡ cho tất cả các vị thành tựu pháp cao thượng của bậc Chánh giác.

Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya

Trường Đại học Abhidhamma tại Vương quốc Thái Lan

Chùa Rakkhang Thonburi

Ngày 01 - 4 - 2509.

__________()__________

 

 

 

 

NỘI QUY TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU ABHIDHAMMA

 

Giáo thọ sư dạy Abhidhamma và tất cả học viên nên biết những điều nội quy trong thời gian giảng dạy và trong thời gian học như sau:

Giáo thọ sư giảng dạy, sẽ phải thực hành theo 10 nguyên tắc, như sau:

  1. Cần phải cho tất cả học viên đọc tất cả bài học đó đặng cho nhớ và quan tâm thích thú.
  2. Bài học nào có Pāḷi và lời dịch, cũng phải giải thích lời dịch đến từ câu Pāḷi đó, cho tất cả học viên biết một cách tóm tắt và phải cho học viên đọc Pāḷi và lời dịch đó cho đúng, mau lẹ, nhanh chóng.
  3. Khi học viên đã đọc bài học đó được chính xác và trôi chảy, cũng nên giải thích ý nghĩa bài học đó cho học viên biết.
  4. Sau khi học viên đã được nghe lời giải thích rồi, cũng nên cho học viên đó lặp lại lời giải thích mà đã được giải thích đó vậy.
  5. Nên tạo cơ hội cho học viên có được cơ hội hỏi những nghĩa lý nào chưa hiểu.
  6. Cần phải mang câu ẩn dụ, ví dụ trong nội dung mà học viên đã hỏi.
  7. Tiếp sau đó cũng nên đặt vấn đề để hỏi trong nội dung đang dạy, để tất cả học viên được giải quyết vấn đề đó. Khi học viên vẫn chưa giải quyết được vấn đề cho đúng đắn, giáo thọ sư phải giới thiệu, giải thích, giải quyết vấn đề đến học viên.
  8. Việc giới thiệu, hướng dẫn cần phải giải thích chỉ trong vấn đề, không nên giải thích ngoài giới hạn của pháp đó.
  9. Cần phải gìn giữ khuôn phép trong nội dung vấn hỏi của học viên để ngăn ngừa, không để học viên đem nội dung ngoài đề đến vấn hỏi.
  10. Khi đã giảng dạy đủ một tuần, cũng nên đặt vấn đề trong bài học đã dạy qua suốt một tuần đó và trong ngày đặt vấn đề này cũng nên ngưng việc giảng dạy một ngày dành cho tất cả học viên.

 

Học viên nên thực hành theo 10 điều nguyên tắc sau đây:

  1. Học viên nên nhớ Pāḷi và lời dịch chính trong pháp quan trọng.
  2. Tất cả bài học phải đọc cho đúng và mau lẹ nhanh chóng trước mặt giáo thọ sư.
  3. Những lời giải đã được giáo thọ sư giải thích cho nghe, nên nhớ và đọc theo lời giải thích đó một cách chính xác.
  4. Nội dung nào mà vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng, thì cần vấn hỏi cho đặng hiểu rõ ràng trong phạm vi nội dung chưa hiểu đó.
  5. Phải cố gắng ghi chú lại lời giải thích chính yếu quan trọng, để được mang đi suy xét trong pháp chính yếu đó.
  6. Không nên đem nội dung không liên quan với môn học mà ta đang học đến vấn hỏi.
  7. Tất cả học viên đừng chỉ ngồi nghe với ngồi ghi chép, nên cần phải sử dụng miệng cùng nói khi đang học.
  8. Đến thời điểm khi học viên được hỏi, học viên nên cố gắng suy xét cho thấu đáo trong vấn đề được đặt lên trước đó, rồi từ từ trả lời.
  9. Từ suy xét cho đến khi thấu hiểu trong vấn đề được đặt ra đó, tất cả học viên nên trả lời vấn đề, không nói là trả lời đúng hay sai.
  10. Khi bắt đầu học hỏi rồi, nên liên hệ theo thứ tự những điều này để đào luyện ngũ quyền là tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền cho vững mạnh.

 

Sau đây, là những kệ ngôn mà tất cả bậc trí giả thuyết lại trình bày ở đây để đem lại lợi ích cho giáo thọ sư và học viên khi thực hành theo nội dung trong những kệ ngôn này.

  1. Vinā hatthena lekhanaṃ

Mukhena paṭhanaṃ vinā

Vinā cittena jānanaṃ

Na atthaṃ ñāyate kadā.

Nếu người nào từ bỏ viết bằng tay, từ bỏ đọc bằng miệng và từ bỏ nghĩ ngợi, suy xét cho biết bằng tâm. Cả 3 phần này không làm, thì người đó biết đến ý nghĩa nào?

  1. Potthakesu ca yaṃ sippaṃ

Parahatthesu yaṃ dhanaṃ

Yathā kicce samuppanne

Na taṃ sippaṃ na taṃ dhanaṃ.

Những môn học khác nhau chỉ ở trong bộ sách, tài sản trong nắm tay của những người khác, khi có việc cần thiết thì những môn học phát sanh, những môn học đó không phải kiến thức của ta, tài sản đó cũng không phải là tài sản của ta.

  1. Rūpayobbanasampannā

Visālakulasambhavā

Vijjāhīnā na sobhante

Niggandhā iva kiṃsukā.

Người nào, dù có hình sắc xinh đẹp, màu da tươi sáng và sanh trong gia đình có tài sản, nhưng thiếu học vấn nên biết, là người không đẹp trong hội chúng, giống như hoa kiṃsuka[3] tươi đẹp nhưng không có hương thơm vậy.

  1. Paṇḍito sutasampanno

Yattha atthīti ce suto

Mahussāhena taṃ ṭhānaṃ

gantabbaṃ va sutesinā

Nơi nào có bậc hiền trí tròn đủ tri kiến trong tam tạng, người mà quan tâm tìm tòi tri kiến ấy, khi được nghe tin nên nhiệt tâm cố gắng tìm đến nơi đó.

  1. Ganthe visāgadaṃ chekaṃ

Sotā seviya dullabhaṃ

Ganthavācakamāceraṃ

Cakke vaḍḍhissate kamaṃ.

Tất cả học viên có phước báu, được nương nhờ vị giáo thọ sư có hiểu biết, có tài năng, thuần thục trong tam tạng, sẽ chắc chắn tiến hóa trong pháp học, pháp hành và pháp thành trong Phật giáo theo thứ tự.

  1. Nipuṇe sutameseyya

Vicinitvā sutatthiko

Bhattaṃ hukkhaliyaṃ pakkaṃ

Bhājanepi tathā bhave.

Người mong ước cho mình có tri kiến như bậc hiền trí, nên suy xét một cách cẩn thận, thấu đáo và nên tìm tòi, thu nhặt kiến thức môn học nơi giáo thọ sư có trí tuệ sắc bén, vi tế, cẩn thận có thể truyền bá kiến thức môn học một cách tốt đẹp. Ví như là cơm ở trong nồi đã chín rồi, dù múc vào dĩa cũng sẽ là cơm đã chín giống như vậy (nếu ở trong nồi không chín, vá cơm múc vào dĩa cũng không chín vẫn là cơm sống sống, chín chín đó vậy).

  1. Yo sisso sippalokena

Bahuṃ gaṇhāti taṃ sippaṃ

Mūgova supinaṃ passaṃ

Kathetumpi na ussahe.

Học viên nào được học, nghiên cứu nhiều môn học vì muốn được hiểu biết rộng, nhưng học viên ấy hẳn không thể nói sâu vào những chuyên môn của những môn học đó,ví như một người câm ngủ mơ, nhưng không thể thuật lại sự việc cho người khác nghe được.

  1. Mātukhīraṃ supāyaṃ so

Thanamūlaṃ na chindeyyaṃ

Satthusippaṃ uggaṇhanto

Satthudosaṃ titikkheyya.

Trẻ nhỏ đang uống sữa của người mẹ, không làm cho đầu nhũ rách đi như thế nào thì học viên nhận sự học hiểu, đào tạo từ vị thầy, nên nhẫn nại trước lời dạy, lời chỉ bảo của vị thầy, không nên hận thù, giận dỗi đó vậy.

 

Giáo thọ sư Bhikkhu Saddhammajotika dhammacariya

Đại học Abhidhamma tại vương quốc Thái Lan

Wat Rakkhangkhositarama mahāvihāra

Bangkoknoi, tỉnh Thonburi

2/4/2509

__________()__________

 

 

 

 

LỜI TUYÊN BỐ CỦA GIÁO THỌ SƯ ANURUDDHA

 

Sammasambuddhamatulaṃ

Sasaddhammagaṇuttamaṃ

Abhivādiya bhāsissaṃ

Abhidhammatthasaṅgahaṃ.

Tôi (giáo thọ sư Anuruddha) xin cung kỉnh đảnh lễ đức Phật, tự mình giác ngộ pháp đáng biết không ai sánh bằng cùng với chánh pháp và tất cả chư thánh tăng đã là bậc cao thượng viên mãn. Tiếp theo, tôi sẽ soạn quyển sách có tên là “Diệu pháp Lý hợp”.

Giải:

Câu kệ ngôn này thể hiện sự tôn kính, tức là phát lời cung kỉnh đến tam bảo và tuyên bố chú tâm nói câu xác nhận là soạn bộ sách này cho thành tựu theo lời thỉnh cầu.

Thông thường, người bắt đầu soạn bộ sách cần phải nói lên lời cung kỉnh đến tam bảo trước, để ngăn ngừa những nguy hiểm trở ngại, không cho gặp điều chướng ngại trong việc soạn sách, như câupūjā ca pūjanīyānaṃ etammaṅgalamuttamaṃ cùng với lời nói xác nhận sẽ soạn quyển “Diệu pháp Lý hợp”. Do đó, có câu kệ ngôn Samma-sambuddhamatulaṃ”… đưa lên câu đầu.

Ngài giáo thọ sư Anuruddha thể hiện cung kỉnh đến tam bảo với câu sammāsambuddhaṃ atulaṃ sasaddhammagaṇuttamaṃ abhivādiya và trình bày tuyên bố với câu bhāsissaṃ abhidhammatthasaṅgahaṃ”. Khi chia câu theo cách bình thường được 6 câu là sammasambuddhaṃ, atulaṃ, sasaddhammagaṇuttamaṃ, abhivādiya, bhāsissaṃ, abhidhammatthasaṅgahaṃ”.

Sammasambuddhaṃ có nghĩa là người tự mình giác ngộ tất cả những pháp đáng biết (pháp ứng tri) chỉ có đức Phật chánh đẳng chánh giác. Còn Phật độc giác và thinh văn đệ tử không có.

Atulaṃ có nghĩa là tìm không có người sánh bằng. Việc mà ngài giáo thọ sư Anuruddha nhớ tưởng đến ân đức tam bảo với từ atulaṃ là vô cùng thích hợp, bởi vì theo cách thông thường sự xuất hiện của đức Phật và tất cả thinh văn đệ tử, tức là cùng trong một thời kỳ có nhiều đức Phật độc giác và thinh văn đệ tử xuất hiện không giới hạn, nhưng còn đức Phật chánh đẳng chánh giác chắc chắn xuất hiện chỉ có một vị duy nhất. Do đó, ngài giáo thọ sư Anuruddha nhớ tưởng đến ân đức với câu “atulaṃ” (tìm không có người sánh bằng) là thích hợp nhất. Nếu đức Phật chánh đẳng chánh giác xuất hiện cùng trong một thời kỳ mà có nhiều vị thì sự nhớ tưởng ân đức với câu atulaṃhẳn không thích hợp. Việc mà ngài giáo thọ sư Anuruddha nhớ tưởng đến ân đức với câu “atulaṃ” cũng với mục đích để cho tất cả học viên biết việc xuất hiện của đức Phật chánh đẳng chánh giác rằng: đức Phật chánh đẳng chánh giác khi xuất hiện ở thời nào thì chỉ xuất hiện có một vị không có xuất hiện 2 vị đó vậy.

Sasaddhammagaṇuttamaṃ có nghĩa là cùng với chánh pháp và chư thánh tăng, bậc cao thượng viên mãn. Việc nói lời cung kỉnh với câu sasaddhammagaṇuttamaṃ này, câu “saddhamma” là giáo pháp, “gaṇuttamaṃ” là chư tăng. Giáo pháp có 3 loại là: ‘pháp học’ tức Pāḷi và chú giải; ‘pháp hành’ tức trì gới, nguyện đầu đà, tu tiến pháp chỉ - quán nghiệp xứ; ‘pháp thành’ tức thiền, thông, đạo, quả, Níp-bàn.

Abhivādiya có nghĩa là lời cung kỉnh đến tam bảo với câu “sammasambuddhamatulaṃ sasaddhammagaṇuttamaṃ” đó vậy.

Bhāsissaṃcó nghĩa là câu xác nhận rằng sẽ soạn.

Abhidhammatthasaṇgahaṃ nghĩa là theo lời xác nhận là sẽ soạn, đó chính là bộ sách “Abhidhammatthasaṅgaha” (Diệu pháp Lý hợp).

Gọi là “Abhidhammatthasaṅgaha” bởi vì là bộ sách gom lại ý nghĩa tóm tắt 7 bộ Abhidhamma trong quyển sách này.

 

Từ “Abhidhammatthasaṅgaha” khi chiết tự, được 4 phần là:

  • Abhidhamma + attha + saṅ + gaha
  • Abhidhamma” = pháp đặc biệt cao thượng hơn Kinh đó là 7 bộ Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp).
  • Attha” = ý nghĩa của 7 bộ Abhidhamma: tâm, sở hữu tâm, sắc pháp, níp-bàn và chế định.
  • Saṅ” = tóm tắt
  • Gaha” = sự gom lại

Do đó, khi gom lại cả 4 câu này thành “Abhidhammatthasaṅgaha” dịch là sự gom góp tâm, sở hữu tâm, sắc pháp, Níp-bàn, chế định mà đức Phật ngài trình bày trong 7 bộ Abhidhamma một cách tóm tắt trong quyển này. Do đó, tất cả những vị giáo thọ sư cũng gọi quyển “Abhidhammatthasaṅgaha” này là “Chú giải ngón tay út”.

 

4 PHÁP SIÊU LÝ

Tattha vuttābhidhammatthā

Catudhā paramatthato

Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ

Nibbānamiti sabbathā.

Trong từ “Abhidhammatthasaṅgaha” đó, khi nói theo pháp siêu lý, không nói theo phần nào khác, thì ý nghĩa của Abhidhamma có 4 pháp là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp, Níp-bàn[4].

Giải:

Là kệ ngôn gom hợp sự trình bày 4 phần pháp siêu lý theo thứ tự mà ngài giáo thọ sư Anuruddha đưa lên trình bày ở câu mở đầu trong bộ “Diệu pháp Lý hợp” này.

Paramattha” chiết tự thành 2 phần“parama” + “attha”

  • Parama” = pháp cao siêu tức không có sự sai khác, biến đổi trái lại hay là pháp làm chủ trong tất cả thinh chế định và nghĩa chế định.
  • Attha” = ý nghĩa tức trạng thái của danh sắc chính là chi pháp.

Do đó khi gom cả 2 nội dung này lại nghĩa là trạng thái của danh sắc là chi pháp cao tột không có sự sai khác, biến đổi trái lại và là pháp làm chủ của thinh danh chế định và tướng nghĩa chế định, gọi là siêu lý.

Cách thức thuyết pháp bản thể của đức Phật chánh đẳng chánh giác có 2 phần là:

  1. Pháp được thuyết theo bản thể thật của văn phong chế định gọi là “pháp chế định” hay tục đế, đó là tạng kinh, tạng luật, nhân chế định.
  2. Pháp được thuyết theo thực tính gọi là “pháp siêu lý” hay chơn đế, đó là tạng Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp) có 6 bộ (trừ nhân chế định) như đã thảo luận, trình bày trong chú giải Manorathapūraṇī là:

Duve saccāni akkhāsi

Sambuddho vadataṃ varo

Sammati paramatthañca

Tatiyaṃ nupalabbhati.

Đức Phật chánh đẳng chánh giác cao thượng hơn tất cả những bậc thiện trí, không thuyết pháp bản thể mà chỉ trình bày có 2 phần, tức là: Pháp tục đế và pháp chân đế.

Việc mà ngài thuyết 2 sự thật này cũng để mang lợi ích đến cho tất cả chúng sanh, vì rằng có những chúng sanh chưa từng học tập, nghiên cứu và nghe Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp) trong những thời đức Phật trước đây. Cho nên, những chúng sanh này cũng không thể nghe pháp siêu lý. Do nhân duyên này Ngài đưa tục đế (pháp chế định), tức những pháp khác nhau lên làm chủ đề những chúng sanh đó có thể biết một cách dễ dàng, tiếp theo đó đưa siêu lý trình bày kết hợp làm kết thúc.

Còn những chúng sanh nào đã từng học tập nghiên cứu Abhidhamma trong thời kì của những vị Phật trước đó, những chúng sanh ấy có trí tuệ vừa đủ tiếp nhận được pháp siêu lý, ngài cũng đưa một pháp siêu lý vào thuyết đến tất cả chúng sanh đó.

Dù sao đi nữa, cách thức thuyết 2 pháp bản thể của đức Phật chánh đẳng chánh giác chắc chắn đã mang lại lợi ích đến cho tất cả chúng sanh.

Trong cả 2 sự thật (đế) này, pháp tục đế (pháp chế định) có 2 loại, một là tục đế được Ngài thuyết trong tạng Kinh và tạng Luật là một phần và loại tục đế còn lại là người thế gian nói với nhau.

Cả 2 loại tục đế này, dù được kể là thực tính nhưng cũng là sự thật theo cách nói chế định mà thôi, khi nói theo thực tính pháp, thì không có thực tính. Nhưng nếu là một phần sự thật cũng ngăn trừ sự phạm giới nói không chân thật.

Còn pháp siêu lý là pháp có thật, đó là danh-sắc. Do đó, Ngài thuyết pháp tục đế trong tạng Kinh và tạng Luật, hay tất cả người thế gian đang sử dụng nói với nhau một cách chính xác hẳn không là một cách nói dối nào như có Pāli trình bày trong chú giải Aṅguttara (Tăng Chi) rằng:

Tasmā vohārakusalassa

Lokanāthassa jantuno

Sammatiṃ voharantassa

Musāvādo na jāyati.

Như đã nói đây, bậc Chánh đẳng chánh giác, người thông tuệ trong lời nói chế định và là nơi nương nhờ của tất cả chúng sanh, khi thuyết pháp chế định cũng không phải là cách nói dối nào cả.

Pháp siêu lý có 2 loại:

  1. Thực tính siêu lý là pháp bản thể thật theo thực tính trạng thái, đó là pháp thiện, pháp bất thiện v.v... được thuyết trong tạng Abhidhamma.
  2. Thánh đế là pháp bản thể thật chỉ riêng tất cả bậc thánh giác ngộ, đó là 4 thánh đế như khổ đế v.v... được ngài giáo thọ sư Anuruddha đã trình bày theo kệ ngôn “tattha vuttābhidhammatthā ...” là việc trình bày tính theo số lượng của pháp siêu lý.

 

  1. Tâm Siêu Lý

Citta” = Tâm, là pháp bản thể biết cảnh (ārammaṇavijānanalakkhaṇaṃ) tức là luôn luôn bắt cảnh, cũng gọi là biết cảnh. Như Pāḷi chú giải như vầy:

  • Ārammaṇaṃ cintetīti = cittaṃPháp bản thể nào chắc chắn biết cảnh tức là luôn luôn biết cảnh, do đó pháp bản thể đó gọi là tâm.
  • () một cách nữa.
  • Cintetīti sampayuttadhammā etenāti = cittaṃ” Tất cả pháp tương ưng là tất cả sở hữu hẳn biết cảnh do nương vào pháp bản thể đó, do đó pháp bản thể là nhân biết cảnh của những sở hữu, đó cũng gọi là tâm.
  • () hay nữa là.
  • Cintanamattaṃ = cittaṃPháp bản thể biết cảnh tức là chính sự nhận cảnh gọi là tâm.
  • () và nữa là.
  • Cittī karotīti = cittaṃPháp bản thể nào làm cho sự hiện hữu của tất cả chúng sanh có sự khác biệt. Vì thế, pháp bản thể ấy gọi là tâm.

Như có Pāli trình bày trong Minh giải pháp Siêu lý (Paramatthadīpanī) như sau:

Cittavicittatāya           saññāvicittatā

Saññāvicittatāya        taṇhāvicittatā

Taṇhāvicittatāya        kammāni vicittāni

Kammavicittatāya      yoniyo vicittatā

Yonivicittatāya           tesaṃ tiricchānagatānaṃ

Vicittatā veditabbā …

Tất cả học viên nên biết rằng:

  • Tất cả những sự vật không có sự sống có sự sai khác cũng bởi vì năng lực của tâm tức là tâm làm cho có đa dạng.
  • Tất cả chúng sinh đa dạng bởi do ‘sanh’ đa dạng.
  • ‘Sanh’ đa dạng do hành động của thân, khẩu, ý đa đạng.
  • Hành động của thân, khẩu, ý đa dạng bởi do ái (tức là sự vừa lòng) đa dạng.
  • Ái đa dạng cũng do tưởng (tức là sự nhớ lại các chuyện) đa dạng.
  • Tưởng đa dạng cũng do tâm đa dạng.

 

Kết luận nội dung pháp bản thể của tâm có 3 loại là:

  1. Luôn luôn nhận biết cảnh.
  2. Là nhân cho tất cả sở hữu biết cảnh gần giống như người dẫn đầu.
  3. Làm cho sự vật có sự sống và không có sự sống đa dạng.

 

Do đó đức Chánh đẳng chánh giác cùng với các vị giáo thọ sư chú giải, sớ giải, tất cả điều này được thuyết rất nhiều về sự phi thường và sự quan trọng của tâm, nhưng trong quyển sách này chỉ trình bày một cách tóm tắt vừa đủ như sau:

Diṭṭhaṃvo bhikkhave caraṇaṃ nāma cintanti - Đức Phật hỏi chư phíc-khú rằng: Này các thầy phíc-khú, các vị có thấy bức ảnh nghệ thuật gọi là bức tranh nổi tiếng không?

Evaṃ bhante” Bạch ngài, đã thấy.

Tampi kho bhikkhave caraṇaṃ cittaṃ citteneva cittitanti - Này chư phíc-khú, dù bức ảnh nghệ thuật cho đến như thế cũng do chính tâm đó nghĩ lên.

Tenāpi kho bhikkhave caraṇena cittena cittaññeva cittaranti - Này chư phíc-khú, tâm đó là pháp bản thể có đa dạng vượt hơn với bức ảnh nghệ thuật này.

Nāhaṃ bhikkhave aññaṃ ekanikāyampi samanupassāmi, yaṃ evaṃ cittaṃ, yathayidaṃ bhikkhave tiracchānagatā pāṇā - Này chư phíc-khú, Như Lai chưa từng thấy tất cả những chúng sanh bàng sanh nào ở trên thế gian, mà những chúng sanh ấy, có sự đa dạng như những chúng sanh bàng sanh này.

Tepi kho bhikkhave tiracchānagatā pāṇā citteneva cittitā - Này chư phíc-khú, tất cả loại bàng sanh mà có nghệ thuật (muôn hình muôn vẻ) này đây cũng bởi do chính tâm làm cho đa dạng (muôn hình muôn vẻ).

Tehi pi kho bhikkhave tiracchānagatehi pāṇehi cittaññeva cittaranti - Này chư phíc-khú, chính tâm này đa dạng (muôn màu muôn vẻ) hơn loại bàng sanh (Saṅyutta Pāḷi)

Cittena nīyati loko- tâm (thiện) hẳn dẫn dắt (chúng sanh) thế gian (đến cõi lành).

Cittena parikassati- tâm (bất thiện) hẳn bắt (chúng sanh) thế gian (đi đến cõi khổ).

Cittassa ekadhammassa sabbeva vasamanvagū - Tất cả chúng sanh lẽ đương nhiên là diễn tiến theo mãnh lực của tâm (Saṅyutta Pāḷi).

Cittamānattamāgamma nānattaṃ hoti vāyuno – ‘Sắc gió’ do tâm sanh có thể làm cho đi, đứng, ngồi, nằm được phát sanh bởi do nhân nương sự mong muốn của tâm diễn tiến khác nhau.

Vāyunānattato nānā hoti kāyassa iñjanā– sự diễn tiến khác nhau của thân đang chuyển động được hiện bày, (giống như hình nộm mà người ta đang điều khiển) cũng bởi do nhân nương vào sự diễn tiến khác nhau của ‘sắc gió’ do tâm sanh (Suttanipāta atthakathā).

Vicittakaraṇā cittaṃ- Gọi là tâm bởi vì làm cho hành vi đa dạng (nghĩa là chỉ lấy 32 tâm là 1 tâm khai ý môn, 29 tâm đổng lực dục giới, 2 tâm thông).

Attano cittatāya vā - Hay gọi là tâm bởi vì trạng thái của tự nó đa dạng (nghĩa là lấy tất cả 89 hay 121 tâm).

Cittakammakilesehi cittaṃ - tâm quả gọi là tâm bởi vì nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và những phiền não này được tích trữ.

Tāyati vā tathā - Hay tâm quả gọi là tâm bởi vì gìn giữ (thân thể mà sanh từ nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và phiền não) như vậy.

Cinoti attasantānaṃ - Thức nào làm cho uẩn cơ tánh phát sanh liên tiếp nhau (bằng cách) không gián đoạn, thức ấy gọi là tâm (nghĩa là lấy bất thiện và đổng lực thiện hiệp thế).

Hay thức nào làm cho uẩn cơ tánh tiếp nối nhau (bằng cách) không gián đoạn, thức ấy gọi là tâm [nghĩa là lấy 47 đổng lực hiệp thế là Āsevanapaccaya (Trùng dụng duyên)].

Vicittārammaṇanti ca”(vibhāvinītīkā) - Thức nào có cảnh sai khác, thức ấy gọi là tâm (nghĩa là lấy tất cả 89 hay 121 tâm), tâm này sanh diệt diễn tiến rất nhanh, khó đem một cái gì ra so sánh hay ví dụ được. Do đó, đức Phật cũng thuyết trong Aṅguttara Pāḷi rằng:

Yāvañcidaṃ bhikkhave upamāpi na sukarā yāva lahuparivattaṃ cittaṃ - Này chư phíc-khú, tâm này sanh diệt rất nhanh, do vậy rất khó tìm ra ví dụ để so sánh.

 

  1. Sở Hữu tâm Siêu Lý

Cetasika = sở hữu tâm, là pháp bản thể nương tâm sanh (Cittanissitalakkhaṇaṃ), sở hữu tâm nương tâm phát sanh này khác với cây nương nhờ đất sanh lên. Bởi vì, đối với đất và cây thì đất là pháp nâng đỡ (ṭhānādhāra), cây cối là pháp phụ thuộc (có thể sanh được (ṭhānidheyya). Còn đối với tâm và sở hữu tâm thì tâm là pháp cho nương nhờ (nâng đỡ) còn sở hữu tâm là pháp được nương nhờ (do nương nhờ mà sanh ra), giống như giáo thọ sư và học trò. Tất cả các sở hữu đây biết cảnh do nương tâm dẫn đầu, nếu không có tâm thì sở hữu cũng không biết cảnh, sở hữu tâm luôn luôn cần phải nương nhờ tâm mà phát sanh. Do đó, mới nói rằng, pháp bản thể của sở hữu tâm ấy ắt hẳn là đồng sanh cùng với tâm hay luôn tương ưng với tâm.

Có Pāḷi chú giải như vầy:

“Cetasi bhavaṃ = cetasikaṃ” pháp bản thể sanh cùng tâm gọi là sở hữu tâm. (vā) hay

“Cetasi niyuttaṃ = cetasikaṃ” pháp bản thể luôn tương ưng với tâm gọi là sở hữu tâm.

Trình Bày Sự Diễn Tiến Của Tâm, Sở Hữu tâm Và Cảnh

Sự diễn tiến của cả ba pháp là tâm, sở hữu tâm và cảnh ví như một người vẽ tranh đang vẽ những bức tranh trên tấm vải. Khi đưa tâm, sở hữu tâm và cảnh lên ẩn dụ thì: Tâm ví như nước được trộn với những cái khác nhau, sở hữu tâm ví như các màu, cảnh là pháp có sự sống và không có sự sống ví như tấm vải, cây cọ ví như sáu môn là nhãn, nhĩ v.v…, thợ vẽ ví như tất cả chúng sanh.

 

  • Sắc Siêu Lý

Rūpa = Sắc pháp, là pháp bản thể có sự biến đổi, tiêu hoại, đổi thay (ruppanalakkhaṇaṃ) khi xúc chạm với nhân không thích hợp, nhân không thích hợp gọi là “virodhipaccaya” đó là sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, ruồi, muỗi, bọ chét, gió, nắng, rắn cắn, rít đốt, v.v…

Có Pāḷi chú giải: Sītuṇhādivirodhipaccayehi ruppatīti = rūpaṃ pháp bản thể nào tiêu hoại đổi thay do duyên đối lập (virodhipaccaya) như nóng lạnh v.v…, do vậy pháp bản thể ấy gọi là sắc pháp.

 

 

 

  1. Níp-bàn Siêu Lý

Nibbāna= Níp-bàn, là pháp bản thể yên tĩnh năm uẩn danh sắc (santilakkhaṇaṃ). Vì níp-bàn này chính là pháp bản thể vượt thoát khỏi ‘ái’ một cách tuyệt đối. Do đó, tất cả bậc A-la-hán khi níp-bàn thì chấm dứt tất cả những loại khổ luân hồi không còn dư sót như là sanh, già, bệnh, chết v.v… Như có Pāḷi chú giải như vầy:

Vānato nikkhantanti nibbānaṃ” pháp bản thể nào vượt thoát ái dục (gọi là vāna), một cách tuyệt đối, là pháp trói buộc liên tiếp nhau trong cõi nhỏ cõi lớn. Do đó, pháp bản thể ấy gọi là níp-bàn.

(vā) “nibbāyanti sabbe vaṭṭadukkhasantāpā etasminti = nibbānaṃ - Hay khổ luân hồi và những sự sôi nổi nóng nảy chắc chắn không có với níp-bàn. Do đó, pháp bản thể nào chấm dứt những khổ luân hồi và những sự sôi nổi nóng nảy này, pháp bản thể ấy gọi là níp-bàn.

(vā) “nibbāyanti ariyajanā etasminti = nibbānaṃ- Hay tất cả chư thánh khi đạt đến ngũ uẩn níp-bàn tức là không sanh không tử. Do đó, pháp bản thể hoàn toàn không còn sanh và tử, pháp bản thể ấy gọi là níp-bàn.

Danh từ nibbāna khi chiết tự ra, được hai phần là “ni”“vāna”.

ni dịch là vượt, thoát hay xuất ly.

vāna dịch là ái.

Khi gom hai phần lại với nhau thành nivāna dịch là vượt thoát ái hay xuất ly ái. Từ “nivāna” là níp-bàn diễn tiến theo ngữ pháp như là:

Một kí tự vcho thành 2 kí tựv v(theo tính chất ngữ pháp). 2 kí tự v vchuyển thành 2 kí tự b b. Do đó, cũng gọi là nibbānaníp-bàn.

 

Dứt phần kệ ngôn đảnh lễ và lời tuyên bố của giáo thọ sư Anuruddha.

 

__________()__________

 

 

[1] Koti = mười triệu.

[2] Diệu pháp Lý hợp - Abhidhammatthasaṅgaha, còn được dịch là Vô Tỷ Pháp lý hợp.

[3] Butea, fondasa.

[4] Quyển sách này cũng trình bày 4 pháp siêu lý theo thứ tự, như ngài giáo thọ sư Anuruddha đưa lên trình bày trong phần mở đầu. Đặt tên là Tiểu học Vô Tỷ Pháp Sơ cấp để cho tất cả học viên được hiểu trong 4 pháp siêu lý trước, sẽ thích hợp với thời gian và cơ tánh của tất cả học viên.

icon-pdf-2.jpg (28 KB)

Nguồn: phatgiaonguyenthuy.com

Bình luận
| Mới nhất