Chú giải Bổn Sanh kinh

Soạn giả: TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYTHERAVĀDA-----CHÚ GIẢI BỔN SANH KINH(ATTHAKATHĀJĀTAKA) Soạn giảTRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) 

  

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 2

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

MƯỜI PHÁP KHÔNG YÊN TÂM ĐÁNG SỢ.. 3

TÍCH NGƯỜI KHÔNG LÀM TỘI NỮA.. 6

TÍCH BRAHMACARIYA.. 8

 

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng tôi xin xuất bản quyển Kinh này để làm phước thí trong dịp lễ kỉ niệm của Ông, Bà, Cha, Mẹ chúng tôi đã quá vãng.

Chúng tôi nguyện hồi hướng quả phúc này đến tất cả chúng sanh nhứt là chư Thiên trong sa bà thế giới, sau khi các Ngài đã hoan hỷ xin mách bảo Ông, Bà, Cha, Mẹ chúng tôi đến thọ hưởng phần phước này và được thụ sinh trong nhàn cảnh.

Quí danh chư thí chủ: Bà Huỳnh Khôi, Ô. Bà Franeois, Bà Trần Thị Dài, Bà Võ Thị Nhung, Ông Trần Văn Hung, Bà Võ Thị Long, Cô Trần Thị Sáu, Cô Võ Thị Quế, Cô Trần Thị Bảy, Cô Võ Thị Hạnh Nhân, Ông Bành Văn Nàm, Bành Văn Sấm, Lê Minh Quang, Lê Minh Qui, Lê Văn Sanh, Lê Văn Chia.

---

 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3 lần).

 

MƯỜI PHÁP KHÔNG YÊN TÂM ĐÁNG SỢ

 

          Dasa khalumāni thānāni

          Yāni pubbe akaritvā

          Sa pacchā anutappati

          Iccāha rājā janasandho

                                     Janasan dhajātaka

Thời quá khứ, thuở đức hoàng đế Brahmadhatta thống trị thủ đo Bārānasī, có Đức Bồ tát giáng sinh làm vị Hoàng tử, danh hiệu là Janasandharājakumāra. Đến khi trưởng thành đi học nghề nghiệp ở thành Takkasilā, khi thành tài rồi, Ngài trở về được Đức Hoàng phụ tôn lên làm Phó vương. Sau khi vua cha thăng hà, Đức Bồ tát lên ngôi Cửu ngũ. Có tâm bố thí, Ngài cho người tạo 6 phước xá: 4 trước 4 cửa thành, 1 giữa thủ đô cùng 1 trước hoàng môn. Mỗi ngày làm phước thí đến 60 ngàn bạc. Nhờ vậy, nhân gian hằng được an cư, lạc nghiệp. Cửa khám đường cũng không đóng chặt. Dân chúng đồng trì giới và thính pháp, mong hưởng điều hành phúc lâu dài.

Một hôm, vào ngày rằm, Đức Bồ tát thọ bát quan trai giới (uposathasīla). Ngài có ý định thuyết pháp, bèn cho bố cáo tựu hội quần chúng tại hoàng điện, Ngài phán rằng: Này! Hỡi các nhân dân! Trẫm sẽ thuyết một ít pháp đáng sợ, một ít pháp không đáng lo, các ngươi hãy chú tâm và thành kính nghe.

Đức Thế Tôn thuyết pháp này đến Đức vua Kosala theo Đức Hoàng đế Janasandha đã giảng giải như kệ ngôn sau đây:

Dasa khalumānī ṭhānani

Yāni pubbe akaritvā

Na pacchā anutappati

Iccāha rājā janasandho.

Có 10 nguyên nhân khiến tâm lo sợ, người nào không tránh trước, kẻ đó sẽ có sự lo sợ về sau.

 

Nguyên nhân thứ 1

Aladdhā cittan tapati

Pubbe asamudānitan

Na pubbe dhammesissan

Iti pacchānutappati.

Nghĩa: Con người lúc trẻ, không chuyên cần làm việc cho sanh tài sản, đến khi già yếu nghèo cực, sẽ buồn rầu vì thấy kẻ khác được sống an nhàn, phần mình lại nuôi mạng khó khăn và nghĩ rằng: bởi ngày trước ta không tìm của để dành, nên chi đánh lúc già phải chịu điều khổ não như vậy.

Vì thế, nếu các ngươi muốn sống không vất vả lúc tuổi già, thì lúc buổi thừa sinh lực phải làm các công nghệ, nhứt là nghề nông, ngõ hầu tích của để dành nuôi mạng khi già yếu.

Sự không cố gắng làm việc lúc tuổi trẻ để cho của cải phát sanh là nguyên nhân sanh điều phiền não về sau.

Nguyên nhân thứ 2

Sakyarūpan pure santan

Mayā sippan na sikkhitan

Kicchā vutti asippassa

Iti pacchānutappati.

Nghĩa: Một nghề nghiệp nào thích hợp mà mình không học tập để phòng thân, thuở còn tráng kiện; sau mình phải ưu sầu rằng: Bởi không tập luyện nghề nghiệp, nên chi ta mới nuôi mạng khó khăn như vầy. Vì thế, nếu các ngươi muốn được điều yên vui lúc tuổi già, thì khi còn trai tráng hãy siêng năng học nghề để dành, nếu không phải chịu sự phiền não về sau.

Nguyên nhân thứ 3

Kūtavedi pure āsin

Pisuno piṭṭihimansiko

Caṇḍo ca pharuso cāsin

Itī pacchānutappati.

Nghĩa: Người nào trước kia đã lừa đảo, vu cáo, gièm siểm, chửi mắng, đâm thọc, đến khi hấp hối sẽ nhớ đến sự xấu xa đã làm và phát tâm hối hận. Vì thế, nếu không muốn sa địa ngục, các ngươi chẳng nên làm những tội ác. Người gian xảo, quỷ quyệt như thế, sẽ có sự lo sợ về sau, không sai.

Nguyên nhân thứ 4

Pāṇātipatī pure āsin

Luddho cāpi anāriyo

Bhūtānan nāvajānissan

Iti pacchānutappati.

Nghĩa: Kẻ nào lúc trước là người tham lam, độc ác, sát hại sanh vật, hành động hèn hạ, không nhẫn nại từ bi đối với chúng sanh; đến sau nằm trên giường trong giờ hấp hối, tưởng đến điều tội lỗi đã làm, sẽ có sự lo sợ trong địa ngục. Sự làm hại sinh vật ấy cũng là điều lo sợ về sau.

Nguyên nhân thứ 5

Bahusū vata santīsu

Anāpadāsu itthisu

Paradāran asevissan

Iti pacchānutappati.

Nghĩa: Người nào lúc trước luyến ái vợ kẻ khác, đến sau nhớ tưởng đến nghiệp dữ đã làm rằng: có nhiều phụ nữ không nguy hiểm, không có người gìn giữ (có thể thương yêu được), mà ta lại tà dâm vợ người, như vậy thật là không nên. Khi đã nghĩ đến nghiệp tà dâm đã làm rồi, cũng là điều lo sợ về sau.

Nguyên nhân thứ 6

Bahumhi vata santamhi

Annapāne upatthite

Na pubbe adadin dānan

Iti pacchānūtappati.

Nghĩa: Những hạng người khi còn thanh niên có tâm bủn xỉn, đến khi sau bị sự lão, bệnh trong giờ hấp hối, suy xét rằng: thuở trước có nhiều vật ăn thức uống, ta không đem ra bố thí. Tưởng nghĩ đến sự hẹp hòi của mình như thế, cũng là điều lo sợ về sau.

Nguyên nhân thứ 7

Mātaran pitāran cāpi

Jiṇṇake gatayobbane

Pahusanto na posissan

Itia pacchānūtappati.

Nghĩa: Người nào không được phụng dưỡng mẹ già cha yếu, đến sau sẽ lo sợ rằng: ta có đầy đủ của cải, cơm, nước mà không cung cấp song thân. Nghĩ như thế rồi cũng là điều lo sợ trong ngày sau.

Nguyên nhân thứ 8

Ācariyamanusatthāran

Sabbakāmarasārahan

Pitaran atimaññissan

Itia pacchānūtappati.

Nghĩa: Kẻ nào không chịu lời dạy bảo của cha là bậc thầy, đã khuyến dụ trước, đã dưỡng nuôi mình lúc còn niên thiếu và chỉ giáo mình cho trở nên tốt đẹp, mà mình không vâng chịu, rồi khinh rẻ. Sự hành vi xấu xa như thế, cũng là điều lo sợ về sau.

Nguyên nhân thứ 9

Samane brāhmane cāpi

Sīlavante bahussute

Na pubbe payirupāyissan

Itia pacchānūtappati.

Nghĩa: Người nào trong khi trước không đi tìm các bậc Samôn và Bàlamôn có giới, là những hạng bác học, thấy các ngài có sự thiếu thốn mà không cúng dường, nhứt là tứ vật dụng, đến khi sau gặp điều khổ cực, sẽ phải phiền não rằng: vì không được thân cận các bậc Samôn và Bàlamôn để cúng dường nên ta mới có sự khổ não, không nơi nương nhờ như vầy, cớ đó cũng là điều lo sợ về sau.

Nguyên nhân thứ 10

Sādhu hoti tapo ciṇṇo

Santo ca payirupāsito

Aciṇṇo me tapo pubbe

Itia pacchānūtappati.

Nghĩa: Kẻ nào trong khi trước không thực hành pháp thiêu hủy, tức là 3 hạnh kiểm chân chánh[1] không được vào gần bậc Tịnh giã, đến khi sau, bị sự già, sự bịnh phá hại, bèn suy nghĩ rằng: ta không tích trữ các hạnh kiểm chân chánh quí cao, cũng không thân cận các hạng thiện trí thức để thực tiễn các pháp chân chánh, khi tử thần đến nên ta có sự lo sợ như vậy.

Tổng cộng là 10 pháp đáng lo, đáng sợ.

Yo ca etāni thānāni

Yoniso paṭipajjati

Karan purisakiccāni

Na ca pacchānutappati.

Nghĩa: Những người nào trước đã được thực hành để tránh 10 nguyên nhân ấy, hạng người đó được gọi là bậc đã làm trách nhiệm của người nam nhi, sẽ được ở yên vì sự không cẩu thả, khỏi lo sợ về sau và sẽ hằng được hoan hỷ.

‒ Dứt ‒

 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3 lần).

TÍCH NGƯỜI KHÔNG LÀM TỘI NỮA

 

 

Mitto mitassa pāniyan

Adinnan paribhunjīsan

Tena pacchā vijigucchin

Tan pāpan pakatan mayā.

Trong thời quá khứ có hoàng đế Brahmadatta ở thủ đô Bārānasī, thưở đó có 5 đức Độc Giác (Paccekabuddha) trải đi khất thực trong kinh thành đó, đến hoàng môn đức vua xem thấy, bèn phát tâm trong sạch, sốt sắng, lúc bấy giờ khiến người đến thỉnh vào thọ thực trong hoàng điện. Trong giờ khoản đãi, hoàng đế ngự một bên, phán hỏi rằng: “Bạch quí Ngài, sự xuất gia trong lúc ấu niên như quí Ngài thật là hiếm có. Không rõ quí Ngài thấy tội của nhục dục thế nào, hoặc có điều gì làm cho quí Ngài phải xuất gia.”

Đức Độc Giác thứ nhứt tâu:

Mitto mittassa pāniyan

Adinnan paribhūjisan

Tena pacchā vijīgucchin

Tan pāpan pakatan mayā

Mā puna akaran pāpan

Tasmā pabbajito ahan.

Nghĩa: Đã uống nước của bạn, mà người chưa cho; vì thế Ātmābhāba ghê tởm các tội đã làm rằng: ta chẳng nên phạm tội đó nữa đâu. Cớ ấy Ātmābhāba mới xuất gia.

Đức Độc Giác thứ hai tâu:

Paradāranca disvanā

Chando me upapajjatha

Tena pacchā vijigucchin

Tan pāpan pakatan mayā

Mā puna akaran pāpan

Tasmā pabbajito ahan.

 Nghĩa: Sự thỏa chí phát sanh đến Ātmābhāba vì được thất vợ người, sau rồi Ātmābhāba gớm điều tội lỗi đã làm đó, nghĩ rằng: ta chẳng nên làm tội ấy nữa đâu, vì thế Ātmābhāba mới xuất gia.

Đức Độc Giác thứ ba tâu:

Pitaran me mahārāja

Corā aganhu kākane

Tesāhan pucchito jānan

Aññathā nan viyākarin

Tena pacchā vijigucchin

Tan pāpan pakatan mayā

Mā puna akaran pāpan

Tasmā pabbajito ahan.

Nghĩa: Tâu đại vương! Kẻ cướp bắt cha Ātmābhāba giam trong rừng, Ātmābhāba bị người thẩm vấn, biết chắc nhưng nói lời khác, vì vậy sau rồi Ātmābhāba ghê cái tội đã làm đó, nên nghĩ rằng ta đừng làm thêm tội nữa, do đó Ātmābhāba mới xuất gia.

Đức Độc Giác thứ tư tâu rằng:

Panātipatāmakarun

Satomayāge upatthite

Tesāhan samanuññāsin

Tena pacchā vijigucchin

Tan pāpan pakatan mayā

Mā puna akaran pāpan

Tasmā pabbajito ahan.

Nghĩa: Khi hy sinh (súc vật dùng để cúng tế) bắt đầu làm, loài người đã sát sanh, Ātmābhāba đã chuẩn hành đến họ, vì vậy về sau Ātmābhāba không thích cái tội đã làm đó, nghĩ rằng: ta đừng gây tội nữa, vì thế Ātmābhāba mới xuất gia.

Đức Độc Giác thứ năm tâu rằng:

Surāmerayadhukā

Ye janā pathamāsu no

Bahunnan te anatthāya

Majjappānamakambayun

Tesāhan samanuññāsin

Tena pacchā vijigucchin

Tan pāpan pakatan mayā

Mā puna akaran pāpan

Tasmā pabbajito ahan.

Nghĩa: Những người trong nhà Ātmābhāba, từ trước họ thấy rằng các chất say, toàn là nước thơm tho khoái lạc, nên uống đến say túy lúy rồi phải bị hại. Ātmābhāba đã nhận cho họ, về sau Ātmābhāba gớm cái tội đã làm, nghĩ rằng ta chẳng nên gây tội đó nữa, vì thế Ātmābhāba mới xuất gia.

Đức vua nghe nói phát tâm hoan hỷ và sốt sắng cúng dường nhiều y, bát và thuốc men. Chư Độc Giác liền từ giã đức vua trở về núi Nandamūlaka.

Bắt đầu từ đó đức vua phát tâm chán nản không vui lòng trong đế vị, ngày nọ vào ngự trong cung cấm, ngài tham thiền quán tưởng, đắc định rồi khiển trách nhục dục rằng:

Dhiratthusu bahukāme

Duggandhe bahukantake

Yo cāhan peṭisevanto

Nālabhin tādisan sukhan

Nghĩa: Đáng sợ thay khi ta còn thọ dụng các nhục dục có mùi xấu xa, có nhiều nghịch pháp như thứ gai nhọn, vô dụng rồi, cũng không được hưởng điều hạnh phúc chi như thế.

Trong hồi đó đức hoàng hậu vừa ngự vào, được nghe như vậy bèn tâu rằng:

Mahassādā sukhā kāmā

Natthi kāmā paran sukhan

Ye kāme patisevanti

Saggante upapajjare.

Nghĩa: Các nhục dục có lắm điều lạc thú và hạnh phúc, ngoài nhục dục không có thú vui, người thọ dụng nhục dục sẽ lên cõi trời.

Đức vua vội đáp: Hãy tiêu diệt đi, người phụ nữ xấu xa, ngươi nói cái chi? Các thú vui trong nhục dục có trong nơi nào được, vì sự sung sướng ấy sẽ biến thành khổ não, rồi ngài đọc kệ ngôn chê trách nhục dục tiếp theo như vầy:

Appassādā dukkhā kāmā

Natthi kāmā paran dukkhan

Ye kāme patisevanti

Nirayante upapajjare.

Nghĩa: Các nhục dục ít có sự khoái lạc, có nhiều điều vất vả; sự khổ ngoài nhục dục không có, kẻ nào thọ dụng nhục dục kẻ đó sẽ sa địa ngục.

Asi yathā sunisito

Nettin sova subāyiko

Sattivā urasi khittā

Kāmā dukkhatarā tato.

Nghĩa: Ví như dao không trắc ẩn, tức là cây kiếm hoặc lao mà họ mài cho bén, trét bằng chất độc rồi chạm hoặc đâm vào ngực, các nhục dục cũng đem rất nhiều sự khổ hơn đó nữa.

Āngrānanva jalitan

Kāsun sādhikaporisan

Phālanva divasantattan

Kāmā dukkhatara tato.

Nghĩa: Các thống khổ phát sanh đó, như hầm than đỏ cháy hỏa hào, rất sâu hơn khuôn khổ người nam, hoặc miếng sắt mà người đốt cho nóng trọn ngày, các nhục dục hằng đem sự khổ đến càng nhiều hơn đó nữa.

Visan yathā halāhalan

Telan pakkutthitan yathā

Tambalohan vilīnanva

Kāmā dukkhatara tato.

Nghĩa: Ví như (sự khổ phát sanh do) nọc độc dữ dội hoặc như dầu sôi hay nước đồng sôi, các nhục dục đem đến nhiều khổ não hơn các vật đó nữa.

Khi đức vua đã phán như thế rồi, ngài bèn cho hội chúng quần thần truyền ngôi cho hoàng tử rồi xuất gia; sau khi ngũ uẩn tan rã, ngài thọ sanh trong cõi Phạm Thiên.

Dứt ‒

 

 

 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3 lần).

 

TÍCH BRAHMACARIYA

Kinte vatan kin pana brahmacariyan

Kissa sucinnassa ayan vipāko

Akkhāhi me brāhmana etamatthan

Kasmā nu tumhan daharā na miyyare.

                           Mahadhammapālajātaka

Trong thời quá khứ hoàng đế Brahmadatta thống trị đế đô Bārānasī. Trong quận Dhammapāla Gāmā tỉnh Kāsi, có một vị Bàlamôn Dhammapāla thân sinh của đức Bồ tát Dhammapālakumāra. Khi lớn lên đức Bồ tát đi học nghề với một giáo sư trứ danh (Disāpamokkho) trong khi kinh đô Takkasilā. Ngài là một học sinh cao đẳng học giỏi nhất trong 500 sĩ tử. Trong thời đó, con trưởng nam của vị giáo sư từ trần, ai cũng đều thương tiếc khóc than. Khi làm lễ hỏa táng thi hài mọi người đều thương tâm khóc kể, trừ ra đức Bồ tát không ưu sầu chi cả. Đức Bồ tát bèn hỏi các bạn học sinh rằng: Các anh nói rằng, còn trẻ mà tại sao lại chết, chết trẻ như vậy không nên, phải chăng?

  • Bạn Dhammapāla này! Bạn không biết sự chết chăng?
  • Biết, nhưng không ai chết trẻ, già mới chết.
  • Tất cả tập hợp toàn là không thường, có rồi không, không rồi có, phải chăng?
  • Phải rồi, các bạn! Các tập hợp là vô thường thật, song cũng có chúng sanh không thác thuở thiếu niên, già rồi mới chết, dầu là ở trong quyền lực của luật vô thường.
  • Trong gia đình bạn, không có người nào chết chăng?
  • Có bạn à, song không chết trẻ đến già mới chết.
  • Điều này là phong tục trong gia đình của bạn chăng?
  • Ờ là thói quen trong gia đình của tôi.

Các học sinh đồng nhau đến tỏ bày cho vị giáo sư hay, vị giáo sư bèn hỏi đức Bồ tát rồi tính: “Ta nên đi thẩm vấn thân sinh của Dhammapālakumāra, nếu thật như thế ta sẽ tu hành theo”. Sau khi hỏa táng thi hài của con rồi, gởi các trò lại cho đức Bồ tát, vị trứ danh giáo sư gói xương dê, cho người đem theo đến nhà Dhammapālakumāra, được gặp thân sinh của đức Bồ tát. Sau khi đã chào hỏi nhau, vị giáo sư tùy dịp tỏ rằng: “Dhammapālakumāra học hành tấn hóa, nhưng mới từ trần, xin ông đừng thương tiếc, vì các tập hợp đều là vô thường”. Ông Bàlamôn nghe qua bèn vỗ tay cười.

  • Tại sao ông cười?
  • Con tôi không chết, đó là kẻ khác chết. Khi vị giáo sư mở gói xương cho xem, thân sinh đức Bồ tát vẫn quyết định rằng: “Không phải xương của con tôi đâu, đó là hài cốt của thú hay của kẻ nào, quyết hẳn, con tôi không chết, vì gia đình của tôi đã bảy đời rồi chẳng có một người nào chết non cả”.

Trong hồi đó người trong nhà đều vỗ tay cười rộ. Vị giáo sư thấy sự phi thường như thế liền hoan hỷ hỏi rằng:

 

Kinte vattan kin pana brahmacariyan

Kissa suciṇṇassa ayan vipāko

Akkhāhi me brahmāna etamatthan

Tasmā nu tumhan daharā nā miyyare.

Nghĩa: Thế nào là sự hoạt động hằng ngày của ông, cái chi là phép trinh bạch của ông, sự không chết trẻ đây là quả phước của các nhân lành mà ông đã thực hành chân chánh rồi, ông Bàlamôn! Xin ông chỉ nguyên nhân đó đến tôi với, tại sao mà thân quyến ông lại không có người chết trẻ?

Ông Bàlamôn tường thuật cho vị giáo sư rõ về nguyên nhân của sự không chết trẻ trong gia đình ông rằng:

Dhamman carāma na musā bhanāma

Pāpāni kammāni parivajjayāma

Anariyan parivajjema sabban

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Chúng tôi tu hành: không nói dối, tránh làm nghiệp ác, và chừa cải những nghiệp không cao quí; vì thế, người thanh niên của chúng tôi mới không chết.

Sunoma dhamman asatan satañca

Na cāpi dhamman asatan rocayāma

Hitvā asante na jahāma sante

Tasmā hi amhan daharā na miyyare,

Nghĩa: Chúng tôi được nghe các bậc tịnh giả và vô tịnh giả rồi; không vừa lòng cái pháp của kẻ vô tịnh giả, không nhìn nhận hạng người vô thiện tri thức; không bỏ bậc tịnh giả. Vì vậy, thanh niên trong gia đình chúng tôi mới không chết.

Pubbe va dānā sumanā bhavāma

Dadanpi ve attamanā bhavāma

Dātvapi ve nānutappāma paccha

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Chúng tôi trước khi bố thí cũng chú tâm chân chánh, đang cho cũng hoan hỷ, sau khi thí rồi cũng không phiền não. Vì thế, các trẻ tuổi của chúng tôi mới không chết.

Samaṇe mayan brahmaṇe addhike ca

Vanibbake yācanake dalidde

Annena pānena abhitappayāma

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Chúng tôi đã chăm nom, săn sóc các bậc Samôn, Bàlamôn, bộ hành, người nghèo, kẻ xin bằng thức ăn, nước uống. Vì vậy, nhóm thiếu niên của chúng tôi mới không chết.

Mayañca bhariyan natikkamāna

Amhe ca bhariyā nātikkamanti

Aññatra tāhibrahmacariyan carāma

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Chúng tôi không bỏ lòng vợ, vợ chúng tôi cũng không ngoại tình, chúng tôi hành đạo phạm hạnh, không quá yêu phụ nữ khác. Vì thế, những trai trẻ của chúng tôi mới không chết.

Pānātipātā viramāma sabbe

Loke adinnan parivajjayāma

Amajjapānepi musā bhanāma

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Tất cả chúng tôi đều chừa cải sự sát sanh, trộm cắp trong đời, không uống chất say cũng không nói dối. Vì vậy hạng thanh niên của chúng tôi mới không chết.

Etāsu ve jāyare suttamāsu

Medhāvino honti bahuttapaññā

Bahussutā vedagunā ca honti

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Con sinh ra từ hạng vợ tốt như thế, tự nhiên sanh trí, có nhiều trí tuệ, là người bác học, có học thức tấn hóa. Vì thế các trẻ của chúng tôi mới không chết.

Mātā pitā bhaginī bhatāro ca

Puttā ca dārā ca mayañca sabbe

Dhamman carāma paralokahetu

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Mẹ cha, chị em, anh em, con, vợ, tất cả chúng tôi mỗi người đồng thực hành pháp, mong được lợi ích vị lai (không phải chỉ mong hạnh phúc hiện tại). Vì vậy, những người trẻ tuổi của chúng tôi mới không chết.

Dāsā ca dāsī anujivino ca

Paricārikā kammakarā ca sabbe

Dhamman caranti paralokahetu

Tasmā hi amhan daharā na miyyare.

Nghĩa: Tôi trai, tớ gái, những kẻ lệ thuộc, tất cả người đó toàn là hạng tu hành mong tìm điều lợi ích vị lai. Vì vậy, người thanh niên của chúng tôi mới không chết.

Trong nơi cuối cùng ông Bàlamôn giải về đức tính của người hành pháp như vầy:

Dhammo have rakkhati dhammacārin

Dhammo suciṇṇo sukhamāvahāti

Esānisanso dhamme suciṇṇe

Na duggatin gacchati dhammacārī.

Nghĩa: Pháp tự nhiên hộ người hành pháp, hẳn thật, pháp mà người hành được chơn chánh rồi, tự nhiên đem các hạnh phúc đến cho, đây là sự kết quả trong pháp đã thực tiễn đứng đắn rồi nghĩa là người thi hành pháp tự nhiên, không sa trong cảnh khổ.

Dhammo have rakkhati dhammacārin

Chattan mahantan viya vassakāle

Dhammena gutto mama dhammapālo

Aññassa aṭṭhīni sukhi kumāro.

Nghĩa: Pháp tự nhiên hộ trì người hành pháp, hẳn thật, như cây dù to được phòng ngừa khi có mưa, Dhammapāla con chúng tôi có cả pháp hộ trì rồi, hài cốt mà ông đem đến đây là của sinh vật khác, phần Kumāra vẫn còn ở yên mát mẻ.

Vị trứ danh giáo sư khi đã nghe những lời như thế liền phát tâm hoan hỷ, rằng: “Tôi đến đây gọi là đến chân chánh, rất có hạnh phúc”. Rồi bày tỏ sự thật cho ông Bàlamôn nghe và ghi chép các pháp vào sở tập ký, tạm trú lại đó thêm 2, 3 ngày nữa mới trở về thành Takkasilā, hết lòng dạy bảo đức Bồ tát cho được mãn ý, rồi khiến bộ hạ đưa đức Bồ tát hồi qui với sự đầy đủ thanh danh.

 

‒ Dứt tác phẩm Chú giải Bổn sanh kinh (Pl.2501-Dl.1957) ‒

 

[1] Ba hạnh kiểm chân chánh là: thân, khẩu, ý trong sạch không sát sanh, trộm cắp, tà dâm; không nói dối, đâm thọc, chửi mắng; không tham, sân, si.

Soạn dịch: Vaṅsarakkhita Bhikkhu ‒ Hộ Tông tỳ khưu

Nguồn: Thư viện Phật Giáo Nguyên Thủy

icon-pdf-2.jpg (28 KB)

Bình luận
| Mới nhất